10 Lưu ý để Thực Hiện 1 Chiến Dịch Flash Sale Thành Công - Omisell
Có thể bạn quan tâm
Flash Sale là một phần không thể thiếu trong kinh doanh đặc biệt là kinh doanh online. Đây là một trong những cách xả hàng tốt nhất, tăng doanh thu, bứt phá doanh số và xây dựng khách hàng trung thành. Để có một chương trình Flash Sale thành công, người bán hàng cần có một chiến lược cụ thể và những hướng đi rõ ràng. Bài viết dưới đây của Omisell sẽ chỉ ra 10 lưu ý để thực hiện một chiến dịch Flash Sale thành công.
1, Xác định thời gian diễn ra chương trình
Thời gian là yếu tố rất quan trọng để bạn lựa chọn diễn ra chương trình Flash sale của mình. Không phải cứ hàng bán chậm là sẽ tổ chức Flash Sale để đẩy hàng, nếu không chọn đúng thời điểm thì chương trình của bạn sẽ không thu lại hiệu quả như mong muốn, thậm chí còn ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu.
Thêm nữa, thời gian cũng là một trong những yếu tố chi phối ngân sách bạn dành cho chương trình Flash Sale. Nó có thể phụ thuộc vào sản phẩm hoặc mục tiêu của kế hoạch. Vì vậy bạn cần phải có một bản kế hoạch rõ ràng, trong đó lên danh sách những dịp sẽ có Flash Sale sẽ được tổ chức trong năm theo dòng thời gian.
2, Lựa chọn đối tượng khách hàng
Dù mục đích của chương trình Flash Sale của bạn là gì thì muốn thành công, trước hết bạn nên tập trung vào khách hàng trước tiên. Đúng khách hàng thì họ chính là những đối tượng dễ bị tác động và có khả năng mua hàng cao nhất, thậm chí giới thiệu cho bạn bè của họ mua cùng. Vì vậy, trước khi thực hiện chương trình Flash Sale thì hãy lấy đối tượng khách hàng làm cơ sở để đưa ra những chiến lược hợp lý và hiệu quả nhất.
3, Chọn sản phẩm trong chương trình Flash Sale
Tùy vào chiến lược và thời điểm mà các sản phẩm được chọn cho mỗi chương trình Flash Sale sẽ khác nhau. Hãy lên danh sách sản phẩm cho mỗi chương trình Flash Sale để chuẩn bị về số lượng tồn kho bởi chắc chắn khi chương trình bắt đầu thì mức độ tiêu thụ sẽ tăng lên nhanh chóng.
Xem thêm: Chương trình Flash Sale phù hợp với những ngành hàng nào?
4, Chọn kênh tổ chức Flash Sale
Tuỳ từng thời điểm và chiến dịch của chương trình Flash Sale mà người bán hàng sẽ chọn kênh tổ chức phù hợp. Ví dụ bạn sẽ tổ chức Flash Sale cho khách hàng đến mua trực tiếp tại cửa hàng để tăng độ nhận diện thương hiệu tại một địa điểm thay vì sale online.
Hoặc trong những ngày hội sale lớn như 11.11 thì đều có thể tổ chức Flash Sale trên tất cả các kênh bán của mình để thúc đẩy doanh số: Website, MXH (Facebook, Zalo, Instagram), các sàn TMĐT (Shopee, Lazada, Tiki,…).
Xem thêm: So sánh giữa chương trình Flash Sale qua sàn TMĐT và trên website
5, Tổ chức kế hoạch Marketing
Marketing là một phần quan trọng quyết định chương trình Flash Sale của bạn thành công hay thất bại. Bởi vì bạn cần càng nhiều người biết đến chương trình của bạn càng tốt. Sẽ không hề lãng phí khi bạn đầu tư chi phí marketing một cách hợp lý để có được kết quả tốt nhất.
Một chương trình Flash Sale không chỉ đơn giản là “bán tháo” sản phẩm với giá thấp mà nó cần mang những thông điệp nhất định để khách hàng nhớ đến. Để làm được điều này thì bạn cũng nên đặt tiêu đề, chủ đề vào những sản phẩm truyền thông, như poster, banner, bài viết,…
6, Chuẩn bị hậu cần kỹ lưỡng
Trước khi diễn ra Flash Sale, nhà bán hàng cần kiểm tra sản phẩm tham gia chương trình là gì, tồn kho có đủ đáp ứng số lượng bán ra trong mọi tình huống hay không. Việc hết hàng ngay đang trong thời gian Flash Sale chắc chắn sẽ đem lại trải nghiệm không mong muốn cho mọi khách hàng. Đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định Flash Sale của bạn thành công hay thất bại.
7, Cam kết chất lượng, quy định đổi trả cho sản phẩm
Dù là bán các sản phẩm sale nhưng nhà bán hàng cũng cần đảm bảo thật tốt chất lượng của các sản phẩm, quy định rõ những yêu cầu đổi trả từ phía khách hàng. Đây chính là yếu tố sẽ quyết định khách hàng có tiếp tục mua hàng của bạn nữa hay không.
Tất cả người mua hàng sẽ cảm thấy được tôn trọng khi mua những sản phẩm sale mà vẫn được hưởng những quyền lợi của mọi khách hàng khi trải nghiệm mua sắm tại cửa hàng của bạn.
8, Tập trung chăm sóc khách hàng
Những thời điểm quan trọng như trước, trong ngày Flash sale và sau ngày Flash Sale là lycs bùng nổ tin nhắn của các cửa hàng/nhãn hàng. Khách hàng sẽ hỏi rất nhiều về thông tin sản phẩm, hạn sử dụng, chế độ bảo hành và đổi trả,… Chính vì vậy nhà bán hàng cần đào tạo thật kỹ các bạn nhân viên chăm sóc khách hàng để xử lý tốt các tình huống có thể xảy ra.
9, Theo dõi quy trình vận hành
Quy trình vận hành là yếu tố không thể thiếu trong bộ máy kinh doanh, đặc biệt là trong những đợt Flash Sale khi đơn hàng tăng liên tục. Chỉ một sơ suất nhỏ như lấy nhầm sản phẩm, thiếu hàng cũng sẽ làm giảm độ tin cậy của khách hàng dành cho cửa hàng.
Bạn cần đảm bảo số lượng tồn kho chính xác, chất lượng sản phẩm tốt, để riêng các sản phẩm sẽ tham gia chương trình Flash Sale để việc vận hành (lấy sản phẩm, đóng gói) được rút ngắn thời gian và tăng độ chính xác.
10, Đánh giá kết quả chương trình Flash Sale
Sau thời gian chạy chương trình Flash Sale thì kết quả đạt được là gì? Tất cả những dữ liệu khách hàng, những cuộc gọi và tin nhắn và lượt truy cập online cùng với sự thay đổi doanh thu cần được tổng hợp lại để đánh giá. Thành công hay thất bại sẽ phụ thuộc vào kết quả bạn thu được so với mục tiêu đề ra ban đầu và so với doanh thu từ những lần Flash Sale trước đó.
Bên cạnh đó, bạn cần xem xét những lỗi đã mắc phải trong quá trình diễn ra chương trình để rút kinh nghiệm cho những lần sau. Ví dụ, đối với khách hàng mới, bạn cần quảng cáo sản phẩm trong thời gian tiếp theo ra sao?
Việc làm gửi email, tin nhắn cảm ơn khách hàng đã ủng hộ chương trình, phản hồi về sản phẩm/dịch vụ khuyến mãi cũng là một cách để marketing về thương hiệu của bạn, tạo trải nghiệm mua sắm tốt nhất cho khách hàng.
OmiSocial được tạo ra để đáp ứng nhu cầu thực hiện các chương trình push sale, upsell và cross-selling (bán chéo) cho doanh nghiệp – điều mà nhiều nhà cung cấp website hiện nay còn hạn chế.
Những lợi ích khi lựa chọn OmiSocial để chạy các chương trình Flash Sale
- Giao diện đơn giản dễ dàng sử dụng
- Hỗ trợ tốt các chương trình ưu đãi bán hàng giới hạn thời gian, và số lượng đạt hàng
- Có các tính năng bán chéo (cross-selling) như mua kèm giá sốc khi đơn hàng đạt giá trị tối thiểu, quà tặng kèm sản phẩm chính,…
- Giao diện tối ưu cho người dùng điện thoại tương tự như Shopee
- Tiết kiệm chi phí vận hành do OmiSocial không tính phí (Miến phí)
- Có thể kết nối với Omisell để đồng bộ đơn hàng từ các kênh bán khác sang OmiSocial được dễ dàng hơn.
- Có thể xử lý đơn hàng tự động thông qua việc đồng bộ đơn hàng từ OmiSocial về Omisell để quản lý đơn hàng tập trung.
Với các lợi ích này, việc sử dụng OmiSocial để chạy các chương trình Flash Sale ngoài sàn trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Hiện OmiSocial đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và chưa đi vào hoạt động chính thức, tuy nhiên bạn có thể đăng ký trở thành một trong những đơn vị đầu tiên dùng thử OmiSocial tại đây.
Có thể bạn quan tâm:
>>> OmiSocial là gì?
>>> Những lý do thất bại khi thực hiện chương trình Flash Sale
>>> So sánh giữa chương trình Flash Sale qua sàn TMĐT và trên website
Từ khóa » Chiến Lược Flash Sale
-
Flash Sale Là Gì? Chiến Lược Mới Mở Ra Cho Kinh Doanh Online?
-
Flash Sale Là Gì? Top 5 Bí Kíp Bán Nghìn đơn Hàng Flash Sale - Sapo
-
Flash Sale - Chiến Lược Hiệu Quả Cho Kinh Doanh Online - POS365
-
Đẩy Nhanh Tốc độ Bán Hàng Với Chiến Lược Flash Sale
-
Cách Chọn Sản Phẩm Phù Hợp Nhất Cho Chiến Dịch Flash Sale
-
Flash Sale Là Gì? Sự Thật Về Chiến Lược Bán Hàng Online Hàng đầu
-
Flash Sale Là Gì? Chiến Lược Mới Mở Ra Cho Kinh Doanh ...
-
Flash Sale Là Gì? Hiệu Quả Bất Ngờ Với Các Chiến Dịch Flash Sale
-
Flash Sale Là Gì – Tại Sao Người Làm Kinh Doanh Không Thể Bỏ Qua ...
-
Khám Phá Flash Sale Là Gì? Lợi ích Của Flash Sale Bạn Cần Biết
-
Flash Sale Là Gì? Tại Sao Không Thể Bỏ Qua Xu Hướng Này?
-
Flash Sale Là Gì? Chiến Lược Mới Mở Ra Cho Kinh Doanh Online?
-
Flash Sale Shopee Là Gì? Sử Dụng Hiệu Quả Khi Kinh Doanh Shopee
-
Flash Sale Là Gì? Những Kinh Nghiệm “vàng” Khi Triển Mang đến Hiệu ...