10 Người Giàu Nhất Trên Sàn Chứng Khoán Việt Nam Năm 2018

Ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup (VIC)

Sở hữu: 876.002.652 cổ phiếu, chiếm tỷ lệ 27,45% tại VIC

Gián tiếp sở hữu 989.183.952 cổ phiếu VIC, chiếm tỷ lệ 92,88% cổ phần tại Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Việt Nam

Giá trị tài sản: 177.752 tỉ đồng

Vào phiên giao dịch cuối cùng của năm, cổ phiếu VIC của Vingroup bị lực bán ép về mức giá sàn, giảm 7.100 đồng, cổ phiếu VRE của Vincom Retail cũng giảm gần 5% xuống 27.000 đồng. Với mức giá này, giá trị tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tại VIC đã giảm 13.242 tỉ đồng. Tuy nhiên, ông Vượng hiện vẫn là người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam.

Với việc đang trực tiếp sở hữu 876.002.652 cổ phiếu VIC và gián tiếp sở hữu 989.183.952 cổ phiếu VIC thông qua 92,88% cổ phần tại Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Việt Nam, tài sản của ông Vượng vẫn đạt mức 177.752 tỉ đồng, tăng gần 50% so với mức 119.156 tỉ đồng mà ông đạt được vào thời điểm cuối năm 2017.

Ngoài ra, vợ ông Vượng là bà Phạm Thu Hương đang sở hữu hơn 151 triệu cổ phiếu VIC, với giá trị tài sản 14.396 tỉ đồng. Bà là người giàu thứ 7 trên sàn chứng khoán. Em vợ ông Vượng là bà Phạm Thúy Hằng cũng sở hữu hơn 100 triệu cổ phiếu VIC, giá trị tài sản 9.614 tỉ đồng và là người giàu thứ 9 trên bảng xếp hạng người giàu.

Trong năm 2018, Vingroup tạo dấu ấn ấn tượng với việc ra mắt thương hiệu căn hộ đại chúng Vincity, gây ra cơn sốt trên thị trường bất động sản. Ngoài ra, thương vụ IPO hơn 2,68 tỉ cổ phiếu VHM của Công ty cổ phần Vinhomes, một công ty con của Tập đoàn Vingroup cũng được đánh giá là thương vụ tỉ USD lớn nhất trong năm 2018.

Đặc biệt, Vingroup cũng chính thức trình làng thương hiệu ô tô VinFast, công bố mô hình Đại học VinUni, nhà thuốc VinFA, công ty công nghệ VinTech, điện thoại Vsmart, ra mắt tòa nhà Landmark81 cao nhất Việt Nam với độ cao 461m…Vingroup cũng công bố định hướng trở thành tập đoàn công nghệ - công nghiệp - dịch vụ. Dự kiến đến năm 2028, công nghệ sẽ là ngành chiếm tỷ trọng chính thay vì ngành bất động sản như hiện nay.

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Sovico

Sở hữu 35.961.580 cổ phiếu, chiếm 3,67% tại HD Bank; nắm giữ 39.559.095 cổ phiếu, chiếm 8,76% tại VietJet; 100% cổ phần tại Công ty TNHH đầu tư Hướng Dương Sunny, đơn vị đang nắm giữ 128.950.134 cổ phiếu VietJet

Giá trị tài sản:21.311 tỉ đồng

Do giá trị giao dịch của cổ phiếu HDB giảm mạnh trong năm 2018, nên giá trị tài sản của bà Nguyễn Thị Phương Thảo giảm hơn 3.400 tỉ đồng so với năm trước và đứng thứ hai trong danh sách người giàu trên sàn chứng khoán.

Bà Thảo được biết đến nhiều ở vị trí CEO Vietjet, là nữ tỷ phú Forbes duy nhất của Việt Nam và là nữ tỷ phú tự thân đầu tiên của Đông Nam Á. Hiện tại bà Thảo nằm trong top 1.000 người giàu nhất thế giới với 2,5 tỉ USD và đứng ở vị trí 44 trong top 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới.

Công ty cổ phần Sovico do bà làm Chủ tịch HĐQT đang là chủ đầu tư nhiều dự án bất động sản quy mô lớn như dự án Dragon City 65ha ở Nhà Bè, Dragon Riverside City quận 5, Dragon Village tại quận 9. Ngoài ra, Sovico cũng đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng Furama Resort Danang, khu nghỉ dưỡng Ana Mandara và An Lâm Ninh Vân Bay tại Khánh Hòa,…

Ông Hồ Hùng Anh - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank)

Sở hữu 39.309.579 cổ phiếu TCB

Gián tiếp sở hữu 173.686.668 cổ phiếu MNS thông qua 47,56% cổ phần tại Công ty cổ phần Masan, 73.602,289 cổ phiếu MSN thông qua 47,56% cổ phần tại Công ty TNHH MTV xây dựng Hoa Hướng Dương

Giá trị tài sản: 20.182 tỉ đồng

Với giá trị tài sản hơn 20.000 ti đồng, ông Hùng là người giàu thứ ba trên sàn và là người giàu nhất trên thị trường chứng khoán trong giới ngân hàng. Ông và những người trong gia đình đang nắm giữ gần 600 triệu cổ phiếu TCB, tương đương 17% vốn điều lệ ngân hàng này.

Ông Hồ Hùng Anh sinh năm 1970, là thành viên HĐQT Techcombank từ 2004-2005, là phó chủ tịch thứ nhất tại HĐQT Techcombank từ 2006 - 2008. Từ tháng 5/2008 tới nay, ông Hùng Anh là Chủ tịch HĐQT Techcombank.

Tại Masan, từ năm 1997, ông là Phó Chủ tịch HĐQT của Công ty cổ phần đầu tư Masan (tên cũ của Công ty cổ phần Tập đoàn Masan hiện nay), Tổng giám đốc công ty Masan - Rus Trading tại Nga. Ông giữ vị trí phó chủ tịch của Công ty cổ phần Tập đoàn Masan cho đến tháng 4/2018 thì xin rút và chỉ tập trung vào Techcombank với vị trí Chủ tịch HĐQT.

Trong năm 2018, Techcombank tăng vốn điều lệ gấp 3 lần, lên mức gần 34.966 tỉ đồng. Đây là kết quả của việc phát hành thành công hơn 2,3 tỉ cổ phiếu cho 4.262 cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 200%. Số cổ phiếu đã được đưa vào giao dịch hồi cuối tháng 7. Techcombank chính thức trở thành 1 trong những ngân hàng có quy mô vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam.

Ông Nguyễn Đăng Quang – Chủ tịch Masan Group

Sở hữu 26.449 cổ phiếu MCH, 9.403.176 cổ phiếu TCB, 15 cổ phiếu MSN

Gián tiếp sở hữu 177.129.697 cổ phiếu MSN thông qua 48,5% cổ phần tại Công ty cổ phần Masan, 75.057.002 cổ phiếu MSN thông qua 48,5% cổ phần tại Công ty TNHH MTV Xây dựng Hoa Hướng Dương

Giá trị tài sản: 19.790 tỉ đồng

Đứng sau ông Hùng Anh trên bảng xếp hạng này là ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch Masan Group. Trong phiên giao dịch cuối năm, giá trị tài sản của ông Quang giảm 380 tỉ đồng, còn 19.790 tỉ đồng và là người giàu thứ 4 trên sàn chứng khoán.

Ông Nguyễn Đăng Quang sinh năm 1963 tại Quảng Trị, có bằng tiến sĩ Vật lý hạt nhân, có thời gian dài học tập và sinh sống ở Đông Âu. Mặc dù là chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc của Công ty cổ phần Tập đoàn Masan (Masan Group, mã: MSN) nhưng ông Quang hiện chỉ nắm giữ 15 cổ phiếu MSN. Tuy nhiên, ông Quang vẫn được coi là ông chủ thực sự của Masan khi đang là cổ đông chính của Công ty cổ phần Masan (Masan Corp). Thông qua Masan Corp, ông Quang đang sở hữu 377,596 triệu cổ phiếu MSN, tương đương với 32,46% vốn điều lệ Masan Group. Ngoài ra, ông còn là Phó chủ tịch Hội đồng quản trị của Techcombank, Công ty TNHH Khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo.

Ông Trần Đình Long - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát

Sở hữu 534.179.993 cổ phiếu HPG

Giá trị tài sản: 16.533 tỉ đồng

Tỷ phú Trần Đình Long trải qua năm 2018 với nhiều biến động. Chỉ trong tròng 1 năm, ông Long được Forbes nhắc tới 2 lần. Đầu tiên, sự bùng nổ về giá trị giao dịch của cổ phiếu HPG trong những tháng cuối năm 2017, đầu năm 2018 đã nhanh chóng giúp vị Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát lọt vào danh sách tỷ phú USD do Forbes công bố hồi tháng 3/2018. Song đến đầu tháng 12/2018, tên ông đã không còn xuất hiện trong danh sách tỷ phú USD của Forbes trước khi trở lại danh sách này chỉ sau vài ngày với tổng tài sản đạt 1 tỉ USD.

Hiện tại, tỷ phú Trần Đình Long đã rơi xuống vị trí thứ 5 trong bảng xếp hạng những người giàu nhất Việt Nam với giá trị tài sản chỉ còn 16.533 tỉ đồng.

2018 cũng là năm khá biến động với ngành thép vì chủ trương tăng thuế nhập khẩu thép của tổng thống Mỹ Donald Trump. Thuế nhập khẩu thép tăng đã trở thành rào cản cho các thị trường xuất khẩu thép, trong đó có Việt Nam và cụ thể là tập đoàn Hòa Phát.

Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn FLC

Sở hữu 150.436.260 cổ phiếu, chiếm 21,19% tại FLC; 382.217.556 cổ phiếu, chiếm 67,34% tại ROS; 3.156.000 cổ phiếu, tỷ lệ 3,26% tại ART

Giá trị tài sản: 15.573 tỉ đồng

Với sự lao dốc không phanh của cổ phiếu ROS mà ông Trịnh Văn Quyết đang sở hữu hơn 382 triệu đơn vị, khối tài sản trên sàn chứng khoán của ông đã giảm mạnh và chỉ còn 15.573 tỉ đồng. So với thời điểm cuối năm 2017, tài sản của ông Quyết đã giảm hơn 43.000 tỉ đồng. Từ vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng những người giàu nhất Việt Nam, Chủ tịch HĐQT của Tập đoàn FLC rơi xuống vị trí thứ 6.

Mới chỉ nổi lên một số năm nhưng Tập đoàn FLC được xem là “ông trùm” về bất động sản nghỉ dưỡng ở Việt Nam. Hiện nay, FLC đã đưa vào vận hành hoặc đang xây dựng hàng chục dự án nghỉ dưỡng, sân golf quy mô lớn trong cả nước. Một số dự án nghỉ dưỡng lớn của FLC như quẩn thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái FLC Hạ Long, FLC Sầm Sơn, FLC Quảng Bình… Ngoài ra, FLC còn đầu tư vào vận tải hàng không với Bamboo Airways, tuy nhiên đến nay vẫn chưa thể cất cánh sau nhiều lần trễ hẹn.

Bùi Thành Nhơn - Chủ tịch HĐQT của Tập đoàn Novaland

Sở hữu 190.887.509 cổ phiếu, tỷ lệ 20,52% tại NVL

Giá trị tài sản: 12.255 tỉ đồng

Ông Bùi Thành Nhơn hiện nắm giữ hơn 190 triệu cổ phiếu NVL (tỉ lệ 20,52%). Tổng giá trị tài sản của ông Nhơn đạt 12.255 tỉ đồng, tăng hơn 3.300 tỉ đồng so với năm trước. Trên bảng xếp hạng người giàu, ông Nhơn đứng ở vị trí thứ 8 trong danh sách người giàu trên sàn chứng khoán, tụt 3 bậc so với năm 2017.

Năm 2018, Tập đoàn Novaland chú trọng mở rộng sang phát triển các sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng tại các thành phố có tiềm năng du lịch như Vũng Tàu, Mũi Né - Phan Thiết - Bình Thuận, Cam Ranh - Khánh Hòa... Một số dự án như NovaHills Mũi Né Resort & Villas tại TP.Phan Thiết, dự án Vườn thú hoang dã Safari (huyện Xuyên Mộc), dự án Khu đô thị sinh thái Tây Nam (TP.Bà Rịa),…

Hồ Xuân Năng – Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Vicostone

Sở hữu 5.685.794 cổ phiếu, tỷ lệ 3,63% tại VCS

Gián tiếp sở hữu 115.200.000 cổ phiếu VCS thông qua 90% cổ phần tại Công ty cổ phần Tập đoàn Phượng Hoàng Xanh A&A

Giá trị tài sản: 8.172 tỉ đồng

Ông Hồ Xuân Năng, Chủ tịch Phenikaa và Vicostone (công ty thành viên của Phenikaa về sản xuất và cung cấp đá thạch anh cao cấp tấm lớn) là một cái tên nổi bật trên thị trường chứng khoán năm 2017. Với khối tài sản quy từ cổ phiếu tăng gấp đôi lên hơn nửa tỷ USD, ông từng lọt vào top 5 người giàu nhất trên sàn chứng khoán.

Hiện tại, ông đứng ở vị trí thứ 10 trong danh sách người giàu với tổng giá trị tài sản đạt 8.172 tỉ đồng, giảm hơn 5.000 tỉ đồng so với năm trước.

Từ khóa » Top 50 Người Giàu Nhất Việt Nam 2018