10 Mặt Hàng Bán Chạy Cho Công Nhân Tại Khu Công Nghiệp 2021
Có thể bạn quan tâm
Chào Trung. Chị đang có một mặt bằng 50m2 tại khu công nghiệp Tân Bình. Em có thể cho chị hỏi bây giờ kinh doanh gì tại khu công nghiệp không Trung nhỉ. Chị có đọc 1 số bài viết của em trên trang Mr Quản, mong rằng em sẽ giúp được chị một số mặt hàng bán chạy cho công nhân để chị cân nhắc. Cảm ơn em.
Chào chị, cảm ơn chị đã quan tâm tới các bài viết của em tại trang Mr Quản. Câu hỏi của chị cũng là mối quan tâm của khá nhiều người khi có mặt bằng gần khu công nghiệp. Đây là khu vực có dân cư khá đặc thù khi lượng người nhập cư đông và phần lớn là công nhân. Mức thu nhập không quá cao tuy nhiên số lượng rất lớn. Các nhu cầu thiết yếu vẫn không thể thay thế và cắt bỏ được. Chính vì vậy nếu chị đang thắc mắc mặt hàng bán chạy cho công nhân tại khu công nghiệp chị có thể tham khảo rất nhiều sản phẩm bên dưới.
Tuy nhiên trước khi bắt tay vào kinh doanh, mình muốn gửi đến chị những thông tin phân tích thị trường kinh doanh ở khu công nghiệp.Từ đó chị sẽ khá dễ dàng nhận biết được nên kinh doanh gì phù hợp.
Đặc điểm khu vực khu công nghiệp
Khác biệt với các khu dân cư thông thường, khu công nghiệp là khu vực rất đặc thù tập trung nhiều công nhân. Công nhân này đã phần là dân lao động ngoại tỉnh đến với khu vực có nhiều nhà máy, công xưởng. Họ thuê phòng trọ, ăn uống, sinh hoạt thường xuyên tại đây.
Mức thu nhập công nhân
Hiện tại ở các khu công nghiệp tại Tp.HCM, Bình Dương, Hà Nội thì mức thu nhập của mỗi công nhân rơi trung bình vào khoảng 6 triệu mỗi tháng. Mức thu nhập này thường chỉ đủ chi trả cho các nhu cầu sinh hoạt thiết yếu và tích góp chút ít. Do vậy nó cũng ảnh hưởng rất nhiều đến hành vi chi tiêu của họ.
Với mức thu nhập này thông thường mỗi công nhân sẽ chi tiêu từ 4 triệu đồng mỗi tháng. Trong đó phần lớn chi tiêu sẽ dành cho ăn uống, thuê trọ và mua sắm vật dụng cá nhân và giải trí.
- Xem thêm: Cửa hàng tạp hóa đẹp
Quy mô dân cư khu công nghiệp
Quy mô dân cư khu công nghiệp đa phần là công nhân ngoại tỉnh. Ngoài ra vẫn có một phần dân cư địa phương. Lượng khách hàng này vẫn mang lại doanh thu cho công việc kinh doanh tại khu công nghiệp. Nếu so sánh với mặt bằng dân cư của các khu bình thường, Mật độ dân cư tại khu công nghiệp sẽ cao hơn khá nhiều. Do vậy dù mức chi tiêu trên đầu người thấp nhưng tổng chi tiêu của khu công nghiệp không thu kém với các khu vực khác.
Các mặt hàng bán chạy cho công nhân tại khu công nghiệp
1. Nhà trọ
Nhu cầu thuê nhà trọ của công nhân tại khu công nghiệp là nhu cầu rất lớn. Cho dù lượng công nhân thay đổi trọ liên tục, tuy nhiên các nhà trọ tại khu công nghiệp thường có công suất lấp đầy lên tới 85 đến 90%. Điều này đến từ việc phần lớn công nhân của các khu công nghiệp đến từ các địa phương khác.
Trường hợp bạn có mặt bằng rộng tại khu công nghiệp thì lựa chọn xây nhà trọ và cho thuê luôn là ý tưởng tốt nhất mà bạn nên làm. Tuy nhiên một trở ngại khi bạn kinh doanh nhà trọ tại khu công nghiệp đó là mức vốn đầu tư.
Theo chia sẻ của một số anh chị thân quen đang kinh doanh nhà trọ tại khu công nghiệp. Thời gian thu hồi vốn của một dự án nhà trọ là từ 4 đến 6 năm tùy vào mức đầu tư. Sau thời gian này bạn chỉ cần ngồi và chờ tiền báo vào số tài khoản mà thôi. Nếu bạn không có thời gian quản lý, bạn hoàn toàn có thể thuê nhân viên quản lý và vận hành nhà trọ partime với mức chi phí khá ổn.
Chắc chắn rằng khi kinh doanh nhà trọ sẽ không phải kiểu xây ra là có người ở. Bạn cần phải đảm bảo những vấn đề thiết yếu như: An ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy, sự thoáng mát sạch sẽ và nội quy dãy nhà trọ. Khi chưa làm tốt các yếu tố này sẽ rất khó nhà trọ của bạn hoạt động tốt được. Đối với việc tìm kiếm người thuê bạn có thể sử dụng các diễn đàn đăng tải thông tin cho thuê nhà trọ, các cộng đồng facebook công nhân.
2. Quán ăn sáng
Đồ ăn sáng mang đi là một mỏ vàng nếu bạn có vị trí bán tốt và sản phẩm ngon, giá tốt. Hành vi mua đồ ăn sáng của công nhân khu công nghiệp thường sẽ như sau:
- Mua nhanh, gọn lẹ vì sợ trễ giờ vào ca;
- Đồ ăn cần đa dạng để khỏi ngán;
- Chi phí cho mỗi bữa sáng là từ 10.000đ đến 15.000đ;
- Đối với công nhân nam thì có thể mua thêm thuốc lá, cafe;
Một số món ăn sáng mà bạn có thể chọn để bán ở khu công nghiệp cho công nhân:
- Cafe pha sẵn (Đen/Sữa/Bạc sỉu);
- Mì quảng trộn sẵn;
- Bún xào;
- Bún thịt nướng;
- Xôi đậu, xôi mặn;
- Bánh mì;
- Súp cua.
Một số lưu ý khi chọn bán đồ ăn sáng tại khu công nghiệp đó là bạn nên tránh các địa điểm mà công ty bao ăn công nhân 3 bữa. Lúc đó công nhân sẽ không ăn sáng ở ngoài mà vào công ty ngay. Do vậy việc mở cửa hàng bán đồ ăn sáng sẽ nhanh chóng phá sản.
3. Mở quán cafe, nước mía
Mở quán cafe lớn chắc chắn không phải là lựa chọn quá khôn ngoan tại các khu công nghiệp. Tuy nhiên mở một quán cafe cóc lại là một lựa chọn khá hay ho. Vừa tiết kiệm được chi phí vận hành và đầu tư ban đầu. Vừa thu hút được lượng lớn khách hàng mục tiêu phù hợp. Hoặc bạn hoàn toàn có thể mở một xe cafe take away giúp tối ưu chi phí để kinh doanh.
Một số món nước mà bạn có thể cân nhắc để bán khi tìm hiểu kinh doanh gì ở khu công nghiệp:
- Cafe các loại: 12.000 – 15.000đ
- Nước mía, rau má, nước chanh, nước cam: 12.000đ – 15.000đ
- Nước ngọt các loại kèm với đá: 12.000đ/chai
- Trà sữa: 15.000đ – 20.000đ kinh doanh vào buổi tối.
Bạn hoàn toàn có thể sử dụng khả năng giao tiếp để tìm các đơn đặt cafe, nước lớn từ các công ty. Bộ phận văn phòng thường có những buổi liên hoan nho nhỏ và có nhu cầu mua nước uống khá nhiều. Do vậy tiếp cận được nhóm khách hàng này cũng giúp cho bạn khá nhiều về phát triển doanh thu đấy.
4. Kinh doanh tạp hóa
Mở một cửa hàng tạp hóa với mức chi phí dao động từ 150 triệu đồng để có được mức doanh thu đều. Đặc biệt nếu bạn đã kinh doanh nhà trọ thì rất nên đầu tư thêm hạng mục này để phát triển thêm doanh thu từ khách hàng có sẵn. Những mặt hàng thực phẩm thiết yếu, đồ dùng cá nhân luôn là mặt hàng có nhu cầu rất lớn.
Đặc biệt bạn nên sử dụng một phần mềm quản lý bán hàng tạp hóa để quản lý tồn kho và doanh thu tốt hơn. Liên hệ ngay Mr Quản – 0929 292 606 để được tư vấn và hỗ trợ phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất.
Một số bài viết trước khi kinh doanh tạp hóa có thể bạn quan tâm:
- Mở cửa hàng tạp hóa nhỏ cần bao nhiêu vốn (200tr – 500tr)
- Kế hoạch mở cửa hàng tạp hóa 11 bước, lãi 20tr mỗi tháng
- 8 nguồn tạp hóa giá rẻ và danh sách chi tiết 2021
5. Kinh doanh quần áo giá rẻ
Mở một cửa hàng buôn bán quần áo giá rẻ giúp tận dụng nguồn khách hàng là công nhân lớn. Nếu bạn đang cần tìm mặt hàng bán chạy cho công nhân thì quần áo, giày dép luôn là lựa chọn đúng đắn. VỚi giá vốn chỉ thường bằng 1/2 giá bán. Không quá phức tạp như việc kinh doanh cafe, trà sữa. Cũng không phải bỏ quá nhiều vốn như kinh doanh tạp hóa. Với số vốn từ 50 triệu đồng bạn đã sẵn sàng cho sạp quần áo giá rẻ để kinh doanh rồi.
Nếu ở Thành phố Hồ Chí Minh bạn có thể tham khảo kinh nghiệm mua quần áo sỉ ở chợ Hạnh Thông Tây. Đây là nguồn hàng kinh doanh quần áo rất tốt tại khu công nghiệp cho công nhân.
6. Kinh doanh nhà thuốc
Nhà thuốc là lĩnh vực có thể kinh doanh ở mọi nơi, đặc biệt là khu vực có lượng dân cư đông. Điều này lại ứng với các khu công nghiệp. Tuy nhiên nhà thuốc là một ngành khá đặc thù vì yêu cầu bằng cấp và chứng chỉ khi mở tiệm. Nên bạn phải phù hợp và có nguồn vốn tốt thì mới mong có thể bắt đầu kinh doanh ngành nghề này.
7. Trường mầm non tư thục
Kinh doanh trường mầm non tư thục hướng tới đối tượng khách hàng là các cặp vợ chồng có con nhỏ. Vì là công nhân nên họ sẽ không có thể chăm con thời gian đi làm được. Do vậy mở một trường mầm non tư thục sẽ mang lại thu nhập khá ổn.
Tuy nhiên bạn cũng phải lường đến trường hợp chủ các doanh nghiệp trực tiếp đứng ra xây trường cho con em công nhân. Lúc đó việc kinh doanh trường mầm non tư thục của bạn sẽ gặp kha khá vấn đề về khách hàng. Chi phí đầu tư một trường mầm non tư thục rơi vào khoảng 150 triệu và khó nhất là ở khâu nhân sự. Nên bạn cần có một vài kinh nghiệm sư phạm làm nền tảng trước chứ không nên mở như kiểu mở cửa hàng tạp hóa.
8. Cửa hàng rau củ quả
Nếu trong khu vực khu công nghiệp chưa có nhiều địa điểm bán hàng rau quả và có điểm họp chợ. Bạn hoàn toàn có thể thuê sạp để bán rau củ hoặc dùng xe để vận chuyển đến bán linh động giữa các công ty. Mình từng chứng kiến không ít người bán rau củ quả tại các khu công nghiệp kiếm được cả triệu đồng mỗi buổi chiều công nhân đi làm về. Tuy nhiên đây chỉ mới là doanh thu mà thôi. Nếu xét về lợi nhuận nếu chỉ bán rau củ thôi thì sẽ khó có nhiều lời vì nguồn hàng khó ổn định, giá nhập chưa đảm bảo có được lợi nhuận tốt. Đặc biệt tỉ lệ hư hỏng nếu không bán được luôn là mối đau đầu cho người chủ kinh doanh.
9. Cửa hàng ăn vặt, trà sữa
Một điểm bán đồ ăn vặt như cá viên chiên, xúc xích chiên, bánh tráng trộn hay trà sữa, trà chanh vào buổi tối chắc chắn là lựa chọn không tồi. Nhu cầu ăn uống, nói chuyện của anh chị em công nhân là rất lớn. Chỉ một buổi tối phục vụ 100 thực khách là bạn hoàn toàn có thể bỏ túi tầm 2 triệu rồi. Chưa kể lượng mua mang về cũng không ít nữa. Chỉ cần tìm nguồn nguyên liệu tốt một tí, bố trí xe bán cơ động là bạn có thể phát triển một mức thu nhập ổn định khi biết rằng đây là mặt hàng bán chạy cho công nhân tại khu công nghiệp.
10. Mở quán cơm bình dân
Quán cơm bình dân từ 20.000đ/đĩa có thể bán sáng trưa chiều tối mà không lo không có khách. Nhu cầu ăn uống là nhu cầu thiết yếu không thể nào thay thế của con người. Tuy nhiên vì đặc thù về thu nhập, bạn sẽ cần điều chỉnh giá bán cơm sao cho phù hợp vừa đảm bảo đủ năng lượng và dinh dưỡng cho người ăn.
Bản thân mình nhận thấy nhiều anh chị mở quán cơm bình dân bán giá rẻ cho công nhân chấp nhận lời ít một tí. Tuy nhiên tìm được sự vui vẻ khi giúp đỡ những người đang phải trang trải miếng ăn từng ngày và còn phải cố gắng gửi tiền về cho gia đình nữa.
Lưu ý khi kinh doanh tại khu công nghiệp
Khu công nghiệp là khu vực đông dân cư qua lại và nhu cầu mua sắm lớn. Tuy nhiên đây cũng là nơi khá phức tạp với không ít thành phần bất hảo. Sẽ không quá bất ngờ khi một ngày nào đó một nhóm người tới đòi thu tiền kinh doanh, hoặc nếu bạn đặt việc bán hàng không đúng nơi quy định lại phải lên phường xơi nước. Chính vì thế bạn phải dự kiến được những rủi ro hoàn toàn có thể xảy ra khiến công việc kinh doanh của bạn khó khăn.
Lên kế hoạch kinh doanh chi tiết và dự trù rủi ro chưa bao giờ là thừa. Do vậy bạn phải từ tốn và hết sức bình tĩnh với nguồn vốn kinh doanh mỏng. Tính toán và nghe ý kiến đóng góp của nhiều người sẽ giúp bạn đưa ra quyết định tốt hơn.
Trên đây là những chia sẻ về chủ đề mặt hàng bán chạy cho công nhân ở khu công nghiệp. Rất mong bài viết sẽ giúp bạn tìm ra được hướng kinh doanh cho bản thân mình. Chúc các bạn thành công.
Các bài viết liên quan
3 loại giấy tờ cần có khi mở cửa hàng tạp hóa và thủ tục 2021
14+ cách trưng bày cửa hàng tạp hóa nhỏ tối ưu lợi nhuận
Top 7 công ty cung cấp kệ bán hàng tạp hóa giá rẻ, tốt nhất
Trung Mạc
Trung Mạc là tác giả, điều hành tại Blog Mr Quản. Trung có kinh nghiệm hơn 8 năm trong lĩnh vực quản lý bán hàng.
Từ khóa » Bán đồ ăn Sẵn Cho Công Nhân
-
Mở Cửa Hàng Bán đồ ăn Sẵn – Kinh Nghiệm Thành Công
-
Kinh Nghiệm Bán đồ ăn Sẵn Kiếm Lời (Cập Nhật 2021) - Luật ACC
-
Kiếm Tiền Từ Mô Hình Kinh Doanh Thực Phẩm Nấu Chín - BYTUONG
-
9 Bước Kinh Doanh Cửa Hàng đồ ăn Nhanh Tấp Nập Khách Ghé Qua
-
Đường Cùng Thất Nghiệp, Bán đồ ăn Sẵn Lời Lớn - Vietnamnet
-
Các Món ăn Sẵn Dễ Bán Khi Kinh Doanh đồ ăn Sẵn - 29foods
-
Top 10 Ý Tưởng Kinh Doanh Bán Đồ Ăn ... - Thiết Bị Bếp Quang Huy
-
Hàng đồ ăn Sẵn Nhiều Món Nhất Chợ Hàng Bè: Riêng Cá Kho đã Bán ...
-
Top 10 ý Tưởng Kinh Doanh đồ ăn Vặt Online “hái Ra Tiền” - IPOS
-
KINH NGHIỆM BÁN ĐỒ ĂN SÁNG LỢI NHUẬN CAO - Bếp Nam Việt
-
Em định Kinh Doanh đồ ăn Sẵn Cho Bữa Tối, Nhờ Các Mẹ Cho ý Kiến Với
-
Top 10 Ý Tưởng Kinh Doanh Bán Đồ Ăn Sáng Mang Đi Vốn Ít Lời Cao
-
20+ Món Bán đồ ăn Sáng Giá 10K Cho Học Sinh, Công Nhân