10+ Mẹo Cúng Khai Trương Quán ăn, Cafe Hồng Phát & Bài Cúng

10+ mẹo cúng khai trương quán ăn, cafe hồng phát & bài cúng

Cúng khai trương quán là lễ nghi không thể thiếu đối với bất cứ người nào khi mở quán kinh doanh. Quan niệm từ xưa đến nay cho rằng cúng khai trương sẽ giúp chủ nhân hàng quán đó gặp nhiều may mắn, đường kinh doanh thuận lợi hồng phát hơn.

Tuy nhiên, lại ít người biết cúng quán khai trương như thế nào là đúng chuẩn cũng như cần làm gì để chuẩn bị trước khi cúng. Cùng PosApp tham khảo bài viết bên dưới để biết được cách cúng khai trương quán cafe, cúng khai trương quán ăn giúp mua may bán đắt.

Bài viết này phù hợp với chủ nhà hàng ăn uống: Chủ quán cafe, quán ăn, nhà hàng, trà sữa, quán bar, quán nhậu....

Mục lục bài viết

  • 1/ Lựa chọn ngày giờ tốt để cúng khai trương quán
  • 2/ Chuẩn bị mâm lễ vật cúng khai trương
    • Mâm lễ vật cúng khai trương cửa hàng cần gì?
    • Cách bày mâm cúng khai trương
  • 3/ Văn khấn khai trương cửa hàng, quán ăn, cafe
  • 4/ Thụ lộc và đón khách vào mở hàng
  • 5/ Nên cúng khai trương trong quán hay ngoài trời
  • 6/ Những hoạt động trong ngày cúng khai trương giúp tăng hồng phát
    • Múa lân sư rồng
    • Múa trống
    • Văn nghệ
    • Cắt băng khánh thành
    • Tặng quà cho khách tham dự
    • Marketing truyền thông cửa hàng
  • 7/ Lưu ý khi cúng khai trương cửa hàng, quán ăn, cafe
    • Không chọn gam màu kiêng kỵ với mệnh
    • Thành tâm khấn vái
    • Tâm lý không nên lo lắng, mất bình tĩnh
    • Đảm bảo đủ nhân viên phục vụ ngày khai trương
    • Ước tính lượng khách đến dự để chuẩn bị nguyên vật liệu
  • 8/ Gạo, muối cúng khai trương xong làm gì?
  • 9/ Một số hình ảnh lễ cúng khai trương cửa hàng

1/ Lựa chọn ngày giờ tốt để cúng khai trương quán

Quan trọng nhất của lễ cúng khai trương đó chính là xem ngày khai trương. Thời điểm khai trương tốt phải có ngày đẹp, giờ tốt và quan trọng nhất là phù hợp với mệnh của chủ cửa hàng, công ty đó.

Cúng khai trương cần chọn ngày giờ tốt

Để xem được ngày tốt bạn có thể xem trên lịch vạn niên hoặc một số trang web phong thủy xem ngày tốt. Còn giờ khai trương phải được lựa chọn dựa trên mệnh của từng người, mỗi người sẽ có giờ tốt để khai trương riêng. Vì thế bạn có thể tìm đến một số thầy phong thủy xem ngày giúp bạn.

lịch khai trương

Giờ cúng khai trương phù hợp với người chủ

Lựa chọn ngày đẹp, giờ tốt để tổ chức lễ khai trương là vô cùng quan trọng. Nhưng không phải vì thế mà bất chấp mọi điều kiện không cho phép để tổ chức cúng khai trương cho đúng ngày đúng giờ đã định. Việc cúng khai trương cũng chỉ là bước khởi đầu cho toàn bộ quá trình kinh doanh của bạn. Cũng không nên quá đặt nặng việc cúng khai trương sai ngày hay trễ giờ cúng,...

>> Xem thêm: 5 bước cúng khai trương spa nail salon phát tài phát lộc

2/ Chuẩn bị mâm lễ vật cúng khai trương

Sau khi xem ngày giờ tốt để tổ chức lễ cúng khai trương, thì việc tiếp theo bạn cần chuẩn bị đó là lễ vật cúng khai trương.

Lễ vật cúng khai trương từng vùng miền sẽ khác nhau cũng như tùy từng ngành nghề kinh doanh mà lễ vật cần chuẩn bị cũng khác.

Lễ vật cúng khai trương đúng chuấn

Ngoài việc cúng khai trương khi chuẩn bị bắt đầu kinh doanh, người ta còn cúng khai trương vào dịp đầu năm mới. Cúng khai trương đầu năm cốt yếu để chủ nhân khởi sự, bắt đầu một năm mới với nhiều cơ hội phát triển hơn.

Vì vậy lễ vật cúng khai trương lần đầu chuẩn bị kinh doanh cần chuẩn bị kỹ lưỡng hơn và cần nhiều lễ vật hơn.

Mâm lễ vật cúng khai trương cửa hàng cần gì?

Mâm lễ vật cúng khai trương gồm những thứ không thể thiếu như:

• Nhang thắp (3 cây nhang rồng phụng lớn, 5 cây nhang nhỏ hoặc hơn tùy vào số lượng thần linh cần cúng vái)• Vàng mã/ giấy tiền vàng bạc (đô la, vàng giấy, áo giấy tím, 5 loại tiền quan,...)• Vàng bạc giấy (vàng thỏi, vàng miếng, vàng thanh,...)• Đèn cầy nến (đèn cầy đỏ chỉ vàng, đèn cầy ly,...)• Trầu cau 1 đĩa 2 quả 3 lá• Hoa tươi (hoa đồng tiền, hoa cúc, hoa hướng dương, hoa cẩm tú,...)• Gạo muối 2 chén• Hoa quả trái cây 1 mâm lớn, thêm 3 dĩa nhỏ nếu có• Xôi, chè, cháo thường theo tỷ lệ 5:5:5 hoặc theo con số mà bạn cho là may mắn• Gà luộc 1 con hoặc 1 cặp• Heo quay 1 con, hoặc cắt thành các miếng thịt nhỏ• Bánh kẹo 1 đến 2 dĩa• Rượu, trà, nước mỗi thứ 3 chung

Chuẩn bị đầy đủ lễ vật cho ngày cúng khai trương

Không cần chuẩn bị tất cả mọi thứ như trên, nếu không có điều kiện bạn có thể chuẩn bị một mâm lễ vừa phải, quan trọng là lòng thành khấn và có đạo đức trong kinh doanh thì việc làm ăn của bạn chắc chắn phát đạt. Ngược lại, nếu cơ sở kinh doanh của bạn lớn, cần chuẩn bị đồ cúng đa dạng hơn, một phần sẽ thể hiện được sự hoành tráng của cửa hàng/ công ty bạn, mặt khác để thiết đãi khách hàng/ đối tác đến tham dự.

>> Xem thêm: Hướng dẫn lập kế hoạch mở nhà hàng, quán ăn với 11 bước cơ bản

Cách bày mâm cúng khai trương

Bày mâm cúng cũng vô cùng đơn giản, nhưng có một số cách bày biện mâm cúng đẹp mắt được nhiều người áp dụng. Sau đây là mẫu mâm cúng theo kiểu Miền Bắc - Trung và Nam.

Mâm cúng khai trương quán cafe quán ăn Miền Bắc gồm: 1 gà luộc, 1 đĩa bánh kẹo, 1 đĩa trầu, 1 đĩa vàng mã, 1 đĩa trái cây, 1 đĩa tôm/ thịt heo/ trứng luộc, 5 chè/ xôi/ cháo, 1 hũ muối/ gạo/ trà, 1 bình bông, 6 chung rượu hoặc trà, nhang, đèn.

Mâm cúng khai trương quán ăn

Cúng khai trương theo kiểu Miền Trung: cũng tương tự như lễ vật cúng ở Miền Bắc: 1 gà luộc, 1 đĩa bánh kẹo, 1 đĩa trầu, 1 đĩa vàng mã, 1 đĩa trái cây, 1 đĩa tôm/ thịt heo/ trứng luộc, 5 chè/ xôi/ cháo, 1 hũ muối/ gạo/ trà, 1 bình bông, 6 chung rượu hoặc trà, nhang, đèn. Nhưng có thêm một số lễ vật đặc trưng miền Trung như: bánh hỏi, chả lụa, đồ chiên,...

Cúng khai trương theo kiểu Miền Nam: gồm 1 gà luộc, 1-10 dĩa heo quay, 1 đĩa trầu, 1 mâm vàng mã, 1 đĩa trái cây, 5 chè/ xôi/ cháo, 1 hũ muối/ gạo/ trà, 1 bình bông, 3 ly trà/ 3 ly bia, nhang, đèn. Mâm cúng khai trương miền Nam thường tăng thêm số lượng đồ ngọt như: chè đậu đỏ, chè trôi nước 3 màu.

Bạn có thể tùy biến thay thế chè xôi bằng các loại bánh như bánh chưng, bánh dày, bánh bông lan, rau câu,...

Bày dĩa trái cây cúng khai trương đẹp mắt, ý nghĩa hay:

  • Bày theo ngũ hành can chi: gồm 5 loại trái cây có 5 màu tượng trưng cho Kim, Mộc Thủy, Hỏa, Thổ. Ví dụ một số mâm ngũ quả theo ngũ hành: Lê - chuối xanh - nho - dưa hấu- bưởi, Xoài - Phật thủ xanh - mận Hà Nội/ việt quốc - táo/ ớt - dưa lưới,...
  • Bày theo tên gọi: Cầu dừa (vừa) đủ sung xoài (xài), gồm trái mãng cầu/ na - dừa - đu đủ - quả sung - xoài.
  • Bày theo loại trái cây đẹp, to, cao cấp nâng cao giá trị cho mâm cúng khai trương. Ví dụ một số loại trái cây đắt tiền thường được dùng để cúng khai trương: Thanh long đỏ, dưa gang, bưởi, dưa hấu, hồng, đào, cam mỹ, táo, lê, nho, vải,...

>> Xem thêm: 6 Lời Khuyên Hay Cần Biết Khi Thiết Kế Quán Cafe Nhỏ

3/ Văn khấn khai trương cửa hàng, quán ăn, cafe

Văn khấn khai trương thường được viết biến tấu theo từng cửa hàng/ ngành nghề kinh doanh. Dưới đây là mẫu văn khấn khai trương quán ăn, nhà hàng được nhiều người dùng nhất.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy quan Đương Niên hành khiển thái tuế chí đức Tôn thần.

Con kính lạy các ngài Bản cảnh thành hoàng chư vị Đại Vương.

Con kính lạy các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Long Mạch, Tài Thần, Định phúc Táo quân, chư vị Tôn thần.

Con kính lạy các thần linh cai quản trong khu vực này. Tín chủ chúng con là: Nguyễn Văn A, sinh ngày X tháng Y âm lịch năm Z.

Hôm nay là ngày T tháng H năm V (Âm lịch),

Tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương đăng hoa quả, thắp nén tâm nhang dâng lên trước án, lòng thành tâu rằng:

Tín chủ con xây cất (hoặc thuê được) một gian hàng (nhà xưởng, văn phòng…) tại xứ này: …….(địa chỉ)… Tín chủ con là ……….. (chức vụ của người khấn).

Bài cúng khai trương quán ăn, cafe, trà sữa

Nay muốn khai trương khởi đầu việc kinh doanh (hoặc sản xuất) phục vụ nhân sinh. Do đó, chúng con chọn được ngày lành tháng tốt, sắm sanh lễ vật, cáo yết tôn thần, dâng cùng bách linh cúi xin soi xét.

Chúng con kính mời quan Đương Niên, quan Đương cảnh, quan Thần linh Thổ địa, Định phúc táo quân, các ngài địa chúa Long Mạch, cùng tất cả các Thần linh cai quản khu vực này.

Các Ngài linh thiêng, giáng lâm trước án, thụ hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành. Cúi xin các vị phù hộ cho chúng con buôn bán hanh thông, làm ăn thuận lợi, lộc tài vượng tiến, cầu gì được nấy, nguyện gì cũng thành.

Tín chủ lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ cùng chư vị Hương linh, y thảo phụ mộc, ngụ trong khu vực này, xin mời các vị tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ con làm ăn buôn bán gặp nhiều may mắn, trăm sự thuận lợi.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

>> Xem thêm: 50+ Mẫu quầy thu ngân tính tiền đẹp và 5 nơi bán giá rẻ

4/ Thụ lộc và đón khách vào mở hàng

Sau khi cúng khai trương và đốt giấy tiền xong, bạn nên đợi khoảng 15 đến 30 phút rồi mới tiến hành bước kế tiếp là đón khách hàng vào. Khoảng thời gian nghỉ sẽ làm lễ nghi thêm phần trang trọng nghiêm túc, thánh thần có thời gian đến chứng giám cho bạn. Thứ hai là khói nhang, vụn giấy tiền được đốt sẽ bay đi tạo bầu không khí thoáng đãng hơn cho khách.

khách hàng ngày khai trương

Tạo hiệu ứng đám đông vào ngày khai trương

Người đầu tiên bước vào mua hàng sau lễ cúng khai trương - người khách mở hàng đầu tiên vô cùng quan trọng. Nên chọn trước một người khách/ người bạn có tâm tính vui vẻ, nhanh nhẹn, mua hàng mau lẹ, tạo khởi đầu kinh doanh thuận lợi, mua may bán đắt sau này. Ngoài ra, khách mở hàng cũng có tuổi có hợp với người chủ để việc mở hàng càng thêm tốt đẹp.

>> Xem thêm: 7 Bí quyết để mở quán ăn vặt thành công “hái ra tiền”

5/ Nên cúng khai trương trong quán hay ngoài trời

Ý nghĩa của việc cúng khai trương là để bạn khai báo với thần linh, thổ công nơi bạn kinh doanh. Vì thế cúng khai trương nên được tổ chức bên ngoài sân, hàng ba/ lan can/ hành lang của cửa hàng/ công ty. Sau khi cúng xong bạn có thể dời mâm cúng vào trong nhà để bắt đầu việc làm ăn kinh doanh của mình.

Khi đặt bàn cúng/ mâm cúng cần xem hướng đặt và vị trí đặt. Hướng đặt cần phù hợp với bản mệnh gia chủ người đứng đầu công ty để đặt. Vị trí đặt bàn cúng cũng nên chú ý không đặt gần những vật không sạch sẽ hoặc có ý nghĩa không hay như: đặt gần cống, vướng cột điện trước bàn, gần bồn rửa, hay hướng quay về nhà vệ sinh,...

>> Xem thêm: Tương lai, viễn cảnh nào cho ngành F&B Việt Nam?

6/ Những hoạt động trong ngày cúng khai trương giúp tăng hồng phát

Ngoài lễ cúng vái, thì vào dịp khai trương mọi người thường tổ chức thêm nhiều hoạt động khác nhằm tăng thêm sự linh đình, thu hút được nhiều người quan tâm, củng cố thêm tiếng tăm cho cửa hàng/ quán ăn trong khu vực. Một số hoạt động trong ngày cúng khai trương phổ biến như: múa lân, đánh trống, văn nghệ, cắt băng rôn, tuyên bố lý do, và marketing cho lễ khai trương.

Múa lân sư rồng

Múa lân sư rồng là loại hình được ưa chuộng nhất trong lễ khai trương.

Tùy theo quy mô kinh doanh, bạn có thể thuê một hoặc nhiều đoàn với nhiều tiết mục khác nhau với số lượng lân cũng khác nhau. Đội hình múa lân đầy đủ tiết mục bao gồm:

  • Ngũ lân hồng phát: 5 lân ngậm vàng, ngậm lời chúc, mỗi lân 2 người
  • Múa 2 lân: 1 - 2 lân leo sào hái cầu mây, leo tường lấy dải tiền,... mỗi lân 1 người
  • Thần tài khai trương: 1 ông địa, 1 ông thần tài
  • • 2 - 5 người đánh trống, cầm xã đồng, chũm chọe chập cheng, lò đồng gõ mõ,...
  • • Thêm người múa kiếm, trình diễn phun lửa nếu có
  • • Múa đoàn rồng từ 10 đến 20 người

Múa rồng múa lân đầu lễ khai trương

>> Xem thêm: “Bật mí” 5 mẹo, bí quyết kinh doanh nhà hàng, quán ăn thành công

Múa trống

Múa trống hội từ 4 đến 6 trống với số lượng khác nhau và tiếng trống khác nhau sẽ mang lại ý nghĩa khác.

Số lượng trống tượng trưng cho các ý nghĩa kinh doanh khác nhau:

  • • 6 trống, số 6 tượng trưng cho tài lộc, mang ý nghĩa tấn tài tấn lộc
  • • 9 trống, số 9 tượng trưng cho sự trường cửu, ý nghĩa kinh doanh trường trường cửu cửu
  • • 10 trống trống hội thập trống chào mừng, ý nghĩa chúc mừng thịnh vượng, may mắn

Tiết mục múa trống độc đáo cho buổi lễ khai trương

Số tiếng trống cũng có ý nghĩa đặc biệt:

  • • 8 tiếng, Bát tượng trưng cho sự phát tài
  • • 9 tiếng, Cửu tượng trưng cho sự vĩnh cửu
  • • 13 tiếng, Thập Tam trong Thập Tam Thái Bảo, tượng trưng cho 13 vị tướng mạnh nhất thời xưa, mang ý nghĩa kinh doanh sẽ phát đạt cứ phía trước mà tiến lên, loại bỏ mọi gian khó trở ngại

>> Xem thêm: 20+ mẫu tủ bánh ngọt dành cho quán cafe, trà sữa, trà chanh

Văn nghệ

Văn nghệ thường được tổ chức sau tiết mục múa lân. Thường là các bài hát trẻ trung kết hợp với những điệu nhảy sôi động tăng thêm bầu không khí tươi vui cho buổi lễ.

Văn nghệ giải trí cho buổi lễ

Cắt băng khánh thành

Sau tiết mục văn nghệ phục vụ khách hàng đến dự lễ khai trương, chủ cửa hàng/ MC chủ trì buổi lễ sẽ lên tuyên bố lý do khai trương, nhận lời chúc từ quan khách mà tiến hàng cắt băng rôn khánh thành cửa hàng/ công ty. Tùy vào cổ đông/ người hùn hạp làm ăn thì số lượng bông khánh thành, chiều dài dải băng sẽ khác nhau. Dải băng thường dài từ 5m trở lên, có từ 3 đến 5 bông khánh thành.

Cắt băng rôn khánh thành sau lễ

Tặng quà cho khách tham dự

Sau khi cắt băng khai trương, đón vị khách mở hàng xong xui. Cửa tiệm/ công ty sẽ tặng một số quà tặng nằm trong chuỗi khuyến mãi khai trương của cửa hàng. quà tặng có thể là sản phẩm mà cửa hàng đang kinh doanh hoặc các vật dụng lưu niệm (móc khóa, vật trang trí mang tên quán,...)

Khuyến mãi tặng quà cho khách và đối tác trong buổi lễ khai trương

>> Xem thêm: 15 sai lầm thường gặp khi kinh doanh quán cafe nhà hàng quán ăn

Marketing truyền thông cửa hàng

Khi tổ chức lễ khai trương bạn không chỉ tập trung chuẩn bị buổi lễ không mà còn cần quảng bá cho buổi lễ đó. Lễ khai trương chính là cơ hội tốt nhất để bạn quảng bá cho cửa hàng/ công ty của bạn. Trước khi tổ chức khai trương cần thông báo trước một tuần. Bạn có thể phát tờ rơi/ catalog trước cửa hàng, thông báo trên phương tiện truyền thông đại chúng (mạng xã hội, website công ty,...) và nhớ kèm theo chương trình khuyến mãi hấp dẫn để lôi kéo khách đến dự lễ và mua sắm vào ngày khai trương.

Marketing cho buổi lễ khai trương vô cùng quan trọng

Thu hút được lượng lớn khách hàng đến hàng quán vào ngày khai trương không chỉ mang lại điềm lành, khởi đầu suôn sẻ mà còn âm thầm marketing cho những người trên đường, khiến họ đánh giá cao, tò mò muốn sử dụng thử sản phẩm dịch vụ của bạn.

>> Xem thêm: Kinh nghiệm mở quán cafe, quán nước giải khát dành cho bạn

7/ Lưu ý khi cúng khai trương cửa hàng, quán ăn, cafe

Ngoài những thứ cần chuẩn bị khi tổ chức lễ cúng khai trương thì cũng có một số điều nên kiêng cử để có một buổi lễ khai trường trọn vẹn và suôn sẻ nhất.

Không chọn gam màu kiêng kỵ với mệnh

Ngoài việc xem ngày giờ tốt, hướng tốt,... bạn cũng nên chuẩn bị trang phục khi khấn vái phù hợp. Nên mặc áo quần dài tay lịch sự thể hiện trọn vẹn lòng thành kính với chư vị thần linh nơi bạn kinh doanh. Ngoài ra, bạn cũng nên lựa chọn trang phục hợp mệnh với mình, để tăng thêm điều lành cho buổi lễ. Không nên mặc đồ quá cầu kỳ sặc sỡ hoặc có màu quá tối tăm u ám sẽ ảnh hưởng đến cảm xúc của khách đến dự lễ.

Trang phục cúng khai trương cần chỉnh tề lịch sự

>> Xem thêm: 13 vật dụng cần có ở quầy thu ngân cafe, nhà hàng, trà sữa

Thành tâm khấn vái

Tấm lòng chính là yếu tố quan trọng nhất trong buổi lễ khai trương. Nếu bạn có mâm cúng không quá lớn cũng không sao, khi bạn thành tâm khấn vái với thái độ chân thành kính cẩn nhất thì thần linh, chư vị cai quản sẽ chứng giám và mang những điều tốt lành đến với nơi kinh doanh của bạn.

Thành tâm khấn vái khi cúng khai trương

Tâm lý không nên lo lắng, mất bình tĩnh

Bạn nên chuẩn bị tâm lý tốt, học thuộc văn khấn kỹ lưỡng để buổi lễ cúng khai trương không xảy ra sơ sót nào. Lễ khai trương diễn ra trôi chảy từ đầu đến cuối sẽ mang lại sự may mắn, kinh doanh thuận buồm xuôi gió hơn.

Không nên lo lắng trước khi cúng khai trương

>> Xem thêm: Tư vấn 14 bước chọn mặt bằng để mở quán cafe, nhà hàng

Đảm bảo đủ nhân viên phục vụ ngày khai trương

Tổ chức lê khai trương vô cùng quan trọng và nhiều khâu cần thực hiện, vì thế bạn nên thuê thêm một số nhân viên, cộng tác viên hỗ trợ công tác chuẩn bị buổi lễ. Bạn nên dự trù thuê thêm nhân viên để đảm bảo việc phục vụ khách một cách tốt nhất. Vì khối lượng công việc ngày khai trương thường nhiều gấp 2-3 lần thậm chí là gấp 5 lần so với bình thường.

Bạn có thể thuê một đơn vị tổ chức sự kiện uy tín để lo liệu toàn bộ quá trình cũng như khâu tuyển thêm nhân viên, thuê mướn đơn vị thi công, trình diễn văn nghệ, múa lân.

Đảm bao nhân viên phục vụ đầy đủ ngày khai trương

Ước tính lượng khách đến dự để chuẩn bị nguyên vật liệu

Bạn nên ước lượng khách đến quán để chuẩn bị đầy đủ bàn ghế, thức ăn và quà tặng cho khách. Bạn nên ước lượng thông qua số lượng nhận tờ rơi, số người đăng ký tham dự trên trang web/ fanpage,... những hoạt động được tiến hành trong khâu marketing, quảng bá trước buổi lễ khai trương.

Sắp xếp đủ chỗ ngồi cho khách đến quán

>> Xem thêm: 5 kinh nghiệm cần biết trước khi mở quán cafe, nhà hàng vừa và nhỏ

8/ Gạo, muối cúng khai trương xong làm gì?

gạo muối

Hôm nọ đi ngang một cửa hàng vừa bày mâm cúng trước nhà, thấy người ta vẩy muối gạo tứ phương, con gái tôi liền hỏi: “Tại sao phải cúng muối và gạo rồi rải khắp sân vậy mẹ?”.

Hình như lúc nhỏ tôi cũng đã hỏi mẹ câu hỏi y như vậy, mẹ luôn bảo tôi lấy 2 bát muối và gạo để lên bàn cúng, sai khi hương nhang đã tàn hết thì đem đi rắc khắp sân.

Không chỉ con nít, ắt hẳn là đã có nhiều bạn cũng từng đặt ra câu hỏi tại sao phải cúng gạo muối. Và tại sao sau khi cúng xong người ta còn lấy muối và gạo rải ra đường?

GẠO, MUỐI GẮN VỚI SỰ SỐNG CỦA CON NGƯỜI

Muối và gạo là loại gia vị và thực phẩm gắn liền với đời sống con người. Nếu như gạo là lương thực con người ăn uống hằng ngày, thì muối là gia vị chính của hơn phân nửa dân tộc thế giới và cung cấp hơn 20% tổng năng lượng hấp thụ hằng ngày của nhân loại. Riêng hơn 2 tỉ người châu Á, lúa gạo cung cấp từ 60 đến 70% calorie. Gạo tham gia vào rất nhiều công đoạn tạo ra món ăn cung cấp lượng tinh bột, protein và nhiều vitamin khác cho cơ thể con người. Thì muối lại tham gia vào việc điều chỉnh độ chứa nước của cơ thể (cân bằng chất lỏng). Vị mặn của muối là một trong những vị cơ bản.

Mặt khác, muối và gạo còn là một liệu pháp phong thủy mang lại may mắn, sức khỏe, tài lộc cho con người.

Dân gian ta có câu "Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi". Vì theo quan niệm của người xưa, rải muối trước sân nhà có thể xua đuổi tà ma, giúp đem lại nhiều may mắn cho gia đình.

GẠO MUỐI CÚNG CHO CHÚNG SINH, ĐỂ VONG LINH ĐƯỢC NO ĐỦ

Thực ra ở thế giới ngạ quỷ đó họ ăn bằng hương hoặc bằng tâm tưởng, chứ không ăn trực tiếp như mình, việc chúng ta cúng gạo và muối là vì hai thứ đó là căn bản sự sống của chúng ta. Hay có người họ cúng ngũ cốc có ý nghĩa nói về tâm của mình muốn cho vong linh đó được đầy đủ.

Cho nên cúng cơm buổi trưa các Thầy chỉ cần một ít cơm rồi sau đó vận tưởng và chú quán lấy công đức tu hành của mình nguyện cho họ được no đủ chứ không phải là họ ăn gạo, muối.

CÚNG GẠO MUỐI LÀ ĐỂ BIẾT ƠN

Cúng muối gạo là cách nhớ ơn những người đã khai sinh ra nền văn minh lúa nước, rải gạo muối có hai cách hiểu. Có người thì hiểu rải chia cho cô hồn các thụ bác hưởng, cách hiểu thứ hai là động tác rải muối chính là động tác gieo mùa của truyền thống nền văn minh lúa nước.

9/ Một số hình ảnh lễ cúng khai trương cửa hàng

Cúng khai trương siêu thị mini

Cúng khai trương quán trà sữa, cafe

Khai trương nhà hàng

cúng khai trương tạp hóa

Cúng khai trương cửa hàng bánh

Cúng khai trương Fast Food

Cúng khai trương cửa hàng quần áo

Lễ cúng khai trương quán nhậu, beer

mâm cúng khai trương

Khai trương quán ăn

Trên đây là tất cả thông tin về cúng khai trương quán ăn, cúng khai trương quán cafe đúng chuẩn, phát tài mà PosApp muốn chia sẻ. Chúc cho hoạt động kinh doanh của bạn thật thành công.

>> Xem thêm: • Phần mềm quản lý cửa hàng trà sữa 23.000+ quán tin dùng• Phần mềm quản lý nhà hàng - quán ăn 23.000+ quán sử dụng• Phần mềm quản lý quán cafe 23.000+ quán sử dụng

Share on Facebook Share Share on TwitterTweet

Từ khóa » Bài Khấn Khai Trương Quán ăn