10 Nước Xuất Khẩu Hàng Dệt May Nhiều Nhất - VNReport
Ngành dệt may là động lực kinh tế quan trọng của nhiều nước, đặc biệt là những nước đang phát triển, với lợi thế là nhân công giá rẻ và đông đảo. Nhưng một số nước phát triển cũng có ngành dệt may mạnh, tập trung vào các sản phẩm chất lượng cao đòi hỏi công nghệ và lao động tay nghề cao.
Sau đây là 10 nước xuất khẩu hàng dệt may nhiều nhất thế giới.
- Trung Quốc
Trung Quốc là nhà sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may hàng đầu trên thế giới. Giá trị xuất khẩu của Trung Quốc khoảng 266,41 tỷ USD vào năm 2020. Các yếu tố như chi phí thấp, nguyên liệu thô tốt, cơ sở hạ tầng công nghiệp, máy móc tiên tiến, quy trình làm việc có tổ chức tốt ở thị trường trong nước cũng như xuất khẩu, đã giúp ngành dệt may nước này phát triển mạnh.
Ngành dệt may Trung Quốc có 8 lĩnh vực chính bao gồm vải bông, vải lụa, vải hóa học, vải len, vải dệt kim, máy dệt, sợi và hàng may mặc.
- Đức
Với giá trị xuất khẩu 38,99 tỷ USD, Đức xếp sau Trung Quốc và là nước xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ 2 trên thế giới. Nước này chuyên về xuất khẩu sợi tổng hợp, vải dệt kim và sợi nhân tạo. Hầu hết ngành công nghiệp này ở Đức thuộc về các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ.
Nước này tập trung vào sản xuất hàng dệt may chất lượng cao. Ngoài quần áo, Đức còn tham gia sản xuất hàng dệt kỹ thuật, với những sản phẩm như bộ lọc, sản phẩm từ vật liệu composite, đồ bảo hộ, …
- Bangladesh
Những năm gần đây, Bangladesh đã nổi lên như một đối thủ đáng gờm trong ngành dệt may. Chi phí lao động thấp và lực lượng lao động đông đảo đã giúp Bangladesh trở thành nước xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ 3 trên thế giới, với giá trị xuất khẩu là 38,73 tỷ USD theo ước tính năm 2020.
Đáng chú ý, quốc gia này là nhà xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ 2 cho các thương hiệu thời trang nhanh phương Tây và vượt trội về khả năng đáp ứng các đơn hàng số lượng lớn. Năng lực của ngành dệt may Bangladesh giúp các thương hiệu toàn cầu duy trì khả năng phối hợp và minh bạch hơn trong chuỗi cung ứng của họ.
- Việt Nam
Việt Nam là nước xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ 4 trên thế giới, với nhiều lợi thế như lực lượng lao động lành nghề và chi phí lao động thấp.
Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang các thị trường như Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc và EU. Giá trị xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2020 là 37,93 tỷ USD. Trọng tâm chính của dệt may Việt Nam là sản xuất các mặt hàng chất lượng cao để theo kịp thị trường ngày một cạnh tranh và cải thiện chuỗi cung ứng của mình.
- Ấn Độ
Ấn Độ có một trong những ngành công nghiệp dệt may lâu đời nhất trên thế giới. Năm ngoái, Ấn Độ giữ vị trí thứ 5 trong xuất khẩu hàng dệt may toàn cầu, với giá trị là 37,11 tỷ USD.
Ấn Độ có lợi thế về nguồn cung vải nội địa vì là nước sản xuất bông lớn thứ 2 trên thế giới và sản xuất một số loại sợi tơ tằm độc quyền. Ấn Độ có 2 hai lĩnh vực dệt may: dệt thủ công không có tổ chức – sử dụng khung dệt, công cụ và phương pháp truyền thống – và dệt cơ khí hóa. Ấn Độ đã cải thiện rất nhiều về mặt công nghệ và đang nổi lên như một đối thủ cạnh tranh toàn cầu trong việc sản xuất hàng dệt may chất lượng tốt.
- Ý
Ý có lịch sử lâu đời về sản xuất hàng dệt may. Trong vài thập kỷ gần đây, nước này đã trở thành một trong những trung tâm thời trang của thế giới. Giá trị xuất khẩu của Ý là 36,57 tỷ USD, theo ước tính năm 2020.
Ý có lợi thế về nhiều loại sợi: lanh, bông, len và lụa. Nước này tập trung vào tính năng kỹ thuật của sợi và vải. Các công ty đang sử dụng nhiều ý tưởng dệt may kỹ thuật tiên tiến để nâng cao giá trị xuất khẩu và chất lượng của các sản phẩm.
- Thổ Nhĩ Kỳ
Thổ Nhĩ Kỳ luôn có khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn cao cho một loạt các sản phẩm. Đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, Thổ Nhĩ Kỳ là nước xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ 7 trên thế giới. Theo số liệu năm 2020, giá trị xuất khẩu của nước này là 27,56 tỷ USD.
Thổ Nhĩ Kỳ có môi trường thuận lợi cho ngành dệt may với các giải pháp công nghệ cao, năng lực thiết kế, sản xuất năng động và linh hoạt.
- Mỹ
Mỹ suất khẩu các mặt hàng như nguyên liệu dệt, hàng may mặc, đồ nội thất gia đình, sợi và vải; là nước xếp thứ 8 trên thị trường xuất khẩu hàng dệt may thế giới. Giá trị xuất khẩu của Mỹ là 27,14 tỷ USD theo báo cáo năm 2020.
Mỹ có ngành dệt may y tế và công nghiệp đang bùng nổ cùng với ngành may mặc đồ bảo hộ. Đầu tư lớn vào công nghệ đã giúp các doanh nghiệp trong ngành của Mỹ thành thạo trong việc sản xuất hàng dệt may chất lượng cao.
- Hong Kong
Hong Kong rất nổi tiếng về vải nhuộm và vải in. Quốc gia này là một trong những nhà sản xuất và xuất khẩu hàng đầu về dệt vải denim, kéo sợi bông, dệt kim bông khổ mịn và dệt kim vải đắp.
Hong Kong sản xuất một số loại hàng dệt may có chất lượng rất cao và là nhà xuất khẩu lớn thứ 9 các mặt hàng này. Giá trị xuất khẩu của vùng lãnh thổ này trong năm 2020 là 20,43 tỷ USD. Thị trường xuất khẩu chính của hàng dệt may Hong Kong là Trung Quốc đại lục, chiếm hơn 40% tổng kim ngạch xuất khẩu.
- Tây Ban Nha
Tây Ban Nha đang cố gắng hướng tới chất lượng và có khả năng sẽ thăng hạng trong những năm tới. Hiện tại, nước này là nhà xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ 10 trên thế giới và là một trong những nhà sản xuất hàng đầu về kéo sợi, dệt, hoàn thiện, nhuộm và may thành quần áo.
Năng lực sản xuất của Tây Ban Nha khá ấn tượng với lực lượng lao động lành nghề. Giá trị xuất khẩu của nước này năm ngoái là 20,20 tỷ USD.
Từ khóa » Dệt Vải Xuất Khẩu
-
Xuất Khẩu Dệt May 'kiên định' Mục Tiêu 43 Tỷ USD Năm 2022
-
Xuất Khẩu Dệt May Kỳ Vọng đạt 45,7 Tỷ USD Trong Năm 2022
-
Xuất Khẩu Dệt May Tăng Mạnh Nhưng Còn Rủi Ro - Báo Nhân Dân
-
Ngành Dệt May: Cần Giải Quyết Yêu Cầu Về Xuất Xứ Nguyên Liệu Khi ...
-
Đối Mặt Nhiều Khó Khăn, Xuất Khẩu Dệt May Vẫn 'nhắm' đích 43 Tỷ USD
-
Xuất Khẩu Dệt May Trên đà Phục Hồi
-
Xu Hướng Dịch Chuyển Xuất Khẩu Mặt Hàng Dệt May Dưới Sự Tác ...
-
Nhiều Thách Thức đón đợi Ngành Dệt May Trong Năm 2022
-
Thủ Tục Xuất Khẩu Vải Dệt Thoi Từ Sợi PE - HP Toàn Cầu
-
Dệt May đóng Góp Nhiều Nhất Vào Tăng Trưởng Xuất Khẩu
-
Xuất Khẩu Dệt May Năm 2021 Sẽ đạt Khoảng 38 Tỷ USD - VnEconomy
-
Xuất Khẩu Dệt May Dần Hồi Phục - Litaco Express
-
[PDF] CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA DỆT MAY VIỆT NAM ... - CORE