10 Kỹ Thuật Bóng Đá Cơ Bản - YouSport

Luyện Tập 10 Kỹ Thuật Bóng Đá Cơ Bản Cho Mọi Độ Tuổi.

10 kỹ thuật bóng đá cơ bản bạn phải sở hữu

Dưới đây là 10 kỹ thuật bóng đá cơ bản mà ai ai cũng cần từ mới chơi đến chuyên nghiệp đến "siêu chuyên nghiệp". Yousport chia sẻ kinh nghiệm luyện tập và kiến thức bỏ túi cần thiết về những kỹ thuật bóng đá cơ bản.

Bóng đá đang là môn thể thao Vua được nhiều người hâm mộ nhất trong các môn thể thao, nhưng để chơi tốt được bóng đá thì chúng ta cần học đá bóng cơ bản cho đến nâng cao.

Đối với trẻ em nếu được học đá bóng căn bản ngay từ nhỏ sẽ có được những kỹ năng, kỹ thuật bóng đá giỏi và có một nền tảng thể lực rất tốt, hệ cơ xương chắc chắn, đặc biệt là tự tin – sáng tạo – hoạt bát khi ra bên ngoài.

Để có được những điều này, các em cần tham gia vào các câu lạc bộ bóng đá, trung tâm dạy đá bóng cơ bản, lớp học bóng đá trẻ em. Tại đây các em sẽ được học đá bóng cơ bản qua giáo trình tiêu chuẩn quốc tế dành cho những người mới biết chơi đá bóng.

Chúng ta cùng đi tìm hiểu các kỹ thuật bóng đá cơ bản được dạy tại lớp học bóng đá cơ bản qua bài viết dưới đây.

10 kỹ thuật bóng đá cơ bản bạn phải sở hữu

10 Kỹ thuật bóng đá Cơ Bản và Dễ Dàng cho người mới bắt đầu

1. Kỹ thuật bóng đá cơ bản - kỹ thuật khởi động

Học bóng đá cũng như học các môn thể thao khác, trước khi luyện tập hay thi đấu thì chúng ta đều cần phải khởi động thật kỹ và đúng kỹ thuật nhé. Một số kỹ thuật khởi động như:

1. Chạy tại chỗ hoặc nâng cao đùi

  • Nâng cao đùi phải, đưa hai tay hướng về phía ngược lại
  • Quay lại vị trí ban đầu
  • Đổi bên, nâng cao đùi trái và nâng càng cao càng tốt. Các động tác cần thực hiện liên tục với tốc độ nhanh có cảm giác như bạn đang chạy.

2. Chạy bộ chậm

Trong khi chạy, đầu và thân người cần giữ thẳng tự nhiên. Thả lỏng các cơ khi chạy, nhất là cơ vai. Khi chạy, bạn cần đặt chân xuống đất bằng cả bàn chân, bắt đầu từ gót rồi lên mũi bàn chân và nhìn hướng thẳng về trước.

3. Xoay người

  • Xoay các khớp nối như hai đầu gối, hông, vai, cổ tay, cánh tay, cổ chân…theo chiều kim đồng hồ và ngược lại.
  • Xoay nửa thân trên: Đứng thẳng, hai chân dang rộng bằng vai, đặt hai tay ngang hông giữ cho chân thẳng, gập thân về phía trước luân phiên đưa thân của bạn sang phải rồi sang trái, ra sau.

4. Kéo giãn cơ

  • Tay phải nắm lấy cổ chân phải, cố gắng kéo căng người
  • Trở về vị trí ban đầu
  • Đổi bên và làm tương tự.

5. Ép thẳng

  • Bước chân phải dài lên phía trước
  • Hạ thấp người dần xuống, chân phải tạo một góc 90 độ. Thẳng chân trái và hai tay đặt trên gối phải. Đẩy trọng lượng cơ thể xuống vài nhịp.
  • Đổi chân và làm tương tự.

Ngoài các kỹ thuật trên, tại lớp học bóng đá cơ bản các em còn được tập những bài tập bổ trợ tăng chiều cao tự nhiên như bài tập đu xà đơn, bài tập nhảy cóc, … giúp không chỉ tăng cường thể lực mà còn phát triển chiều cao.

2. Kỹ thuật bóng đá cơ bản - kỹ thuật tâng bóng

Đây là kỹ thuật quan trọng khi học đá bóng căn bản. Tâng bóng nhiều và điêu liệu sẽ giúp chúng ta có cảm giác bóng tốt hơn, đỡ bóng chuẩn hơn, kiểm soát bóng theo ý mình. Hãy chăm chỉ tâng bóng mỗi khi rảnh các bạn nhé.

10 kỹ thuật bóng đá cơ bản bạn phải sở hữu

3. Kỹ thuật bóng đá cơ bản - kỹ thuật đỡ bóng

Kỹ thuật đỡ bóng là kỹ thuật mà cầu thủ đá bóng nào cũng phải thực hiện được. Từ việc đỡ bóng sẽ giúp cầu thủ có những chuyền chuẩn, qua người khéo léo hay những cú sút chuẩn vào gôn.

Ngoài ra, nếu cầu thủ đỡ bóng không tốt, bạn có thể mất bóng ngay và làm ảnh hưởng đến kết quả thi đấu của đội.

Khi đang tham gia một trận đấu trên sân thì cầu thủ có thể biến hóa vô vàn kiểu khống chế bóng, tùy tình huống mà xử lý. Thế nhưng để có thể triển khai được những kiểu khống chế bóng đỉnh cao hơn thì cần phải rõ 2 kiểu cơ bản này:

Khống chế bóng sệt : Đây là kiểu khống chế bóng dễ làm nhất, tùy theo thói quen và bối cảnh lực thi đấu cầu thủ thường dùng lòng bàn chân, má ngoài hoặc gầm giày để thực hiện khống chế bóng.

Cách thực hiện: dùng chân tiếp xúc bóng và đồng thời chân hơi thả lỏng để bóng không bị nẩy ra xa, khi bóng nằm trong tầm kiểm soát của người chơi thì kéo nhẹ chân về tạo lực hãm giúp bóng nảy ra theo ý muốn.

Còn một kiểu khống chế bóng sệt khác trongkỹ thuật khống chế bóng đó là động tác không chế bóng bằng gầm. Động tác này có sự khác biệt với mọi động tác khác đó chính là lợi dụng lục ma sát giữa gầm giày và mặt sân để hãm lực bóng theo ý muốn của người chơi.

Khống chế bóng bổng: Loại này thường được sử dụng khi bắt các đường chuyền dài vượt tuyến từ đồng đội hoặc khi bóng rơi tự do. Tùy theo tầm bóng rơi mà cầu thủ có thể sử dụng mu bàn chân, má trong, má ngoài, đùi hoặc ngực để khống chế bóng

Cách thực hiện: Sử dụng má trong, má ngoài và mu bàn chân: trước tiên cần xác định điểm rơi của trái bóng khi bóng tới dùng chân chặn bóng đồng thời hơi rút chân về để tạo lực hãm.

Đối với thực hiên động tác ở đùi và ngực cũng tưng tự chỉ khác phần tiếp xúc với bóng thôi.

Những lợi ích khi thực hiện tốt khống chế bóng:

  • Có được cơ hội ghi bàn trong tình huống đối mặt với thủ môn đội bạn
  • Triển khai bóng lên trên trong những pha phản công nhanh
  • Có được những bàn thắng đẹp mặt

4. Kỹ thuật bóng đá cơ bản - kỹ thuật dẫn bóng

Kỹ thuật dẫn bóng bằng lòng bàn chân

Mục đích của kỹ thuật dẫn bóng bằng lòng bàn chân là giúp cầu thủ dễ quan sát đối phương và dễ dàng che bóng khi có tranh cướp bóng. Kỹ thuật được sử dụng nhiều trong tình huống cầu thủ bị đối phương vây quanh và không có khoảng trống rộng.

Kỹ thuật dẫn bóng bằng mu giữa bàn chân

Cách thực hiện kỹ thuật như sau:

  • Tư thế dẫn bóng bình thường,
  • Thân hơi đổ về phí trước
  • Bước chân vừa phải không nên quá rộng.
  • Chân dẫn bóng nhấc lên, khớp gối hơi rộng, khớp hông đưa về phía trước
  • Mũi bàn chân tiếp xúc vào giữa quả quả bóng và đẩy bón về phía trước
  • Nên dùng lực vào bóng tùy vào mục đích dẫn bóng khác nhau

Kỹ thuật dẫn bóng bằng mu ngoài bàn chân

Cách thực hiện kỹ thuật:

  • Tư thế dẫn bóng chạy bình thường
  • Người hơi đổ về phía trước
  • Dùng mu bàn chân ngoài tiếp xúc vào giữa bóng và đẩy bóng đi
  • Dùng lực tiếp xúc bong tùy thuộc vào mục đích dẫn bóng xong rồi chuyên hay sút

Kỹ thuật dẫn bóng bằng mu trong bàn chân

Cách thực hiện kỹ thuật:

  • Tư thế dẫn bóng thân hơi nghiên sang một bên
  • Khi dẫn bóng hơi gập gối
  • Bẻ mũi bàn chân ra ngoài, mu trong bàn chân trực diện với hướng bóng trước khi dẫn bóng chạm đất
  • Dùng mu bàn chân dẫn bóng

Việc sử dụng kỹ thuật dẫn bóng bằng mu trong bàn chân trong bóng đá sẽ giúp cầu thủ thực hiện nhiều động tác khác như:

– Hất bóng: Lợi dụng sự chuyển động cổ chân đang bẻ sang một bên để mu trong hay mu ngoài tiếp xúc với bóng, sẽ hất bóng sang một bên phía trước mặt hay phí sau.

– Kéo bóng: Dùng phần dưới trước bàn chân đặt trên bóng, còn chân kia đặt sau cạnh quả bóng, sau đó dùng chân tiếp xúc kéo bóng ra phía sau vị trí cầu thủ.

– Chặt bóng: Dùng lực đột ngột, bất ngờ chuyển thân và dừng khiến cho đối phương trong thời gian ngắn không thể điều khiển được trong tâm cơ thể rồi dẫn bóng qua người đối phương.

– Dích bóng lên: Dùng xương các ngón chân tiếp xúc với bóng, đầu tiên chân tiếp xúc phần dưới của bóng, sau đó bất ngờ tiếp xúc với phần trên quả bóng.

10 kỹ thuật bóng đá cơ bản bạn phải sở hữu

5. Kỹ thuật bóng đá cơ bản - di chuyển trong bóng đá

Nguyên lý của kỹ thuật di chuyển trong bóng đá: Chạy – Dừng đột ngột – Chuyển thân – Bật nhảy – Đi bộ

Các kỹ thuật di chuyển trong bóng đá có vai trò quan trọng để hình thành lên các kỹ thuật khác. Để có những bước đi chắc chắn với trái bóng trong chân thì bạn không thể thiếu những kỹ thuật như:

  • Chạy
  • Dừng đột ngột
  • Chuyển thân
  • Bật nhảy
  • Đi bộ

Trong thi đấu bóng đá, kỹ thuật di chuyển hay kỹ thuật chạy chỗ trong đá bóng 7 người chiếm một vị trí hết sức quan trọng. Bởi phần lớn thời gian trên sân thì các cầu thủ là hoạt động không bóng.

Chi tiết kỹ thuật di chuyển bóng

Hoạt động không bóng là tất cả các hoạt động bóng đá mà các cầu thủ sử dụng trong thi đấu, trong điều kiện không khống chế bóng :

  • Kỹ thuật chạy: Phải hạ thấp trọng tâm người so với môn điền kinh.
  • Kỹ thuật dừng đột ngột: Để chuyển thân trong các tình huống bóng đá đạt hiệu quả.
  • Kỹ thuật chuyển thân: Đòi hỏi sự nhanh nhẹn, vừa quan sát và vừa làm động tác giả.
  • Kỹ thuật bật nhảy: Nhằm hoạn thiện kỹ thuật đánh đầu, bật nhảy và tranh cướp.
  • Kỹ thuật đi bộ: Thả lỏng cơ thể và đạt hiệu quả tốt nhất trong quá trình thi đấu.

Kỹ thuật chạy:

  • Kỹ thuật chạy gồm: chạy thường,chạy giật lùi và chạy đường vòng, chạy zichzac…
  • Khi chạy trọng tâm các cầu thủbóng đá thường thấp, bước chạy ngằn,tay đánh rộng sang ngang nhiều hơn so với VĐV điền kinh.
  • Động tác chạy giật lùi, chạy nghiêng trong bóng đá không cần nhanh, bất ngờ nhưngđòi hỏi phải có sự phối hợp thoải mái không gò bó.

Dừng đột ngột:

  • Đòi hỏi cầu thủ phải dung hết lực để chân bám chặt đất, khi đó gối và trọng tâm hạ thấp đề trọng tâm hướng về phía ngược với hướng đang di chuyển một độ nghiêng nhất định.
  • Bàn chân dùng lực đạp đất, cơ thể hạ thấp để giảm quán tính và lực xông về phía trước.

Chuyển thân:

  • Trong khi thi đấu bóng đá luôn có sự thay đổi giữa tấn công và phòng thủ, giữa vị trí của các cầu thủ và bóng do vậy để theo kịp những diễn biến xảy ra trên sân các cầu thủ cần phải linh hoạt chuyển thân nhanh và bất ngờ ở mỗi tỉnh huống cụ thể.

Kỹ thuật chạy chỗ trong đá bóng 7 người

Bật nhảy:

  • Bật nhảy là một cách thức thực hiện việc tranh chấp bóng trên không. Sức bật tốc độ chạy đà, lực dậm nhảy, năng lực phán đoán điểm rơi và thời gian dậm nhảy…quyết định kết quả của động tác tranh bóng.
  • Bật nhảy được chia làm dậm nhảy bằng một chân và dậm nhảy bằng hai chân.

Đi bộ:

  • Trong bóng đá đi bộ chủ yếu được sử dụng để tranh thủ nghỉ ngơi và hồi phục lại sức lực.
  • Khi đi bộ các cầu thủ có thể quan sát, phán đoán để lựa chọn vị trí phù hợp và lập tức tham gia vào các tình huống trên sân.

Các biện pháp, lời khuyên

Các biện pháp bóng đá thường được sử dụng trong giảng dạy kỹ thuật chạy chỗ trong đá bóng 7 người:

  • Chạy thẳng, chạy giật lùi và kết hợp cả hai loại trên.
  • Chạy thường kết hợp quay rồi tiếp tục chạy tiếp.
  • Chạy tăng tần số bước.
  • Chạy theo tín hiệu, theo các hướng, thay đồi tốc độ, cách chạy một cách bất ngờ, đột ngột.
  • Chạy thường, biến tốc, dừng…
  • Chạy đà một vài bước rồi thực hiện dậm nhảy bằng 1 chân hay 2 chân.
  • Chạy nhảy lên khi chân tiếp đất tiếp tục tăng tốc…
  • Chạy đan chéo, cắt kéo liên tục phải, trái, trước, sau, chạy zichzac…

Những sai lầm thường mắc

  • Khi dừng lại đột ngột hoặc chuyển thân, người không ngả ra sau nên không dừng lại được ngay và dễ bị mất thăng bằng.
  • Khi di chuyển mắt không quan sát diễn biến trên san.
  • Khi di chuyển ngang hoặc zichzac, sự phối hợp toán than không được nhịp nhàng.

Cách sửa:

  • Thực hiện động tác với tốc độ chậm.
  • Thực hiện các bước lướt nhiều lần với tốc độ chậm.
  • Tập phối hợp di chuyển với đồng đội.
  • Tập di chuyển với bóng.

6. Kỹ thuật bóng đá cơ bản - đá bóng bằng lòng bàn chân

Nguyên lý của kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân: Chạy đà – Đặt chân trụ — Vung chân trụ — Tiếp xúc bóng

Kỹ thuật sút bóng cơ bản bằng lòng bàn chân sẽ được áp dụng để đá bóng ở cự ly gần và đá phạt đền nền đòi hỏi độ chính xác cao.

Điểm qua nguyên lý kỹ thuật:

  • Chạy đà
  • Đặt chân trụ
  • Vung chân lăng
  • Tiếp xúc bóng

Kỹ thuật sút bóng bằng lòng bàn chân được chia ra các loại:

  • Đá bóng nằm tại chỗ
  • Đá bóng lăn sệt
  • Đá bóng nửa nảy
  • Phương pháp giảng dạy

Đề ra các phương pháp để khắc phục những sai lầm thường mắc. Xây dựng hệ thống các bài tập. Từ hệ thống bài tập giúp khắc phục các sai lầm khi mới tập luyện kỹ thuật đá bóng.

Tác dụng kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân

Kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân là dùng phần bên trong của lòng bàn chân từ cổ chân tới đốt xương ngón chân cái để đá bóng đi.

Nguyên lý kỹ thuật động tác

Đá bóng nằm tại chỗ ( chia làm 5 bước):

  • Chạy đà thẳng với hướng bóng.
  • Đặt chân trụ
  • Vung chân lăng
  • Tiếp xúc bóng.
  • Kết thúc.

Đá bóng lăn sệt

  • Đá bóng lăn từ phía trước tới: trước hết cần phán đoán thời điểm vung chân và vị trí bóng lăn tới để tiếp xúc bóng được chính xác.
  • Đá bóng đang lăn về trước: chân trụ nên đặt trước về phía trước quả bóng.
  • Trường hợp bóng lăn từ các bên tới về phía chân trụ thì nên đặt chân trụ hơi xa về phía bên của bóng.

Đá bóng nửa nảy

  • Phải đá bóng ngay những quả bóng từ trên cao rơi xuống vừa nảy từ đất lên mà không làm độ ngtác giữ bóng.
  • Trước hết phải phán đoán tốc độ bay và điểm rơi của bóng, từ đó nhanh chóng di chuyển chọn vịtrí cho việc đặt chân trụ

Tập luyện kỹ thuật sút bóng cơ bản

Khi bạn muốn tập kỹ thuật sút bóng cơ bản bằng lòng bàn chân thì bạn có thể mô phỏng không bóng, tại chỗ thực hiện động tác đánh lăng, xoay bẻ bàn chân ra ngoài.

+ Vẽ đường chạy đà và điểm đặt bóng, chân trụ rồi thực hiện kỹ thuật chạy đà, đặt chân trụ, vung chân lăng.

+ Đặt bóng chết: Dùng gầm bàn chân đè lên phía trước của bóng, người kia tập chạy đà rùi đặt chân trụ rồi tiếp xúc bóng.

+ Đặt bóng chết: Đá vào các điểm cố định trên tường và tập từ chậm đến nhanh, từ nhẹ, gần sautăng dần cự ly và lực đá.

+ Tập hai người hoặc với nhiều người sẽ kết hợp di chuyển và đá các loại bóng đang lăn sệt.

+ Tập sút cầu môn với bóng chết và các loại bóng đang lăn sệt.

Lưu ý

Một số sai lầm cầu thủ hay mắc phải khi sút bóng:

+ Đặt chân trụ quá xa bóng

+ Chân trụ đặt quá cao và quá thấp so với bóng

+ Mũi bàn chân trụ không trùng hướng với hướng đá bóng đi

+ Trọng tâm không dồn vào chân trụ và mất thăng bóngằng khiến bóng đi không chính xác.

+ Gối không mở ra ngoài làm cho bàn chân không vuông góc với chân trụ nên điểm tiếp xúccủa bàn chân không đi qua tân bóng làm cho bóng xoáy và bay chệch hướng.

+ Thân trên ngả về phía trước và ra sau quá nhiều nên bóng đi không theo ý muốn.

Nguyên nhân các sai lầm

+ Khái niệm về kỹ thuật không chính xác và mắt không quan sát bóng khi đá.

+ Cảm giác cơ bắp, sự phối hợp toàn thân chưa tốt. Cảm giác không gian chưa được chuẩn xác.

+ Quá căng thẳng khi thực hiện và sức mạnh cơ chân yếu.

Phương pháp khắc phục

+ Xây dựng khái niệm về kỹ thuật chính xác cho người tập. Tậpmô phỏng nhiều lần động tác chạy đà, đặt chân trụ. Mô phỏngnhiều lần động tác tiếp xúc bóng.

+ Bố trí tập theo nhóm để cùng nhau sửa chữa những động tác sai.

+ Tập đá bóng chết rồi lăn sệt vào các mục tiêu cố định trên sân và trên tường.

10 kỹ thuật bóng đá cơ bản bạn phải sở hữu

7. Kỹ thuật bóng đá cơ bản - đá bóng bằng mu bàn chân

Nguyên lý đá bóng bằng mu bàn chân: Chạy đà lệnh 45 độ — Đặt chân trụ — Vung chân trụ — Tiếp xúc bóng

Nguyên lý kỹ thuật đá bóng bằng mu trong bàn chân

Đá bóng nằm tại chỗ

– Do đặc điểm khi tiếp xúc bằng mu trong bàn chân với bóng nên cầu thủ cần chạy đà với hướng bóng khoảng 45 độ.

– Khi chạy cần tăng dần tốc độ, bước chạy ngắn với tần số cao để điều chỉnh ở bước cuối cùng đặt chân trụ

– Động tác lăng chân về phí trước bắt đầu bằng việc lấy khớp hông làm trụ, dùng đùi vung cẳng chân từ sau ra trước. Vùng tiếp xúc với bóng được tính từ ngón chân cái tới phía tỏng mắt các của bạn.

– Sau khi sút bóng rời chân, bạn tiếp tục chạy về phía trước để giảm tốc của cơ thể.

Đá bóng đáng lăn sệt

– Đầu tiên, chúng ta cần căn hướng bóng lăn, phán đoán tốc độ rồi chọn vị trí thích hợp nhất, đảm bảo đúng điểm để đặt chân trụ vào thời điểm tiếp xúc bóng để đá bóng theo hướng mình muốn.

– Khi đá bóng bằng mu trong bàn chân với bóng đang lăn sệt thì mũi bàn chân trụ luôn hướng thẳng với hướng bóng lăn, đầu gối hơi khụyu thấp và thân người nghiêng về trước một bên với bóng.

Hướng dẫn tập luyện kỹ thuật sút bóng bằng mu trong bàn chân

Đây là bài tập theo một lô trình từ chậm đến nhanh và từ dễ đến khó:

– Khi mới tập bạn nên tập không bóng ở giai đoạn chạy đà và đặt chân trụ

– Tập đá bóng tại chỗ bằng mu bàn chân vào các điểm cố định hay cầu môn với cự ly khác nhau

– Tập hai người chuyên bóng cho nhau với bóng nằm tại chỗ và với bóng lăn sệt với các tình huống khác nhau.

  1. Kỹ thuật đá bóng bằng mu giữa bàn chân

Đây là một trong những kỹ thuật cơ bản và được sử dụng phổ biến trong bóng đá. Kỹ thuật đá bóng bằng mu giữa bàn chân có rất nhiều ưu điểm như tạo đường bóng căng, mạnh và có độ chính xác cao.

Ngoài tác dụng chuyền bóng, đây còn là kỹ thuật sử dụng để sút bóng ghi bàn hay phá bóng.

Hướng dẫn thực kỹ thuật đá bóng bằng mu giữa bàn chân:

  • Chạy đà: Bạn nên chạy thẳng hướng bóng, hơi chếc 5 – 10 độ và tăng dần tốc độ với bước chân cuối dài
  • Chân trụ: Chúng ta sẽ đặt chân trụ cách bóng từ 10 – 15 cm(khoảng cách này chúng ta có thể điều chỉnh theo ý mình), lần lượt đặt từ gót chân, mà ngoài và cả bàn chân. Mũi chân trụ thẳng với hướng sút bóng. Đầu gối hợi khuỵu, tòa bộ trong tâm cơ thể dồn vào chân trụ.
  • Chân lăng: Vung chân lăng từ phía sau về trước. Tốc độ cung chân và chạy đà là hai yếu tố quyết định đến uy lực của cú sút bóng.
  • Tiếp xúc bóng: Điểm tiếp xúc là giữa bàn chân với tâm của bóng.
  • Kết thúc: Khi thực hiện xong kỹ thuật đá bóng bằng mu bàn chân, bạn cần chạy thêm một vài bước về phía trước và giảm dần tốc độ.
  1. Kỹ thuật đá bóng bằng mu ngoài bàn chân

Kỹ thuật đá bóng bằng mu ngoài bàn chân hay còn có tên gọi khác là kỹ thuật đá má ngoài. Đây là một kỹ thuật được rất nhiều cầu thủ thi đấu sử dụng và tạo ra những bàn thắng đẹp.

Mục đích sử dụng:

  • Đây là kỹ thuật dùng để chuyền bóng ở cụ lý ngắn
  • Ngoài ra, các cầu thủ còn sử dụng kỹ thuật này để dứt điểm ghi bàn
  • Đây là kỹ thuật mà tạo ra những cú sút đẹp như xoáy, lạng lách
  • Đối với cầu thủ đá bóng chuyên nghiệp thì đây là kỹ thuật sắc bén trong chuyền bóng và dút điểm

Kỹ thuật đá bóng bằng mu ngoài bàn chân gồm 5 bước:

  • Chạy đà: Chân thẳng với hướng bóng và tăng dần tốc độ, bước cuối dài
  • Chân trụ: Đặt ngag hàng với bóng khoảng 10 – 15 cm. Mũi chân trụ thẳng với hướng cần sút. Đầu gối hơi khuỵu, toàn bộ trong tâm dồn vào chân trụ để tạo ra uy lực của cú đá
  • Chân lăng: Bạn cần vung chân từ trước ra sau. Tốc độ vung chân càng mạnh thì cú đá của bạn càng uy lực. Mũi bàn chân xoay về phía chân tiếp theo chạm được tính từ ngón chân út đến mắt cá ngoài của bàn chân. Lên gân và giữ chắc cổ chân.
  • Tiếp xúc bóng: Tâm quả bóng là điểm tiếp xúc được tính từ ngon chân út đến mắt cá ngoài bàn chân.
  • Kết thúc: Khi thực hiện xong kỹ thuật đá bóng bằng mu ngoài bàn chân thì bạn vẫn tiếp tục chạy về phái trước và giảm dần tốc độ.

8. Kỹ thuật bóng đá cơ bản - kỹ thuật đánh đầu

Đây là kỹ thuật mà đa số các thủ đều sợ, vì khi các cầu thủ đánh đầu thì thủ môn thường không đoán được hướng bóng đi.

Để có được những quả đánh đầu đẹp và mạnh thì chúng ta cần tập luyện bật nhảy thường xuyên, cách lấy đà, cách đón bóng,… tất cả các kỹ năng này các em điều được dạy tại lớp học bóng đá cơ bản.

Bước một của kỹ thuật đánh đầu

Khi bạn chuẩn bị nhảy, điều rất quan trọng là luôn để mắt đến trái bóng.

Chuyển dịch đến tư thế sẵn sàng bay, và nhảy lên bằng hai chân.

Bước hai của kỹ thuật đánh đầu

Khi bạn nhảy, tạo lực bằng cách:

+ Uốn đầu gối

+ Cong lưng

+ Đẩy mạnh đầu và thân về phía điểm chạm bóng

+ Giữ cơ cổ căng cứng

Sử dụng tay để giữ thăng bằng, bởi bạn sẽ không đứng trên mặt đất trong hầu hết các pha đánh đầu.

Cẩn thận đừng đưa tay quá cao hay vẫy tay xung quanh, bởi như thế bạn có thể bị trọng tài phạt.

Bước ba của kỹ thuật đánh đầu

Cố gắng đánh đầu ở vị trí bạn nhảy cao nhất.

Làm trái bóng bị rớt sẽ chỉ khiến đối thủ có nhiều cơ hội hơn để đánh bại bạn trên không.

Chạm bóng bằng trán, phần đầu ngay bên trên lông mày.

Hãy chủ động khi bạn chạm bóng và hãy mở mắt.

10 kỹ thuật bóng đá cơ bản bạn phải sở hữu

9. Kỹ thuật bóng đá cơ bản - động tác giả

Đây là kỹ thuật mà các cầu thủ có thể đánh lừa đối phương và tạo cho trận bóng thêm hấp dẫn.

Có rất nhiều cách khác nhau thực hiện động tác giả, trong giới hạn bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu 3 kỹ thuật tiêu biểu. Hãy tự tìm cho bản thân kỹ thuật nào là phù hợp nhất mà anh em có thể vận dụng vào thi đấu. Để một động tác giả đánh lừa được đối phương thì yếu tố tiên quyết là phải trông… như thật. Vì vậy, nếu anh em đang giả vờ chuyền bóng hay sút bóng sang phải trước khi quặt sang bên trái thì phải đảm bảo rằng tư thế cơ thể của mình đang giống như thể hỗ trợ cho động tác chuyền-sút sang phải, ngay cả là hướng nhìn của ánh mắt. Đừng sợ phóng đại các động tác giả này bởi mục đích của nó là thu hút sự chú ý của đối phương. Yếu tố thứ hai để một động tác giả thành công là anh em phải thực hiện nó thật trôi chảy. Chúng ta sẽ chẳng đánh lừa được bất kỳ ai nếu đang thực hiện động tác thì chân vấp phải bóng. Lúc ấy chính chúng ta sẽ trở thành trò cười cho mọi người. Điều thứ ba cần nhớ là thực hiện các động tác giả với tốc độ nhanh nhất có thể. Chúng ta chỉ có 1 giây để làm đối phương hoa mắt, rối trí. Còn động tác giả mà thực hiện kiểu “quay chậm” thì… chẳng còn gì để nói. Sau cùng, để thực hiện tốt các động tác giả thì anh em cần phải có lòng tin ở bản thân. Nếu thiếu tự tin sẽ không thể thực hiện các động tác nhuần nhuyễn. Người viết đã chứng kiến nhiều cầu thủ có kỹ thuật cá nhân rất khá nhưng trong những trận căng thẳng gần như không dám thực hiện động tác lừa bóng nào trên sân vì sợ hỏng.

10. Kỹ thuật bóng đá cơ bản - kỹ thuật bắt bóng

Kỹ thuật cuối mà lớp bóng đá cơ bản muốn giới thiệu đến các bạn là kỹ thuật bắt bóng dành cho các bạn thích làm thủ môn. Thủ môn chính là nhân tố quyết định đến 60% kết quả của một trận đấu.

Do vậy, ngoài việc học các kỹ thuật trên, chúng ta cũng cần tập luyện kỹ thuật bắt gôn nhé.

Bắt bóng xoáy Cách an toàn nhất để bắt dính bóng có độ xoáy là quỳ trên đầu gối của một chân và ôm gọn bóng trong tay. Để bóng không lọt qua khe giữa hai chân thì bạn phải đặt chân còn lại gần sát với đầu gối của chân kia. Với tư thế đó bạn có thể ôm gọn bóng vào ngực. Khi bóng đã được áp sát vào ngực thì bạn hãy hơi nghiêng về phía trước để che chở và đảm bảo bóng an toàn từ đối thủ. Bắt bóng sát mặt đất Nâng đầu gối của chân cách xa bóng hơn và ngã người về phía bóng đang lao tới. Khi bắt bóng, đặt cánh tay gần bóng nhất song song với mặt đất với ngón cái và ngón trỏ làm thành phân nửa hình chữ W, đồng thời dùng tay còn lại ghì bóng xuống mặt đất. Bay người bắt bóng Đây là một trong các kĩ thuật đẹp mắt được sử dụng để bắt bóng. Xét về tính trình diễn, đây là một kiểu bay người cắt kéo tương tự như cú sút kiểu xe đạp chổng ngược. Đầu tiên, bạn nâng đầu gối của chân ở xa bóng hơn, sau đó bay người về phía bóng lao tới. Khi bạn đang bay thì đầu gối của chân ở trên sẽ trở nên linh hoạt trong khi chân còn lại phải được duỗi thẳng ra. Khi bắt bóng thì bạn để tay ở trên quả bóng và tận dụng trái bóng để tiếp đất một cách an toàn. Bóng phải chạm đất trước cơ thể của bạn. Bạn không nên để cơ thể của bạn chạm đất trước theo thói quen. Bắt bóng từ những quả tạt bổng Đối với những đường tạt bóng bổng thì các thủ môn phải là người đầu tiên chạm bóng bởi vì họ có lợi thế được chơi bóng bằng tay. Dùng một chân bật lên trong khi đầu gối của chân còn lại co lên càng cao càng tốt. Điều này sẽ bảo vệ bạn khi bạn va chạm với đối thủ hoặc va chạm với chính đồng đội của mình. Khi bạn đã cầm chặt được bóng thì nhanh chóng áp sát bóng vào ngực và nghiêng người về phía trước.

Bài viết trên đây là những kỹ thuật bóng đá tại lớp học đá bóng cơ bản của Yousport nhằm giúp các em có nền tảng học bóng đá căn bản nhất để học tiếp các kỹ thuật bóng đá nâng cao.

Môt đôi giày đá bóng chất lượng và đẹp sẽ hỗ trợ cho bạn rất nhiều trong việc luyện tập kỹ thuật bóng đá từ dễ đến khó cũng như làm tăng sự tự tin khi chơi bóng cùng đồng đội.

Bạn có thể tìm thấy hầu hết các loại giày đá bóng đỉnh nhất thị trường tại website Yousport.vn - hiện đang là một trong các hệ thống bán đồ thể thao lớn nhất Việt Nam.

Xem tất cả giày đá bóng tại Yousport

Từ khóa » Cách đá Hiệu Quả