10 Khu Rừng đẹp Như Trong Truyện Cổ Tích - VnExpress

  • Mới nhất
  • Thời sự
  • Góc nhìn
  • Thế giới
  • Video
  • Podcasts
  • Kinh doanh
  • Bất động sản
  • Khoa học
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Số hóa
  • Xe
  • Ý kiến
  • Tâm sự
  • Tất cả
  • Khoa học
Thứ tư, 9/11/2016, 21:00 (GMT+7) 10 khu rừng đẹp như trong truyện cổ tích

Nhiều khu rừng trên thế giới mang vẻ đẹp kỳ ảo như trong trí tưởng tượng của con người về khung cảnh cổ tích.

Rừng Quốc gia Trương Gia Giới (Zhangjiajie) tại phía bắc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, là một khu rừng tuyệt đẹp với diện tích 48 km2, theo Tree Hugger. Khu rừng nổi tiếng với nhiều ngọn núi đá thẳng đứng giống như những cột trụ khổng lồ. Tổ chức UNESCO công nhận khu vực này là Di sản thiên nhiên thế giới năm 1992. Ảnh: Chensiyuan.

Rừng Quốc gia Trương Gia Giới (Zhangjiajie) tại phía bắc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, là một khu rừng tuyệt đẹp với diện tích 48 km2, theo Tree Hugger. Khu rừng nổi tiếng với nhiều ngọn núi đá thẳng đứng giống như những cột trụ khổng lồ. Tổ chức UNESCO công nhận khu vực này là Di sản thiên nhiên thế giới năm 1992. Ảnh: Chensiyuan.

Hồ Kaindy dài 400 m nằm trên dãy núi Tian Shan, Kazakhstan hình thành sau trận động đất vào năm 1911, khiến đất đá sạt lở nghiêm trọng tạo ra một đập nước tự nhiên. Trong quá trình này, một khu rừng vân sam lớn bị ngập tạo thành rừng chìm (Sunken Forest) mọc dưới đáy hồ Kaindy, với thân cây đâm thẳng lên bầu trời giống như những ngọn giáo. Ảnh: Milosz Maslanka.

Hồ Kaindy dài 400 m nằm trên dãy núi Tian Shan, Kazakhstan hình thành sau trận động đất vào năm 1911, khiến đất đá sạt lở nghiêm trọng tạo ra một đập nước tự nhiên. Trong quá trình này, một khu rừng vân sam lớn bị ngập tạo thành rừng chìm (Sunken Forest) mọc dưới đáy hồ Kaindy, với thân cây đâm thẳng lên bầu trời giống như những ngọn giáo. Ảnh: Milosz Maslanka.

Dọc hai bên đường đất nối liền Morondava và Belon’I Tsiribihina ở khu vực Menabe phía tây Madagascar là hàng chục cây bao báp cao 30 m. Nhiều cây bao báp có tuổi thọ khoảng 800 năm là một phần rừng rậm nhiệt đới còn sót lại đến ngày nay. Ảnh: Frank Vassen.

Dọc hai bên đường đất nối liền Morondava và Belon’I Tsiribihina ở khu vực Menabe phía tây Madagascar là hàng chục cây bao báp cao 30 m. Nhiều cây bao báp có tuổi thọ khoảng 800 năm là một phần rừng rậm nhiệt đới còn sót lại đến ngày nay. Ảnh: Frank Vassen.

Khu rừng cong (Crooked Forest) nằm ở Nowe Czarnowo, phía tây tỉnh Pomerania, Ba Lan, có khoảng 400 cây thông uốn cong 90 độ ở gốc, trong khi thân cây mọc thẳng đứng. Tất cả cây trong rừng đều cong về hướng bắc. Nguyên nhân gây ra hiện tượng trên đến nay vẫn chưa được làm rõ. Ảnh: Wikimedia.

Khu rừng cong (Crooked Forest) nằm ở Nowe Czarnowo, phía tây tỉnh Pomerania, Ba Lan, có khoảng 400 cây thông uốn cong 90 độ ở gốc, trong khi thân cây mọc thẳng đứng. Tất cả cây trong rừng đều cong về hướng bắc. Nguyên nhân gây ra hiện tượng trên đến nay vẫn chưa được làm rõ. Ảnh: Wikimedia.

Dark Hedges là con đường yên tĩnh, gần thị trấn Ballymoney ở County Antrim, phía Bắc Ireland. Những cây sồi phát triển dọc hai bên đường đan xen vào nhau tạo thành một đường hầm tự nhiên tuyệt đẹp. Hàng cây sồi này được trồng vào thế kỷ 18 bởi gia đình Stuart, một gia đình giàu có muốn tạo ra cảnh quan hấp dẫn để gây ấn tượng với du khách khi đến lối vào ngôi biệt thự của họ. Ảnh: Paul J Martin.

Dark Hedges là con đường yên tĩnh, gần thị trấn Ballymoney ở County Antrim, phía Bắc Ireland. Những cây sồi phát triển dọc hai bên đường đan xen vào nhau tạo thành một đường hầm tự nhiên tuyệt đẹp. Hàng cây sồi này được trồng vào thế kỷ 18 bởi gia đình Stuart, một gia đình giàu có muốn tạo ra cảnh quan hấp dẫn để gây ấn tượng với du khách khi đến lối vào ngôi biệt thự của họ. Ảnh: Paul J Martin.

Hang Sơn Đoòng thuộc quần thể hang động Phong Nha - Kẻ Bàng tại tỉnh Quảng Bình, Việt Nam, là hang động tự nhiên lớn nhất thế giới. Hang có chiều rộng 200 m, cao hơn 150 m, dài ít nhất 6,5 km. Trong hang Sơn Đoòng, các nhà thám hiểm phát hiện một khu rừng nguyên sinh với thảm thực vật phong phú. Ánh sáng Mặt Trời có thể chiếu xuống rừng do trần hang đổ sụp xuống. Ảnh: Tree Hugger.

Hang Sơn Đoòng thuộc quần thể hang động Phong Nha - Kẻ Bàng tại tỉnh Quảng Bình, Việt Nam, là hang động tự nhiên lớn nhất thế giới. Hang có chiều rộng 200 m, cao hơn 150 m, dài ít nhất 6,5 km. Trong hang Sơn Đoòng, các nhà thám hiểm phát hiện một khu rừng nguyên sinh với thảm thực vật phong phú. Ánh sáng Mặt Trời có thể chiếu xuống rừng do trần hang đổ sụp xuống. Ảnh: Tree Hugger.

Khu rừng Puzzlewood ở phía tây Gloucestershire, Anh, được xem là khu rừng mê cung với những con đường đá quanh co phủ đầy rong rêu, rễ xoắn của cây thủy tùng đẹp kỳ lạ nhô lên khỏi mặt đất hay những cây cầu đẹp như chốn tiên cảnh. Ảnh: Alas Obscura.

Khu rừng Puzzlewood ở phía tây Gloucestershire, Anh, được xem là khu rừng mê cung với những con đường đá quanh co phủ đầy rong rêu, rễ xoắn của cây thủy tùng đẹp kỳ lạ nhô lên khỏi mặt đất hay những cây cầu đẹp như chốn tiên cảnh. Ảnh: Alas Obscura.

Socotra là một hòn đảo biệt lập cách đất liền Yemen khoảng 354 km. Hệ động thực vật trên đảo thích nghi với điều kiện khí hậu nóng và khắc nghiệt, bao gồm những cây máu rồng kỳ lạ trông giống như cây nấm. Tên khoa học của chúng là Dracaena cinnabari. Ảnh: Valerian Guillot.

Socotra là một hòn đảo biệt lập cách đất liền Yemen khoảng 354 km. Hệ động thực vật trên đảo thích nghi với điều kiện khí hậu nóng và khắc nghiệt, bao gồm những cây máu rồng kỳ lạ trông giống như cây nấm. Tên khoa học của chúng là Dracaena cinnabari. Ảnh: Valerian Guillot.

Vùng rừng mơ rộng lớn nằm ở tỉnh Tân Cương, Trung Quốc, gần với biên giới Kazakhstan được mệnh danh là "Thung lũng mơ". Vào mùa hoa nở từ tháng 6 đến tháng 9, thung lũng tràn ngập hoa mơ màu phớt hồng, thu hút rất nhiều khách tới tham quan. Ảnh: Tree Hugger.

Vùng rừng mơ rộng lớn nằm ở tỉnh Tân Cương, Trung Quốc, gần với biên giới Kazakhstan được mệnh danh là "Thung lũng mơ". Vào mùa hoa nở từ tháng 6 đến tháng 9, thung lũng tràn ngập hoa mơ màu phớt hồng, thu hút rất nhiều khách tới tham quan. Ảnh: Tree Hugger.

Khu rừng Aokigahara nằm ở phía tây bắc núi Phú Sĩ, là địa điểm tự sát phổ biến nhất Nhật Bản và đứng thứ hai thế giới chỉ sau Cầu Cổng Vàng ở San Francisco, Mỹ. Khu rừng này có khoảng 10 - 30 vụ tự tử mỗi năm. Ảnh: Jordy Meow. Xem thêm: Thụy Sĩ lên kế hoạch xây 'khu rừng thẳng đứng' cao 117 m

Khu rừng Aokigahara nằm ở phía tây bắc núi Phú Sĩ, là địa điểm tự sát phổ biến nhất Nhật Bản và đứng thứ hai thế giới chỉ sau Cầu Cổng Vàng ở San Francisco, Mỹ. Khu rừng này có khoảng 10 - 30 vụ tự tử mỗi năm. Ảnh: Jordy Meow. Xem thêm: Thụy Sĩ lên kế hoạch xây 'khu rừng thẳng đứng' cao 117 m

Lê Hùng

  • Khu rừng trăm cây uốn lượn một dáng ở Ba Lan
Trở lại Khoa họcTrở lại Khoa học Copy link thành công ×

Từ khóa » Hình ảnh Khu Rừng Cổ Tích