10 Nữ Họa Sĩ Châu Âu ấn Tượng Nhất Bạn Không Thể Không Biết
Có thể bạn quan tâm
Lịch sử nghệ thuật chắc chắn không thiếu những cái tên nam họa sĩ nổi tiếng như Leonardo da Vinci, Vincent Van Gogh, Pablo Picasso,… Vậy còn những nữ họa sĩ tài năng không kém đã góp phần định hình nghệ thuật thị giác? Họ ở đâu trên bản đồ nghệ thuật?
Có thể nói, tương tự các ngành nghề khác, phụ nữ thời xưa không được khuyến khích theo đuổi sự nghiệp nghệ thuật, tuy vậy, vẫn có rất nhiều người phụ nữ không đầu hàng số phận và vẫn bền bỉ theo đuổi con đường này. Những gương mặt này có nhiều điểm chung hơn là giới tính và sự nghiệp, họ là những cánh chim tiên phong, phá vỡ những quy chuẩn cứng nhắc và khắc nghiệt cả trong đời sống cá nhân và những gì thể hiện trước công chúng.
Và rất có thể, những nữ họa sĩ này cũng không mấy vui vẻ khi được đưa vào danh sách các nữ họa sĩ nổi bật. Thay vào đó, họ có thể vui mừng hơn nếu được đánh giá thuần dưới cương vị của một họa sĩ, mà không liên quan tới các yếu tố khác như giới tính. May mắn thay, những gương mặt được chúng tôi đề cập dưới đây đều được đánh giá nổi bật hơn những gương mặt nam họa sĩ cùng thời và được trân trọng hơn bao giờ hết bởi những cống hiến của họ cho lịch sử nghệ thuật. Và những tổ chức như Advancing Women Artists đang hoạt động với sứ mệnh đảm bảo rằng không một nữ họa sĩ tài năng nào bị lãng quên (bỏ lại phía sau).
Mỗi một gương mặt nữ họa sĩ lại đại diện cho một dấu mốc quan trọng trong lịch sử hội họa, bởi rất nhiều trong số họ chính là những người tiên phong cho một trào lưu hội họa, từ Phục hưng Ý tới phong trào Hiện đại tại Hoa Kỳ và nhiều hơn thế nữa. Ngay bây giờ, hãy cùng designs.vn ngược dòng trở về thế kỷ 16, khám phá về sức mạnh, đặc điểm, và tài năng của 10 nữ họa sĩ xuất chúng nhất hội họa châu Âu.
SOFONISBA ANGUISSOLA (1532 – 1625)
Sofonisba Anguissola nằng trong những họa sĩ tiên phong cho hội họa Phục hưng Ý. Bà sinh ra trong một gia đình quý tộc không mấy khá giả, tuy vậy, cha của bà vẫn cố gắng cho các con ăn học tử tế và trong đó có môn mỹ thuật. Bà được theo học những họa sĩ nổi tiếng trong vùng. Điều này đã đặt ra một tiền lệ cho các nữ họa trong tương lai, những người mà khi đó chỉ được phép theo học nghệ thuật nếu một thành viên trong gia đình của họ có xưởng vẽ. Tài năng của Anguissola đã lọt vào mắt xanh của huyền thoại Michelangelo, người thầy hướng dẫn về sau của nữ họa sĩ. Họ liên tục trao đổi các bức vẽ.
Mặc dù đương thời, các nữ họa sĩ không được phép học về giải phẫu cơ thể hay vẽ người mẫu bởi nó bị coi là dung tục, Anguissola vẫn có một sự nghiệp thành công. Có thể nói, thành công của bà cũng nhờ vào vai trò là một họa sĩ cho hoàng gia thời đại vua Philip II của Tây Ban Nha. Xuyên suốt 14 năm sự nghiệp, Anguissola đã không ngừng hoàn thiện kỹ năng vẽ chân dung hoàng gia bên cạnh những bức chân dung thân thuộc hơn về tầng lớp quý tộc. Các bức họa của nữ họa sĩ đều nổi tiếng bởi nó đã nắm bắt được cái hồn của nhân vật. Ngày nay bạn có thể chiêm ngưỡng chúng trong rất nhiều bộ sưu tập trên thế giới.
ARTEMISIA GENTILESCHI (1593 – 1653)
Là con gái của họa sĩ nổi tiếng, Artemisia Gentileschi được tiếp cận với hội họa từ nhỏ. Nữ họa sĩ xuất hiện nhiều tại xưởng vẽ của cha mình để trộn màu cho cha. Ngay khi nhận thấy tiềm năng của con gái, người cha đã dẫn dắt và nâng đỡ bà chinh phục con đường hội họa. Là một gương mặt nổi bật của giai đoạn Ba-rốc tại Ý, Artemisia Gentileschi không để giới tính ảnh hưởng tới hội họa của mình. Bà thực hiện những bức họa quy mô lớn với chủ đề Kinh Thánh và thần thoại, tương tự các nam họa sĩ cùng thời. Bà cũng là học viên nữ đầu tiên của Học viện Mỹ thuật danh giá tại Florence, Ý.
Tuy vậy, tài năng của bà thường bị che khuất bởi câu chuyện đời tư, với bức họa Judith and Holofernes phản ánh câu chuyện bà từng bị xâm phạm bởi một đồng nghiệp nam. Vậy nhưng, tài năng của Gentileschi là không thể bàn cãi và bà sẽ tiếp tục được tôn trọng và đánh giá cao bởi phong cách hiện thực, chiều sâu về màu sắc, cách tiếp cận sáng tối trong tranh.
JUDITH LEYSTER (1609 – 1660)
Sinh ra tại thành phố Haarlem, Hà Lan, Judith Leyster là một trong những họa sĩ tiên phong của thời kỳ Vàng son của Hà Lan. Tương tự các đồng nghiệp, Leyster tập trung vào tranh mô tả cuộc sống đời thường, tranh tĩnh vật, và chân dung. Không có nhiều tài liệu ghi chép về quá trình theo học hội họa của bà, chỉ biết rằng bà là một trong những nữ họa sĩ đầu tiên được tham gia vào phường hội họa tại Haarlem. Sau này Leyster mở một xưởng vẽ rất thành công và cũng thu hút một vài nam họa sĩ tới học việc. Bà nổi tiếng với lối vẽ chân dung thoải mái và tự nhiên.
Mặc dù gặt hái được nhiều khá nhiều thành công lúc sinh thời, danh tiếng của Leyster lại bị tổn hại nặng nề sau khi bà không may qua đời. Toàn bộ gia tài của nữ họa sĩ đã bị chuyển thành sản phẩm của người đồng nghiệp Frans Hals hay là chồng bà. Trong nhiều trường hợp, chữ kí trên tranh của bà bị xóa đi bởi các nhà sưu tầm chỉ chạy theo lợi nhuận từ danh tiếng của người đồng nghiệp Frans Hals. Chỉ tới cuối thế kỷ 19, những hành động này mới bị phát giác, nhờ vậy, mới khơi gợi lại sự tôn trọng của giới học giả với năng lực của nữ họa sĩ tài hoa nhưng bạc mệnh.
ÉLISABETH VIGÉE LE BRUN (1755 – 1842)
Nữ họa sĩ chân dung người Pháp Élisabeth Vigée Le Brun gây ấn tượng với sự nghiệp đồ sộ với gần 1000 bức chân dung và tranh phong cảnh. Là con gái của một họa sĩ, bà nhận được sự chỉ dạy từ cha mình và đã có thể vẽ chân dung một cách chuyên nghiệp khi còn là một thiếu niên. Bước ngoặt lớn trong sự nghiệp của bà tới khi nhờ những bức chân dung bà vẽ cho Marie Antoinette và sau khi bà được nhận vào nhiều học viện nghệ thuật danh giá.
Những bức tranh của bà đã thu hẹp khoảng cách giữa phong cách Rococo và Tân cổ điển. Sau Cách mạng Pháp, Marie Antoinette phải sống lưu vong. Tuy vậy, bà vẫn tiếp tục đạt được nhiều thành công trong sự nghiệp bởi là họa sĩ yêu thích của giới quý tộc trên khắp châu Âu. Họ yêu thích lối vẽ thoải mái, không gò bó, tạo nên những chân dung tự nhiên, nhân vật xuất hiện trong tranh không bị cứng nhắc hay gượng ép. Chính lối vẽ này đã góp phần cách mạng hóa hội họa đương thời khi mà tranh chân dung được coi là thể loại tranh dành riêng cho tầng lớp quý tộc hay hoàng gia.
ROSA BONHEUR (1822 – 1899)
Giống như nhiều nữ nghệ sĩ khác, cha của Rosa Bonheur là một họa sĩ. Nữ họa sĩ theo trường phái Hiện thực người Pháp được coi là một trong những cây cọ nổi tiếng nhất thế kỷ 19, được biết đến với những bức tranh khổ lớn vẽ động vật. Cô thường xuyên trưng bày tác phẩm tại triển lãm Paris danh giá và thành công ở nước ngoài ở cả Hoa Kỳ và Anh. Bonheur đã dành rất nhiều thời gian để phác thảo các động vật sống trong trạng thái đang chuyển động, nhờ khả năng xuất chúng của bà trong việc ghi lại vẻ đẹp của chúng trên vải.
Bonheur cũng được ca tụng vì đã phá bỏ định kiến về giới. Từ giữa những năm 1850 trở đi, bà đã mặc trang phục của nam giới gồm quần âu và áo tay rộng, thậm chí còn được cảnh sát bật đèn xanh. Mặc dù thường xuyên bị chỉ trích bởi lối ăn vận này, bà vẫn tiếp tục mặc chúng trong suốt cuộc đời mình, đặc thù nghề nghiệp của bà. Bonheur cũng là một người đồng tính nữ cởi mở, lần đầu tiên chung sống với bạn đời Nathalie Micas trong hơn 40 năm và sau đó, sau cái chết của Micas, bà tiếp tục có mối quan hệ với họa sĩ người Mỹ Anna Elizabeth Klumpke. Với lối sống cởi mở trong thời đại mà chủ nghĩa đồng tính nữ bị chính phủ miệt thị, Bonheur khẳng định mình là một cá nhân đột phá cả trong sự nghiệp và đời sống cá nhân.
BERTHE MORISOT (1841 – 1895)
Được coi là một trong những họa sĩ nổi bật của trường phái Ấn tượng, dòng máu nghệ thuật chảy trong huyết quản của Berthe Morisot. Bà được sinh ra trong một gia đình quý tộc Pháp, là cháu gái của họa sĩ Rococo nổi tiếng Jean-Honoré Fragonard. Ban đầu, bà thường trưng bày tác phẩm của mình tại triển lãm Paris Salon danh tiếng trước khi tham gia triển lãm trường phái Ấn tượng đầu tiên với Monet , Cézanne, Renoir và Degas. Morisot đặc biệt thân thiết với Édouard Manet, người đã vẽ một số bức chân dung của bà, đặc biệt hơn, bà đã kết hôn với anh trai của nam họa sĩ.
Tranh của bà thường liên quan tới nước và cô yêu thích phấn màu, màu nước và màu than. Hoạt động chủ yếu ở quy mô nhỏ, các bức họa nhẹ nhàng, dễ chịu của bà thường bị chê là quá “nữ tính”. Morisot đã viết về cuộc đấu tranh của bà để được công nhận là một nữ họa sĩ chuyên nghiệp như sau, “Tôi không nghĩ có một người đàn ông nào đối xử bình đẳng với một người phụ nữ và đó là tất cả những gì tôi yêu cầu, bởi tôi biết tôi cũng giá trị như họ.”
MARY CASSATT (1844 – 1926)
Họa sĩ người Mỹ Mary Cassatt đã trải qua quãng đời trưởng thành ở Pháp, nơi bà trở thành một phần không thể thiếu của nhóm Trường phái Ấn tượng. Cassatt sinh ra trong một gia đình giàu có, gia đình là những người đầu tiên phản đối mong muốn trở thành họa sĩ của bà. Cuối cùng, cô đã rời trường nghệ thuật bởi quá thất vọng với cách đối xử riêng biệt mà các nữ sinh nhận được – họ thậm chí không thể vẽ người mẫu thật mà phải sử dụng mô hình giả.
Khi chuyển đến Paris ở tuổi 22, Cassatt học nghề ở một xưởng vẽ tư nhân và dành thời gian rảnh rỗi để sao chép các bức tranh của các danh họa nổi tiếng ở Louvre. Sự nghiệp của Cassatt bắt đầu khởi sắc khi cô gia nhập Hội Ấn tượng và tạo dựng một tình bạn trọn đời với Degas. Đồng thời, cô cũng thẳng thắn thể hiện sự thất vọng với nghệ thuật chính thống, với quy tắc ngầm rằng các nghệ sĩ nữ phải tán tỉnh hoặc kết bạn với những khách hàng quen là nam để có được bước tiến trong sự nghiệp. Cô đã xây dựng con đường sự nghiệp của riêng mình với những người theo trường phái Ấn tượng, thông thạo các loại phấn màu để tạo ra những tác phẩm nhẹ nhàng, thường đề cao nữ giới, nhấn mạnh vai trò chăm sóc của phụ nữ. Trong suốt cuộc đời của mình, Cassatt tiếp tục ủng hộ bình đẳng giới, thậm chí còn tham gia triển lãm ủng hộ quyền bầu cử của phụ nữ.
GEORGIA O’KEEFFE (1887 – 1986)
Là một họa sĩ đi đầu của Chủ nghĩa Hiện đại của Mỹ, Georgia O’Keeffe nằm trong danh sách những nữ nghệ sĩ nổi tiếng nhất của lịch sử. Những bức vẽ thời đầu của bà đã mở đường cho nhiều thử nghiệm táo bạo trong lĩnh vực trừu tượng, bởi bà tập trung khai thác cảm xúc qua từng bức vẽ, mở ra một kỷ nguyên “Nghệ thuật vị nghệ thuật”. Trong suốt cuộc đời, sự nghiệp của bà gắn liền với người chồng, Alfred Stieglitz. Mặc dù người chồng nhiếp ảnh gia nổi tiếng tán thành ý tưởng rằng nghệ thuật của Mỹ có thể sánh ngang với châu Âu và rằng các nữ họa sĩ cũng tài năng như nam giới, ông cũng không hoàn thành với các chi tiết ẩn dụ trong tác phẩm của bà.
Stieglitz coi sự sáng tạo là biểu hiện của tình dục và những suy nghĩ này, cùng với những bức chân dung thân mật của ông về O’Keeffe, đã khiến ông liên tưởng rằng những bức tranh cận cảnh về hoa của bà là phép ẩn dụ cho cơ quan sinh dục nữ. Đó là một cách liên tưởng mà nữ nghệ sĩ luôn phủ nhận, mặc dù không thể phủ nhận sự gợi cảm trong từng tác phẩm của bà. O’Keeffe đã dành phần lớn sự nghiệp của mình để chống lại việc giải thích nghệ thuật của cô ấy chỉ là sự phản ánh giới tính của bà. Trong suốt cuộc đời mình, bà từ chối tham gia các triển lãm nghệ thuật dành cho toàn nữ giới, với mong muốn được định nghĩa đơn giản là một nghệ sĩ, không phân biệt giới tính.
TAMARA DE LEMPICKA (1898 – 1980)
Nghệ sĩ người Ba Lan Tamara de Lempicka được biết đến với những bức chân dung và tranh khoả thân được cách điệu hóa cao theo phong cách Art Deco. Bà dành phần lớn cuộc đời của mình ở Pháp và Hoa Kỳ, nơi bà được giới quý tộc ưa chuộng. Một trong những bức tranh nổi tiếng nhất của bà, Bức chân dung tự họa trên chiếc Bugatti màu xanh lá cây, thể hiện bản chất lạnh lùng và tách biệt trong các nhân vật của De Lempicka. Tác phẩm được tạo ra cho trang bìa của một tạp chí thời trang của Đức, De Lempicka toát lên sự độc lập và vẻ đẹp quyến rũ không thể chối từ.
Hội họa của cô thường chứa đựng những câu chuyện về dục vọng, sự quyến rũ và gợi cảm, tạo nên một cuộc cách mạng hóa đương thời. De Lempicka đạt được nhiều thành công cho đến khi Chiến tranh Thế giới thứ hai bùng nổ. Tới thập niên 60, hội họa của bà lại tiếp tục gây được tiếng vang khi Art Deco trở nên phổ biến trở lại. Phong cách độc đáo giúp bà trở thành một người được yêu thích đặc biệt của những người hâm mộ các họa sĩ Art Deco. Ngày nay tác phẩm của cô trở nên phổ biến hơn bao giờ hết, và nữ minh tinh Madonna chính là một nhà sưu tập tranh nổi tiếng của bà.
FRIDA KAHLO (1907 – 1954)
Hiện tại, không có một nữ nghệ sĩ thế kỷ 20 nào có thể vượt qua danh tiếng của Frida Kahlo. Mặc dù tai nạn đầy thương tâm của bà khi còn trẻ và mối quan hệ sóng gió với người chồng – Diego Rivera đôi khi được quan tâm nhiều hơn là năng lực nghệ thuật của bà. Nữ họa sĩ đặc biệt được biết đến với những bức chân dung tự họa, liên quan đến các chủ đề về thân phận, nỗi đau và cơ thể con người.
Lúc sinh thời, bà thường chỉ được biết đến với danh nghĩa “bạn đời của Diego Rivera”, và phải sau khi qua đời thì các tác phẩm nghệ thuật của bà mới nhận được sự chú ý và được đón nhận rộng rãi. Những bức tranh nổi tiếng nhất của Frida Kahlo hiện thuộc về các bảo tàng nghệ thuật danh giá trên khắp thế giới. Không chỉ là họa sĩ, Frida Kahlo còn được biết đến là một người đấu tranh cho chủ nghĩa nữ quyền, Chicanos và cộng đồng LGBT.
MYMODERNMET.COM/MAIANH/DESIGNS.VN
Có thể bạn quan tâm > 5 sự kết hợp tạo nên những bức ảnh đẹp hơn > Tranh sơn dầu Việt Nam > Nguyễn Gia Trí: "Tôi sáng tác bằng tâm linh" – Lời tâm sự từ cha đẻ những bức tranh sơn mài tân thời của Việt Nam FacebookPinterestTwitterLinkedinTừ khóa » Những Họa Sĩ Nổi Tiếng Hiện Nay
-
TOP 11 Những Họa Sĩ Nổi Tiếng Và Có Sức ảnh Hưởng Nhất Việt Nam
-
Top 10 Họa Sĩ Nổi Tiếng Nhất Việt Nam Hiện Nay - 10Hay
-
Top 10 Họa Sĩ Huyền Thoại Nổi Tiếng Nhất Thế Giới | Mỹ Thuật Bụi
-
Chiêm Ngưỡng Tác Phẩm Của 19 Họa Sĩ đương đại Hàng đầu Việt Nam
-
30 Tác Phẩm Hội Họa Và điêu Khắc Của 8 Hoạ Sĩ Nổi Tiếng - Vietnamnet
-
Top 10 Họa Sĩ Nổi Tiếng Nhất Thế Giới 2022
-
NHỮNG HỌA SĨ NỔI TIẾNG VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI
-
Top 10 Họa Sĩ Nổi Tiếng Nhất Thế Giới
-
10 Họa Sĩ được Trao Giải Thưởng "Nghệ Sĩ Trẻ Năm 2021"
-
5 Họa Sĩ Giàu Có Nhất Thế Giới - Báo Lao động
-
Những Họa Sĩ Nổi Tiếng Việt Nam Và Thế Giới | Vietnam Arts
-
Top 7 Họa Sĩ Nổi Tiếng Nhất Trong Lịch Sử Hội Họa Thế Giới
-
Những Họa Sĩ Hiện đại Trên WorldGallery - SIU REVIEW
-
Top 10 Họa Sĩ Huyền Thoại Nổi Tiếng Nhất Thế Giới - Bán Tranh