10 Kỹ Thuật đi Dây điện âm Tường - âm Trần Của CHUYÊN GIA
Có thể bạn quan tâm
Gần 20 năm nay, cách đi dây điện âm trần âm tường đã phổ biến với lợi ích chính cho mọi công trình là giúp tăng tính thẩm mỹ đồng thời đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Bên cạnh đó cách đi dây điện này cũng giúp bảo vệ hệ thống điện nhà bạn không bị hỏng do các tác động bên ngoài. Vậy chi tiết cách đi ra sao? Bài viết dưới đây Minh Hiếu sẽ chia sẻ với bạn kỹ thuật đi dây điện âm tường âm trần được các chuyên gia khuyên dùng nhất năm 2022 nhé !
Các loại dây điện đi âm tường
Hiện nay hầu hết trong các dự án thi công nhà mới thì sử dụng rất nhiều loại dây điện âm đặt tường, âm trần. Nhưng chung quy lại có 4 loại dây điện đi âm tường – âm trần phổ biến là :
- Dây điện thoại
- Dây điện các loại
- Dây cáp tivi
- Dây cáp mạng ADSL và mạng nội bộ
Với mỗi mục địch, sẽ có cách chọn loại dây điện phù hợp.
Nguyên tắc đi dây điện âm tường – âm trần
Đi dây điện âm tường vừa tránh xảy ra tại nạn do bất cẩn, đặc biệt là nhà có trẻ nhỏ, vừa bảo đảm thẩm mỹ cho ngôi nhà. Tuy nhiên, đi dây không đúng kỹ thuật có thể gây tổn thất, rò điện, và thậm chí nguy hiểm đến tính mạng người sử dụng. Do vậy, cần chú ý một số những điểm sau:
Nên làm
Các nguyên tắc đi dây điện âm tường:
- Luồn dây trong ống với mật độ chiếm chỗ của dây so với tiết diện ống dưới 75%.
- Dùng ống luồn đàn hồi với hệ thống dây dẫn điện lắp đặt tại những nơi như trần la phông, hay trần thạch cao, tường gạch ống…
- Sử dụng màu riêng biệt đối với hệ thống nối đất (nên chọn dây màu xanh sọc vàng hay vàng sọc xanh).
- Sử dụng màu giống nhau đối với các dây nóng của cùng 1 đường điện phân phối, khác nhau với 2 đường điện phân phối (dây nóng của đường phân phối một có màu đỏ, dây nóng đường phân phối hai có màu vàng).
- Luồn dây điện trong các ống nhựa. Các ống này phải bảo đảm cứng, chịu lực & chống thấm nước.
- Đi dây ở những nơi khô ráo, tránh xa các nguồn nhiệt lớn hơn 70ºC
- Chia đường điện thành nhiều nhánh để dễ dàng thao tác ngắt điện cục bộ từng khu vực khi thay, lắp hoặc sửa chữa.
Không nên làm
Không nên làm trong nguyên tắc đi điện âm tường:
- Đặt dây điện tại những vị trí có thể đóng đinh, khoan lỗ.
- Đi âm trong nền của tầng trệt, mà không bảo đảm cố định với tường khi bị lún.
- Sử dụng chung với cáp truyền hình, đường điện thoại trong thiết kế phòng khách.
- Có mối nối khi đi đường dây điện âm tường.
- Đặt dây sâu quá 1/3 độ dày của tường
- Dùng ống dẫn nước, dẫn gas để làm ống luồn cho đường dây điện..
10 kỹ thuật đi dây điện âm tường – âm trần của chuyên gia
Đi dây điện âm tường sẽ tránh được nhiều tai nạn về điện và an toàn với trẻ nhỏ, đảm bảo tính thẩm mỹ cho ngôi nhà. Tuy nhiên nếu bạn làm không đúng kỹ thuật sẽ gây rò điện, thậm chí gây cháy chập điện rất nguy hiểm đến tính mạng. Theo các chuyên gia trong ngành sửa chữa điện thì bạn nên:
1/ Tính toán số lượng & quy cách dây cho phù hợp
Tùy theo số lượng đèn và máy móc cũng như thiết bị bạn cần sử dụng để tính toán số lượng cũng như đưa ra quy cách dây cho phù hợp và an toàn.
Trục dây chính từ đồng hồ đi lên hết các tầng theo kiểu xương sống sẽ có tiết diện cáp từ 6mm → 11mm (tuỳ thuộc vào tổng công suất sử dụng các thiết bị) đến từng tầng có CB ngắt tầng. Từ CB ngắt tầng chia ra các phòng và mỗi phòng lại có CB ngắt phòng riêng.
Quy cách dây nối từ CB tầng cho các CB phòng phải từ cáp 4mm, dây cấp cho bóng đèn là dây 1,5mm , dây cấp cho ổ cắm là 2.5mm. Ngoài ra còn có dây te hay dây mát (dây khử điện rò, chống giật) đi vào từng ổ cắm và nối với cọc đồng chôn trong đất (cọc te) tiết diện dây này từ 1.5mm → 4mm.
2/ Nên chia thành nhiều nhánh để dễ thay lắp & sửa chữa
Thứ ba đó là đường điện đi bên trong tường nên chia thành nhiều nhánh khác nhau để dễ thao tác, ngắt điện cục bộ từng khi vực, như vậy bạn có thể dễ dàng thay lắp hay sửa chữa khi cần thiết.
3/ Chọn ống gen dây điện đảm bảo
Nên luồn dây điện trong các ống nhựa, các ống này phải đảm bảo độ cứng, có khả năng chịu lực và thấm nước tốt, như vậy sẽ không dẫn đến tình trạng chập điện hay ảnh hưởng đến chất lượng của dây điện trong quá trình sử dụng. Và bạn nên nhớ mật độ chiếm chỗ của dây so với tiết diện ống dưới 75%.
4/ Đi dây điện ở nơi khô ráo
Thứ năm đó là khi bạn đi dây điện trong tường, bạn nên chọn những nơi khô ráo. Tránh xác các nguồn nhiệt lớn hơn 70 độ C để đảm bảo an toàn khi sử dụng.
5/ Chọn ống gen đàn hồi với trần thạch cao, trần la phông
Với những không gian như trần la phông, trần thạch cao, tường gạch ống. Bạn nên chọn ống luồn đàn hồi với hệ thống dẫn điện lắp đặt, như vậy sẽ an toàn hơn.
6/ Đồng nhất cách chọn màu dây điện
Bạn nên dùng màu giống nhau đối với các dây nóng của cùng một đường điện phân phối, khác nhau với hai đường điện phân phối (dây nóng của đường phân phối 1 có màu đỏ, dây nóng đường phân phối 2 có màu vàng).
7/ Không đặt dây điện ở vị trí có thể tác động
Tuyệt đối không được đặt dây điện trong tường ở những vị trí có thể đóng đinh hay khoan lỗ. Như vậy sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống điện của nhà bạn cũng như gây nguy hiểm khi sử dụng.
Đặc biệt không được có mối nối khi đi dây điện âm trần – âm tường.
8/ Không nên đặt dây điện sâu quá 1/3 độ dày của tường
Không nên đặt dây điện sâu quá 1/3 độ dày của tường, như vậy sẽ tiện lợi hơn khi cần sửa chữa nếu gặp sự cố. Tuy nhiên nếu đặt nông quá sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ của tường cũng như toàn bộ không gian ngôi nhà của bạn.
9/ Không sử dụng chung với đường điện thoại, cáp
Không sử dụng chung đường điện thoại, cáp truyền hình trong thiết kế phòng khách. Vì đây là hai đường điện riêng, cần thay đổi cũng như sửa chữa thường xuyên, tốt nhất bạn nên để ngoài tường.
10/ Không đi dây điện âm trần ở nơi có độ lún không ổn định
Đi âm trong nền của tầng trệt, mà không đảm bảo cố định với tường khi bị lún.
Trên đây là tổng hợp thông tin chi tiết cách đi dây điện âm trần – âm tường chuẩn & an toàn tuyệt đối. Nếu bạn có khó khăn gì trong việc lắp đặt và sửa chữa điện nước tại nhà. Hãy liên hệ ngay với sửa điện Minh Hiếu để được tư vấn ngay nhé.
Hotline tư vấn miễn phí 24/7 : 0987.026.338
Tuyền VũTôi là Vũ Tuyền – kỹ thuật viên điện nước. Với hơn 10 năm trong nghề làm điện nước dân dụng, sửa chữa các thiết bị điện – nước như máy bơm, bồn cầu, quạt, vòi tắm – vòi chậu rửa… và chuyên nhận lắp đặt mới điện nước tại khu vực Hà Nội. Tôi và đội ngũ thợ lành nghề của Minh Hiếu đã trực tiếp thực hiện lắp đặt – sửa chữa cho rất nhiều công trình, rất nhiều thiết bị bị hư hỏng. Các loại đường ống nước từ cũ đến hiện đại đều đã được thực thi trực tiếp nhiều lần. Tôi muốn chia sẻ những kinh nghiệm và cách làm hiệu quả nhất đến mọi người để có thể tự khắc phục những lỗi đơn giản. Giúp tiết kiệm chi phí hơn
Comments
comments
Từ khóa » Cách Rải Dây điện
-
HƯỚNG DẪN KÉO DÂY ĐIỆN ÂM TƯỜNG TIÊU CHUẨN 5 SAO P1
-
Kỹ Thuật đi ống, Luồn Dây điện âm Tường Cho Nhà Phố, Nhà Cấp 4
-
Cách đi Dây điện âm Tường Trong Nhà An Toàn, đúng Kỹ Thuật
-
Hướng Dẫn Cách đi Dây điện âm Tường An Toàn Và Khắc Phục Sự Cố ...
-
Hướng Dẫn Cách đi Dây điện Âm Tường đúng Kỹ Thuật
-
Hướng Dẫn Chi Tiết Cách đi Dây điện âm Tường Cho Nhà ở Dân Dụng ...
-
Hướng Dẫn Cách đi Dây điện Trong Nhà đẹp, An Toàn
-
Cách đi Dây điện âm Sàn, đi Dây điện Nổi An Toàn | Cơ điện Trần Phú
-
Thợ đi Dây điện âm Trần - Cách đi Dây điện Trên Trần Thạch Cao
-
Đi Dây điện Qua Cột Bê Tông Nên Hay Không?
-
Kinh Nghiệm đi Dây điện An Toàn Cho Gia đình
-
Biện Pháp Thi Công Kéo Cáp điện An Toàn, Hiệu Quả 2021
-
VI. BIỆN PHÁP THI CÔNG KÉO RẢI DÂY - Tài Liệu Text - 123doc