10 Mẹo Trị Hôi Miệng Tại Nhà HIỆU QUẢ - NHA KHOA ĐÔNG NAM
Có thể bạn quan tâm
Trị hôi miệng tại nhà với 10 mẹo vặt cực kỳ đơn giản – Có nhiều nguyên nhân gây ra hôi miệng. Hôi miệng có thể do sức khỏe răng miệng xấu, chải răng không đúng cách, do thức ăn bị mắc trong răng, do vi khuẩn gây ra hoặc cũng có thể do một số loại thực phẩm cay như tỏi và hành tây…
Nguyên nhân dẫn đến hôi miệng?
Hơi thở có mùi khó chịu thường được cho là do các hợp chất lưu quỳnh bay hơi. Điều này không gây nguy hiểm nghiêm trọng nhưng ảnh hưởng chất lượng cuộc sống khi giao tiếp với mọi người.
Việc tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bạn khắc phục được căn bệnh này. Thường nguyên nhân dẫn đến hôi miệng được cho là do các yếu tố:
+ Hôi miệng tạm thời
- Khô miệng
Mùi hôi miệng có liên quan trực tiếp đến sự suy giảm của tuyến nước bọt trong khoang miệng. Nếu thiếu nước do ăn uống hay dùng các loại thuốc điều trị gây nên sự mất nước sẽ dễ làm miệng khô đi, xuất hiện mùi hôi tạm thời.
- Hơi thở hôi vào buổi sớm
Sau khi ngủ dậy, đa phần ai cũng sẽ gặp phải tình trạng cơ thể có mùi hôi ở nhiều mức độ khác nhau. Hiện tượng này là bình thường do miệng bị khô trong nhiều giờ khi ngủ gây nên.
- Sử dụng thực phẩm
Khi sử dụng thực phẩm có chứa hóa chất có khả năng đi vào trong máu như tỏi, thức ăn cay, đồ uống chứa cồn… sẽ làm hơi thở của những người này bị hôi miệng .
- Hút thuốc lá
Hút thuốc lá cũng là nguyên nhân gây nên mùi hôi, vì hoạt chất trong thuốc lá sẽ vào trong hơi thở bay ra ngoài. Hơn nữa, việc nghiện thuốc lá sẽ làm cho bệnh viêm nướu tiến triển, nguyên nhân hàng đầu gây ố vàng răng.
- Vệ sinh răng miệng kém
Vệ sinh răng miệng không đảm bảo sạch sẽ, không làm sạch thức ăn thừa ở kẽ răng bằng chỉ nha khoa, không cạo vôi răng định kỳ, không chải sạch lưỡi mỗi ngày,… tất cả những điều này sẽ là điều kiện để mảng bám, vi khuẩn tích tụ nhiều và sản sinh mùi hôi ở khoang miệng.
+ Nguyên nhân hôi miệng do bệnh lý
- Bệnh lý viêm nướu, viêm nha chu, viêm chân răng hay áp xe răng đều là nguyên nhân trực tiếp làm cho miệng có mùi hôi.
- Việc sử dụng thuốc hóa trị, xạ trị hay các loại thuốc chống ung thư,…cũng gây nên hôi miệng khó điều trị hết hoàn toàn.
- Bệnh tiểu đường, các bệnh lý về gan, thận,… cũng có thể gây hôi miệng do sự phân hủy của mỡ trong cơ thể.
- Các bệnh về xương như viêm tủy xương, viêm ổ răng khô, bệnh ác tính khác cũng là nguyên nhân gây hôi miệng hàng đầu.
- Việc dùng các khí cụ chỉnh nha, niềng răng hay răng giả tháo lắp… rất dễ bị vướng thức ăn, tồn đọng các mảng bám gây hôi miệng.
- Cao răng hay việc tồn tại các lớp cặn lưỡi cũng gây ra bệnh hôi miệng.
- Bệnh về đường hô hấp: Khi mắc các bệnh lý về đường hô hấp như: viêm xoang, polyp mũi, viêm phổi, viêm amidan, viêm họng,… cũng dễ gặp tình trạng hôi miệng dai dẳng, thậm chí mùi hôi có phần nồng nặc hơn bình thường gây khó chịu cho người đối diện mỗi khi giao tiếp.
- Các bệnh về đường tiêu hóa: Các bệnh trào ngược axit dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày, rối loạn tiêu hóa, hở van dạ dày,… đều có thể khiến cho khoang miệng có mùi hôi, tanh. Bên cạnh đó còn gây nhiều triệu chứng khác như: buồn nôn, nôn trớ khi ăn, cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi,…
10 cách trị hôi miệng tại nhà hiệu quả
Cho dù xuất phát từ nguyên nhân nào thì bệnh hôi miệng cũng đều gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt người bệnh. Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể áp dụng 10 lời khuyên trị hôi miệng tại nhà dưới đây.
1. Cách trị hôi miệng với lá bạc hà
Lá bạc hà có tính mát và nổi tiếng với hương vị thơm mát đặc trưng, có tính khử mùi và kháng khuẩn rất cao.
Cách thực hiện:
Chỉ cần giã lá bạc hà tươi ra lấy nước. Hòa nước này với nước lọc theo tỷ lệ 1:3 để súc miệng hàng ngày. Nếu có thể ăn sống được lá bạc hà sẽ có công dụng tốt hơn.
2. Trị hôi miệng tại nhà đơn giản bằng trà xanh
Chất polyphenol trong trà xanh có tác dụng giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn cũng như giúp khử mùi hôi một cách hiệu quả. Thực tế đã cho thấy, những người thường xuyên uống trà xanh sẽ không bị hôi miệng và những người bị hôi miệng có thể dùng nước trà xanh súc miệng nhiều lần trong ngày.
Cách thực hiện:
Bạn có thể sử dụng trà xanh như nước uống hàng ngày vì trà xanh còn có tác dụng làm đẹp da, chống lão hóa và giúp răng chắc khỏe hơn, loại bỏ mùi hôi khó chịu.
Hoặc cũng có thể sử dụng nước trà xanh để nguội để súc miệng hàng ngày, đặc biệt là sau mỗi bữa ăn. Việc súc miệng hàng ngày với trà xanh sẽ giúp loại bỏ dần dần vôi răng và tình trạng hôi miệng được cải thiện rõ rệt.
3. Mẹo chữa bệnh hôi miệng bằng chanh tươi
Chanh có tính sát khuẩn và có vị thanh nên khử mùi rất tốt. Sau khi đưa vào miệng, những tính chất có trong chanh khử đi mùi hôi trong miệng rất nhanh chóng.
Cách thực hiện:
– Dùng vỏ chanh đã được rửa sạch nhai thật kỹ và nuốt. Thực hiện vài lần trong ngày sẽ đem đến cho bạn hơi thở thơm mát và rất dễ chịu.
– Vắt chanh lấy nước cốt và cho thêm chút muối. Dùng hỗn hợp này để ngậm hoặc hải răng 2 lần mỗi ngày. Mùi hôi miệng khó chịu sẽ mất dần đi.
4. Chữa hôi miệng tại nhà với gừng tươi
Gừng là một loại gia vị không thể thiếu trong gian bếp của mỗi gia đình. Nhờ có vị cay, tính nóng, ấm và chứa nhiều tinh dầu thơm đặc biệt giúp khử mùi hôi rất hiệu quả. Ngoài công dụng chữa hôi miệng thì gừng còn có thể giúp chữa ho, lạnh bụng, giải cảm, …
Cách thực hiện:
Để khắc phục mùi hôi miệng tức thời thì bạn chuẩn bị vài lát gừng rồi cho vào nước sôi khoảng 5 phút, sau đó thêm một chút muối biển vào, dùng dung dịch này súc miệng ngày 2 lần/ngày sẽ thấy công dụng trị hôi miệng rất hiệu quả.
5. Cách chữa bệnh hôi miệng bằng lá thì là
Thì là, một loại thảo mộc thường dùng trong các món ăn để khử mùi, có thể trị được vấn đề hôi miệng nhờ đặc tính kháng khuẩn.
Cách thực hiện:
Nhai một muỗng hạt thì là cho đến khi miệng của bạn đầy nước bọt thì có thể bỏ đi. Ngoài ra, bạn có thể nhai hỗn hợp thì là, bạch đậu khấu, đinh hương cũng cho hiệu quả tương tự.
6. Trị hôi miệng tại nhà với mật ong + bột quế
Mật ong có tác dụng ức chế và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn hôi miệng. Quế là hương liệu trong đông y có mùi hương dễ chịu. Khi kết hợp mật ong và quế trị hôi miệng không những giúp hơi thở trở nên thơm mát dễ chịu mà đầu óc cũng trở nên thử giãn hơn.
Cách thực hiện:
Sử dụng 2 muỗng cà phê bột quế + 2 muỗng cà phê mật ong pha với 1 ly nước nóng, sau đó khuấy đều. Để hỗn hợp nguội rồi dùng để súc miệng sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn hôi miệng, hương thơm của quế sẽ giúp cải thiện hơi thở đáng kể.
7. Cách trị hôi miệng bằng vỏ bưởi đơn giản
Bưởi là loại trái cây dễ tìm, chúng ta có thể tìm thấy ở khắp các chợ và siêu thị. Nhờ chứa nhiều tinh dầu thơm có khả năng khử mùi cùng với tính cay giúp loại bỏ vi khuẩn cực kỳ hiệu quả.
Để trị hôi miệng tại nhà với vỏ bưởi bạn làm như sau:
Cách thứ 1: Nhai trực tiếp vỏ bưởi sau mỗi bữa ăn để giúp làm sạch khoang miệng và khử mùi hôi. Thực hiện trong khoảng 5 phút sau đó súc miệng lại với nước ấm. Bạn cũng có thể rửa sạch vỏ bưởi và cắt thành từng miếng nhỏ để trong ngăn mát tủ lạnh để sử dụng trong 2-3 ngày.
Cách thứ 2: Sử dụng vỏ của một trái bưởi đun sôi với 300ml nước. Để nước sôi khoảng 10 phút sau đó cho thêm một chút muối vào rồi tắt bếp. Đợi nước nguội sau đó dùng để súc miệng hàng ngày.
8. Mẹo trị hôi miệng với lá ổi nhanh chóng
Ổi là loại cây ăn trái quá quen thuộc với nhiều người. Tuy nhiên, ít ai biết rằng lá ổi có công dụng trị hôi miệng vô cùng tuyệt vời. Trong lá ổi có chứa nhiều các chất như: Tannin, Phosphoric, Oxalic, … có tác dụng loại sạch mảng bám và khử mùi hôi miệng cự kỳ hiệu quả.
Cách thực hiện:
– Lấy 2-3 lá ổi non rửa sạch rồi nhai trực tiếp khoảng 5 phút. Sau đó súc miệng lại với nước muối pha loãng hoặc nước muối sinh lý. Lưu ý, khi nhai nhớ đảo đều trong miệng để giúp làm sạch ác kẻ răng hiệu quả.
– Ngoài ra, bạn có thể dùng 1 nắm lá ổi rửa sạch rồi đun sôi với khoảng 300ml nước, sau đó cho thêm 1 muỗng cà phế muối vào khấy đều. Để nguội và lọc lấy nước dùng để súc miệng hàng ngày.
9. Công thức chữa hôi miệng bằng lá mùi tàu
Mùi tàu còn gọi là ngò gai, bên trong chứa nhiều tinh dầu nên có mùi rất thơm. Đây là nguyên liệu không thể thiếu trong các món ăn hàng ngày. Nhờ chứa nhiều tinh dầu thơm và các chất: Protid, Phosphor, Vitamin C, Glucid, … nên có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây hôi miệng rất tốt.
Cách thực hiện:
Sử dụng khoảng 50gr lá mùi tàu rửa sạch và sắt nhỏ thành khúc. Tiếp theo, đun sôi lá mùi tàu đã sơ chế trước đó với 100ml nước và 1 muỗng cà phê muối. Để nước sôi khoảng 10 phút để các chất trong lá mùi tàu ra hết sau đó tắt bếp. Chờ nước nguội và dùng để súc miệng mỗi ngày, thực hiện 3-5 lần/ngày.
10. Cách chữa hôi miệng bằng giấm táo
Giấm táo là sản phẩm của quá trình lên men tự nhiên. Trong giấm táo chứa nhiều thành phần rất tốt như: Axit amin, axit axetic, các vitamin và khoáng chất. Nhờ chứa nhiều axit và các khoáng chất nên giấm táo có tác dụng khử trùng cao và tốt cho sức khỏe răng miệng.
Để trị hôi miệng tại nhà với giấm táo bạn thực hiện bằng cách pha loãng giấm táo với nước rồi dùng để súc miệng mỗi ngày vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.
11. Cách chữa hôi miệng bằng muối và ngò gai
Với đặc tính kháng khuẩn, sát trùng cao muối sẽ giúp hỗ trợ làm sạch và giữ cho răng miệng luôn sạch khỏe, ngừa bệnh lý phát sinh.
Khi kết hợp dùng muối cùng với ngò gai sẽ tăng được khả năng kháng khuẩn, thuyên giảm đáng kể mùi hôi ở khoang miệng.
Cách thực hiện:
Dùng một nắm ngò gai rửa sạch và đun với một lượng nước vừa đủ cho đến khi sôi. Sau đó để nguội và cho thêm một ít muối hòa tan vào chung để làm hỗn hợp nước súc miệng.
Bạn nên súc miệng bằng nước ngò gai từ 2 – 3 lần/ ngày, kiên trì trong 1 tuần sẽ thấy mùi hôi ở miệng được cải thiện rõ rệt.
12. Cách chữa hôi miệng bằng sữa chua
Sữa chua được biết đến là thực phẩm rất giàu lợi khuẩn giúp bảo vệ tiêu hóa cũng như sức khỏe răng miệng khá tốt. Các thành phần của sữa chua còn có thể ức chế được sự sản sinh của vi khuẩn gây mùi hôi ở miệng rất hiệu quả.
Cách thực hiện:
Mỗi ngày có thể ăn 1 – 2 hủ sữa chua sẽ rất có lợi cho sức khỏe cơ thể cũng như hỗ trợ giảm vi khuẩn gây mùi ở miệng hiệu quả.
Tốt nhất nên dùng các loại sữa chua không đường hoặc ít đường. Không ăn sữa chua khi đói để tránh các ảnh hưởng không tốt cho dạ dày.
13. Cách chữa hôi miệng bằng mật ong
Khả năng kháng khuẩn, chống viêm của mật ong được đánh giá rất tốt trong việc hỗ trợ giảm các vấn đề khó chịu ở răng miệng.
Nếu đang gặp phiền toái với hơi thở có mùi hôi khó chịu bạn có thể tham khảo và chọn dùng mật ong để cải thiện tình trạng hiệu quả.
Cách thực hiện:
Pha mật ong cùng với nước ấm và dùng để súc miệng đều đặn 2 – 3 lần/ngày sẽ thấy hơi thở dần được cải thiện thơm mát hơn.
Bên cạnh đó có thể kết hợp mật ong cùng với chanh để gia tăng hiệu quả giảm mùi hôi ở miệng nhanh chóng.
14. Cách chữa hôi miệng bằng rau húng chanh
Tinh dầu của lá húng chanh có chứa các chất cavacrol và colein với khả năng kháng khuẩn, khử mùi hôi hữu hiệu.
Cách thực hiện:
Dùng lá húng chanh đã phơi khô đem sắc lấy nước thật đặc.
Ngậm nước này trong khoảng 5 – 7 phút rồi nhổ ra. Có thể thực hiện nhiều lần trong ngày để có được hơi thở thơm tho, dễ chịu hơn.
Cách phòng ngừa hôi miệng hiệu quả
1. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Đánh răng là điều cần thiết để làm sạch răng miệng, tiêu diệt vi khuẩn có thể gây hôi miệng. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ 2-3 lần mỗi ngày trước khi ăn và sau khi ngủ. Sử dụng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng. Ngoài ra, có thể sử dụng nước súc miệng, nhai kẹo bạc hà để “lấn át” mùi hôi.
2. Đừng quên làm sạch lưỡi
Cần làm sạch lưỡi sau khi đánh răng. Vi khuẩn còn sót lại trên lưỡi cũng có thể là thủ phạm gây hôi miệng.
3. Giữ miệng ẩm ướt
Sự tạo thành nước bọt tự nhiên sẽ giữ cho miệng không bị khô, bởi khi khô miệng sẽ có xu hướng trở thành mùi. Do đó, nên dưỡng ẩm miệng bằng cách nhấm nháp nước, nước trái cây để thoát khỏi hơi thở hôi.
4. Điều trị răng sớm
Những bệnh răng miệng như sâu răng, áp xe răng, mảng bám cao răng, … cũng là một trong những nguyên nhân khiến hơi thở có mùi hôi. Do đó, nếu thấy các dấu hiệu bệnh, bạn nên sớm tìm đến nha sĩ để ngăn chặn và điều trị kịp thời, hiệu quả.
5. Bỏ hút thuốc
Thuốc lá không chỉ có hại cho sức khỏe, làm răng xỉn màu mà còn là nguyên nhân gây hôi miệng. Vì vậy, tốt nhất nên bỏ thuốc lá để bảo vệ sức khỏe.
6. Hạn chế uống cà phê
Những đồ uống nóng có chứa caffeine có thể làm khô miệng. Do đó, nên hạn chế thức uống chứa nhiều caffeine như cà phê.
7. Nhai rau mùi tây
Mùi tây là một loại thảo dược có tác dụng như một chất làm sạch miệng trị hôi miệng tại nhà rất tốt. Vì vậy, nhai rau mùi tây sau bữa ăn để giữ cho hơi thở được thơm mát.
8. Tránh ăn hành, tỏi
Tránh ăn quá nhiều tỏi, hành, và các loại thực phẩm có hương vị nặng mùi có thể lưu lại lâu trong miệng.
9. Súc miệng kỹ
Súc miệng kỹ sau mỗi bữa ăn, để loại bỏ những mảng bám thức ăn thừa. Đặc biệt, đối với trường hợp phụ nữ mang thai, sau các bữa ăn phụ, ăn vặt nên súc miệng lại bằng nước sạch.
10. Khám bác sĩ
Có một số trường hợp hôi miệng xuất phát từ bệnh dạ dày như trào ngược dạ dày thực quản. Do đó, việc khám bác sĩ, sẽ giúp xác định chính xác nguyên nhân, điều trị triệt để bệnh.
11. Súc miệng bằng nước muối
Súc miệng bằng nước muối đều đặn 2 – 3 lần ngày sẽ giúp làm sạch sâu các mảng bám, vụn thức ăn thừa trong khoang miệng, diệt khuẩn tối ưu. Nhờ đó răng miệng sẽ luôn được sạch khỏe, phòng tránh được nhiều vấn đề bệnh lý cũng như tình trạng hôi miệng có thể xảy ra.
12. Uống nhiều nước
Khoang miệng bị khô là nguyên nhân khiến cho mùi hôi ở miệng thêm nặng nề hơn.
Do đó, mỗi ngày bạn nên thường xuyên uống nhiều nước lọc, tốt nhất nên bổ sung đủ từ 1.5 – 2 lít nước.
Uống nhiều nước sẽ giúp cho khoang miệng có độ ẩm nhất định, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn có hại. Đồng thời khoang miệng cũng được làm sạch tự nhiên, kích thích hoạt động tiết nước bọt, ngăn ngừa hôi miệng tốt hơn.
13. Hạn chế thực phẩm gây mùi
Một số thực phẩm nặng mùi như: hành, mắm, tỏi, rau mùi,… đều có thể làm cho hơi thở có mùi khó chịu nên bạn cần phải hạn chế dùng nhiều.
Bên cạnh đó bạn cũng cần tránh các món nhiều đường, nhiều protein để ngăn ngừa mùi hôi miệng tối ưu.
Trên đây là 10 mẹo vặt giúp bạn chữa trị hôi miệng tại nhà, cải thiện lại hơi thở. Tuy nhiên, để điều trị dứt điểm hôi miệng thì cần đến nha khoa Đông Nam thăm khám, xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó mới có được phương án điều trị hôi miệng thích hợp và tối ưu, mang lại hiệu quả cao nhất.
Xem thêm hôi miệng:
- Bệnh hôi miệng là gì? Và phát hiện như thế nào?
- Cách chữa hôi miệng bằng lá ổi
- Các loại thực phẩm gây hôi miệng nên tránh xa
- Thuốc trị hôi miệng
Từ khóa » Cách Chữa Bệnh Hôi Miệng Hiệu Quả Nhanh Nhất
-
6+ Cách Chữa Hôi Miệng Dứt điểm Ngay Tại Nhà
-
20 Cách Trị Hôi Miệng Tận Gốc, Dễ Làm, Hiệu Quả Vĩnh Viễn Tại Nhà
-
15 Cách Trị Hôi Miệng Tại Nhà Nhanh Cấp Tốc - Hiệu Quả Dứt Điểm
-
TOP 10 Cách Trị Hôi Miệng Tận Gốc Tại Nhà
-
TOP 10 Cách Trị Hôi Miệng Tại Nhà Bằng Mẹo Dân Gian Dễ Dùng
-
Hôi Miệng Nặng, Làm Thế Nào? | Vinmec
-
Cách Điều Trị Bệnh Hôi Miệng Tận Gốc - Kiến Thức Nha Khoa
-
Cách Chữa Hôi Miệng - Nha Khoa Minh Khai
-
Hôi Miệng Nặng: Nguyên Nhân Do Đâu Và Cách Khắc Phục Tận Gốc
-
9 Mẹo Chữa Hôi Miệng Thần Tốc - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
7 Cách Trị Hôi Miệng Bằng Mật Ong Đơn Giản, Dễ Làm Tại Nhà
-
[ BẬT MÍ] Trị DỨT ĐIỂM HÔI MIỆNG Tại Nhà Với 1 QUẢ CHANH
-
Cách Trị Hôi Miệng Tại Nhà Hiệu Quả | Colgate®
-
Chữa Hôi Miệng Bằng Cách Nào? Mách Bạn 5 Mẹo Giúp