10 Hệ Ngôn Ngữ Chữ Viết Bí ẩn Nhất Thế Giới - Công An Nhân Dân

Bảng chữ cái Latinh đã sử dụng tiếng Anh là chữ cái. Trong các hệ thống chữ viết khác, một chữ cái có thể báo hiệu cho toàn bộ âm tiết. Hoặc có thể giống như hệ chữ viết Trung Quốc, trong đó các chữ cái biểu thị cho một vật thể hoặc một khái niệm nào đó. Dưới đây là 10 hệ chữ viết được công nhận là hóc búa, khó hiểu nhất thế giới từ trước tới nay:

"Thắt Nút"

"Thắt Nút" (ảnh 1) là biệt hiệu của một phương pháp "viết ngược" thông tin: đó là những cái nút được thắt thành những sợi dây. Hệ "chữ viết" kỳ dị này được sử dụng bởi người Inca, đây là hệ thống chữ viết được biết đến rộng rãi ở thời kỳ Tiền Columbia Mỹ, có niên đại cách ngày nay ít nhất 4.600 năm. "Thắt Nút" được sử dụng rộng rãi cho thuế, điều tra dân số, thông tin lịch sử, thiên văn học và thậm chí là các dạng bản đồ.

Nhiều nhà khảo cổ học cho rằng hệ thống "nút" còn bao gồm số và chữ cái, nhưng có những chữ số thậm chí chưa được giải mã bởi các học giả hiện đại. Màu sắc, vị trí và khoảng cách của các "nút" cũng đóng góp vào những ý nghĩa riêng của chúng.

Chữ viết "thắt nút" từng bị đàn áp bởi thực dân Tây Ban Nha vào thế kỷ 16 trong một nỗ lực nhằm phòng ngừa việc trao đổi những thông điệp bí mật. Còn chưa đầy 800 Quipu hay bộ sưu tập các dây "thắt nút" còn tồn tại đến ngày nay. Chúng thường được tìm thấy bên trong các ngôi mộ, và các nhà khảo cổ học nghĩ rằng có thể chúng sẽ kể một câu chuyện về người quá cố có liên hệ với nó.

Bảng chữ cái "Phù Thủy"

Còn được biết đến bởi cái tên Bảng chữ cái Theban, lối chữ này cho đến ngày nay vẫn còn là một bí ẩn. Nó xuất hiện lần đầu tiên trong một bản thảo tiếng Latinh có từ thế kỷ 16, tác giả cho rằng nó được sáng tạo ra bởi một người tên là Honorius xứ Thebes vào khoảng 500 năm trước. Những chữ cái trong Bảng chữ cái Phù Thủy lại tương ứng với các chữ cái Latinh, vì nó có thể sử dụng để chỉ đơn giản là ghi lại tiếng Latinh hoặc tiếng Anh.

Honorius có thể là người hoặc là một nhân vật hư cấu, nhưng ảnh hưởng của ông đã có mối liên quan đến Gerald Gardner, nhà sáng tạo ra Wicca - khuyến khích việc sử dụng bảng chữ cái bởi những người hiện đại Wicca vào thập niên 1950. Ngày nay, nhiều người Wicca đã sử dụng nó nhằm che giấu ý nghĩa của phép thuật và các văn bản bí mật.

Tiếng Nạp Tây

Naxi (còn gọi là Nakhi, Nasi, Lomi, Moso) là một loại ngôn ngữ Tạng - Miến hoặc một nhóm các ngôn ngữ được nói bởi 310.000 người sống tập trung ở thành phố Lệ Giang, thuộc khu tự trị Yulong Nạp Tây, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Nạp Tây (ảnh 2) cũng là tên gọi của nhóm dân tộc sử dụng thứ ngôn ngữ này.

Theo cuộc điều tra dân số ở Trung Quốc vào năm 2000, có khoảng 310.000 người nói tiếng Nạp Tây, và 100.000 nói dạng đơn ngữ địa phương, xấp xỉ 170.000 người nói tiếng Trung, Tây Tạng, Bai hoặc tiếng Anh. Phần lớn họ sống ở Vân Nam, và một nhóm sống ở Tây Tạng, hoặc có thể sống ở Myanmar. Ngôn ngữ do người Nạp Tây nói trong sinh hoạt hằng ngày và đang có xu hướng bị thoái hoá, còn văn tự viết thì đa phần người dân không thể đọc nó. Nạp Tây sử dụng hệ ngôn ngữ cổ "Moso".

Hệ thống chữ viết của người Nạp Tây có tuổi đời hơn 1.000 năm gọi là tiếng Nạp Tây, vô cùng khó và phải mất trung bình 15 năm mới học thông nó. Chữ viết gồm các bức tranh, trông giống như đọc một cuốn truyện hoạt hoạ. Nhưng chẳng hề đơn giản: một số từ nằm bên trái, một số từ khác lại chẳng hề liên quan gì đến nghĩa của từ, hoặc được thay thế bằng hình ảnh của một từ khác mà có âm thanh tương tự. Hiện tại, ngôn ngữ này được sử dụng bởi các thầy tu địa phương, và chưa đầy 100 người còn sống cho đến ngày hôm nay.

Chữ viết Voynich

Bản thảo Voynich (ảnh 3) là một quyển sách viết tay được cho là đã viết vào đầu thế kỷ 15, nó bao gồm 240 trang giấy da mịn, hầu hết đều có hình minh họa. Chưa ai giải mã nổi ngôn ngữ bên trong tập bản thảo này đề cập đến cái gì. Voynich được mô tả là "tập bản thảo bí ẩn nhất thế giới". Nhìn chung nó là một tập sách mật mã, do đó bản thảo Voynich thu hút nhiều chuyên gia mật mã cả chuyên nghiệp và nghiệp dư tập trung, say mê nghiên cứu, bao gồm các chuyên gia phá mã vô địch người Anh và Mỹ suốt từ Thế chiến I và Thế chiến II.

Tuy nhiên mọi cố gắng giải mã đều giậm chân tại chỗ. Bí ẩn xung quanh nó đã kích thích vô số trí tưởng tượng, biến tập bản thảo thành chủ đề của cả giả thuyết kỳ lạ và tiểu thuyết huyền ảo. Đó là một dạng ngôn ngữ đã được mã hoá một cách cẩn thận, những chữ cái thoạt tiên có vẻ là vô nghĩa nhưng lại ẩn chứa các thông điệp ở đâu đó. Vào năm 2009, các nhà nghiên cứu tại Đại học Arizona đã xét nghiệp C14 trên bản thảo Voynich và có đến 95% tin tưởng rằng tập bản thảo đã ra đời trong khoảng thời gian 1404 hay 1438.

Thêm vào đó, Viện nghiên cứu McCrone ở Chicago đã khám phá ra rằng loại mực viết đã được bổ sung không lâu sau đó, xác nhận rằng tập bản thảo này đích thực là một tài liệu học thuật từ thời kỳ Trung Cổ. Tập bản thảo được đặt theo tên của Wilfrid M. Voynich, người đã mua nó vào năm 1912. Bản thảo Voynich hiện đang bảo quản tại Đại học Yale, tên mã số là "Beinecke MS 408". Ấn bản fax lần đầu tiên được xuất bản vào năm 2005.

Chữ tượng hình Ai Cập

Người Ai Cập cổ đại hầu như sử dụng hệ ngôn ngữ Sumeria để cho ra đời hệ thống chữ viết lâu đời nhất thế giới: ít nhất là 5.500 năm. Hệ thống chữ tượng hình khá phức tạp, trong đó có những chữ tượng trưng cho âm thanh và những chữ lại tượng trưng cho lời nói, quen thuộc với mọi người. Các bức ảnh trong các bộ phim mà chúng ta nghĩ rằng đó là "chữ tượng hình Ai Cập" (ảnh 4) đã được sử dụng khá nhiều trong vấn đề tôn giáo và nghi thức, đó là lý do vì sao chúng xuất hiện rất nhiều trên vách tường các khu hầm mộ.

Đối với ngôn ngữ viết và các văn bản "hằng ngày", người Ai Cập cổ đại đã sử dụng một thứ chữ viết đơn giản gọi là "ngôn ngữ Thầy tu". Sau đó, các phụ âm đơn giản hoá gọi là "ngôn ngữ bình dân" bắt đầu phát triển. Vào thế kỷ 1, ngôn ngữ Ai Cập cổ đại bắt đầu được viết trên bảng chữ cái tiếng Hy Lạp, một dạng thức mà ngày nay vẫn còn sử dụng như là ngôn ngữ tế lễ bởi các các tín đồ Công giáo trong Giáo hội Ai Cập.

Tifinagh

Tifinagh là một chuỗi các chữ cái Abjad và bảng chữ cái được sử dụng bởi người Berber, đáng chú ý là người Tuareg. Ngôn ngữ hiện đại bắt nguồn từ loại hình chữ viết truyền thống, gọi là Tân Tifinagh, được lưu truyền trong thế kỷ 20. Nó không được sử dụng rộng rãi như là một phương tiện giao tiếp hằng ngày, mà phục vụ để khẳng định một bản sắc chính trị hay biểu tượng của người Berber.

Một phiên bản chỉnh sửa kiểu chữ truyền thống được gọi là Tifinagh Ircam, đã được sử dụng trong một giới hạn các trường tiểu học ở Ma Rốc, nhằm giảng dạy tiếng Berber cho trẻ em. Chữ Tifinagh có thể ra đời vào thế kỷ thứ 3 trCN hoặc thế kỷ thứ 3 sau CN. Nó đã được sử dụng dọc theo vùng duyên hải Địa Trung Hải từ Kabylie đến quần đảo Canary. Nó sử dụng 13 chữ cái bổ sung. Ở Libya, dưới chính quyền Gaddafi đã ban hành lệnh cấm sử dụng chữ Berber Tifinagh trong các dạng văn bản công cộng như trưng bày hàng hoá và các biểu ngữ.

Chữ hình nêm Sumeria

Chữ Hình Nêm là một trong những dạng chữ ra đời sớm nhất trong lịch sử loài người được biết đến như là cách thức biểu lộ văn bản. Hệ chữ viết đặc biệt này ra đời vào khoảng thế kỷ 30 trCN, với những người tiền nhiệm chữ viết này vào cuối thiên niên kỷ thứ 4 (thời đại Uruk IV), chữ hình nêm lúc đầu là một hệ thống các chữ tượng hình.

Trong khoảng 3.000 năm, kiểu chữ này trải dài, các biểu tượng hình ảnh trở nên đơn giản hơn và trừu tượng hơn như số lượng chữ cái cũng có khuynh hướng dần dần nhỏ hơn, từ khoảng 1.000 ký tự chữ cái đặc biệt trong thời đại Tiền Đồ Đồng đã giảm xuống còn khoảng 400 chữ cái duy nhất vào thời đại Hậu Đồ Đồng (Chữ hình nêm Hittite).

Chữ Sumeria bản gốc được ứng dụng cho các phương ngữ của người Akkadia, Ai Cập, Eblaite, Elamite, Hittite, Luwia, Hattic, Hurria và Urartia, nó truyền cảm hứng cho các bảng chữ cái Ugaritic và bảng chữ cái Ba Tư cổ đại. Chữ viết hình nêm dần dần được thay thế bằng bảng chữ cái Phoenicia trong suốt thời đại đế quốc Tân Assyria. Sang đến thế kỷ thứ 2 sau Công Nguyên, loại chữ này bị tuyệt diệt. Các tài liệu chữ viết hình nêm được viết trên các phiến đất sét, dùng cây sậy thẳng thay cho viết.

Chữ Calligram

Trong một số biến thể Do Thái giáo và Hồi giáo, hình ảnh của các vật sống đều bị cấm đoán. Từ sự cấm đoán này mà một số nghệ sĩ đã nghĩ ra cách sử dụng nguyên lý của kiểu chữ Calligram - một dạng hình ảnh trực quan hình thành từ những chữ rất nhỏ.

Hãy nghĩ mà xem: nếu bức ảnh chim công của bạn thật sự được tạo ra từ các chữ hoặc một đoạn từ văn bản Kinh thánh, điều đó đồng nghĩa là bạn đã phá vỡ quy luật. Vì vậy Calligram của người Hồi giáo đã sử dụng một đoạn Kinh Coran từ tiếng Arab để tạo thành hình ảnh của một con vật, hình dáng một con người, hoặc một vật thể vô tri giác như thanh kiếm hoặc ngôi đền. Bắt đầu từ khoảng thế kỷ thứ 9, các bậc Do Thái thông thái đã hình thành nên truyền thống "Hiển vi học", các bức ảnh làm từ các chữ Do Thái siêu nhỏ.

Calligram là một bài thơ, cụm từ hoặc từ trong đó có các mặt chữ, thư pháp hoặc chữ viết tay được sắp xếp để tạo ra các hình ảnh thị giác. Hình ảnh được tạo ra bằng cách biểu thị từ hoặc chữ. Trong một bài thơ, nó biểu thị trực quan chủ đề được trình bày bởi các nội dung của bài thơ. Guillaume Apollinaire là một nhà văn Calligram nổi tiếng, ông là tác giả của một tuyển tập thơ gọi là Calligrammes. Tuyển tập thơ này được viết theo hình dạng của Tháp Eiffel như là minh họa của Calligram.

Chữ Run

Thơ sử thi ở bán đảo Scandinavia thường kể rằng vị thần Odin đã khám phá ra những bí mật của bảng chữ cái chữ Run sau khi Ngài treo trên một cành cây trong suốt 9 ngày mà không ăn uống gì. Người Scandinavia và các nước thuộc Bắc Âu đã sử dụng bảng chữ cái này trong khoảng từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 12.

Một số ngôn ngữ đã sử dụng chữ Run như tiếng Anh cổ, và các bảng chữ cái khác đã sử dụng chữ Run trong các dạng văn tự phép thuật, trang trí và bói toán. Mỗi chữ Run tượng trưng cho 1 từ, và nó được cho là có tính chất ma thuật hoặc tiên tri. Kể từ thập niên 1980, những con xúc xắc được khắc chữ Run đã trở thành một hình thức bói toán tương tự như các lá bài Tarot.

Chữ Nushu

Ở tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc) đang tồn tại một dạng chữ viết khá độc đáo được gọi là chữ Nushu (ảnh 6), nó được sử dụng từ thế kỷ 12. Điều làm cho dạng chữ viết này trở nên độc đáo bởi vì nó là kiểu chữ chỉ dành cho nữ giới. Cho mãi đến thế kỷ 20, các cô gái bị cấm đi học và không có cơ hội để học chữ Hoa bình thường.

Vì thế, các bà già đã dạy cho họ loại chữ Nushu, thứ chữ này thường được ngụy trang như là chữ thêu hay các dạng hoa văn trang trí trên các quạt giấy. Không giống như chữ Hoa, mỗi chữ Nushu lại tượng trưng cho cả 1 âm tiết. Có khoảng 1.000 chữ Nushu để tìm hiểu như thế

Từ khóa » Các Bảng Chữ Cái Trên Thế Giới