10 Kiến Trúc Sư 'bậc Thầy' Nổi Tiếng Nhất Thế Giới - GK ARCHI
Có thể bạn quan tâm
Hiện tại, Gehry vẫn đang cống hiến tài năng của mình ở khắp nơi trên thế giới, từ bãi biển Miami, nơi ông phát triển New World Symphony kiểu mẫu, hoặc Abu Dhabi ở các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, nơi ông đang làm một dự án Guggenheim khác.
4. Ieoh Ming Pei
IM Pei Sinh ra và lớn lên ở Trung Quốc, chuyển tới Mỹ học ngành kiến trúc và sau này trở thành một trong những kiến trúc sư đương đại nổi tiếng nhất thế giới, thành quả sáng tạo của IM Pei trong 80 năm có thể thấy ở mọi nơi.
Những tác phẩm của ông đều phản ánh sức ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, là sự kết hợp giữa yếu tố hình học phương Tây và lý thuyết phong thủy của châu Á. Những công trình nổi tiếng nhất của IM Pei bao gồm: Thư viện Tổng thống John F. Kennedy và bảo tàng ở Boston, bảo tàng nghệ thuật quốc gia ở Washington, Le Grand Lo
5. Lord Norman Foster
Có lẽ cái tên nổi tiếng nhất của kiến trúc Anh quốc là Lord Norman Foster. Ông cũng là lãnh đạo của một công ty thiết kế lớn, trị giá hơn 500 triệu bảng Anh, đặt tại Luân Đôn, chuyên thiết kế các tòa nhà cao tầng. Phong cách của ông là tạo một vành đai cây xanh phía trước, không phải để thời trang mà là tạo không gian xanh.
Foster và cộng sự của ông là người tiên phong trong việc tạo ra những toà nhà như trụ sở chính của Ngân hàng HSBC ở Hồng Kông, những toà nhà có không gian tràn ngập ánh sáng tự nhiên cả ngày. Chính vì vậy mà các nhân viên làm việc trong toà nhà 30 st Mary Axe ở Luân Đôn chỉ dùng phân nửa mức năng lượng vì phần lớn thời gian trong ngày toà nhà được hấp thụ ánh sáng thiên nhiên.
Được vinh danh vào năm 1990, với toà nhà Baron Foster bên dòng sông Thames, Reddish. Công trình gần đây nhất của ông được thế giới chú ý là dự án nhà ga hàng không lớn nhất thế giới được thiết kế cho thế vận hội ở Bắc Kinh. Foster nói “Nó lớn đến nổi đứng đầu này của toà nhà bạn không thể thấy được đầu kia”.
Công ty ông cũng xây dựng toà nhà thứ hai cho Trung tâm thương mại thế giới. Khi hoàn thành xong thì nó sẽ cao thứ hai sau tòa nhà Freedom ở New York. Foster quả quyết rằng: “Là một kiến trúc sư bạn phải thiết kế cho hiện tại, nhận biết được quá khứ, còn tương lai thì không biết được”. Tuy nhiên chắc chắn rằng trong tương lai, cái tên Foster là một phần quan trọng của ngành kiến trúc thế giới.
6. Zaha Hadid
Là nữ kiến trúc sư đầu tiên giành giải thưởng Pritzker, Zaha Hadid được biết đến là người có những sáng tạo hiện đại, độc đáo, táo bạo, đậm chất nghệ thuật và đi trước thời đại. Đó cũng là lý do khiến rất nhiều ý tưởng thiết kế của bà không bao giờ được xây dựng.
Nữ kiến trúc sư người Anh gốc Irac này từng đứng thứ 69 trong bảng xếp hạng những phụ nữ có ảnh hưởng nhất thế giới của tạp chí Forbes vào năm 2008.
Những công trình nổi tiếng nhất của Zara Hadid: Bảo tàng quốc gia về nghệ thuật thế kỷ 21 tại Bridge Pavilion ở Zaragoza, Bergisel Ski Jump ở Innsbruck, Trung tâm Khoa học Phaeno và nhà hát Opera House tại Quảng Châu.
7. Renzo Piano
Công việc của Renzo Piano là sự gặp gỡ hiếm hoi giữa ngành hội họa, kiến trúc và kỹ thuật cùng nét hoa mỹ trong triết học Ý cổ điển truyền thống. Năm 1998, ông đoạt giải Pritzker, một giải thưởng danh giá nhất ngành kiến trúc. Ông cũng được xem như một nghệ sĩ thực thụ.
Piano sinh vào năm 1937, trong một gia đình chủ thầu ở Genoa, Ý. Ông nội, cha, bốn người chú và những người anh em khác đều là thầu khoán, và mọi người đã chống đối kịch liệt khi ông quyết định theo nghề kiến trúc.
Tốt nghiệp trường Bách Khoa Milan, ông cưới vợ và bắt đầu kinh doanh trong công ty xây dựng của cha mình. Thần tượng Brunelleschi, Jean Prouve ở Pháp, và Z.S. Makowsky ở thế kỷ 15, Piano quyết tâm theo đuổi con đường mình đã chọn.
Công trình đầu tiên của ông hình thành vào năm 1969, đó là dự án thiết kế Italian Industry Pavilion tại Expo ‘70 ở Osaka. Trung tâm thiết kế Expo thu hút rất nhiều người, trong đó có một kiến trúc sư trẻ khác người Anh tên là Richard Rogers. Hai người cùng có nhiều ý tưởng tuyệt vời, họ đã hợp tác để cùng nhau chiến thắng trong một cuộc thi quốc tế tại trung tâm Georges Pompidou ở Paris.
Những công trình của ông gồm hơn 40 dự án khác nhau nổi tiếng thế giới. Một trong những công trình đó là The Menil Collection – viện bảo tàng ở Houston, Texas. Đây là một kiệt tác kiến trúc về sự đơn giản, linh hoạt, không gian mở và tràn ngập ánh sáng tự
8. Robert A.M. Stern
Ở tuổi gần 70, kiến trúc sư Robert Stern vẫn còn trông rất phong độ. Không ngạc nhiên khi nhìn những việc ông đang làm: quản lý thành công một công ty 300 người ở Manhattan, chủ nhiệm khoa trường đại học kiến trúc Yale, viết sách, thuyết trình, tham quan nơi làm việc và phác thảo những ý tưởng mới… Về lý thuyết, ông là kiến trúc sư trẻ đã xuất sắc nhận bằng tại hai trường đại học Columbia và Yale, sau đó là cố vấn cho Vincent Scully nổi tiếng. Tốt nghiệp năm 1965, công việc đầu tiên của Stern là phó phòng thiết kế tại xưởng vẽ của một kiến trúc sư đầy triển vọng Richard Meier.
Từ khi bắt đầu kinh doanh cách đây 38 năm, Stern tham gia vào hầu hết những công việc sáng tạo đa dạng trong kiến trúc đương đại. Những dự án của công ty ông gồm Federal Courthouse ở Virginia, tòa nhà Harvard và trường đại học Virginia, cùng vô số những công trình công sang trọng như hội trường 10 Rittenhouse, Philadelphia nổi tiếng.
Dù thiết kế penthouse cho các CEO quyền lực hay tòa nhà kinh viện, phương pháp của Stern là sự đơn giản từ những phác họa đầu tiên. Stern nói: “Tôi thậm chí không biết dùng chương trình word, hay cái mà bạn gọi là laptop”. Tất nhiên ông hiểu được sức mạnh của máy tính trong thế giới kiến trúc ngày nay và nhóm cộng sự của ông đã sử dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất. Vị kiến trúc sư trứ danh có lời khuyên dành cho những kiến trúc sư sau này là “không nên bỏ qua những gì họ có trong tay và nhìn thấy trong mắt họ”.
Stern nói: “Câu thần chú của tôi trong việc giáo dục là bạn phải tiến tới và tìm kiếm thử thách trong những tình huống đến với chúng ta trong vai trò là một kiến trúc sư, chúng ta không cần diễn lại những gì đã học. Quá khứ cho chúng ta những bài học”.
9. Ludwig Mies van der Rohe
Thường được gọi với cái tên Mies, kiến trúc sư người Mỹ gốc Đức này là một trong những người tiên phong cho phong cách kiến trúc hiện đại, cùng với Le Corbusier và Walter Gropius.
Mies là người đi đầu trong phong cách tối giản với phương thức thiết kế “ít là nhiều” bằng cách sử dụng tấm kính kết cấu thép để phân chia không gian nội thất. Những khái niệm kiến trúc tối giản hóa của ông đã được những thế hệ sau phát triển, trong đó có Philip Johnson.
Dự án đáng chú ý nhất của ông bao gồm Pavilion Barcelona ở Barcelona, Tây Ban Nha, Thư viện quốc gia mới ở Berlin, Đức, Tòa nhà Seagram ở New York và Crown Hall ở Chicago, Illinois.
10. Moshe Safdie
Moshe Safdie đã được vinh danh với huy chương vàng từ Viện hàn lâm Kiến trúc Hoàng Gia Canada cho những cống hiến của ông với ngành xây dựng của quốc gia này.
Safdie cũng là người đã thiết kế Thư viện quốc gia của Canada.
Nguồn : internetTừ khóa » Hình ảnh Kiến Trúc Sư Nổi Tiếng
-
6 Kiến Trúc Sư Nổi Tiếng Nhất Thế Giới Và Công Trình Ấn Tượng
-
Chân Dung 10 “bậc Thầy” Kiến Trúc Sư Nổi Tiếng Nhất Mọi Thời đại
-
TOP 10 Kiến Trúc Sư Nổi Tiếng Nhất Mọi Thời Đại - TOP10AZ
-
10 Kiến Trúc Sư Nổi Tiếng ở Việt Nam Và Thế Giới
-
Top 10 Kiến Trúc Sư Hàng đầu Thế Giới - Fudozon
-
Top Kiến Trúc Sư Nổi Tiếng Nhất Thế Giới - Trung Tâm Dạy Nghề
-
Bản Vẽ Của Các Kiến Trúc Sư Nổi Tiếng Trên Thế Giới - Kienviet
-
TOP 10 Kiến Trúc Sư Nổi Tiếng Việt Nam Và Những Công Trình Nổi Bật ...
-
3 Gương Mặt Kiến Trúc Sư Nổi Tiếng Nhất Việt Nam - SBS House
-
Bản Vẽ Kiến trúc Của Các Kiến trúc Sư Nổi Tiếng - EFERRIT.COM
-
32 Công Trình Nổi Tiếng Trên Thế Giới
-
Những Ngôi Nhà Của 8 Kiến Trúc Sư Nổi Tiếng Thế Giới
-
8 Công Trình Kiến Trúc Nổi Tiếng Của Việt Nam Vang Danh Thế Giới