10 Loại Công Thức Mỹ Phẩm Khác Nhau Cần Phải Biết Phân Biệt
Có thể bạn quan tâm
Trong khi có hàng ngàn loại sản phẩm mỹ phẩm khác nhau thì thực sự chỉ có 10 loại công thức mỹ phẩm khác nhau được bào chế. Dưới đây là tổng quan ngắn về những loại này bao gồm định nghĩa về chúng, cách bào chế chúng và chúng được sử dụng trong trường hợp nào. Nếu là một nhà bào chế thì cần phải nắm rõ đặc điểm của mỗi loại.
10 dạng sản phẩm mỹ phẩm
Danh mục cơ bản của các công thức mỹ phẩm gồm có:
- Dung dịch
- Kem/ Nhũ tương
- Dạng lotion
- Thuốc mỡ
- Hỗn dịch
- Viên nén
- Dạng bột
- Dạng gel
- Dạng thanh
- Dạng xịt
Dung dịch
Đây là dạng công thức mỹ phẩm đơn giản nhất và được sử dụng cho một loạt sản phẩm như dầu gội, sữa tắm, dung dịch rửa tay, nước hoa,…Chúng là hỗn hợp đồng nhất của các thành phần có thể hòa tan được. Để tạo ra một dạng dung dịch cần sử dụng dung môi chính dùng để pha loãng (thường là nước), sau đó phối hợp các thành phần còn lại vào dung môi pha loãng. Đôi khi cần đun nóng nhẹ để gia tăng tốc độ hòa tan của các thành phần.
Kem/ Nhũ tương
Phần lớn các mỹ phẩm sử dụng nguyên liệu chưa tinh chế, không tương thích, do đó kem hay nhũ tương được sử dụng. Nhũ tương là hỗn hợp gần như ổn định của các chất lỏng không đồng tan được phân tán trong một chất lỏng khác. Chúng được sử dụng cho các sản phẩm như kem dưỡng ẩm tay, sản phẩm trang điểm, dưỡng tóc, kem chống nắng… Để bào chế dạng kem, cần ba thành phần trong công thức gồm có pha dầu, pha nước và chất nhũ hóa. Các công thức được thực hiện bằng cách đun nóng pha dầu và pha nước riêng biệt, sau đó phối hợp chúng lại với nhau (cùng với chất nhũ hóa) khi chúng đang nóng và làm nguội lại bằng cách hòa trộn kỹ. Kết quả thu được là dạng kem với các hạt nhỏ phân tán trong pha dùng pha loãng.
Lotion
Kem không phải lúc nào cũng thích hợp để sử dụng do nó đặc và gây nhờn. Trong những trường hợp này, dạng lotion thích hợp để sử dụng. Lotion cơ bản là dạng kem lỏng hơn. Chúng được sử dụng cho kem dưỡng ẩm mặt, dưỡng tóc, chất làm sạch dưỡng ẩm. Do chúng là nhũ tương nên cách bào chế tương tự như kem. Nhìn chung, lotion dễ làm hơn do không phải lo lắng về việc nhũ tương có đủ sệt lại khi nguội hay không.
Hỗn dịch
Hỗn dịch là dạng sản phẩm khác để phân bố các thành phần không tương thích. Không giống như kem, chúng là những sản phẩm đặc thù với các hạt nhìn thấy như hạt gelatin hoặc các chất khoáng vô cơ (ví dụ titan dioxid) lơ lửng trong đó. Chúng được sử dụng cho kem chống nắng, sản phẩm rửa tay hoặc dầu gội. Để bào chế dạng này cần một polyme hoặc chất treo để tạo ra công thức có cấu trúc lơ lửng bên trong. Các thành phần như carbomer hoặc bentonite rất hữu dụng để bào chế hỗn dịch.
Thuốc mỡ
Đây là những sản phẩm siêu đặc được dùng cho các sản phẩm làm tóc và sản phẩm điều trị cho da. Thông thường, chúng là dạng khan (không chứa nước) và dính, nhờn. Một số thành phần thường được sử dụng để tạo ra dạng nhão là petrolatum, lanolin hoặc dimethicone. Việc bào chế dạng này đơn giản chỉ cần đun nóng các nguyên liệu chưa tinh chế và phối hợp nhanh chóng chúng cho đến khi chúng được phân tán.
Viên nén và viên nang
Dạng sản phẩm khác thường được sử dụng để tạo ra các mỹ phẩm có màu là viên nén. Chúng là các chất rắn được pha trộn, kết hợp lại với nhau bằng cách dập thành một hình dạng nào đó. Cần phải có thiết bị đặc biệt để bào chế dạng này. Nhìn chung các sản phẩm dạng này thường có chi phí cao.
Dạng bột
Đây là một trong những dạng sản phẩm phổ biến nhất đối với các mỹ phẩm có màu. Dạng bột cũng được dùng cho các sản phẩm như phấn em bé và phấn chân. Chúng chỉ là các hỗn hợp của các nguyên liệu rắn chưa tinh chế được phối hợp lại với nhau thành dạng bột mịn. Một số thành phần đặc trưng gồm có talc, silicate và starch. Thiết bị đặc biệt cần để bào chế các sản phẩm dạng này thành dạng bột mịn có thể gây nguy hiểm.
Gel
Một dạng phổ biến khác của các sản phẩm mỹ phẩm là gel. Những sản phẩm này đặc, thường trong suốt và có thuộc tính biến dạng được. Điều này có nghĩa là chúng duy trì dạng đặc cho đến khi sử dụng lực làm chúng thành lớp mỏng hơn và có thể chảy được. Gel được sử dụng cho các sản phẩm dùng cho tóc, sữa tắm, sản phẩm cạo râu và kem đánh răng. Chúng được bào chế bằng cách sử dụng tác nhân tạo gel như polyme acrylic, gum tự nhiên hoặc chất làm đặc cellulosic.
Dạng thanh
Đôi khi cần phải tạo ra một sản phẩm mà người tiêu dùng không cần phải chạm vào thành phần của nó, ví dụ như son môi hoặc sản phẩm lăn khử mùi. Trong những trường hợp này, sản phẩm dạng thanh được sử dụng. Dạng thanh là dạng phân bố rắn, giúp phân phối các thành phần hoạt tính thông qua hành động cọ xát. Cách để bào chế ra chúng là sử dụng phần lớn các nguyên liệu có dạng rắn ở nhiệt độ phòng. Những thành phần này được đun nóng cho tới khi chúng tan chảy, được hòa trộn và đổ vào khuôn hoặc bao bì chứa cuối cùng. Khi chúng nguội lại, chúng sẽ có hình dạng của bao bì chứa.
Dạng xịt
Dạng xịt là dạng đóng gói của nhiều hơn một loại công thức mỹ phẩm. Có thể tạo ra dạng xịt đối với hầu hết bất kì công thức mỹ phẩm nào nếu có bình chứa, khí đẩy và vòi phun. Chúng gồm có chất lỏng và khí đẩy. Để bào chế, trước tiên cần tạo ra công thức cho bất kỳ mỹ phẩm nào mong muốn, sau đó cho chúng vào bình chứa và sử dụng khí đẩy thích hợp để tạo áp suất khi ấn bình chứa. Gần đây, theo quy định VOC (các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi) đã giảm việc sử dụng các dạng xịt đối với các sản phẩm mỹ phẩm.
Từ khóa » Công Thức Mỹ Phẩm
-
CÔNG THỨC MỸ PHẨM - CÁCH LÀM MỸ PHẨM THIÊN NHIÊN
-
Lưu Trữ Công Thức Làm Mỹ Phẩm - 3C SHOP
-
Kho Công Thức Mỹ Phẩm 3C - 3C SHOP
-
Công Thức Mỹ Phẩm
-
Dạy Công Thức Mỹ Phẩm Từ Cơ Bản đến Chuyên Nghiệp
-
CÔNG THỨC MỚI - Nguyên Liệu Làm Mỹ Phẩm
-
Top 10 Cách Tự Làm Mỹ Phẩm Tự Nhiên Tại Nhà, Công Thức Của Các ...
-
Hướng Dẫn Làm Mỹ Phẩm - Học Làm Mỹ Phẩm Handmade Chuyên ...
-
Dạy Công Thức Làm Mỹ Phẩm Từ Cơ Bản Tới Cao Cấp
-
Tư Vấn Công Thức Mỹ Phẩm - Cung Cấp Nguyên Liệu Mỹ Phẩm Giá Sỉ
-
Công Thức Mỹ Phẩm
-
Công Thức Mỹ Phẩm - NGHIÊN CỨU THUỐC
-
CÔNG THỨC - Organic Group
-
Ở đâu đa Dạng Công Thức Mỹ Phẩm Nhất Hồ Chí Minh - Hà Nội