10 Năm Qua 1 Triệu Dân ĐBSCL Phải Bỏ Xứ Ra đi, 10 Năm Tới Sẽ Thêm ...

  • Đăng nhập
  • Đăng ký
  • ×

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận

Facebook Google

Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt

Đăng nhập

Email

Họ và tên

Mật khẩu

Mã xác nhận

Captcha refesh

Khi nhấn đăng ký đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt

Đăng ký

Xin chào, !

Bạn đã đăng nhập với email:

Đăng xuất

Nhà nông
  • Tin nông nghiệp
  • Muôn cách làm giàu
  • Giải báo chí nông nghiệp - nông dân - nông thôn
  • Ngon - Sạch - Lạ
  • Chuyển đổi số nông nghiệp
  • Kinh tế nông nghiệp
  • Nông thôn mới
  • Khuyến nông
  • Khởi nghiệp sáng tạo
  • Thái Bình xây dựng Nông thôn mới
10 năm qua 1 triệu dân ĐBSCL phải bỏ xứ ra đi, 10 năm tới sẽ thêm 1 triệu người nữa, đâu là nguyên nhân?

10 năm qua 1 triệu dân ĐBSCL phải bỏ xứ ra đi, 10 năm tới sẽ thêm 1 triệu người nữa, đâu là nguyên nhân?

Huỳnh Xây Thứ hai, ngày 14/12/2020 19:00 PM (GMT+7) Trong 10 năm qua, khu vực ĐBSCL đã có gần 1,1 triệu dân bỏ xứ ra đi. Dự báo của các chuyên gia, trong 10 năm tới, nếu không có những yếu tố đột biến, sẽ có một lượng dân số tương đương với một tỉnh tiếp tục rời ĐBSCL để đến các khu vực khác tìm việc làm, mưu sinh. Đâu là nguyên nhân của tình trạng này? Bình luận 0 Dân Việt trên
  • Cà Mau: Vùng đất này trước rùa vàng bò lổm ngổm, nay dân bị cuốn vào "cơn lốc đổi đời", cá đồng bỗng biến mất

  • 10 năm, ĐBSCL có gần 1,1 triệu dân bỏ xứ ra đi, lớn hơn số dân của một số tỉnh trong vùng

  • Đồng bỏ hoang, nông dân bỏ quê đi làm thuê

Chiều nay (14/12), tại TP Cần Thơ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright (FSPPM) tổ chức lễ công bố báo cáo kinh tế thường niên ĐBSCL năm 2020.

Lí do gì buộc hơn 1 triệu dân ĐBSCL phải bỏ xứ ra đi? - Ảnh 1.

Ông Vũ Thành Tự Anh - Giám đốc Trường Chính sách công và Quản lý (FSPPM) trình bày báo cáo kinh tế thường niên ĐBSCL năm 2020 trong khuôn khổ lễ công bố.

Theo ban tổ chức, báo cáo kinh tế thường niên ĐBSCL năm 2020 được thực hiện bởi 20 chuyên gia kinh tế, chính sách hàng đầu Việt Nam dưới sự chủ trì, điều phối của VCCI, chịu trách nhiệm chuyên môn của FSPPM. Báo cáo này vừa hoàn thành sau hơn 1 năm nghiên cứu, hợp tác thực hiện.

Tại đây, ông Vũ Thành Tự Anh - Giám đốc Trường Chính sách công và Quản lý (FSPPM), Trưởng ban biên soạn thông tin rằng, một nội dung then chốt được đề cập đến trong báo cáo kinh tế thường niên ĐBSCL năm 2020 là vấn đề người dân di cư và khẳng định đây là "câu chuyện nhức nhối của ĐBSCL".

"Số lượng người dân rời khỏi ĐBSCL trong thập niên vừa qua là gần 1,1 triệu người, tương đương dân số của một số tỉnh trong vùng" - ông Anh nói.

Lí do gì buộc hơn 1 triệu dân ĐBSCL phải bỏ xứ ra đi? - Ảnh 2.

Tỷ lệ người dân di cư, nhập cư và tăng trưởng dân số ĐBSCL

Chuyên gia Vũ Thành Tự Anh giải thích, do không có nhiều cơ hội việc làm, phát triển kinh tế nên người dân phải di cư về TP.HCM và Đông Nam Bộ (nơi có khả năng tạo việc làm). Từ tỷ lệ di cư cao, nhập cư thấp nên ĐBSCL là vùng duy nhất trong cả nước có tỷ lệ tăng dân số 0% trong giai đoạn 2009 – 2019.

Báo cáo kinh tế thường niên ĐBSCL năm 2020 cho rằng, ĐBSCL đang trải qua giai đoạn di cư rất lớn, trong một thập niên tới "sẽ có một lượng dân số tương đương với một tỉnh tiếp tục rời ĐBSCL" nếu không có những yếu tố đột biến.

Báo động hơn, tỷ lệ di cư thường tập trung vào lực lượng lao động có chuyên môn và dưới 35 tuổi, dẫn đến lực lượng lao động còn lại tại ĐBSCL có xu hướng ngày càng già hóa, kỹ năng thấp, thiếu linh hoạt và sẽ là gánh nặng cho vùng trong trung và dài hạn.

Lí do gì buộc hơn 1 triệu dân ĐBSCL phải bỏ xứ ra đi? - Ảnh 3.

Một trong những nguyên nhân khiến cho người dân rời khỏi ĐBSCL là khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, tình trạng dịch bệnh, hạn hán kéo dài, xâm lấn mặn ngày càng nghiêm trọng. Môi trường, hệ sinh thái sông nước đồng bằng sông Cửu Long đang biến đổi theo chiều hướng tiêu cực, trong đó có tác động phần lớn của biến đổi khí hậu

Các nguyên nhân khác mà báo cáo kinh tế thường niên ĐBSCL năm 2020 dẫn chứng, chứng minh làn sóng di cư tiếp tục tăng tốc là sản xuất nông nghiệp truyền thống hiện nay đã "tới hạn".

Biến đổi khí hậu và nước biển dâng liên tiếp diễn ra làm cho tình trạng ngập lụt ở ĐBSCL sẽ gia tăng và các cơ hội việc làm, gia tăng thu nhập cho người dân ở ĐBSCL ngày một suy giảm.

Cũng về vấn đề di cư, tại buổi lễ công bố, ông Phạm Thiện Nghĩa - Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp nói: "Thời gian gần đây, đã có rất nhiều người dân di cư ra khỏi ĐBSCL, qua đó đã ảnh hưởng đến sự phát triển của vùng. Thời gian tới, cần phải có chính sách, giải pháp hợp lý để người dân ở lại quê hương phát triển kinh tế".

Đi qua mùa hạn mặn ở miền Tây: Nước mắt trên đồng lúa cháy Từ khóa:
  • hơn 1 triệu dân ĐBSCL bỏ xứ ra đi
  • 1,1 triệu dân niềm Tây bỏ xứ ra đi
  • 1 triệu dân ĐBSCL bỏ xứ
  • báo cáo kinh tế thường niên ĐBSCL
  • báo cáo kinh tế thường niên đồng bằng sông cửu long
  • người dân đồng bằng di cư
  • người dân miền Tây di cư
  • khu vực ĐBSCL
  • tìm việc làm
  • phòng thương mại
  • chuyên gia kinh tế
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
danviet.vn
Ý kiến của bạn Đăng nhập Đăng ký x

Ảnh đính kèm

Gửi ý kiến

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Xem tiếp bình luận x Tin cùng chuyên mục Xem theo ngày Xem
  • Nông dân Việt Nam xuất sắc mong được Chủ tịch Hội NDVN và các Bộ trưởng tiếp tục lắng nghe, đồng hành

    Nông dân Việt Nam xuất sắc mong được Chủ tịch Hội NDVN và các Bộ trưởng tiếp tục lắng nghe, đồng hành

  • Giang Thành: Tạo sinh kế, hướng đến giảm nghèo bền vững

    Giang Thành: Tạo sinh kế, hướng đến giảm nghèo bền vững

  • Lũ bất ngờ đổ về TP Huế, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế yêu cầu kiên quyết sơ tán dân ở vùng nguy hiểm

    Lũ bất ngờ đổ về TP Huế, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế yêu cầu kiên quyết sơ tán dân ở vùng nguy hiểm

  • Danh tướng thời chúa Nguyễn Phúc Chu quê gốc ở Thanh Hóa, người cho đào con kinh đầu tiên ở Nam kỳ

    Danh tướng thời chúa Nguyễn Phúc Chu quê gốc ở Thanh Hóa, người cho đào con kinh đầu tiên ở Nam kỳ

  • Ở Hòa Bình năm nay cây đặc sản thấp tè trái ra quá trời, nông dân nói một câu khiến ai cũng mừng

    Ở Hòa Bình năm nay cây đặc sản thấp tè trái ra quá trời, nông dân nói một câu khiến ai cũng mừng

  • Bắt cá kiểu lạ tại một bãi biển sình lầy ở Sóc Trăng, dân dùng thứ này trượt vèo vèo

    Bắt cá kiểu lạ tại một bãi biển sình lầy ở Sóc Trăng, dân dùng thứ này trượt vèo vèo

Tin nổi bật
  • Làng này ở Cao Bằng có khu rừng rậm um tùm, một cây cổ thụ 1.000 tuổi nay vẫn xanh tốt đến kỳ lạ

    Làng này ở Cao Bằng có khu rừng rậm um tùm, một cây cổ thụ 1.000 tuổi nay vẫn xanh tốt đến kỳ lạ

  • Một loại rau dại mọc hoang tên nghe mắc cười này ăn với cháo cá đồng, húp vài thìa tỉnh cả người

  • Một nông dân Thái Nguyên có thu nhập hàng trăm triệu/ năm nhờ bí quyết nuôi gà thả đồi đẹp mã, thịt ngon

  • Ở Cà Mau đang vào mùa bắt con đặc sản sống trong rừng, ăn thịt con này thơm, ngọt, béo, bùi

Xem thêm

Từ khóa » Bỏ Xứ Ra đi