10 điều Về Hệ Miễn Dịch Nếu Biết Sẽ Giúp Bạn Luôn Khỏe Mạnh

Hệ miễn dịch có chức năng bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật, giúp nhận dạng các yếu tố có hại xâm nhập vào cơ thể như vi khuẩn, nấm, kí sinh trùng hay thậm chí là tế bào ung thư.

Sau quá trình nhận diện, các yếu tố bất thường sẽ bị tiêu diệt bởi các tế bào bạch cầu tinh nhuệ có khả năng thiên bẩm (miễn dịch bẩm sinh) hoặc đã được huấn luyện (miễn dịch thích ứng). Dưới đây là 10 sự thật thú vị về hệ miễn dịch của chúng ta.

1. Một vài người có rất ít hoặc không có hệ miễn dịch

Bộ phim nổi tiếng sản xuất năm 1976 với tựa đề “Cậu bé trong bong bóng nhựa“, mô tả một cậu bé có hệ miễn dịch bị suy giảm nên phải sống trong môi trường hoàn toàn vô trùng bởi vì cơ thể của cậu không thể chống lại các tác nhân truyền nhiễm.

hệ miễn dịch bị suy giảm
Cậu bé có hệ miễn dịch bị suy giảm nên phải sống trong môi trường hoàn toàn vô trùng

Mặc dù câu chuyện là hư cấu nhưng các bệnh về hệ thống miễn dịch, điển hình là bệnh suy giảm miễn dịch nghiêm trọng (SCID) là có thật. Tuy nhiên, bệnh lý này cực hiếm và chỉ xảy ra khoảng 1/100 nghìn trẻ em.

  • Top 10 cách duy trì giấc ngủ ngon khi đang bị cảm lạnh để nhanh hồi phục
  • Hãy ăn nghệ để khỏe mạnh, phòng tránh bệnh do virut
  • Nguyên nhân và cách khắc phục dị ứng da do đeo trang sức kim loại
  • Nhiễm khuẩn tái diễn – Nguy cơ suy giảm miễn dịch ở trẻ
  • Những chứng bệnh dị ứng lạ lùng nhất trên thế giới

Nguyên nhân của bệnh này là do khiếm khuyết di truyền dẫn đến sự thiếu hụt nhiều thành phần quan trọng trong hệ thống miễn dịch làm cơ thể không có khả năng tiêu diệt các mầm bệnh, khiến tình trạng nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng.

Phương pháp ghép tủy là phương pháp điều trị duy nhất. Nhưng gần đây liệu pháp gen cũng là phương pháp có hiệu quả và triển vọng.

>> Xem thêm Những chứng bệnh dị ứng kì lạ nhất trên thế giới

2. Vai trò của hệ miễn dịch được biết từ hơn 2 nghìn năm về trước

Vắc-xin (vaccine) đầu tiên được phát triển từ thế kỷ thứ 18, nhưng con người đã nhân ra tầm quan trọng của hệ miễn dich từ hơn 2 thiên niên kỷ trước. Trong vụ dịch thủy đậu tại Athen, Hy Lạp năm 430 TCN, người Hy Lạp nhận ra rằng những người trước đó đã sống sót sau bệnh đậu mùa thì không bị nhiễm về sau.

Vào thế kỷ thứ 10, người Trung Quốc đã thổi vảy đậu mùa sau khi khô vào mũi những người khỏe chưa từng mắc bệnh đậu mùa để ngừa bệnh. Kết quả, những người này nếu có bị nhiễm thì cũng bị bệnh nhẹ hơn. Sau đó, phương pháp này được lan truyền đến Châu Âu vào những năm 1700.

3. Một vài triệu chứng là do phản ứng của hệ miễn dịch khi nó làm nhiệm vụ

Sốt và viêm đôi khi là những dấu hiệu tốt. Mặc dù những triệu chứng này khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, nhưng đây là những dấu hiệu cảnh báo một bệnh nào đó như nhiễm trùng hoặc thậm chí là ung thư.

sốt
Sốt được coi là dấu hiệu cảnh báo một bệnh nào đó như nhiễm trùng

Sốt là phản ứng của hệ miễn dịch giúp giải phóng các tế bào bạch cầu, tăng cường trao đổi chất và làm ngừng sự phát triển của các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn hay virus.

Viêm cũng là phản ứng của hệ miễn dịch. Nó xảy ra khi các tế bào bị phá hủy và giải phóng chất histamine. Chất này sẽ làm giãn mạch máu và làm tăng tính thấm thành mạch gây nên các biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau tại vị trí nhiễm trùng. Chảy nước mũi khi bị cúm là do tăng tính thấm thành mạch kết hợp với sự gia tăng các chất nhày được kích thích bởi histamine.

4. Cô gái vắt sữa bò đã thắp ngọn lửa cho việc phát triển vắc-xin đầu tiên

Vào những năm 1700, tiêm chủng đậu mùa là phương pháp phổ biến phòng bệnh này ở các nước Châu Âu. Mặc dù đôi lúc phương pháp này vẫn không hiệu quả nhưng tỷ lệ tử vong đã giảm 10 lần so với khi chưa áp dụng.

Người ta nhận thấy rằng những cô gái vắt sữa bò không bị bệnh đậu mùa nếu như họ đã từng bị lây bệnh đâu mùa từ súc vật (bệnh đậu bò). Hơn nữa, tỷ lệ tử vong do đậu bò thấp hơn so với khi áp dụng phương pháp chủng đậu mùa. Và giả thuyết đặt ra ở đây là gia súc có thể chống lại bệnh đậu mùa và từ đó nó có thể giúp con người chống lại bệnh đậu mùa.

phương pháp chủng đậu mùa
Tỷ lệ tử vong do đậu bò thấp hơn so với khi áp dụng phương pháp chủng đậu mùa

Năm 1796, Jenner là người tiên phong dùng mủ nốt đậu bò thay thế cho mủ nốt đậu người và đề xuất phương pháp tiêm chủng “an toàn” có thể phòng được bệnh đậu mùa.

5. Bệnh tự miễn dịch ảnh hưởng phần lớn là phụ nữ

Bệnh tự miễn dịch là do hệ miễn dịch tấn công những tế bào hay mô bình thường như các tác nhân ngoại lai xâm nhập vào cơ thể.

Một số bệnh tự miễn dịch phổ biến bao gồm viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống, vảy nến…Một thông báo đăng trên tạp chí American Journal of Pathology cho biết, khoảng 5-8% người dân bị bệnh tự miễn dịch thì có đến 80% là phụ nữ.

>> Xem thêm Bệnh lupus ban đỏ có gây đau đớn?

6. Thiếu ngủ ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng hệ miễn dịch

Nhiều nghiên cứu cho rằng giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong điều hòa mọi hoạt động của cơ thể trong đó có chức năng của hệ thống miễn dịch. Thiếu ngủ thậm chí chỉ một đêm cũng làm giảm khả năng chiến đấu với virus cúm.

Do đó, thiếu ngủ nhiều sẽ gây ức chế khả năng kháng bệnh của hệ thống miễn dịch bằng cách làm giảm sự gia tăng các tế bào miễn dịch quan trọng như tế bào T và tế bào NKT. Thậm chí, nghiên cứu cũng cho biết hiệu quả tiêm phòng vaccine cũng kém hơn ở những người ngủ ít hơn 6 giờ/đêm.

Thiếu ngủ nhiều
Thiếu ngủ nhiều sẽ gây ức chế khả năng kháng bệnh của hệ thống miễn dịch

7. Vi khuẩn có lợi trong đường ruột đóng vai trò cực kỳ quan trọng

Cơ thể người chứa hàng ngàn tỷ vi khuẩn và đông hơn so với số lượng tế bào. Trong đường ruột, có rất nhiều vi khuẩn có lợi giúp tiêu hóa thức ăn, tổng hợp vitamin B, vitamin K.

Nhiều nghiên cứu cho biết những vi khuẩn có lợi này còn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch chống lại các bệnh lý dị ứng, bệnh tự miễn dịch và làm giảm tỷ lệ ung thư đường tiêu hóa như ung thư đại tràng và ung thư gan.

8. Ánh nắng mặt trời tác động tích cực tới hệ thống miễn dịch

Phơi nắng giúp cơ thể sản xuất vitamin D. Đây là loại vitamin có ảnh hưởng nhiều nhất tới hệ thống miễn dịch. Hơn nữa, viamin D còn có vai trò trong phòng chống nhiều loại ung thư khác nhau.

Một nghiên cứu gần đây cho biết, vitamin D có thể kích thích sản sinh các peptide chống vi khuẩn trên da, những hợp chất này giúp bảo vệ cơ thể chống lại hàng ngàn vi khuẩn nguy hiểm cộng sinh trên da.

9. Tế bào bạch cầu chỉ chiếm số lượng rất nhỏ trong hệ miễn dịch

Tế bào bạch cầu có vai trò cực kỳ quan trọng trong hệ miễn dịch. Các tế bào bạch cầu chỉ chiếm khoảng 1% trong tổng số 5 lít máu ở mỗi người trưởng thành. Như vậy là quá đủ để tế bào bạch cầu làm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể.

10. “Quá sạch sẽ” có thể không tốt cho hệ miễn dịch

Môi trường sống “quá sạch” là do bạn thường xuyên sát trùng tẩy uế để giảm thiểu tối đa những tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, điều này cũng làm giảm sự phát triển của hệ miễn dịch.

tăng miễn dịch
Hãy để con trẻ chơi tự do trong môi trường “bẩn một chút”

Vì vậy các nhà khoa học khuyến cáo rằng hãy để con trẻ chơi bời tự do trong môi trường “bẩn một chút”, vì điều này sẽ giúp hệ miễn dịch của chúng có cơ hội luyện tập và phát triển. Từ đó có thể sinh ra các kháng thể chống lại các tác nhân nhiễm khuẩn sau này.

Tin liên quan

Tìm hiểu lợi ích của chất diệp lục

Khám phá lợi ích của chất diệp lục: Sắc tố thực vật giải độc hàng đầu

nguyên nhân gây bệnh tự miễn

Phân tích, lý giải về nguyên nhân gây bệnh tự miễn

ảnh hưởng của bệnh lupus

Cảnh báo những ảnh hưởng của bệnh lupus tới toàn bộ cơ thể

Từ khóa » Hệ Miễn Dịch Khoẻ