10 Lưu ý Khi Mở Cửa Hàng Vật Liệu Xây Dựng

Nhanh X Metric Nhanh X Metric Nhanh.vn - Tiết kiệm thời gian
  • Giới thiệu
  • Sản phẩm Phần mềm quản lý bán hàng Nhanh.POS Phần mềm quản lý bán hàng tối ưu cho từng ngành hàng Kết nối vận chuyển, thu hộ COD trên toàn quốc Nhanh.Ship Cổng vận chuyển, thu hộ COD toàn quốc: GHN, Viettel Post, EMS, VietNam Post, J&T, Best, GHTK Dịch vụ Marketing Dịch vụ Marketing Chăm sóc fanpage, gian hàng TMĐT, chạy quảng cáo, SEO, Backlink Thiết kế Website chuyên nghiệp Nhanh.Web Tạo website bán hàng chuẩn SEO, responsive, tăng tốc bán hàng Bán hàng trên sàn thương mại điện tử Nhanh.Ecom Bán hàng trên các sàn TMĐT: Lazada, Shopee, Tiki, Sendo Dịch vụ nhắn tin chăm sóc khách hàng và marketing tự động qua Zalo Tin nhắn Zalo ZNS Dịch vụ nhắn tin chăm sóc khách hàng và marketing tự động qua Zalo Phần mềm quản lý bán hàng đa kênh Nhanh.Omnichannel Tổng hợp tất cả các dịch vụ: POS, Website, Vpage, Ecom và cổng vận chuyển Phần mềm quản lý bán hàng trên Fanpage Facebook Vpage.nhanh.vn Quản lý chat đa kênh: Facebook, Zalo OA, Instagram, Shopee, Lazada Dịch vụ kế toán, thuế chuyên biệt cho thương mại điện tử Ecomtax Dịch vụ kế toán, thuế chuyên biệt cho thương mại điện tử
  • Khách hàng
  • Bảng giá
    • Bảng giá phần mềm
    • Bảng giá website
    • Bảng giá vận chuyển
    • Bảng giá thiết bị
  • Tin tức
  • Thêm Hướng dẫn sử dụng phần mềm Thông báo từ ban quản trị Giới thiệu khách hàng Tuyển dụng
  • Đăng nhập
Nhanh.vn - Tiết kiệm thời gian Đăng nhập Dùng thử Sản phẩm
  • Nhanh.POS Phần mềm quản lý bán hàng
  • Nhanh.Web Giải pháp thiết kế website bán hàng
  • Omnichannel Phần mềm quản lý bán hàng đa kênh
  • Nhanh.Ship Cổng vận chuyển, thu hộ COD toàn quốc
  • Nhanh.Ecom Giải pháp bán hàng trên các sàn TMĐT
  • Vpage.nhanh.vn Phần mềm quản lý bán hàng trên Facebook
  • Dịch vụ Marketing Chăm sóc fanpage, gian hàng TMĐT, chạy quảng cáo, SEO, Backlink
  • Tin nhắn Zalo ZNS Dịch vụ nhắn tin chăm sóc khách hàng và Marketing tự động Zalo
  • Ecomtax Dịch vụ kế toán, thuế chuyên biệt cho thương mại điện tử
Khách hàng Bảng giá
  • - Bảng giá phần mềm
  • - Bảng giá website
  • - Bảng giá vận chuyển
  • - Bảng giá phần cứng
Tin tức Hướng dẫn sử dụng Thêm
  • Thông báo từ ban quản trị
  • Giới thiệu khách hàng
  • Tuyển dụng
TIN TỨC Danh mục Bài viết mới nhất
  1. Trang chủ
  2. Quản lý bán hàng vật liệu xây dựng
10 lưu ý khi mở cửa hàng vật liệu xây dựng author by Dinh Manh -06/08/2024

Có thể thấy ngành xây dựng đang rất phát triển ở nước ta. Các dự án bất động sản và nhà đất của các doanh nghiệp liên tục ra đời với số lượng lớn. Điều này dẫn đến nhu cầu về vật liệu xây dựng cũng ngày càng tăng cao. Đây là cơ hội cho ngành kinh doanh vật liệu xây dựng phát triển mạnh mẽ. 

Tuy nhiên, bạn cần phải có sự chuẩn bị kĩ lưỡng nếu muốn thành công ở lĩnh vực này. Phần mềm bán hàng vật liệu xây dựng Nhanh.vn chia sẻ một số yếu tố cơ bản mà bạn cần phải có để mở cửa hàng vật liệu xây dựng.

mở cửa hàng vật liệu xây dựng

Nội dung chính [hide]

1. Tìm hiểu các điều kiện kinh doanh vật liệu xây dựng

2. Nghiên cứu thị trường vật liệu xây dựng

2.1. Khảo sát thị trường

2.2. Các phương án tiếp cận thị trường

3. Huy động vốn

3.1. Huy động vốn từ người thân

3.2. Huy động vốn bằng cách liên doanh liên kết

3.3. Sử dụng vốn của đối tác khách hàng

3.4. Vay vốn ngân hàng

3.5 Chi phí mở cửa hàng vật liệu xây dựng

4. Lựa chọn nhà cung cấp

4.1. Nhập hàng trực tiếp từ các công ty cung cấp vật liệu xây dựng

4.2. Nhập hàng từ tổng đại lý khu vực

4.3. Nhập hàng vật liệu xây dựng từ nước ngoài

5. Tìm hiểu các sản phẩm vật liệu xây dựng tiềm năng

6. Xác định mặt hàng chủ lực cho cửa hàng

7. Trang thiết bị cho cửa hàng

8. Kinh nghiệm quản lý cửa hàng vật liệu xây dựng

8.1. Quản lý dòng tiền khi kinh doanh vật liệu xây dựng

8.2. Quản lý vận chuyển khi kinh doanh vật liệu xây dựng

9. Đăng ký mở cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng

10. Kinh doanh vật liệu xây dựng ở nông thôn

1. Tìm hiểu các điều kiện kinh doanh vật liêu xây dựng

Theo quy định của nhà nước trong Luật Doanh Nghiệp 2014 về những gì cần để mở cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng phải đảm bảo các điều kiện sau:

  • Phải có đầy đủ chứng từ về quyền sử dụng đất, nhà tại nơi mở cửa hàng, đại lý hay công ty kinh doanh.
  • Địa điểm bán vật liệu xây dựng phải: đúng quy định của địa phương; diện tích đủ rộng để xuất nhập hàng hóa, không lấn chiếm lòng lề đường; không bán các loại vật liệu xây dựng cồng kềnh, bụi bặm nhiều tại trung tâm khu đô thị.
  •  Hàng hóa phải đảm bảo xuất xứ, được đăng ký chất lượng và hướng dẫn sử dụng đầy đủ. Những mặt hàng có chứa hóa chất, có mùi hay có khả năng gây bụi, gây nguy hiểm phải được che chắn cẩn thận và đặt biển cảnh báo nguy hiểm.
  • Cửa hàng phải có đầy đủ biển hiệu, trang bị các phương tiện phòng cháy chữa cháy theo đúng quy định của nhà nước.
  • Tổ chức và cá nhân kinh doanh phải chịu trách nhiệm và bồi thường thiệt hại nếu cung cấp sản phẩm không đảm bảo chất lượng
  • Cần tổ chức và kiểm soát quá trình vận chuyển, lưu giữ, bảo quản vật liệu xây dựng để duy trì chất lượng
  • Phải tuân thủ các quy định về thanh tra, kiểm tra, chế độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
  • Thực hiện kê khai giá theo quy định của pháp luật

Cách Kinh Doanh KHÔNG CẦN VỐN Ngành Vật Liệu Xây Dựng

2. Nghiên cứu thị trường vật liệu xây dựng

Nếu bạn đang có ý định mở cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng ở nông thôn thì phải đi tìm hiểu thị trường, khu vực nông thôn bạn sinh sống và dự định mở cửa hàng. Hãy xác định xem khu vực bạn sống có cửa hàng buôn bán vật liệu xây dựng nào chưa? Nếu có thì giá cả như thế nào, quy mô, nhân viên ra sao? Họ bán những mặt hàng nào? 

Ngoài ra, bạn cần phải xác định xem khu vực bạn sinh sống – vùng nông thôn thì người dân họ cần những vật liệu xây dựng nào? Họ có thể chi trả cho những vật liệu nào?… Sau khi đã xác định xong thì bạn mới có thể tiến hành vào việc kinh doanh.

Tùy vào khả năng vốn của mình mà xác định nên buôn bán mặt hàng chủ đạo nào. Do đó, khi đi vào hoạt động, hãy tham khảo thị trường để lựa chọn mặt hàng cũng như xác định giá cả phù hợp. Khi kinh doanh vật liệu xây dựng ở nông thôn, bạn cần phải biết cửa hàng kinh doanh của mình mới, non trẻ nên sẽ gặp nhiều rắc rối. Nên chọn cách bán lẻ, lãi cao ít rủi ro. Nếu muốn lãi cao thì phải nhập hàng nhiều, nhưng nếu bị tồn hàng thì trượt giá, hết hạn sử dụng… và còn nhiều vấn đề khác.

Xem thêm: Top 7 phần mềm quản lý cửa hàng vật liệu xây dựng hiệu quả nhất năm 2024

2.1. Về thị trường

Nếu vốn ít thì chỉ nên đăng ký làm đại lý cho bãi A,B,C nào đó thôi. Khách mua thì qua đó lấy hoá đơn, khách mua lẻ thì bạn có thể chuyển hoá đơn bán lẻ về cho chủ bãi. Cát, đá, xi măng thì quá đơn giản rồi, lấy ở đâu thì xuất hóa đơn ở đó. 

Tóm lại bạn chỉ là cửa hàng bán thôi, nên thị trường sẽ đánh thuế môn bài (không đáng kể) tạo điều kiện tốt cho bạn hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ. Do đó, rủi ro nhiều hay ít phụ thuộc vào kỹ năng, kinh nghiệm và khả năng quyết đoán nhạy bén của người đầu tư. Mà để có được những kinh nghiệm này, hãy đi nhiều, ngoại giao nhiều để chứng kiến tận mắt.

nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường vật liệu xây dựng

2.2. Tiếp cận thị trường

Kinh nghiệm kinh doanh vật liệu xây dựng thành công chính là biết nắm bắt thị trường và tiếp cận thị trường. Hãy lựa chọn cửa hàng ở khu vực rộng rãi, nơi diễn ra những công trình xây dựng mới. Một cửa hàng buôn bán vật liệu ở gần bao giờ cũng được nhiều người chọn lựa vì không mất thời gian đi tìm và chi phí vận chuyển. Khi nào các công trình ở đó hoàn thiện thì hãy rút và tìm địa điểm mới. Đừng nghĩ rằng chỉ cần cầm giấy quảng cáo đi chào hàng là được. Hãy cho khách hàng thấy sự tiện dụng, uy tín ngay trước mắt.

Ngoài ra, hãy tận dụng vào khả năng ngoại giao của mình, các mối quan hệ cá nhân để kiếm khách hàng. Bạn có thể tiếp cận với các nhà thầu để hợp tác với họ. Nên nhớ chọn nhà thầu tốt, có đạo đức để cả 2 cùng đạt được thỏa thuận khi hợp tác.

nghiên cứu thị trường kinh doanh vật liệu xây dựng

Nghiên cứu thị trường vật liệu xây dựng

Phần mềm quản lý cửa hàng vật liệu không thể bỏ qua - Nhanh.vn

Quản lý kho, công nợ, bán hàng dễ dàng

tìm hiểu thêm

3. Huy động vốn để kinh doanh vật liệu xây dựng

Vốn cho vật liệu xây dựng không phải là con số nhỏ. Một số người khi mới bắt đầu đã bỏ cuộc vì gặp phải khó khăn về vốn. Dù quy mô của bạn nhỏ thì nó cũng tốn của bạn vài trăm triệu đồng. Vì vậy, thay vì tự xoay sở vốn một mình, bạn nên huy động từ những nguồn vốn mà bạn có:

3.1. Huy động vốn từ người thân

Những người thân như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp… chính là nguồn vốn dồi dào của bạn. Có thể họ là những người thành công trong kinh doanh và chưa có ý định đầu tư gì hay đó là các khoản họ tích cóp được. Huy động vốn theo hình thức này có nhiều ưu điểm như nguồn vốn có sẵn, hình thức vay đơn giản, chủ yếu qua quen biết và tin tưởng. 

Huy động vốn theo hình thức này giúp bạn tiết kiệm khá nhiều về thời gian làm thủ tục, có ngay vốn. Đặc biệt, với nhiều mối quan hệ quen biết, bạn còn có thể giảm được tối đa chi phí tiền lãi. Tuy nhiên, bạn nên thỏa thuận ngay từ đầu về thời hạn vay, lãi suất và tạo sự tin tưởng đối với người cho vay.

3.2. Huy động vốn bằng cách kinh doanh liên kết

Ngoài huy động vốn từ việc đi vay từ người thân, chủ cửa hàng vật liệu xây dựng có thể huy động vốn bằng hình thức liên doanh, liên kết. Bạn có thể tìm một người có cùng chung hướng kinh doanh, cùng góp vốn và mở ra cửa hàng. Với hình thức huy động này, nguồn vốn mở cửa hàng có được không phải mất chi phí lãi vay. Không những thế, người cùng góp vốn với bạn sẽ có trách nhiệm hơn với đồng vốn họ bỏ ra nên giám sát và bắt tay vào kinh doanh có trách nhiệm và nhiệt huyết hơn.

Huy động vốn bằng cách kinh doanh liên kết

Huy động vốn bằng cách kinh doanh liên kết

Tham khảo:  

TOP 5 phần mềm bán hàng tôn thép, sắt thép được tin dùng nhất

Quy trình quản lý vật tư tại công trường từ A-Z

3.3. Sử dụng vốn của đối tác khách hàng

Kéo dài thời hạn thanh toán với đối tác là cách mà nhiều cửa hàng vật liệu xây dựng đã làm để tạo nguồn vốn. Khoản này không phải trả lãi suất mà đã có ngay trong quỹ của bạn. Các đối tác thường nể nang sẽ thông cảm và không vì thế mà gây khó dễ cho bạn. Bên cạnh đó, bạn có thể làm đại lý cho các doanh nghiệp lớn phân phối vật liệu và trả tiền hàng sau khi bán được hàng. Với cách làm này, các chủ cửa hàng vừa chủ động được nguồn hàng mà không phải đầu tư một lượng vốn mới ban đầu. 

Ngoài ra, các cửa hàng vật liệu xây dựng còn áp dụng hình thức huy động vốn từ khách hàng của mình bằng việc thỏa thuận đặt tiền trước, lấy hàng sau. Cửa hàng có thể đưa ra ưu đãi đối với khách hàng đặt tiền trước, lấy hàng sau để kích thích được khách hàng đồng ý với hình thức này như chiết khấu giá mua, miễn phí chi phí vận chuyển…

3.4. Vay vốn ngân hàng

Đây là hình thức mà nhiều cửa hàng vật liệu xây dựng áp dụng khi không huy động được từ các nguồn trên. Hiện nay, thủ tục vay vốn ngân hàng để kinh doanh được thúc đẩy khá nhanh nhờ chính sách khuyến khích của các ngân hàng. Tuy nhiên, đối với nhiều cửa hàng vật liệu xây dựng, lãi suất ngân hàng hiện nay là khá cao. Do đó, trước khi vay các chủ cửa hàng cần cân nhắc kỹ càng trước khi quyết định huy động vốn từ nguồn này.

Huy động vốn kinh doanh vật liệu xây dựng

Quản lý chặt chẽ tồn kho, đơn hàng, khách hàng và dòng tiền - Nhanh.vn

dùng thử miễn phí

3.5 Chi phí mở cửa hàng vật liệu xây dựng

Chi phí mở cửa hàng vật liệu xây dựng bao nhiêu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô, địa điểm, nguồn hàng, chi phí quản lý… Theo tôi tìm hiểu, tổng số vốn bỏ ra ban đầu ít nhất cũng khoảng 350 triệu đồng đối với cửa hàng quy mô tầm trung. Trong đó, tiền nhập hàng ít nhất khoảng 300 triệu đồng, chi phí quản lý cửa hàng như thuê mặt bằng, tiền nhân công, tiền điện nước,... ít nhất 50 triệu đồng. 

Nếu bạn muốn mở cửa hàng vật liệu xây dựng lớn hơn, bạn sẽ cần số vốn trên 500 triệu đồng. Vốn mở cửa hàng vật liệu xây dựng khá là lớn vì vậy bạn hay tham khảo những cách mà chúng tôi chia sẻ ở trên. Hy vọng, bạn mở cửa hàng vật liệu xây dựng thật thành công, thật phát triển nhé!

Lưu ý rằng những con số này chỉ mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi tùy theo từng trường hợp cụ thể. Bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng và có kế hoạch chi tiết trước khi bắt đầu kinh doanh.

Chi phí mở cửa hàng vật liệu xây dựng

Chi phí mở cửa hàng vật liệu xây dựng

Chi phí ban đầu

  • Chi phí thuê mặt bằng: Đây là khoản chi phí khá lớn, phụ thuộc vào vị trí, diện tích và giá thuê mặt bằng. Bạn nên lựa chọn mặt bằng có vị trí thuận lợi cho giao thông vận tải, gần khu vực tập trung nhiều công trình xây dựng
  • Bạn cần sửa chữa, cải tạo mặt bằng để phù hợp với việc kinh doanh vật liệu xây dựng. Chi phí này bao gồm các hạng mục như sơn sửa, lát nền, lắp đặt hệ thống điện nước,…
  • Mua sắm các trang thiết bị cần thiết cho cửa hàng như giá kệ, quầy thu ngân, xe nâng, xe tải,…
  • Chi phí nhập hàng: Đây là khoản chi phí quan trọng nhất, phụ thuộc vào số lượng và chủng loại vật liệu xây dựng mà bạn kinh doanh. Bạn cần lựa chọn nhà cung cấp uy tín để đảm bảo chất lượng hàng hóa.
  • Đầu tư vào các hoạt động quảng cáo và marketing để thu hút khách hàng. Chi phí này bao gồm các hạng mục như quảng cáo trên báo chí, truyền hình, mạng xã hội,…
  • Đăng ký kinh doanh với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
  • Chi phí khác: Bao gồm các chi phí như phí môi trường, chi phí bảo hiểm,...

Chi phí vận hành

  • Thuê nhân viên để bán hàng, vận chuyển hàng hóa, quản lý kho hàng,... Chi phí nhân công phụ thuộc vào số lượng nhân viên, mức lương và chế độ phúc lợi.
  • Chi phí điện nước phụ thuộc vào diện tích mặt bằng và lượng hàng hóa sử dụng.
  • Chi phí vận chuyển phụ thuộc vào số lượng và quãng đường vận chuyển hàng hóa.
  • Nếu bạn không có kho bãi riêng, bạn cần thuê kho bãi để lưu trữ hàng hóa. Chi phí kho bãi phụ thuộc vào diện tích và thời gian thuê kho.
  • Chi phí quản lý bao gồm các khoản chi phí như văn phòng phẩm, phí sử dụng phần mềm,…
  • Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và các loại thuế khác theo quy định của pháp luật.
  • Nếu bạn vay vốn ngân hàng để mở cửa hàng, bạn cần trả lãi vay cho ngân hàng.

Tổng chi phí mở cửa hàng vật liệu xây dựng có thể dao động từ vài trăm triệu đồng đến vài tỷ đồng, tùy thuộc vào quy mô cửa hàng và loại hình kinh doanh.

Xem thêm: 6 kinh nghiệm xương máu giúp bạn mở cửa hàng kinh doanh inox cực phát đạt

4. Lựa chọn nhà cung cấp vật liệu xây dựng

Lựa chọn nhà cung cấp

Lựa chọn nhà cung cấp

Bán vật liệu xây dựng tốt và chất lượng là cách để bạn duy trì sự phát triển của cửa hàng. Việc lựa chọn nhà cung cấp vật liệu xây dựng uy tín, chất lượng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình. Có khá nhiều nguồn để nhập hàng, và đây là 3 nguồn bạn nên tham khảo:

4.1. Nhập trực tiếp từ các công ty đơn vị vật liệu xây dựng

Đây là cách mà nhiều người sử dụng. Bạn sẽ trở thành một trong những đại lý của công ty, đại lý lớn ở Hà Nội, bán sản phẩm ra với mức giá mà công ty quy định cùng với mức chiết khấu có sẵn. Bạn cũng phải tuân theo các chính sách và quy định bán hàng của công ty đặt ra.

Nhập trực tiếp vật liệu xây dựng từ các công ty, đơn vị sản xuất có thể mang lại nhiều lợi ích cho bạn như:

  • Khi nhập trực tiếp từ nhà sản xuất, bạn có thể bỏ qua các khâu trung gian, từ đó tiết kiệm được chi phí và có được giá cả tốt hơn so với mua qua đại lý
  • Mua hàng trực tiếp từ nhà sản xuất giúp bạn yên tâm về chất lượng sản phẩm vì bạn có thể kiểm tra trực tiếp nguồn gốc xuất xứ, quy trình sản xuất và chất lượng hàng hóa
  • Các nhà sản xuất thường có nhiều mẫu mã sản phẩm đa dạng hơn so với các đại lý, giúp bạn có nhiều lựa chọn hơn để đáp ứng nhu cầu của mình
  • Nhiều nhà sản xuất cung cấp dịch vụ tốt hơn cho khách hàng mua hàng trực tiếp như hỗ trợ vận chuyển, tư vấn sản phẩm, đổi trả hàng hóa,...

Tuy nhiên, việc nhập trực tiếp vật liệu xây dựng từ các công ty, đơn vị sản xuất cũng có một số hạn chế như:

  • Nhiều nhà sản xuất yêu cầu số lượng đặt hàng tối thiểu khá cao, điều này có thể gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhỏ hoặc cá nhân có nhu cầu mua số lượng ít
  • Nếu nhà sản xuất ở xa, bạn có thể phải chịu chi phí vận chuyển cao
  • Một số nhà sản xuất yêu cầu thanh toán trước khi giao hàng, điều này có thể gây khó khăn cho một số doanh nghiệp hoặc cá nhân.

4.2. Nhập qua tổng đại lý khu vực

Các công ty vật liệu xây dựng thường đặt các đại lý lớn theo khu vực. Hàng hóa đã được định sẵn giá bán và ghi rõ hướng dẫn thi công trên bao bì. Mọi hướng dẫn được ghi chi tiết và rõ ràng, bạn có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng nguồn hàng này.

Nhập vật liệu xây dựng qua tổng đại lý khu vực là một phương thức phổ biến được nhiều doanh nghiệp và cá nhân lựa chọn. Tuy nhiên, phương thức này cũng có những ưu điểm và nhược điểm riêng mà bạn cần cân nhắc trước khi quyết định.

Ưu điểm

  • Không cần phải liên hệ trực tiếp với nhà sản xuất, mà chỉ cần làm việc với tổng đại lý khu vực. Tổng đại lý sẽ chịu trách nhiệm liên hệ với nhà sản xuất, đặt hàng, vận chuyển và giao hàng cho bạn
  • Giá cả cạnh tranh hơn so với mua trực tiếp từ nhà sản xuất, đặc biệt là khi bạn mua số lượng lớn
  • Cung cấp dịch vụ tốt hơn như hỗ trợ tư vấn sản phẩm, đổi trả hàng hóa, bảo hành,…
  • Đội ngũ nhân viên tư vấn chuyên nghiệp, có thể hỗ trợ bạn lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình.

Nhược điểm

  • Mặc dù giá cả của tổng đại lý khu vực thường cạnh tranh hơn so với mua trực tiếp từ nhà sản xuất, nhưng vẫn có thể cao hơn so với mua qua các kênh khác như chợ vật liệu xây dựng
  • Số lượng sản phẩm của tổng đại lý khu vực thường hạn chế hơn so với mua trực tiếp từ nhà sản xuất
  • Yêu cầu thanh toán trước khi giao hàng.
Nhập qua tổng đại lý khu vực

Nhập qua tổng đại lý khu vực

Xem thêm: Tổng hợp kinh nghiệm và chi phí mở cửa hàng gạch ốp lát 

4.3. Nhập hàng vật liệu xây dựng từ nước ngoài

Bạn có thể chọn cách này nếu có đủ tiềm lực tài chính, đáp ứng nhu cầu của những người tiêu dùng có xu hướng sính ngoại. Khuyết điểm của nguồn hàng này là bạn phải chịu chi phí vận chuyển cao. Tuy nhiên, bạn không nên nhập hàng với số lượng lớn vì sẽ dễ bị tồn kho và mất phí chuyển trả lại cho phía đối tác nước ngoài.

5. Tìm hiểu và định giá sản phẩm

Vật liệu xây dựng có không ít nhà sản xuất khác nhau, vì vậy giá bán cũng đa dạng. Hơn nữa, giá bán các loại sản phẩm thay đổi thường xuyên tùy theo tình hình kinh tế. Do đó, bạn cần tìm hiểu và cập nhật liên tục để định giá sản phẩm của mình hợp lý nhất với người tiêu dùng. Bởi chỉ cần chênh lệch giá một ít thôi là khách hàng của bạn sẽ tìm mua ở nơi khác. 

Bên cạnh đó, giá của vật liệu xây dựng cũng phụ thuộc vào số lượng mua nhiều hay ít, đối tượng mua hàng là ai và thời gian cũng như hình thức thanh toán nhanh chậm của khách hàng.

Để định giá sản phẩm vật liệu xây dựng hiệu quả, bạn cần thực hiện các bước sau để hiểu rõ về sản phẩm:

  • Xác định rõ loại vật liệu xây dựng mà bạn muốn định giá, ví dụ như: thép xây dựng, xi măng, gạch ốp lát, sơn nước,…
  • Thu thập thông tin chi tiết về sản phẩm như: nguồn gốc xuất xứ, thương hiệu, chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật, kích thước, quy cách đóng gói,…
  • Nghiên cứu thị trường để tìm hiểu giá cả của các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Bạn có thể tham khảo giá cả tại các cửa hàng vật liệu xây dựng, các trang web thương mại điện tử hoặc các báo cáo thị trường
  • Xác định các đối thủ cạnh tranh trên thị trường và phân tích chiến lược giá cả của họ.

Sau khi thu thập đầy đủ thông tin, bạn có thể tiến hành định giá sản phẩm theo các phương pháp sau:

  • Phương pháp dựa trên chi phí: Tổng chi phí sản xuất và bán hàng sản phẩm để xác định giá bán. Giá bán = Chi phí sản xuất + Chi phí bán hàng + Lợi nhuận mong muốn.
  • Phương pháp dựa trên giá trị: Giá trị mà sản phẩm mang lại cho khách hàng để xác định giá bán. Bạn cần xác định nhu cầu của khách hàng và lợi ích mà sản phẩm mang lại cho họ để đưa ra mức giá phù hợp.
  • Phương pháp dựa trên cạnh tranh: Giá cả của các sản phẩm cùng loại trên thị trường để xác định giá bán. Bạn có thể đặt giá bán cao, thấp hoặc ngang bằng với giá của các đối thủ cạnh tranh.

6. Xác định mặt hàng chủ lực của cửa hàng

Vật liệu xây dựng có rất nhiều loại sản phẩm khác nhau, nhu cầu khác nhau và mức giá cũng đa dạng. Điều này dẫn đến cách bán các loại hàng này cũng cần phải có chiến lược riêng. Chính vì vậy, việc xác định mặt hàng chủ lực để có thể tập trung hiệu quả là điều cần thiết với mỗi cửa hàng vật liệu xây dựng. Có 3 nhóm cơ bản chính là:

Nhóm 1: Nhóm Mộc (Gạch, cát, đá, mi xăng, sắt thép, phụ kiện…)

Nhóm 2: Nhóm hoàn thiện (Gạch ốp, vôi ve, sơn tường …)

Nhóm 3: Nhóm nội, ngoại thất (Điện, nước, đồ gỗ, sắt, mái, hàng rào, bệ xí, lavabo, đèn…

Tuy nhiên, nếu chỉ mở một cửa hàng vật liệu xây dựng nhỏ ở nông thôn bạn sẽ chẳng thể nào mà ôm đồm hết tất cả các loại vật liệu này được. Hãy tập trung chủ lực một nhóm sản phẩm thôi. Đối với kinh doanh vật liệu xây dựng ở nông thôn thì bạn có thể chọn nhóm Mộc. Nhóm này thu lời cao hơn so với nhóm hoàn thiện nhưng lại thu hồi vốn chậm. Tuy nhiên nhóm hàng này là giá rẻ và phổ biến nhất và bạn chẳng lo ế ẩm. Tóm lại, kinh doanh loại vật liệu xây dựng gì là phụ thuộc vào nguồn vốn và nhu cầu thị trường nơi bạn sinh sống.

Nếu là kinh doanh vật liệu ở nông thôn thì loại trừ đi nhóm 3. Nhóm 2 thường sản lượng ít, đi theo cả nhân công. Tốt nhất là nên kinh doanh mặt hàng nhóm 1. Tốt nhất nên chú trọng vào cát  – gạch – đá – xi măng. Còn sắt thép có thể lấy ở đại lý lớn bởi khách hàng ai cũng muốn chọn mua mặt hàng này ở đại lý lớn, kể cả cửa hàng của bạn cũng vậy. Lấy hàng nên lấy ít mang tính chất trưng bày cho khách biết là mình có bán hàng này. Khi nào có đơn thì báo đại lý và tới lấy về cho khách.

Một yếu tố quan trọng không kém cho người làm vật liệu xây dựng chính là xe chở. Nếu không có xe chở thì bạn làm sẽ không thể nào tới nơi tới chốn được. Hãy trích nguồn vốn đầu tư ra và sắm ngay một chiếc xe chở vừa đủ để vận chuyển được cát, gạch, xi măng, sắt thép,.. vừa chủ động lại vừa kiếm thêm tiền công chở luôn.

Xác định mặt hàng chủ lực của cửa hàng

Xác định mặt hàng chủ lực của cửa hàng

Website chuẩn SEO, tăng tốc bán hàng

thiết kế website

7. Trang thiết bị cho cửa hàng

mo_cua_hang_vat_lieu_xay_dung_can_nhung_gi_de_bat_dau_4

Trang thiết bị được lắp đặt cho cửa hàng

Một cửa hàng vật liệu xây dựng cần trang bị khá nhiều thứ, từ camera, máy in hóa đơn, các thiết bị cần thiết khác và phần mềm quản lý bán hàng. Với sự phát triển của công nghệ ngày nay, bạn nên tận dụng chúng để giúp công việc bán hàng, quản lý cửa hàng cũng như quản lý kho hàng thuận lợi hơn. Phần mềm quản lý bán hàng của Nhanh.vn sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian cũng như nhân lực, chuyên nghiệp trong hoạt động quản lý, nhất là đối với những cửa hàng mới mở cần phải tiết kiệm tối đa các khoản chi phí.

8. Kinh nghiệm quản lý cửa hàng vật liệu xây dựng

8.1. Quản lý dòng tiền khi kinh doanh vật liệu xây dựng

Khi bập vào buôn bán thực tế tôi mới biết rằng mình thiếu kinh nghiệm mở cửa hàng vật liệu xây dựng và đã phải trả giá bằng tiền bạc và nước mắt. Đầu tiên phải kể đến việc không biết cách quản lý dòng tiền tại cửa hàng vật liệu xây dựng. Xuất thân là dân Vật lý, Trường Đại học Tổng hợp, tôi khá tự tin trong việc tính toán tiền. Nhưng tính tiền nhanh chả liên quan gì đến việc kinh doanh vật liệu xây dựng thành công các bạn ạ.

Chỉ sau 6 tháng hoạt động, tôi gặp phải vấn đề lớn là thâm hụt ngân sách, kiểu như cảm giác bán hàng nhiều nhưng chẳng thấy tiền đâu. Sau này, tôi mới biết người trong nghề kinh doanh lõi đời về vật liệu xây dựng gọi nó là cân đối kế toán tại cửa hàng. Nguồn cơn của sự sai số về tiền bạc xuất phát từ chuyện nợ và thu hồi công nợ.

Hồi ấy, vì mới đi vào hoạt động nên chưa nhiều người biết đến tên tuổi cửa hàng Vật liệu Xây dựng Toàn Phát, tôi đành liều bán chịu hàng cho khách, coi đó như là một chiến lược nhử mồi. Tôi quả quyết rằng, thay vì đổ tiền chạy quảng cáo cho cửa hàng vật liệu xây dựng, tôi cho khách nợ để kích cầu họ mua nhiều hơn.

Nhưng, tôi lại sai nữa rồi. Có thể, sẵn sàng bán chịu cho khách quen cũng là cách để họ mua thêm hàng, nhưng quan trọng là bán chịu bao nhiêu phần trăm, và cho chịu đến thời gian nào, tôi hoàn toàn chưa cân đo, đong đếm được. Bạn nào đang áp dụng cách này, muốn quản lý dòng tiền thì dùng phần mềm bán hàng vật liệu xây dựng nhé.

8.2. Quản lý vận chuyển khi kinh doanh vật liệu xây dựng

Ngay khi lựa chọn kinh doanh vật liệu xây dựng ở nông thôn tôi đã trù tính rằng, mình sẽ gặp khó khăn trong việc quản lý vận chuyển do chưa có xe, nên dù nhà ở mặt đường, không cần tính toán về chuyện mua xe to hay xe bé thì tôi vẫn vấp phải một bài toán khó hơn là nên mua xe hay thuê xe.

Lúc đầu, tôi không nghĩ đến chuyện khách hàng yêu cầu chuyển vật liệu xây dựng đến tận nhà nên không đề ra chi phí mua xe khi mở cửa hàng vật liệu xây dựng. Thời gian này, chuyển đơn hàng toàn phụ thuộc vào xe thuê, nên không chủ động việc chuyên chở. Xe đi thuê nên họ làm việc cũng không nhiệt tình. Có những chuyến đích thân tôi phải bốc vác từng bao xi măng lên xe.

Bất cập như thế nên thời gian sau tôi quyết định mua xe bán tải. Với số vốn trong tay chỉ còn gần 100 triệu (khoảng 80 triệu tôi bù vào khoản tiền nhập hàng, bán chịu cho khách). Tôi quyết định chọn mua Tera 230 – dòng xe thùng mui bạt, 2, 3 tấn chuyên kinh doanh vật liệu xây dựng.

Mua xe rồi cũng chủ động hơn trong việc vận chuyển hàng hoá. Các đơn hàng đều được chuyển đến công trình hoặc khách hàng đúng thời điểm yêu cầu. Việc kinh doanh vật liệu xây dựng của tôi cũng khá lên rất nhiều.

Quản lý dòng tiền khi kinh doanh vật liệu xây dựng

 Quản lý dòng tiền khi kinh doanh vật liệu xây dựng

9. Đăng kí mở cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng

Những gì cần để đăng ký mở cửa hàng vật liệu xây dựng bao gồm các công đoạn:

  •  Đăng ký thủ tục cấp phép mở cửa hàng kinh doanh tại Sở Kế hoạch đầu tư (có thể đăng kí thành lập công ty cổ phần)
  •  Đăng ký mẫu dấu và gửi thông báo về cổng thông tin quốc gia.
  •  Thực hiện đầy đủ các thủ tục khai thuế tại chi cục thuế khu vực đăng ký mở cửa hàng kinh doanh.
  •  Mở tài khoản ngân hàng và thông báo tài khoản với Sở Kế hoạch đầu tư.
  •  Thực hiện các thủ tục đặt in và phát hành hóa đơn giá trị gia tăng.

10. Kinh doanh vật liệu xây dựng ở nông thôn

Năm 2010, với sự hào hứng về câu chuyện khởi nghiệp, tôi dồn 500 triệu mở cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng ở nông thôn và hi vọng không thành công cũng thành doanh nhân.

Tôi đã vạch ra một kế hoạch mở cửa hàng và kinh doanh rất bài bản, chuẩn bị kĩ lưỡng từ địa điểm, mối quen biết giới thiệu khách, cho đến nhập hàng vật liệu xây dựng ở đâu?…

Lúc đầu, tôi khá tự tin vì có sẵn địa điểm kinh doanh khá rộng rãi khoảng 100m2. Đó vốn là nhà ông bà ngoại ở mặt đường Quang Trung, Thái Bình – khu vực dân cư đang phát triển, có nhiều toà chung cư mới mọc lên, nhu cầu xây xáo khá cao.

Theo như tìm hiểu của tôi, kinh doanh vật liệu xây dựng ở nông thôn có 3 món cơ bản:

  • Nhóm mộc: Gạch, cát, đá, mi xăng, sắt thép…
  • Nhóm hoàn thiện: Gạch ốp, vôi ve, sơn bả …
  • Nhóm nội, ngoại thất: Điện, nước, đồ gỗ, sắt, mái, hàng rào…

Xem ngay: Tổng hợp 8 kinh nghiệm mở cửa hàng kinh doanh sắt thép cho người mới 

Vì dự kiến đầu tư khoảng 500 triệu – không ít cũng không nhiều với ngành vật liệu xây dựng nên tôi quyết định đã làm thì làm cho đủ theo nhóm. Tôi phân tích thế này, kinh doanh vật liệu xây dựng với số vốn 500 triệu, không đủ tiền để bao thầu tất cả từ bao xi măng, cát đá cho đến dây điện, hộp sơn.

Trong khi, địa điểm kinh doanh tôi chuẩn bị ở mặt đường, gần chợ sẽ phù hợp làm điểm giao dịch – bán buôn, bán lẻ hơn là kho bãi. Nên tôi dốc 350 triệu vào nhóm mộc, bỏ hẳn nhóm hoàn thiện và nhóm nội, ngoại thất còn lại chi cho quảng cáo – tiếp thị và vốn lưu động khi cần.

Mở cửa hàng vật liệu xây dựng là một ý tưởng kinh doanh tiềm năng với nhiều cơ hội phát triển. Tuy nhiên, để thành công trong lĩnh vực này, bạn cần trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng cần thiết. Bài viết trên đã chia sẻ 10 lưu ý quan trọng mà bạn cần ghi nhớ khi mở cửa hàng vật liệu xây dựng.

Hy vọng những thông tin này hữu ích cho bạn và chúc bạn thành công trong việc khởi nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng!

social 5/5 (1 vote) Tags:

Nhanh.vn - Phần mềm bán hàng đa kênh

Tốt nhất, được sử dụng nhiều nhất
Hơn 100.000 cửa hàng đã tin dùng
Dùng thử miễn phí Bài viết liên quan
  • Quy trình quản lý vật tư tại công trường từ A-Z
  • Top 7 phần mềm quản lý cửa hàng vật liệu xây dựng hiệu quả nhất năm 2024
  • Phần mềm bán hàng thiết bị vệ sinh chuyên biệt, chuyên nghiệp
Dùng thử miễn phí Nhanh.vn Phần mềm quản lý bán hàng
  • Cửa hàng thời trang
  • Cửa hàng tạp hóa
  • Cửa hàng mẹ và bé
  • Cửa hàng điện thoại, điện máy
  • Cửa hàng vật liệu xây dựng
  • Cửa hàng mỹ phẩm
  • Cửa hàng nội thất
  • Quản lý siêu thị mini
  • Cửa hàng nhà sách
  • Cửa hàng hoa và quà
Bài viết mới nhất
Nhà thuốc Ngọc Anh – nhà thuốc online uy tín, chất lượng, đáng tin cậy
Nhà thuốc Ngọc Anh – nhà thuốc online uy tín, chất lượng, đáng tin cậy
[TẢI NGAY] File quản lý công nợ bằng Excel miễn phí năm 2025
[TẢI NGAY] File quản lý công nợ bằng Excel miễn phí năm 2025
[REVIEW] 12 mặt hàng BÁN CHẠY ở nông thôn, đắt khách nhất
[REVIEW] 12 mặt hàng BÁN CHẠY ở nông thôn, đắt khách nhất
[Từ A đến Z] 10 cách bán hàng online cho người mới bắt đầu
[Từ A đến Z] 10 cách bán hàng online cho người mới bắt đầu
Bài viết xem nhiều
Tổng hợp các công thức tính phần trăm (%) tăng giảm giá sản phẩm
Tổng hợp các công thức tính phần trăm (%) tăng giảm giá sản phẩm
Kho BN A/B Mega SOC ở đâu? Hàng đến kho khi nào nhận được?
Kho BN A/B Mega SOC ở đâu? Hàng đến kho khi nào nhận được?
[MỚI NHẤT] Gửi hàng qua Bưu Điện 1kg mất bao nhiêu tiền?
[MỚI NHẤT] Gửi hàng qua Bưu Điện 1kg mất bao nhiêu tiền?
Kho BW SOC ở đâu? Đơn hàng đã đến kho BW SOC sau bao lâu nhận hàng?
Kho BW SOC ở đâu? Đơn hàng đã đến kho BW SOC sau bao lâu nhận hàng?

Phần mềm quản lý bán hàng

  • Cửa hàng thời trang
  • Cửa hàng tạp hóa
  • Cửa hàng mẹ và bé
  • Cửa hàng điện thoại, điện máy
  • Cửa hàng vật liệu xây dựng
  • Cửa hàng mỹ phẩm
  • Cửa hàng nội thất, gia dụng
  • Quản lý siêu thị mini
  • Cửa hàng nhà sách
  • Cửa hàng hoa và quà

Tin tức mới

  • 55+ STT bán hàng Độc Lạ, Hài Hước, Tương Tác Cao cho ngày mới
  • Bán hàng đa kênh thì chỉ nên dùng 1 trong 10 phần mềm này để quản lý, đừng dùng các phần mềm khác
  • Top 10 phần mềm bán hàng trên máy tính tốt nhất

Tổng đài hỗ trợ

1900.2812

Email: contact@nhanh.vn

CÔNG TY CỔ PHẦN NHANH.VN

Địa chỉ: 102 Thái Thịnh, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Số Giấy CNĐKDN: 0108824877, đăng kí lần đầu ngày 17/07/2019. Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội - Phòng đăng kí kinh doanh

Địa chỉ văn phòng:

Toà nhà GP Invest, 170 La Thành, Đống Đa, Hà Nội

Tầng 3, Số 70 Lữ Gia, Phường 15, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

Tài khoản ngân hàng:

Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank)

Số tài khoản: 22823456666

Chủ tài khoản: Công ty cổ phần Nhanh.vn

Tải mobile app: Nhanh.vn

Nhanh.vn Android App Nhanh IOS App Chính sách và điều khoản sử dụng Phần mềm quản lý bán hàng Phần mềm quản lý bán hàng

Tài liệu cho developer

API Documentation

Lĩnh vực kinh doanh:

- Phần mềm quản lý bán hàng

- Thiết kế website

- Cổng vận chuyển

Điều khoản và chính sách và chính sách sử dụng các dịch vụ phần mềm

  • Quy định sử dụng dịch vụ
  • Chính sách quyền riêng tư

Quy định dành cho Sàn GDTMĐT – Dịch vụ vận chuyển

  • Quy chế hoạt động
  • Chính sách bảo mật dịch vụ
  • Quy trình giải quyết, tranh chấp khiếu nại

Từ khóa » điều Kiện Mở Cửa Hàng Vật Liệu Xây Dựng