10 Ngọn Núi Cao Bậc Nhất Việt Nam - VnExpress Du Lịch

  • Mới nhất
  • Thời sự
  • Góc nhìn
  • Thế giới
  • Video
  • Podcasts
  • Kinh doanh
  • Bất động sản
  • Khoa học
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Số hóa
  • Xe
  • Ý kiến
  • Tâm sự
  • Tất cả
  • Du lịch
  • Tư vấn
  • Đi đâu
Chủ nhật, 18/10/2015, 19:08 (GMT+7) 10 ngọn núi cao bậc nhất Việt Nam

Danh sách 10 ngọn núi cao bậc nhất Việt Nam được một nhóm bạn trẻ từ diễn đàn VietTrekking.vn đưa ra sau những chuyến đi và đo đạc.

Fansipan là núi cao nhất Việt Nam với 3.143 m. Được mệnh danh nóc nhà Đông Dương, ngọn núi này thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn, và bạn sẽ phải mất 2 đến 3 ngày chinh phục, tùy theo mức độ khó dễ của cung đường leo.

Fansipan là núi cao nhất Việt Nam với 3.143 m. Được mệnh danh nóc nhà Đông Dương, ngọn núi này thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn, và bạn sẽ phải mất 2 đến 3 ngày chinh phục, tùy theo mức độ khó dễ của cung đường leo.

Cũng nằm trong dãy Hoàng Liên Sơn quanh năm mây phủ, Putaleng là ngọn núi cao thứ 2 ở Việt Nam với độ cao 3.096 m so với mực nước biển. Núi nằm trong xã Tả Lèng thuộc huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu.

Cũng nằm trong dãy Hoàng Liên Sơn quanh năm mây phủ, Putaleng là ngọn núi cao thứ 2 ở Việt Nam với độ cao 3.096 m so với mực nước biển. Núi nằm trong xã Tả Lèng thuộc huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu.

Được mệnh danh là nóc nhà của vùng biên giới Việt - Trung, Pusilung cao 3.083 m đứng thứ 3 trong top các ngọn núi cao nhất, thuộc địa bàn xã Pa Vệ Sử, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Đây được coi là cung đường trek gian nan bậc nhất với hành trình lên đến 5 ngày, đòi hỏi bạn phải có thể lực tốt mới có thể lên tới đỉnh.

Để có thể thực hiện được hành trình này, bạn cần phải được sự cho phép của đồn biên phòng tỉnh Lai Châu.

Được mệnh danh là nóc nhà của vùng biên giới Việt - Trung, Pusilung cao 3.083 m đứng thứ 3 trong top các ngọn núi cao nhất, thuộc địa bàn xã Pa Vệ Sử, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Đây được coi là cung đường trek gian nan bậc nhất với hành trình lên đến 5 ngày, đòi hỏi bạn phải có thể lực tốt mới có thể lên tới đỉnh.

Để có thể thực hiện được hành trình này, bạn cần phải được sự cho phép của đồn biên phòng tỉnh Lai Châu.

Được coi là thiên đường cho việc săn mây trong mùa trek, Bạch Mộc Lương Tử cao 3.046 m đứng ở vị trí thứ 4 trong danh sách. Đây cũng là ranh giới tự nhiên giữa 2 tỉnh Lào Cai và Lai Châu (xã Sin Suối Hồ huyện Phong Thổ, Lai Châu và xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai).

Được coi là thiên đường cho việc săn mây trong mùa trek, Bạch Mộc Lương Tử cao 3.046 m đứng ở vị trí thứ 4 trong danh sách. Đây cũng là ranh giới tự nhiên giữa 2 tỉnh Lào Cai và Lai Châu (xã Sin Suối Hồ huyện Phong Thổ, Lai Châu và xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai).

Đỉnh Khang Su Văn, cao 3.012 m là ngọn núi với rất ít thông tin được chia sẻ trên các diễn đàn du lịch bụi Ngọn núi này được đồn biên phòng Vàng Ma Chải​, Lai Châu xác nhận nằm giữa 2 cột mốc số 79, 80 trên đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc, thuộc xã Pa Vẩy Sử, huyện Phong Thổ.

Đỉnh Khang Su Văn, cao 3.012 m là ngọn núi với rất ít thông tin được chia sẻ trên các diễn đàn du lịch bụi Ngọn núi này được đồn biên phòng Vàng Ma Chải​, Lai Châu xác nhận nằm giữa 2 cột mốc số 79, 80 trên đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc, thuộc xã Pa Vẩy Sử, huyện Phong Thổ.

Cùng thuộc xã Tả Lèng huyện Tam Đường với đỉnh Putaleng, Tả Liên với tên gọi khác - ngọn Cổ Trâu. Độ cao đo được từ GPS là 2.993 m.

Cùng thuộc xã Tả Lèng huyện Tam Đường với đỉnh Putaleng, Tả Liên với tên gọi khác - ngọn Cổ Trâu. Độ cao đo được từ GPS là 2.993 m.

Nằm trong khối núi Pú Luông thuộc dãy Hoàng Liên Sơn, Tà Chì Nhù cao 2.979 m là đỉnh núi nằm trong địa phận huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. Tại đây, biển mây lúc nào cũng bồng bềnh trên những thảo nguyên đầy rẫy đàn ngựa thong dong gặm cỏ. Cảnh sắc thiên đường cùng thử thách không quá khó khăn khiến Tà Chì Nhù là một trong những ngọn núi được giới trẻ chinh phục nhiều trong mấy năm trở lại đây.

Nằm trong khối núi Pú Luông thuộc dãy Hoàng Liên Sơn, Tà Chì Nhù cao 2.979 m là đỉnh núi nằm trong địa phận huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. Tại đây, biển mây lúc nào cũng bồng bềnh trên những thảo nguyên đầy rẫy đàn ngựa thong dong gặm cỏ. Cảnh sắc thiên đường cùng thử thách không quá khó khăn khiến Tà Chì Nhù là một trong những ngọn núi được giới trẻ chinh phục nhiều trong mấy năm trở lại đây.

Nhìu Cô San còn được biết đến với tên gọi Sừng Trâu, là dãy núi thuộc hệ thống Hoàng Liên Sơn, kéo dài từ Lai Châu sang Bát Xát, Lào Cai. Nơi đây có đỉnh cùng tên ở độ cao lên đến 2.965 m so với mực nước biển.

Nhìu Cô San còn được biết đến với tên gọi Sừng Trâu, là dãy núi thuộc hệ thống Hoàng Liên Sơn, kéo dài từ Lai Châu sang Bát Xát, Lào Cai. Nơi đây có đỉnh cùng tên ở độ cao lên đến 2.965 m so với mực nước biển.

2.925 m là độ cao đo được của đỉnh Lùng Cúng, thuộc bản cùng tên ở xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.

2.925 m là độ cao đo được của đỉnh Lùng Cúng, thuộc bản cùng tên ở xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.

Nam Kang Ho Tao có độ cao 2.881 m. Đường lên đỉnh thuộc bản Thào, xã Hố Mít, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu.

Nam Kang Ho Tao có độ cao 2.881 m. Đường lên đỉnh thuộc bản Thào, xã Hố Mít, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu.

Nam Chấy

  • Hồ nước nhân tạo cao nhất Việt Nam
  • 4 mốc chinh phục cần xin giấy phép
Mời độc giả gửi bài, câu hỏi tại đây hoặc về dulich@vnexpress.net Trở lại Du lịchTrở lại Du lịch Copy link thành công ×

Từ khóa » Dãy Núi Lớn Nhất Việt Nam