10 Mốc Biếng ăn Sinh Lý Thường Gặp ở Trẻ Nhỏ - Ăn Dặm 3in1
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Khóa học ăn dặm
- Lớp học thực hành
- Khóa học ăn dặm
- Cảm Nhận Học Viên
- Con ăn dặm
- Bắt đầu ăn dặm
- Phương pháp ăn dặm
- Dụng cụ ăn dặm
- Tuần khủng hoảng
- Dinh dưỡng ăn dặm
- Thực đơn ăn dặm
- Món ngon cho trẻ
- Thực phẩm dinh dưỡng
- Dị ứng thực phẩm
- Làm cha mẹ
Những thời điểm trẻ rơi vào tuần khủng khoảng có nét tương đồng và đồng nhất với 10 mốc của biếng ăn sinh lý thường gặp ở trẻ nhỏ. Hãy cùng Ăn dặm 3in1 tìm hiểu 10 mốc biếng ăn sinh lý ở trẻ nhỏ qua nội dung bài viết dưới đây.
Theo đó, trong khoảng 2 năm đầu đời, trẻ nhỏ sẽ trải qua khoảng 10 lần biến đổi, lúc đỏ trẻ sẽ trở nên hư, biếng ăn, nhõng nhẽo, hay cáu gắt, dính mẹ nhiều hơn,… Nhưng chỉ cần sau khi trải qua giai đoạn này, mẹ sẽ thấy em bé trở nên ngoan hơn, và phát triển vượt bậc so với giai đoạn trước.
Để hiểu rõ hơn về tuần khủng hoảng là gì mẹ có thể xem thêm bài viết tại ĐÂY.
Những thay đổi tâm sinh lý bé thường gặp phải trong các giai đoạn này thường là:
-
Bé ăn ít hơn hoặc biếng ăn
-
Ngủ ít hoặc thức dậy nhiều lần
-
Khóc nhiều hơn
-
Hay cáu kỉnh hơn
-
Bám sát bạn mọi lúc
-
Bị bệnh thường xuyên hơn
-
Không hài lòng, bất kể bạn làm gì
Sau đây là các giai đoạn biếng ăn sinh lýcủa trẻ sơ sinh, cùng những ảnh hưởng tới việc ăn uống của trẻ.
Tuần tuổi | Thay đổi ở trẻ | Ảnh hưởng tới việc ăn uống |
4-5 tuần | Giai đoạn này trẻ bắt đầu có nhận thức với những thứ xunh quanh bản thân mình. Trẻ biết quan sát, chú ý tới mọi vật chứ không mải ngủ mải bú như giai đoạn trước. | Ở giai đoạn này trẻ thường khó ngủ, dễ tỉnh và quấy khóc mẹ nhiều hơn. Đôi khi cáu gắt bỏ bú Để giúp bé vượt qua giai đoạn này, mẹ chỉ cần âu yếu bé, cho bé bú thường xuyên là bé sẽ ngoan hơn và không thức khuya nhiều. |
8-9 tuần | Bé bắt đầu tò mò với những thứ khác xung quanh, các thứ hoa văn, con vật, tiếng động mà bé nghe được nhìn thấy được. Bé cũng hứng thú với mọi thứ mẹ chơi cùng bé, bé cố gắng di chuyển bàn tay, học cách di chuyển bàn tay một cách thành thục nhất. | Tất cả những sự tò mò này khiến bé mải mê tập trung tìm hiểu xem tất cả mọi thứ. Điều này làm bé khó ngủ, biếng ăn hơn. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm tuyệt vời để bố mẹ có thể rèn cho bé các thói quen, ăn ngủ đúng giờ cho bé. |
12 tuần | Ở tuần tuổi thứ 12 bé có thể sử dụng mượt mà chuyển động của tay và chân. Đồng thời bé cũng nhận ra sự thay đổi của mọi thứ xung quanh, các chuyển động, tiếng động. (Ví dụ: khi có chuông điện thoại kêu mẹ sẽ cầm điện thoại và nghe nó) | Giai đoạn này bé mải mê với hoạt động phối hợp chân và tay để biết lẫy, biết lật, đôi khi bé cáu gắt khi bé đang tập mà bố mẹ bế bé lên bắt bé ăn, hay làm điều gì đó,…. Chỉ cần qua giai đoạn này bé sẽ hết biếng ăn và trở nên ngoan ngoãn hơn. |
19 tuần | Dựa trên âm thanh từ người lớn bé có thể di chuyển để hướng về âm thanh đó. Giai đoạn này bé cũng thích mút chân, mút tay nhiều hơn so với việc bú mẹ | Thời điểm này bố mẹ không cần quá lo lắng về việc ăn của trẻ, chỉ cần cố gằng duy trì các cữ sữa, giấc ngủ đều đặn cho bé. |
23-26 tuần | Bé khám phá, nhận ra khoảng cách và thấy bản thân thật nhỏ bé so với mọi thứ xunh quanh. Bé cũng bắt đầu tập lăn, tập bò để tìm kiếm tới những vị trí khác thay vì chỉ ngồi im một chỗ như trước đây. | Giống như giai đoạn bé tập lẫy trước đây, bé chỉ chú ý vào việc làm sao để có thể lăn được, bò được, vì vậy mà bé chỉ tập chung vào hoạt động này bé lười ăn hơn. |
33-37 tuần | Bé đã học bò rất tốt, bé bắt đầu biết cách bám víu thứ gì đó để có thể đứng vững, sau đó là tập đi một cách thành thục. | Trẻ lớn hơn, trẻ không thích bò nữa, trẻ chuyển qua giai đoạn tập đi, và khả năng đi được một khoảng cách nhất định. Trẻ muốn đi nhiều hơn, chơi nhiều hơn và lười ăn hơn. Giai đoạn này mẹ nên bắt đầu bằng việc cai ti đêm cho bé, để bé ăn chính vào ban ngày. |
42-46 tuần | Bé bắt đầu nhận ra các hành động liên quan tới nhau như đi tất rồi mới đi giày, tới giờ đi ăn cơm. | Các thói quen ở giai đoạn này rất quan trọng, vì vậy bố mẹ hãy cố gắng duy trì việc “huấn luyện” thói quen sống lành mạnh cho bé. Dù bé có biếng ăn, lười ăn thì chỉ cần hình thành thời gian, bữa ăn đúng giơ là trẻ sẽ hiểu, sẽ không có các thói quen xấu |
52-55 tuần | Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu bày tỏ sở thích của mình về màu sắc, hình khối… Trẻ biết cách hoàn thành nhiệm vụ được người lớn giao cho như đi một đoạn dài, cầm thứ gì đó,… | Ở giai đoạn này, bố mẹ sẽ thấy trẻ không hê thích ăn một chút nào. Trẻ đang cố gắng học cách hiểu sở thích của bản thân. Để giúp bé ăn ngon hơn, bố mẹ hãy cố gắng nấu, chế biến các món ăn đa dạng màu sắc, trang trí hình hấp dẫn để thu hút trẻ. |
61-64 tuần | Giai đoạn này trẻ học được rằng hành động của mình có những hậu quả nhất định. Trẻ biết cách nũng nịu để được chiều chuộng và đáp ứng nhu cầu của bản thân | Giai đoạn này trẻ thích chạy nhảy và khám phá, tìm tòi mọi thứ xung quanh. Bé mải chơi không những lười ăn mà còn lười ngủ. Bé đã hiểu được nguyên lý hậu quả vì vậy bố mẹ cần thiết lập nghiêm các kỉ luật, tránh việc bé mải chơi mà không chịu ăn. |
75 tuần | Bé hiểu nhiều thứ hơn, bé có khả năng thay đổi bản thân để biến đổi trong nhiều trường hợp khác nhau. Đôi khi bé ngoan ngoan khi ở với người lạ, nhưng bé lại cáu khỉnh khi ở với bố mẹ. Hay đôi khi bé có thể ngủ ngoan cả ngày nhưng tối bé lại thức, đòi chơi. | Hãy tiếp tục thiết lập các quy tắc và ranh giới cho trẻ nhỏ. Nếu bé không làm điều này sẽ không được làm điều khác. Hãy tiếp tục thiết lập các quy tắc và ranh giới cho trẻ nhỏ. Nếu bé không làm điều này sẽ không được làm điều khác. |
Trên đây là những thông tin chi tiết về biếng ăn sinh lý ở trẻ nhỏ, Ăn dặm 3in1 hy vọng rằng bạn đã có thêm kiến thức hiểu hơn về biếng ăn sinh lý ở trẻ, giúp điều chỉnh và tránh những nỗi lo ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn và trẻ.
Nếu bố mẹ đang tìm kiếm thêm nhiều thông tin khác về kiến thức ăn dặm, kiến thức nuôi con hãy cuộn chuột xuống phía dưới để xem thêm nhiều bài viết hay và hữu ích khác.
Những thông tin Ăn dặm 3in1 đưa ra ở trên mang tính phổ biến cho tất cả trẻ nhỏ, tùy từng trẻ và hành vi của trẻ trong giai đoạn này mà sẽ có những biểu hiện khác nhau. Nếu bạn cần tư vấn chính xác nhất về biếng ăn ở trẻ và cách xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé hãy tham khảo nội dung khóa học ĂN DẶM 3IN1 online nhé!
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN TỪ FAMIEDU
Tags biếng ăn biếng ăn sinh lý trẻ biếng ăn các mốc biếng ăn của trẻTin liên quan
Kinh nghiệm khắc phục biếng ăn sinh lý ở trẻ nhỏ
19/04/2020
Bố mẹ nên làm gì khi trẻ biếng ăn
17/04/2020
Phân biệt biếng ăn sinh lý và biếng ăn bệnh lý ở trẻ nhỏ
16/04/2020
Tin hot
Mẹ đã biết các nấu bột ăn dặm truyền thống đúng cách cho bé yêu chưa?
03/06/2023Món cháo lươn đầy đủ dinh dưỡng cho bé
03/06/2023Công thức cháo cá hồi cho bé ăn dặm ngon bổ dưỡng
03/06/2023Mách mẹ cách làm cơm cho bé ăn dặm tự chỉ huy
03/06/2023Bật mí 4 bước tăng độ thô khi chế biến đồ ăn dặm kiểu Nhật cho bé
03/06/20235 thực đơn đủ chất cho bé 11 tháng BLW
03/06/2023Video
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN TỪ FAMIEDU
Từ khóa » Các Giai đoạn Biếng ăn Của Bé
-
Biếng ăn Sinh Lý ở Trẻ Theo Từng Giai đoạn & Mẹ Phải Làm Gì?
-
Các Giai đoạn Biếng ăn Sinh Lý Của Trẻ | Vinmec
-
Trẻ Bị Biếng ăn Sinh Lý Kéo Dài Bao Lâu Và Xuất Hiện Khi Nào? | Vinmec
-
CẢNH BÁO 10 Giai đoạn Biếng ăn Sinh Lý ở Trẻ! - Fitobimbi
-
10 Giai đoạn Trẻ Biếng ăn MẸ đã Biết Chưa - Fitobimbi
-
Các Giai đoạn Biếng ăn Sinh Lý ở Trẻ Và 'mách Nhỏ' Cho Mẹ - POH
-
5 Mốc Biếng ăn Sinh Lý Thường Gặp ở Trẻ & Lưu ý Khi Chăm Trẻ - Imiale
-
Mẹ đã Biết Cách Khắc Phục Chứng Biếng ăn Sinh Lý ở Trẻ Chưa?
-
Các Giai đoạn Biếng ăn Sinh Lý ở Trẻ Và Giải Pháp - - Kids Plaza
-
Trẻ Biếng ăn Sinh Lý Mẹ Làm Thế Nào để Khắc Phục?
-
10 Giai Đoạn Biếng Ăn Sinh Lý Ở Trẻ Mẹ Lưu Lại Nuôi Con Vừa ...
-
Thời Kỳ Biếng ăn Sinh Lý Của Trẻ Kéo Dài Bao Lâu? Mẹ Cần Làm Gì?
-
8 Giai đoạn Biếng ăn Sinh Lý ở Trẻ Sơ Sinh Và Cách Khắc Phục
-
Tìm Hiểu Về Các Giai đoạn Bé Biếng ăn Và Cách Khắc Phục Phù Hợp