10 Loại Virus Máy Tính Phổ Biến Và Nguy Hiểm Cần Biết để Phòng Tránh
Có thể bạn quan tâm
- Techblog
- Security
Trong thế giới ảo hiện nay, chúng ta không thể tránh khỏi sự đe dọa thường xuyên mang tên virus máy tính. Các loại virus máy tính này đã bắt đầu phát triển từ vài thập kỷ trước, ngày càng biến hóa tinh vi và không ngừng gây nguy hại cho hệ thống máy tính mà chúng ta đang sử dụng. Sau đây Bizfly Cloud sẽ nêu ra 10 loại virus máy tính thường gặp phổ biến và nguy hiểm cần biết để phòng tránh và tác hại của chúng.
1. Virus Hijacker tấn công trình duyệt
Khi bị nhiễm loại virus máy tính này bạn có thể gặp phải hiện tượng như khi nhập một địa chỉ trên trình duyệt và máy tính tự động nhảy qua nhiều trang web khác nhau. Máy tính thường rất dễ bị nhiễm Hijacker bởi virus này có trong rất nhiều các chương trình, phần mềm miễn phí mà bạn tải xuống. Virus này thường có chứa từ "search" trong tên của các chương trình. Cài đặt một chương trình bảo vệ có thể giúp máy tính loại bỏ gần như toàn bộ các virus này.
2. Virus File infector lây lan qua file
Đây là một trong những loại virus máy tính phổ biến nhất. Các virus này thường có trong các file lưu trữ, vì vậy, chúng sẽ "bám" vào các file mà bạn thường xuyên sử dụng. Mỗi khi bạn mở hay chạy file cũng đồng nghĩa với việc chạy các virus đó, từ đó mã độc sẽ lây nhiễm cho các file trên máy tính dẫn đến virus "ăn" toàn bộ file trên hệ thống.
3. Virus Macro
Virus Macro (Macroinstruction) là một dạng biến thể của virus máy tính lây qua file. Loại virus này thường đi kèm các file trong các chương trình hỗ trợ macro. Một số ví dụ điển hình là Microsoft Word, Excel và PowerPoint, mọi người thường vô tình tải xuống từ tệp đính kèm trong email. Macro sẽ lây lan, sao chép và có thể gửi bản sao của chúng đến danh bạ của người dùng bị tấn công. Windowss
Bạn có thể phòng chống virus Macro bằng cách sử dụng các phần mềm chống virus, tắt tính năng Macro hoặc kiểm tra Macro trước khi sử dụng trong các tài liệu.
4. Virus đa hình - Polymorphic Virus
Các virus máy tính polymorphic thường rất khó để loại bỏ. Có thể giải thích cho tình trạng này như sau: Các chương trình bảo vệ thường quét mã để xác định virus, nhưng loại virus đặc biệt này có khả năng tự mã hóa và thay đổi mã của chính chúng. Các virus đa hình cũng thay đổi hoạt động theo thời gian một cách ngẫu nhiên hoặc theo thuật toán. Vì virus đa hình có thể lẩn tránh tinh vi nên bạn cần tìm các phần mềm diệt virus có cơ chế quét sâu để phòng tránh.
5. Virus đa phần - Multipartite Virus
Virus đa phần - Multipartite Virus hoạt động rất khó đoán nên không dễ xử lý chúng
Virus máy tính multipartite lây lan theo nhiều cách khác nhau, hoạt động của những virus này sẽ phụ thuộc vào kiểu hệ điều hành bạn sử dụng, các chương trình đang chạy hoặc các file đặc biệt. Các hoạt động của loại virus này cũng rất khó đoán, do đó việc xử lý chúng cũng không hề dễ dàng.
6. Virus tấn công trực tiếp
Mặc dù loại virus máy tính này trước đây từng được xem là một "kẻ hủy diệt" nhưng cho đến hiện tại, virus đã không còn gây "khiếp sợ"như trước kia nữa. Virus sẽ chỉ được kích hoạt khi file hoặc chương trình chứa nó hoạt động mà thôi. Một khi chương trình đó không được sử dụng, virus sẽ không còn hoạt động nữa. Hầu hết các phần mềm bảo vệ có thể ngăn chặn và loại bỏ loại virus này.
7. Boot Sector Virus – Virus trong rãnh ghi khởi động
Loại virus máy tính này khá phổ biến khi việc sử dụng đĩa mềm để khởi động máy tính còn thông dụng. Mặc dù chúng không còn lây lan rộng rãi trong khoảng thời gian này nhưng máy tính vẫn có nguy cơ bị những virus này tấn công. Nếu máy tính bị lây nhiễm, virus sẽ hoạt động khi máy được khởi động, chương trình virus được gắn với menu khởi động.
8. Virus Web Scripting
Các virus máy tính này có trong các chương trình được sử dụng để hiển thị một trang web. Vị trí hiển thị hình ảnh, video, các liên kết và bố cục của trang web đều sử dụng coding. Các phần thông tin này có thể thay đổi nhằm tấn công máy tính của bạn khi bạn click vào link hoặc website độc hại. Một trang web có thể vô tình lưu trữ mã độc do bên thứ ba thêm vào, vì vậy bạn nên cẩn thận khi truy cập bất kỳ trang web nào. Các chương trình bảo vệ chất lượng thường sẽ có các tính năng phát hiện website độc hại đi kèm.
9. Virus bộ nhớ
Dạng virus máy tính này có tính phá hoại rất lớn. Chúng có thể tự nhúng vào bộ nhớ và hoạt động trong đó. Điều này có nghĩa là bất cứ khi nào bạn chạy hệ điều hành thì cũng chạy luôn cả virus. Các virus này gây ra các tác động khác nhau, nhưng về cơ bản chúng sẽ "ăn" dần không gian trên máy tính để phục vụ cho hoạt động của chính các virus đó bằng cách phá hủy và xóa các tệp của bạn.
10. Virus FAT
Virus máy tính FAT phá hủy hệ thống phân bổ file, nơi chứa thông tin file và nơi các file tồn tại. Virus FAT thậm chí còn phá hủy các file và toàn bộ thư mục chứa chúng.
Hiện nay, hầu hết các loại virus máy tính chỉ hoạt động trên các hệ điều hành Windows, nhưng ngoài ra, cũng xuất hiện thêm rất nhiều virus tấn công các hệ điều hành như Android, Macintosh, iOS và thậm chí cả Blackberry. Để tránh những vi-rút phá hoại này, bạn phải luôn luôn cài đặt một chương trình bảo vệ tối ưu cho máy tính và các thiết bị điện tử.
Theo www.toptenreviews.com
>> Có thể bạn quan tâm: 4 công cụ diệt virus thích hợp cho doanh nghiệp SMB chạy Window 10
Kể từ ngày 05/11/2018, VCCloud chính thức đổi tên thành Bizfly Cloud - là nhà cung cấp các dịch vụ đám mây hàng đầu tại Việt Nam hiện nay với các dịch vụ nổi bật như: Bizfly Cloud Server, Bizfly CDN, Bizfly Load Balancer, Bizfly Pre-built Application, Bizfly Business Mail, Bizfly Simple Storage. Hãy tăng tốc thích nghi cho doanh nghiệp cùng các giải pháp công nghệ của Bizfly Cloud tại đây.SHAREFacebookTwitterĐược quan tâm
SecurityCloud Server Linux là gì? Ưu nhược điểm...
Sa Phạm20-12-2021Security3 Tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp...
Bizfly Cloud20-12-2021SecurityChuyển đổi số ngành tài chính - doanh...
Bizfly Cloud20-12-2021Bizfly Cloud
Bài viết liên quan
ARP Spoofing là gì? Làm thế nào để phát hiện và ngăn chặn? SIEM là gì? Cách hoạt động và tại sao nó lại quan trọng pfSense là gì? Lợi ích mang lại và hướng dẫn cách sử dụng CSRF là gì? Cách hoạt động và phòng chống tấn công hiệu quả Lỗi SSL Handshake Failed là gì? Cách phát hiện và khắc phục hiệu quả DNSSEC là gì? Cách hoạt động của công nghệ bảo mật hàng đầu hiện... Ping of death là gì? Cách phát hiện và phòng tránh tấn công Clickjacking attack là gì? Cách phát hiện và phòng tránh hiệu quả 5 Cách khắc phục lỗi “Không thể truy cập trang web này” hiệu quả... Hyperjacking là gì? Làm thế nào để ngăn chặn Hyperjacking tấn công Kerberos là gì? Khái niệm và cách thức hoạt động của giao thức Kerberos Hướng dẫn cài đặt Google Authenticator trên máy tính Windows chi tiết IP Spoofing là gì? Cách nhận biết và phòng tránh IP Spoofing hiệu quả WEP là gì? Cách hoạt động và sự khác biệt so với WPA DNS Hijacking là gì? Làm thế nào để phát hiện và phòng tránh? 10 Nguyên nhân gây ra các lỗ hổng bảo mật website Tường lửa là gì? Vì sao tường lửa là biện pháp bảo mật tiên... Phân tích bảo mật là gì? Lợi ích của phân tích bảo mật mang... Các kiểu tấn công từ chối dịch vụ phổ biến từ trước đến nay Bot là gì? Lợi ích mà Bot mang lại cho doanh nghiệp Lỗ hổng bảo mật liên quan tới phần mềm mật khẩu Keepass Cách bảo mật tài khoản Telegram để không bị hacker tấn công Tin tức mới nhất về update bản vá hàng tháng của Microsoft Top 10 cuộc tấn công ứng dụng web phổ biến và giải pháp tăng... Tấn công DDoS - kẻ hủy diệt thầm lặng và cách để doanh nghiệp... Máy tính bị nhiễm mã độc và bị lợi dụng phục vụ các đợt... 12 cách nâng cấp website tăng cường bảo mật Những dấu hiệu Website của bạn đang bị tấn công Những thách thức lớn nhất về bảo mật trên nền tảng đám mây vào... 9 dấu hiệu cảnh báo sớm ransomware Danh mục- Kiến thức cơ bản
- Tin công nghệ
- Dịch vụ Cloud Computing
- Cloud Server
- CDN
- Load Balancer
- Auto Scaling
- Container Registry
- Kubernetes
- Call Center
- Business Email
- Simple Storage
- VOD
- VPN
- Traffic Manager
- Cloud VPS
- Videos
- Tin Tức
- Security
- Development
- Q&A cùng Bizfly Cloud
- Q&A về Bizfly Cloud Server
- Thao tác kết nối tới server
- Videos
- Q&A về Bizfly Business Email
- Videos
- Q&A về Bizfly Cloud Server
- Case Study
- Sys-Ops
- Infographic
- Thủ thuật
- Tool support
- Giải pháp doanh nghiệp
- Chuyển đổi số
- Software Engineering
- Videos
Từ khóa » Top 10 Virus Máy Tính Nguy Hiểm Nhất
-
Virus Máy Tính Là Gì? Cách Phòng Chống Virus Máy Tính Hiệu Quả
-
10 Virus Máy Tính Nguy Hiểm Nhất Mọi Thời đại | Báo Dân Trí
-
Những Virus Máy Tính đáng Sợ Nhất Từ Trước Tới Nay
-
10 Virus Máy Tính Nguy Hiểm Nhất Thời đại - Báo Thanh Niên
-
Virus Máy Tính Là Gì? Top 6 Loại Virus Máy Tính Nguy Hiểm Nhất ...
-
10 Virus Máy Tính Nguy Hiểm Nhất Mọi Thời đại - SmallNET ...
-
Những Loại Virus Máy Tính Nguy Hiểm Nhất Trong Lịch Sử
-
Top 10 Virus Gây Thiệt Hại Nhiều Nhất Cho Mạng Máy Tính Trên Toàn ...
-
Top 5 Kỳ Lạ Schannel - 5 VIRUS MÁY TÍNH NGUY HIỂM Làm Cả Thế ...
-
Virus Máy Tính Nguy Hiểm Nhất
-
Những Loại Virus Nguy Hiểm Nhất Trong Lịch Sử - Báo Lao động
-
Virus Máy Tính Nguy Hiểm Nhất
-
Top 10 Loại Virus Máy Tính Nguy Hiểm Nhất Năm 2000 - VnExpress