10 LỜI KHUYÊN TỪ CÁC CHUYÊN GIA NUÔI DẠY CON

Có rất nhiều trang web, sách và ấn phẩm bàn luận về kỷ luật với con cái khiến bạn có thể cảm thấy choáng ngợp. Khi bạn đang cố gắng giải quyết các vấn đề về hành vi của con, điều quan trọng là tìm kiếm thông tin đáng tin cậy.

Để giúp bạn có câu trả lời về chiến lược kỷ luật nào hiệu quả nhất, các chuyên gia về nuôi dạy con cái đã đưa ra những mẹo quan trọng sau đây:

1. Chấp Nhận Rằng Con Bạn Có Thể Giận Dỗi Bạn

Hãy là một người cha/ mẹ, thay vì là người bạn ngang hàng. Điều này có nghĩa là bạn không nên e ngại việc trở thành “kẻ xấu”.

Đôi khi con có thể giận bạn. Hãy đối mặt với điều đó với nó. Chấp nhận việc con không đồng tình với bạn và thật khó để thỏa hiệp. Nếu không, làm sao con có thể học được cách đối phó với những thăng trầm của cuộc sống? Không ai thành công ở tất cả mọi thứ. Đôi khi, bạn phải thất bại để có thể thành công.

2. Đối Xử Với Con Một Cách Tôn Trọng

Không xúc phạm hoặc đánh đập: Trẻ em học hỏi từ người lớn, lạm dụng hoặc đánh chỉ dạy chúng xử lý xung đột bằng sự hung hăng và xấu tính.

Nếu bạn cảm thấy cực kỳ tức giận lúc nào đó, hãy dành thời gian để ra ngoài và nguôi giận, quay lại sau đó và có kế hoạch kỷ luật phù hợp. Nếu bạn mất bình tĩnh, hãy thú nhận và nói rõ rằng bạn ước gì mình đã không làm vậy.

3. Nhìn Vào Bức Tranh Tổng Quan

Một khi con bạn bước vào tuổi thiếu niên, đừng để bị sa đà vào các chi tiết bằng cách tập trung quá nhiều vào các hành vi và tâm trạng mỗi ngày của con.

Tại thời điểm này, hãy thường xuyên nhắc nhở bản thân rằng con bạn sẽ sớm có thể phải tự lập và tự quyết định các mối quan hệ của nó, bao gồm với bạn, trong cả quãng đời còn lại. Bạn càng tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ dân chủ trong những năm thiếu niên, thì đứa con sắp trưởng thành của bạn sẽ càng trân trọng và đánh giá cao bạn trong nhiều năm tới.

4. Đưa Ra Hướng Dẫn Hiệu Quả

Nếu bạn phải nói với con mình điều gì đó mà đã lặp đi lặp lại nhiều lần, vậy thì cách đó không hiệu quả. Hãy chắc chắn rằng con có sự phản hồi, thay vì bạn đang huấn luyện chúng cách phớt lờ bạn.

5. Sử Dụng Hậu Quả Tự Nhiên

Hãy sử dụng những hậu quả tự nhiên nếu có thể. Cha mẹ có thể cảm thấy họ phải trừng phạt những đứa trẻ vì mắc sai lầm hoặc hành vi sai trái, hơn là để chúng diễn ra trong cuộc sống thực.

Nếu con bạn không chịu mặc áo khoác, hãy để nó bị lạnh. Nếu nó không dọn phòng, hãy để đồ chơi của nó bị thất lạc. Đôi khi ta khó cưỡng được việc phạt trẻ, như lấy đi máy chơi điện tử hoặc cắt thời gian xem TV, bởi vì ta không thực sự tin rằng hậu quả tự nhiên sẽ hiệu quả. Nhưng theo thời gian, những hậu quả đó sẽ có cách định hình hành vi.

6. Cùng Nhau Giải Quyết Vấn Đề

Giải quyết vấn đề có thể thay thế hình phạt trong việc phát triển hành vi có trách nhiệm và tôn trọng.

Trừng phạt là một hình thức ép buộc được sử dụng để khiến trẻ em làm theo ý chúng ta. Tuy nhiên nó không có tác dụng cho phát triển tính cách và sự đồng cảm ở trẻ. Trên thực tế, đó là một cách để tạo ra những kẻ bắt nạt. Trẻ em rất khó để học qua sự sợ hãi và ép buộc. Những hành vi xấu của trẻ nhằm cho chúng ta biết rằng chúng đang CÓ vấn đề, đứa trẻ không phải LÀ vấn đề. "

7. Sử Dụng Kỷ Luật Để Dạy, Không Phải Để Phạt

Hãy hiểu ý nghĩa của từ kỷ luật. Đó là sự dạy dỗ và giáo dục, không phải là trừng phạt, đe dọa và huấn luyện. Hãy nghĩ bạn là một giáo viên và cho con bạn thấy bạn tôn trọng chúng bằng cách giải thích vì sao cần đặt ra giới hạn. Giúp chúng hiểu đó là vì lợi ích của chính chúng. Sự tôn trọng là cánh cổng dẫn đến sự hợp tác của con bạn.

8. Khen Ngợi Hành Vi Tốt

Có vẻ khó tin khi bạn dường như đang đấu tranh với con, nhưng thực sự con trẻ muốn làm hài lòng cha mẹ. Không gì khiến trẻ hạnh phúc hơn niềm tự hào khi nhận được lời khen ngợi từ mẹ hoặc cha. Mong muốn làm hài lòng cha mẹ này mạnh mẽ đến mức nó kéo dài đến tuổi trưởng thành.

9. Tuân Thủ Kỷ Luật

Hãy kiên định. Kỷ luật không nhất quán thực sự có thể củng cố các hành vi tiêu cực bởi vì con bạn sẽ lợi dụng sự không thống nhất đó.

10. Xem Hành Vi Sai Trái Như Một Dấu Hiệu Con Bạn Có Khó Khăn

Vấn đề của đứa trẻ là nó cần và muốn điều gì đó, nhưng lại không biết làm cách nào để thể hiện ngoài hành vi sai trái. Cha mẹ thường gặp khó khăn với hành vi của con. Thật không may, chúng ta lại bắt đầu bằng cách cố gắng giải quyết vấn đề của chính mình, thay vì tìm hiểu để giải quyết vấn đề của đứa trẻ.

Nguồn: 10 Tips From Parenting Experts, Verywell Family

Hãy liên hệ với số hotline 0977.729.396 của Viện ngay hôm nay để được tư vấn tận tình.

Hình ảnh một số bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý được đào tạo bài bản và giàu kinh nghiệm của Viện Tâm Lý Việt - Pháp:

GS. TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc

GS. TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc

GS. Agnes Florin

GS. Agnes Florin

PGS.TS.BSCKII Võ Văn Bản

PGS.TS.BSCKII Võ Văn Bản

TS. Ngô Thanh Huệ

TS. Ngô Thanh Huệ

PGS.TS. Trần Thành Nam

PGS.TS. Trần Thành Nam

PGS. TS. Trần Văn Công

PGS. TS. Trần Văn Công

TS. BS. Cao Văn Tuân

TS. BS. Cao Văn Tuân

TS. BS. Vũ Thy Cầm

TS. BS. Vũ Thy Cầm

PGS. TS. Lê Văn Hảo

PGS. TS. Lê Văn Hảo

PGS. TS. Bùi Thị Thúy Hằng

PGS. TS. Bùi Thị Thúy Hằng

GS. Christelle Maillart

GS. Christelle Maillart

GS. Michelline J. Durand

GS. Michelline J. Durand

TS. Hoàng Thị Vân

TS. Hoàng Thị Vân

TS. Lê Thị Mai Liên

TS. Lê Thị Mai Liên

TS. Lê Nguyên Phương

TS. Lê Nguyên Phương

TS. Đào Thị Diệu Linh

TS. Đào Thị Diệu Linh

ThS.NCS. Trần Văn Dương

ThS.NCS. Trần Văn Dương

ThS. Đoàn Hương

ThS. Đoàn Hương

TS. Nguyễn Thị Diệu Anh

TS. Nguyễn Thị Diệu Anh

ThS. Vũ Văn Thuấn

ThS. Vũ Văn Thuấn

ThS. Trần Cẩm Thùy

ThS. Trần Cẩm Thùy

ThS. Nguyễn Thị Phương

ThS. Nguyễn Thị Phương

ThS. Phan Ngọc Thanh Trà

ThS. Phan Ngọc Thanh Trà

ThS. Nguyễn Đức Hạnh

ThS. Nguyễn Đức Hạnh

NCS. LƯƠNG VÂN ANH

NCS. LƯƠNG VÂN ANH

ThS. Vũ Thùy Vân

ThS. Vũ Thùy Vân

ThS. Hoàng T. Thanh Huệ

ThS. Hoàng T. Thanh Huệ

ThS. Nguyễn T. Hoài Phương

ThS. Nguyễn T. Hoài Phương

-----------------------------

Viện Tâm lý Việt - Pháp

Trụ sở Hà Nội: Số 54 Trần Quốc Vượng, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội

Trụ sở TP.HCM: Landmark 81, Vinhomes Central Park, 720A Điện Biên Phủ, P.22, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh

Hotline: 0912.012.684  (Zalo, 24/7)

Email: daotao@tamlyvietphap.vn

Facebook: https://www.facebook.com/tamlyvietphap.vn

Từ khóa » Những Lời Khuyên Con Hãy Nhất