10 Ngôn Ngữ Khó Học Nhất Thế Giới Theo UNESCO, Bạn đã Biết Hết ...

Sẵn sàng du học – Có hàng ngàn ngôn ngữ được nói trên thế giới. Thật khó để chọn ra danh sách những ngôn ngữ khó học dành cho tất cả mọi người. Bài viết dưới đây là kết quả được đánh giá bởi UNESCO. Vậy hãy cùng SSDH tìm hiểu về những 10 ngôn ngữ khó nhất để học là gì nhé!

ssdh-sinh-vien-am-nhac

10. TIẾNG PHÁP

Là ngôn ngữ chính thức của 29 quốc gia, tiếng Pháp là một ngôn ngữ có tính khiêu chiến rất cao. Tuy nhiên học tiếng Pháp rốt cuộc có khó hay không còn tùy vào quốc ngữ của người học. Nếu như người học đã thành thạo một ngôn ngữ trong hệ Latinh, ví dụ như tiếng Italia, Bồ Đào Nha hoặc tiếng Tây Ban Nha, khi học sẽ thấy vừa nhanh vừa dễ. Còn với những người có tiếng mẹ đẻ không thuộc hệ Latinh sẽ thấy khó hơn rất nhiều. Quy tắc phát âm tiếng Pháp rất nặng, càng nhiều là dựa vào nhân tố lịch sử chứ không phải nguyên lí ngôn ngữ. Thông thường thì khi nhìn thấy một từ đơn đã có thể biết phát âm của từ đó.

9. TIẾNG ĐAN MẠCH

Tiếng Đan Mạch là một ngôn ngữ German Bắc, được gần 6 triệu người sử dụng. Không giống với đa số ngôn ngữ khác, rất nhiều từ viết ra không phù hợp với quy tắc phát âm, cho nên rất khó để người học có thể nắm chắc phát âm tiếng Đan Mạch.

8. TIẾNG NA UY

Tiếng Na Uy là ngôn ngữ chính thức của Na Uy, thuộc nhánh phía bắc của nhóm ngôn ngữ German trong hệ ngôn ngữ Ấn Âu(phát triển từ một ngôn ngữ Scandinavia cổ chung). Na Uy là một trong những ngôn ngữ khó học nhất thế giới, người nước ngoài hầu như không thể nói thành thạo. Tại Na Uy cũng không có tiêu chuẩn khẩu ngữ nhất định, hầu như người dân đều nói tiếng địa phương của mình.

7. TIẾNG ĐỨC

Tiếng Đức là một trong những ngôn ngữ rất quan trọng, tại Liên minh châu Âu, người nói tiếng Đức chiếm nhiều nhất. Tiếng Đức bao hàm vài loại tiếng địa phương tiêu chuẩn, từ văn nói đến văn viết đều có phương thức khác nhau. Tiếng Đức là một loại "biến tố ngữ"(ngôn ngữ chủ yếu dựa vào hình thức biến đổi của từ để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp), danh từ phân thành giống đực, giống trung và giống cái, do từ gốc không giống nhau nên có thể biến thành rất nhiều từ ngữ không giống nhau.

6. TIẾNG PHẦN LAN

Đa số người dân tại Phần Lan đều nói tiếng Phần Lan. Ngữ pháp tiếng Phần Lan cực kỳ phức tạp, bao gồm vô cùng vô tận từ hợp thành hậu tố, cho nên rất rất khó học. Người Phần Lan có thói quen sử dụng thành phần tân trang cho động từ, danh từ, đại từ, tính từ và số từ, thay đổi tùy thuộc vào thành phần câu.

5. TIẾNG NHẬT

Tiếng Nhật là ngôn ngữ chính của người Yamato* tại Quốc đảo Nhật Bản. Theo như tài liệu lịch sử ghi chép, tiếng Nhật chịu ảnh hướng rất nhiều từ tiếng Hán. Sau 1945, tiếng Nhật lại tiếp nhận thêm nhiều từ của tiếng Anh, đặc biệt là từ liên quan đến khoa học kỹ thuật. Nguyên nhân chủ yếu khiến tiếng Nhật khó học là do hệ thống văn nói và chữ viết hoàn toàn khác nhau. Mặt khác, hệ thống kính ngữ trong tiếng Nhật phát triển rất "phát đạt". Kính ngữ giúp tiếng Nhật trở nên lịch sự lễ độ, nhưng ngữ pháp quá phức tạp khiến việc học kính ngữ vô cùng khó khăn.

*Người Yamato (大和民族 Yamato minzoku, Đại Hoà dân tộc) và Wajin (和人 (Hòa Nhân) Wajin) là tên cho nhóm dân tộc bản địa ở Nhật Bản. Thuật ngữ xuất phát từ cuối thế kỷ 19 để phân biệt với cư dân ở nội địa (Nhật Bản) với các nhóm dân tộc nhập cư cư trú các khu vực ngoài Nhật Bản như người Ainu, người Lưu Cầu (Ryukyu), người Nivkh, người Orok, cũng như người Triều Tiên, người Đài Loan, và thổ dân Đài Loan kết hợp thành Đế quốc Nhật Bản trong đầu thế kỷ 20.

4. TIẾNG ICELAND

Tiếng Iceland là ngôn ngữ chính thức của Iceland, là một ngôn ngữ Ấn-Âu, thuộc về nhánh Bắc German của nhóm ngôn ngữ German. Tiếng Iceland khó ở những từ ngữ cổ xưa và quy tắc ngữ pháp phức tạp. Tiếng Iceland còn lưu lại rất nhiều những những ngữ pháp bất đồng của ngôn ngữ German cổ, mặt khác, hiện tại tiếng Iceland là một ngôn ngữ có độ biến tố cao.

3. TIẾNG Ả RẬP

Tiếng Ả Rập là một phần của ngữ hệ Á-Phi (còn được gọi là ngữ tộc Semit). Cấu tạo từ trong tiếng Ả Rập rất phức tạp, thường thì một từ gốc có thể sinh ra rất nhiều động từ không cùng thời thái và danh từ không cùng hàm nghĩa. Ví dụ: danh từ của tiếng Ả Rập có sự khác biệt về tính(giới tính), số, cách, thức. Biểu thị theo các loại thay đổi của địa vị hậu tố.

2. TIẾNG HY LẠP

Tiếng Hy Lạp là một trong những ngôn ngữ ra đời sớm nhất, thuộc hệ ngôn ngữ Ấn Âu, được sử dụng rộng rãi tại Hy Lạp, Cộng hòa Síp. Từ cổ chí kim, âm tiết kết cấu của tiếng Hy Lạp vẫn không thay đổi. Kết cấu cấu trúc âm tiết của nó khiến tổ hợp thanh âm khá phức tạp. Mặc khác, tiếng Hy Lạp có rất nhiều từ hợp thành và từ biến tố với nội dung phong phú, cho nên có rất nhiều từ vựng khác nhau.

1. TIẾNG HÁN

Tiếng Hán là một nhánh của ngữ hệ Hán – Tạng, trên thế giới có hơn 1 tỷ người sử dụng tiếng Hán làm tiếng mẹ đẻ. Chữ Hán và cách đọc có quan hệ rất phức tạp. Khi nhìn một chữ Hán bạn cũng không thể biết chữ đó phát âm như thế nào. Hệ thống âm điệu trong tiếng Hán cũng làm người học đau đầu, vì tiếng Hán hiên đại chỉ có 4 thanh điệu, có nhiều từ tuy cùng cách đọc nhưng nghĩa khác nhau rõ rệt, chỉ vì thanh điệu khác nhau, ý nghĩ cũng đã khác nhau, có thể viết ra 4 chữ khác nhau. Cho dù thanh điệu đọc giống nhau thì cũng không thể cho rằng nó viết giống nhau, chỉ có thể qua ngữ cảnh hoặc từ ngữ xác thực mới phân biệt được.

Cá Domino (SSDH) – Theo Weibo Việt Nam

VIDEO LIÊN QUAN

Du học hè 2018 – Nâng cao tiếng Anh, sống như người bản địa

Sẵn sàng du học TV chủ đề 2: Khóa Foundation – Bạn cần ghi nhớ?

[TALK SHOW] Think fast Talk smart

Ra mắt kênh tin tức hình ảnh Sẵn Sàng Du Học TV- truyền cảm hứng đi du học cho các bạn trẻ

Chung kết Mr or Ms Sing – Tràn ngập đam mê – Vỡ òa cảm xúc

Sẵn sàng du học TV – Chủ đề 3: Thời điểm nào thích hợp đi du học?

Tại sao đi du học Úc phải mua bảo hiểm OSHC

Thời điểm nào thích hợp đi du học?

Sẵn sàng du học TV? Cuộc thi Mr or Ms SING?

Sẵn sàng du học TV – Chủ đề 4: Chuyện làm thêm

Từ khóa » Top Những Ngôn Ngữ Khó Nhất Thế Giới