10 Mẹo Kinh Doanh Quần Áo Hiệu Quả Giúp Bạn Tăng Doanh Thu
Có thể bạn quan tâm
Quần áo chính là nhu cầu thiết yếu của con người, chính vì thế kinh doanh quần áo không bao giờ là ngành hết “hot”.
Vậy làm thế nào để kinh doanh quần áo hiệu quả? Trước khi đến với bài viết 10 Mẹo Kinh Doanh Quần Áo, hãy cùng tìm hiểu vui những lý do gì khiến phụ nữ quyết định mua sắm:
- Mua váy mới nên phải đi mua giày, túi cho hợp
- Ngày mai phải đi 1 nơi mới
- Thấy đẹp
- Hàng unlimited
- Người khác trả
- Cảm giác sẽ dùng đến sau này
- Trước giờ chưa từng thấy
- Về Việt Nam sẽ không đâu có
- Ở nhà có rồi nhưng đang sale
- Màu này năm nay là mốt
- Sọc to này cũng đẹp, ở nhà mới có sọc nhỏ
- Làm cho chân dài ra
- Thấy nhiều người mua
- Được tặng thêm
- Thời tiết thay đổi
- Bọn ca sĩ hay dùng
- Tông sẹc tông vs chồng
- Mới lĩnh lương
- Chỗ này checkin đẹp
- Shop có mấy anh nhân viên thật thà …..
Bạn còn những lý do gì để bổ sung thêm không ? Hãy comment để Uplevo được biết nhé
>>> Tham khảo hướng dẫn đăng ký bán hàng trên các trang TMĐT:
- Bán hàng trên Shopee
- Bán hàng trên Tiki
- Bán hàng trên Lazada
- Bán hàng trên Sendo
- Bán hàng trên Zalo
Nội dung chính trong bài viết 1. Mẹo kinh doanh quần áo 2. Sáu kỹ năng tư vấn bán quần áo
10 Mẹo kinh doanh quần áo thành công
Thời trang là một ngành có lợi nhuận rất lớn, thường là gấp rưỡi hoặc có thể gấp đôi, gấp ba. Cũng chính vì lí do này mà các cửa hàng quần áo cứ liên tục khai trương và sự cạnh tranh giữa các thương hiệu, nhãn hàng lại càng trở nên khốc liệt. Cùng trên một con phố chuyên bán quần áo, nhưng có cửa hàng ế ẩm quanh năm, có cửa hàng khách lại cứ nườm nượp.
>>> 10 Lời khuyên vàng cho các chủ shop thời trang
Dưới đây là 10 mẹo kinh doanh để bạn tham khảo:
1. Nghiên cứu thị trường
Đảm bảo chắc chắn bạn đã có vốn hiểu biết nhất định về thị trường quần áo mà bạn chuẩn bị bắt đầu kinh doanh. Có thể bắt đầu bằng nơi bạn sống, nhu cầu quần áo của người ta thế nào? Sau đó là cập nhật các xu hướng trong nước và quốc tế.
Hãy tìm hiểu về các thương hiệu, cửa hàng thời trang thành công, mô hình kinh doanh của họ có điểm gì đặc biệt mà mình học hỏi được.
2. Lên kế hoạch cho mọi thứ
Trước khi bắt đầu kinh doanh quần áo, bạn cần có một kế hoạch cụ thể và rõ ràng cho những công việc cần làm. Những thứ quan trọng cần phải quyết định như loại áo, quần nào bạn sẽ bán, thị trường mình đang nhắm tới ở đâu, đối tượng là ai, bạn dự định sẽ bạn online hay sẽ phát triển cả cửa hàng để khách tới xem nữa.
Lên kế hoạch cho chiến lược marketing trên cả các kênh miễn phí và quảng cáo trả phí để đưa thương hiệu bạn đến với người tiêu dùng.
Kết hợp các mô hình kinh doanh ứng dụng vào cửa hàng của bạn để hoạt động thử và đánh giá hiệu quả của nó. Sẽ không quá cao xa khi nhắc tới những vấn đề thiết yếu như giá trị thương hiệu, nhiệm vụ, mục tiêu, chiến lực, và tầm nhìn dài hạn đâu.
3. Thấu hiểu đối thủ
Bạn luôn phải hiểu rõ các sản phẩm của mình đang phải cạnh tranh với ai, ai là đối thủ trực tiếp và ai là đối thủ gián tiếp. Những thứ bạn cần phải theo dõi đối thủ liên tục như mẫu quần áo họ mới về, giá cả và các chương trình khuyến mại, nhờ đó mà bạn có thể đưa về các ý tưởng mới áp vào cho công việc kinh doanh quần áo của mình.
Hãy dành tặng cho đối thủ cái “like” theo dõi của bạn trên Facebook hay Instagram.
4. Bán những sản phẩm khách hàng muốn mua
Mẹo này có vẻ như là một điều hết sức hiển nhiên rồi. Đôi khi thẩm mỹ và phong cách ăn mặc của bạn chưa chắc đã phù hợp với đại đa số nhóm khách hàng mục tiêu bạn muốn bán.
Vậy nên thay vì quyết định nhập hàng, hay tự thiết kế các sản phẩm theo ý mình, nên nghiên cứu cụ thể nhu cầu của khách hàng là gì.
Điều này còn đem lại nhiều lợi ích cho chủ hàng, nhất là khi khách hàng chạy theo những trend thời trang mới, hoặc vào dịp lễ hội đặc thù, như Valentine, Halloween hay 20/10.
5. Nắm rõ bức tranh tài chính
Khi bạn đã đề ra được các kế hoạch cụ thể, thì chi phí để thực hiện các kế hoạch đó là câu hỏi cần được giải đáp tiếp theo. Khi bạn bắt đầu thiết kế, sản xuất rồi đem bán sản phẩm áo thun, liên tục theo dõi các chi phí mà mình sẽ phải bỏ ra.
Những chi phí như: tem mác, chi phí vẫn chuyển, hộp đừng, và kho bãi nếu có cần được liệt kế một cách cụ thể. Bởi lẽ chỉ có liệt kê ra bạn mới tìm ra được cách tối ưu chúng xuống mức thấp nhất mà không bị mất đi chất lượng.
6. Đưa ra các chiến lược quảng bá
Đối với các cửa hàng kinh doanh quần áo mới, bạn có thể sử dụng các cách quảng cáo như google ads, và quảng cáo trên mạng xã hội. Bạn cũng có thể tặng miễn phí những chiếc áo có in logo của bạn để tăng độ phủ của thương hiệu.
Có rất nhiều cách để khiến khách hàng cảm thấy thu hút và lựa chọn mua hàng của bạn. Đừng ngần ngại thử những cách mới, khác lạ bởi vì chỉ có thử bạn mới biết liệu cách làm đó có hiệu quả hay không. Ngoài ra, cần phải có sự cân bằng nhất định giữa các chi phí marketing và các chương trình giảm giá, tặng quà để đầu tư vào thương hiệu.
7. Tìm kiếm đối tác
Bạn có thể tự kinh doanh nhưng cũng nên tìm kiếm những đối tác cùng chung tầm nhìn và đam mê để tối ưu thương hiệu, và dễ đạt được những mục tiêu một cách hiệu quả hơn. Các đối tác có thể là từ bạn bè hoặc đồng nghiệp, những người mà bạn có thể tin tưởng được.
Đi một mình có thể giúp bạn đi nhanh, nhưng để có được sự bền vững, bạn cần người cùng đi với bạn.
8. Xác định mục tiêu kinh doanh
Bạn dự định bán bao nhiêu áo khoác trong năm nay? Thế còn tháng này, tuần này? Rất nhiều người mới trong lĩnh vực kinh doanh quần áo thường coi nhẹ việc đặt ra các mục tiêu này. Hoặc có những người thì quá sợ cảm giác đặt ra mục tiêu và không đạt được chúng.
Đừng mắc phải những lỗi tưởng chừng như cơ bản đó, việc đặt ra các mục tiêu chính, và các mục tiêu phụ sẽ giúp bạn vẽ ra các hành động cụ thể để đạt được.
9. Đừng từ bỏ chỉ vì không bán được gì trong ngày đầu tiên
Đừng vội bỏ cuộc. Hãy kiểm tra lại xem mình sai ở đâu. Thiết kế sản phẩm này không ổn, màu áo này đã hết hot, chiến lược giá này quá cao không phù hợp với khách hàng mục tiêu và vô số những thứ khác nữa. Bạn chỉ mới bắt đầu, đừng nhụt chí. Người chiến thắng không bao giờ từ bỏ, và người từ bỏ sẽ không bao giờ chiến thắng.
Sai đâu sửa đó, nghiên cứu lại mô hình kinh doanh quần áo mình đang áp dụng, fanpage và quảng cáo của mình liệu có đang hoạt động hiểu quả hay không, có nên thuê agency quảng cáo bên ngoài để nhờ họ chạy hộ,..
Cân nhắc việc so sánh độ hiệu quả với cả đối thủ để biết được nguyên do có phải từ nhu cầu thị trường đột nhiên suy giảm hay không.
10. Hãy luôn thoải mái
Nếu như bạn kinh doanh quần áo theo kiểu đánh nhanh rút gọn, sẽ rất khó để thành công. Hãy yêu những gì bạn làm và làm những gì bạn yêu.
Đam mê của bạn sẽ thể hiện trong mọi thứ về cửa hàng, thương hiệu và sản phẩm bạn đem tới cho khách hàng.
>>> Những Nguồn Hàng Quần Áo Giá Sỉ Tại Việt Nam
Tăng doanh thu nhờ 6 kỹ năng tư vấn bán quần áo
Kỹ năng tư vấn bán hàng là một điều rất quan trọng trong ngành thời trang. Nó sẽ quyết định việc khách hàng có mua hàng hay không, mua nhiều hay mua ít, họ có quay lại cửa hàng vào những lần tới không. Nếu shop thời trang của bạn đông khách nhưng lại không bán được nhiều hàng, bạn không thể bỏ qua bài viết này.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho công việc kinh doanh quần áo chưa được hiệu quả như sản phẩm chưa thực sự tốt; vị trí kém thuận lợi, không hợp phong thủy,… Nhưng bạn khó có thể đổ vấy cho những nguyên nhân trên khi có rất nhiều chủ shop không có cửa hàng, bán mặt hàng gia công giá rẻ mà doanh thu vẫn cả trăm triệu một tháng.
Theo Uplevo, lí do lớn nhất là nhân viên cửa hàng chưa đủ khôn khéo, hay nói rõ hơn là chưa biết cách chốt đơn.
>>> Tham khảo Hướng dẫn xây dựng quy trình bán hàng
Cách tư vấn của nhân viên bán hàng chính là chìa khóa giúp cửa hàng tăng doanh thu. Đầu tiên khi muốn bán được hàng, nhân viên buộc phải là những người ăn mặc đẹp hoặc có gu thời trang tốt. Ít nhất khi nhìn vào, khách hàng sẽ có sự đồng cảm hoặc ngưỡng mộ, tin tưởng vào những lời nói của nhân viên tư vấn.
Những yêu tố khác như chăm chỉ, nhiệt tình, giọng hay cũng là vũ khí tiếp theo để cảm hóa khách hàng. Nếu những yếu tố trên chưa đủ thì điểm mấu chốt sẽ nằm ở việc tư vấn khéo léo, thông minh của nhân viên.
Tâm lí khách hàng mỗi người một khác, chắc chắn chẳng có ai giống ai 100%. Vì vậy nên trong việc bán hàng cũng xảy ra vô vàn tình huống. Nếu nhân viên bán hàng không linh hoạt ứng biến thì khách hàng sẽ cảm thấy không hài hòng và giảm quyết định mua hàng.
Chính vì lí do đó, muốn doanh thu cửa hàng tăng, nhân viên bán hàng phải biết cách tư vấn, quảng cáo sao cho sản phẩm trở nên hấp dẫn, phù hợp và khiến khách hàng thoải mái.
>>> Tham khảo 9 Mẹo chốt Sales
Một nhân viên bán hàng giỏi sẽ luôn tạo ra doanh thu vượt chỉ tiêu cá nhân cho cửa hàng thời trang. Điều đó sẽ không đến với những ai ngồi chờ vào may mắn. Tất cả sẽ phụ thuộc vào kỹ năng bán hàng của chính nhân viên đó.
1. Nhân viên bán quần áo cần có kiến thức nền tảng về thời trang
Kiến thức nền tảng về thời trang bắt đầu từ chất liệu quần áo, màu sắc và cách phối đồ. Khi chọn lựa một sản phẩm, khách hàng thường có xu hướng hỏi những câu như: vải này mặc nóng hay mát, giặt có bị bai, xổ lông hay phai màu không? Nếu bạn có kiến thức và hiểu rõ về sản phẩm của mình, bạn sẽ giải đáp được mọi thắc mắc của khách hàng.
Tiếp theo là các kiến thức về màu sắc và phối đồ. Chẳng hạn như khách hàng cần lựa chọn một sản phẩm để phối với 1 chiếc áo phông đỏ. Sẽ thật kinh khủng nếu như bạn giới thiệu cho khách một chân váy công sở màu hồng phấn. Có thể nhìn đơn lẻ cả 2 sản phẩm đều rất đẹp, nhưng khi phối vào cùng nhau thì thật khó có thể chấp nhận được.
Để có một nền tảng kiến thức kinh doanh về thời trang tốt, bạn cần cập nhật liên tục những xu hướng và style thời trang mới. Khách hàng cũng sẽ tin tưởng hơn nếu như trong lúc tư vấn, bạn nói thêm “em thấy bạn Hot Girl này hay mặc thế này, chị người mẫu nọ hay mặc thế kia”.
Câu nói đó chứng tỏ người nhân viên bán hàng là một người am hiểu xu hướng thời trang tức thời và rất dễ để thuyết phục khách hàng. Còn về chuyện mix đồ, hãy thử đủ cách cho ma-nơ-canh mặc, sau đó xin ý kiến của những người mà bạn cho rằng họ mặc đẹp.
Ma-nơ-canh đẹp cũng là một cách để quảng cáo cho cửa hàng, khách hàng thích cách bạn mix đồ thì họ sẽ mua cả bộ luôn đấy.
>>> Đọc thêm: 9 Cuốn Sách Cải Thiện Khả Năng Ăn Nói
2. Kỹ năng bán quần áo nằm ở việc nhìn ra gu thời trang khách
Nhiều cửa hàng có một lượng khách quen vô cùng lớn, đơn giản vì họ đã tạo ra gu thời trang cho khách hàng. “Thượng đế” cũng có người không có thẩm mỹ, cũng chả biết mình nên mặc cái gì cho hợp. Nếu nhân viên bán hàng tư vấn một cách khéo léo thì họ sẽ coi bạn như stylist và liên tục quay lại cửa hàng mỗi khi cần.
Nhưng nhớ là phải thật tinh tế, hay tư vấn một cách có chiều sâu và thật lòng nhất, đừng có cái gì cũng khen, cái gì cũng hợp thì khách hàng sẽ có cảm giác đề phòng.
Nếu chẳng may gặp tình huống khó (một số khách có gu thời trang dị), nhân viên cũng cần phải vui vẻ xử lý tình huống để tránh những ấn tượng xấu của khách đối với cửa hàng
>>> Tham khảo 9 cuốn sách bán hàng đỉnh cao
3. Nhân viên bán quần áo cần biết chăm chút về ngoại hình
Một nhân viên bán hàng cao ráo, ưa nhìn, nói năng lưu loát, luôn nở nụ cười sẽ rất được lòng khách hàng đấy. Vì bán hàng thời trang nên việc ăn mặc, trang điểm cũng cần chú ý một chút.
Nếu bạn quá lôi thôi hoặc quê mùa, khách sẽ không tin tưởng con mắt thẩm mỹ của bạn đâu. Ngược lại, như đã nói ở phần mở đầu, nếu bạn ăn mặc đẹp thì khách hàng sẽ có một sự đồng cảm và tin tưởng vào lời tư vấn của bạn.
4. Tư vấn bán hàng chính là lắng nghe, chủ động kết thân với khách hàng
Nếu khách hàng do dự không muốn thử hay mua đồ thì nên tìm hiểu tâm tư, băn khoăn của khách. Cần phải hiểu được lý do khách không mua là gì để khắc phục? Họ cần sản phẩm như thế nào? Như vậy bạn mới có thể thuyết phục được khách. Nếu được, hãy cố gắng nhớ tên khách và giao lưu trò chuyện cùng khách.
Nếu lần sau khách hàng quay lại, bạn gọi được tên của khách thì họ sẽ rất vừa lòng. Tự nhiên trong tiềm thức của họ, đây là một cửa hàng “quen” và đáng tin cậy…
Và các nhân viên bán hàng cần nhớ rằng, mỗi người bước chân vào shop đều có thể là khách hàng. Dù khách có ngoại hình ra sao, ăn mặc như nào thì cũng hãy tỏ ra chuyên nghiệp và phục vụ hết mình.
5. Luôn luôn biết cách khuyến khích khách hàng thử đồ
Nhiều người cảm thấy phiền hà khi thử đồ, nhưng hãy khéo léo thuyết phục để khách mặc ướm lên người. Nếu họ thấy bộ quần áo đó thích hợp với mình họ sẽ mua không tiếc tay. Người Việt Nam có một tâm lý là “mua vì ngại”. Rất ít người thử đồ xong mà lại không mua, trừ khi nó thật sự không phù hợp.
Vì vậy, hãy khuyến khích khách hàng thử đồ nhiều hơn.
Hi vọng bài viết này của Uplevo sẽ giúp các bạn cải thiện kỹ năng tư vấn bán hàng quần áo để tăng doanh thu cho cửa hàng của mình. Chúc các bạn thành công!
Từ khóa » Dạy Cách Buôn Bán Quần áo
-
Kinh Nghiệm Kinh Doanh Quần áo Hút Khách Nườm Nượp - Sapo
-
Kinh Nghiệm Mở Shop Quần áo Cho Người Mới Bắt đầu - Sapo
-
Cách Bán Quần áo Hiệu Quả - 3 BÍ QUYẾT đạt Doanh Thu Mơ ước
-
Bán Quần Áo Online: 5 Bước Để Kiếm 100 Đơn/Ngày Cho Người ...
-
[BÁN ONLINE VỐN 0đ] Cách Bán Quần áo Online Cho Người Mới Bắt ...
-
7 Kỹ Năng Bán Hàng Quần áo Hiệu Quả Mà Nhân Viên Cần Có.
-
Top 15 Dạy Cách Buôn Bán Quần áo
-
Kinh Nghiệm Mở Shop Quần áo: Bài Học “vỡ Lòng” Cho Người Mới
-
Kinh Nghiệm Mở Shop Quần áo Chi Tiết Từ A đến Z - BePOS
-
Ý Tưởng Kinh Doanh Quần áo - Mở Shop Bán Quần áo Với 2 Triệu đồng
-
3 Cách Bán Quần áo Hiệu Quả đạt Doanh Thu Mơ ước - TrustSales
-
Cách Buôn Bán Quần áo Giúp Bạn Giàu Nhanh, Lời Hơn Mua Bán đất ...
-
Hướng Dẫn Bán Quần Áo Online Thành Công Nhất - Cao Hoài Trung
-
Kinh Nghiệm Bán Quần áo ở Chợ Dành Cho Người Mới - Unica
-
Học Cách Kinh Doanh Buôn Bán Quần áo Hiệu Quả
-
Kinh Nghiệm Buôn Quần áo Online - Quần áo Quảng Châu - Ngân Tín
-
Kinh Nghiệm Lập Cửa Hàng Bán Quần áo Mở Shop Bán Hàng - YouTube