10 Hỏa Khí đáng Gờm Của Quân đội Đại Việt - SOHA
Có thể bạn quan tâm
Hỏa tiễn là loại hỏa khí được sử dụng khá sớm ở Việt Nam. Đây là một mũi tên bằng sắt có kích thước lớn hơn mũi tên thông thường, có gắn ống đựng thuốc súng. Hỏa tiễn được đặt trong ống phóng, khi khai hỏa đốt đầu ngòi thì thuốc lửa cùng tên sắt sẽ phóng đi với tốc độ cao và tầm bắn khá lớn. Mức độ sát thương của hỏa tiễn là rất mạnh. Loại vũ khí này đặc biệt nguy hiểm khi được bố trí thành trận địa lớn, kích hoạt đồng loạt bằng mồi bẫy khi kẻ thù lọt vào.
Thủ pháo là một hỏa khí đơn giản, xuất hiện từ thời Trần. Đây là một ống tre được nhồi thuốc nổ phía dưới, nhét mũi tên, đạn, mảnh đạn phía trên, khai hỏa bằng cách châm ngòi. Cách tác chiến hiệu quả nhất với thủ pháo là chuẩn bị sẵn một số lượng lớn và khai hỏa đồng loạt vào đội hình đối phương.
Hỏa thương là một loại súng cầm tay sơ khai của bộ binh. Loại vũ khí này là một ống nhỏ có bầu đựng thuốc súng và nòng súng, khai hỏa bằng cách châm ngòi dẫn. Đuôi hỏa thương có lỗ tra cán để có thể gắn lên các loại vũ khí như giáo, mác…
Hỏa đồng có cách hoạt động giống hỏa thương, nhưng có kích thước lớn hơn và được đặt trên bệ cố định. Có thể coi đây là một loại đại bác sơ khai, sát thương bằng cách phun lửa chứ chưa dùng đạn đặc.
Hỏa hổ (giữa ảnh) là một loại vũ khí rất nổi tiếng của quân đội Tây Sơn. Loại vũ khí này được phát triển từ hỏa thương, nhưng có mức độ công phá lớn hơn nhiều. Đây là một loại ống phóng cầm tay, có khả năng phun lửa dữ dội để thiêu cháy đối phương.
Súng thần cơ là phát minh lớn về vũ khí của nhà sáng chế lỗi lạc Hồ Nguyên Trừng, thời nhà Hồ. Đây được coi là kiểu đại bác đầu tiên ở nước ta, sử dụng đạn đúc bằng chì, gang hoặc đá, có sức công phá rất cao. Sau khi nhà Hồ thua trận trước quân Minh, vua nhà Minh đã bắt Hồ Nguyên Trừng về dạy cách chế súng thần cơ để trang bị cho quân đội của mình.
Sau thời nhà Hồ, các loại đại bác (súng thần công) tiếp tục được người Việt phát triển và có sự học hỏi phương Tây để cải tiến kỹ thuật. Đến thời Nguyễn, rất nhiều cỡ súng thần công từ loại nhỏ đến khổng lồ đã được đúc và đưa vào sử dụng.
Hỏa cầu là loại vũ khí xuất hiện từ thế kỉ 17, được nhà quân sự Đào Duy Từ sáng chế dựa trên kĩ thuật hỏa khí phương Tây. Đây là một quả cầu kim loại rỗng ruột có tay cầm, bên trong nhồi thuốc nổ và mảnh kim loại, khi tác chiến thì châm ngòi nổ và ném vào đối phương. Có thể coi đây là một loại lựu đạn cầm tay sơ khai. Quân đội Tây Sơn sử dụng khá thành công loại vũ khí này trong các trận chiến của mình.
Cùng với các vũ khí phóng lửa, súng thần công và quả nổ, súng hỏa mai mồi cò cũng được sử dụng trong quân đội của người Việt. Từ cuối thể kỷ 17, loại súng hỏa mai có tên gọi là điểu thương đã được trang bị cho quân Mạc - Trịnh - Nguyễn và sau đó trở thành vũ khí nổi bật của quân đội Tây Sơn. Kiểu súng tương tự cũng là vũ khí chính của quân đội nhà Nguyễn sau này.
Trong cuộc khởi nghĩa Cần Vương cuối thể kỷ 19, thủ lĩnh Cao Thắng đã tổ chức mở xưởng đúc vũ khí theo kiểu châu Âu ở chiến khu Vũ Quang và sản xuất được 500 khẩu súng theo mẫu 1874 của Pháp.
“Móng vuốt” Buffalo hộ tống lính Mỹ | Lời đe dọa của Triều Tiên "nặng, nhẹ" tới đâu? | Triều Tiên đang cố "đo giày theo chân" |
“Hỏa thần” AK-630 trên tàu chiến Việt Nam | Hải quân Việt Nam giả định chiến đấu trên hệ thống tên lửa Bastion | “Mũi tên xanh” A72 của Việt Nam mạnh tới đâu? |
Từ khóa » Súng Hỏa Mai Thời Lê
-
Súng Giao Chỉ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Súng Hỏa Mai – Wikipedia Tiếng Việt
-
Triều Hậu Lê Với Chính Sách Quản Lý Và Sử Dụng Súng
-
Tư Duy Lịch Sử - Về Việc Sử Dụng Súng đạn Thời Lê Trung...
-
Ngược Về Thời Lê Sơ (tái Bản) - Chương 7: Súng Hỏa Mai
-
Các Loại Vũ Khí được Sử Dung Trong Quân đội Thời Chúa Nguyễn ...
-
Súng Hỏa Mai - Wikimedia Tiếng Việt
-
Musket - Wikimedia Tiếng Việt
-
Những Thiện Xạ Trong Sử Việt
-
Súng Hỏa Mai - Wiki Là Gì
-
Hà Tĩnh: Phát Hiện Khẩu Súng Hỏa Mai Cổ Của Người Nhật.
-
Những Thiện Xạ Trong Sử Việt - Công An Nhân Dân
-
Sự Cải Tiến Của Vũ Khí Trong Các Thế Kỷ XVII-XVIII. Súng Của Nga Thời ...