10 Phương Pháp Hiệu Quả Giúp Mèo Bình Tĩnh | Trùm Boss

Khuyến mãi thức ăn, phụ kiện và đồ chơi thú cưng

Mèo là loài động vật bí bẩn, thông minh, đôi khi bí hiểm, nhạy cảm và trìu mến càng khiến chúng trở nên quyến rũ và đáng yêu. Hầu hết các chủ sở hữu mèo đều biết giống này cũng là những sinh vật sống theo thói quen và ưa chuộng sự thoải mái. Chúng có thể trở nên căng thẳng hoặc sợ hãi bởi nhiều thứ, chẳng hạn như một chuyến đi đến bác sĩ thú y hay xuất hiện một người mới trong nhà.

Để biết con mèo của bạn có bị căng thẳng hay không, hãy quan sát kỹ ngôn ngữ hình thể của nó. Là động vật săn mồi, mèo là bậc thầy ngụy trang. Mọi người cần có khả năng nhận dạng mọi thông tin mà mèo đưa ra thông qua biểu cảm và ngôn ngữ hình thể – độ căng của cơ thể, kích thước đồng tử, chuyển động và hướng của đôi tai, giọng kêu, …

Nhưng một khi nhận thấy mèo nhà bạn bị căng thẳng hoặc sợ hãi thì bạn cần làm gì? Khiến mèo bình tĩnh là một quá trình đòi hỏi sự khéo léo, vì vậy chúng tôi sẽ chỉ cho bạn một số mẹo để khôi phục niềm hạnh phúc và sự tinh nghịch trong chúng.

Hãy ở cạnh mèo, nhưng đừng làm chúng ngột ngạt

Mọi người có xu hướng nghĩ về những gì con người thích làm khi họ bị căng thẳng, thay vì đặt mình vào vị trí của một con mèo. Tuy chúng ta sẽ cảm thấy thoải mái hơn nếu nhận được một cái ôm nhưng mèo không như vậy khi chúng buồn bã. Đây có lẽ là sai lầm phổ biến nhất mà chúng ta từng thấy, những người bảo vệ vội vã và cố gắng ôm hoặc bế con mèo bị đang kích động hay căng thẳng vào lòng. Những hành động cưng nựng và vuốt ve hoàn toàn không giúp mèo giải quyết được vấn đề mà chúng đang gặp phải. Mèo thường mất nhiều giờ để bình ổn tâm trạng bực dọc, khó chịu, vì vậy, hãy giữ khoảng cách với mèo trong những lúc như vậy.

Thay vì ôm chặt mèo vào lòng với tình yêu thương dạt dào thì bạn chỉ cần ở cạnh chúng là tốt rồi, đặc biệt là nếu bạn có một con mèo trìu mến. Mèo có thể phản ứng tích cực khi có mặt người quen và là người chúng tin tưởng. Nói chuyện hoặc thậm chí hát cho chúng nghe cũng đã đủ xoa dịu tâm trạng không thoải mái. Và hãy nhớ rằng: không có con mèo nào giống con mèo nào. Nếu con mèo của bạn tìm chỗ trong lòng bạn khi đang ngồi gần đó thì bạn có thể an tâm là chúng muốn như vậy. Do đó, hãy chú ý đến sở thích cá nhân của con mèo nhà bạn để hỗ trợ tốt nhất khi cần thiết.

Thao tác chậm

Chậm và ổn định là những từ khóa cần ghi nhớ khi xoa dịu một con mèo bị căng thẳng, đặc biệt là nếu chúng đang tiếp xúc với một thứ gì đó mới mẻ. Nếu đó là căng thẳng tạm thời (chẳng hạn như bạn của bạn đến chơi vào buổi chiều và đưa theo chó của cô ấy hoặc gửi chú chó lại vài ngày) thì không cần bận tâm về việc giúp mèo làm quen với hoàn cảnh mới vì quá trình đó có khi còn lâu hơn cả thời gian có thay đổi. Trong những tình huống như vậy, nên đưa con mèo vào một căn phòng an toàn và cung cấp cho chúng những vật dụng cần thiết trong thời gian đó. Giới thiệu mèo với thú cưng, con người, địa điểm mới hoặc những tác nhân gây căng thẳng khác có thể khiến mèo trở nên lo âu trong thời gian dài. Hãy làm mọi việc chầm chậm và cho chúng đánh hơi trước tiên, vì mèo dùng khứu giác để tìm hiểu mọi thứ. Đi quá nhanh ở bất kỳ giai đoạn nào cũng là sai lầm phổ biến về cách nuôi dạy mèo. Nhiều người cho rằng để mèo quen dần với nỗi sợ hãi thì hãy cho chúng tiếp xúc nhưng quá trình này phải được thực hiện rất chậm và qua nhiều ngày, vài tuần hoặc vài tháng để đạt được hiệu quả.

Tạo môi trường an toàn, ấm cúng và có không gian dọc

Theo Johnson, mèo có thể sợ những không gian rộng mở, vì vậy hãy chắc chắn bạn đã bố trí cho mèo một chỗ ấm cúng và có thể lẩn trốn khi bị căng thẳng. Một số con mèo thích trú ngụ ở những bụi cây, vì vậy chúng thích ẩn náu và nấp dưới mọi vật, tuy nhiên, những chú mèo khác lại cảm thấy thoải mái và an ủi hơn khi đứng lên cao. Nhà cây cho mèo hoặc giường tầng cho mèo đều có thể đáp ứng yêu cầu không gian dọc, thích hợp để mèo quan sát khu vực xung quanh và có chỗ cho chúng lẩn trốn. Nhưng hãy chắc chắn bạn không bao giờ là nơi trú ẩn của chúng. Hãy bố trí cho mèo những lối thoát hiểm theo chiều dọc hoặc bằng những cách khác.

Ngay cả khi đặt mèo vào lồng xách tay thì tốt nhất là vẫn duy trì quy tắc “ấm cúng” để khiến chúng bình tĩnh. Dùng một chiếc khăn lông hoặc mền để phủ lên lồng xách tay và ngăn mọi kích thích đối với mèo. Nhưng lồng xách tay cũng là một mối lo lắng của mèo, do đó, hãy huấn luyện và thích nghi dần dần là cách duy nhất xoa dịu nỗi sợ hãi. Tôi ví quá trình như việc huấn luyện một con chó đi bộ có dây xích. Chủ nuôi không nên bỏ qua bước này và giúp mèo thích nghi với lồng xách tay là trọng tâm ban đầu cho người bảo vệ mèo. Để được trợ giúp trong lĩnh vực này, hãy huấn luyện mèo sao cho chúng nhận thấy lồng xách tay là một điều tích cực và nếu điều đó không hiệu quả thì hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia hành vi mèo.

Đặt những vật dụng thiết yếu ở những nơi dễ tiếp cận

Có một cách xoa dịu nỗi lo của mèo mà chủ thường hay bỏ qua là xem trọng các nhu cầu cơ bản của mèo, trong đó, mèo là trung tâm. Nghe có vẻ dễ dàng, nhưng xem mèo là trung tâm có nghĩa là làm những gì tốt nhất cho con mèo của bạn, không phải cho bạn hoặc nhà bạn. Đây có thể là một quá trình điều chỉnh khó khăn. Hãy cho mèo những thứ chúng cần ở những nơi chúng cảm thấy thoải mái nhất. Vì vậy, nếu mèo thích được trú ngụ trong phòng ngủ thoải mái của chính bạn và chúng quá sợ hãi khi bước chân ra ngoài thì đừng đặt hộp vệ sinh ở tầng hầm và bát thức ăn cho mèo trong nhà bếp. Đặt các vật dụng cần thiết ở các phòng cách xa nhau hoặc ở những nơi có thể gây sợ hãi sẽ làm tăng nguy cơ căng thẳng mãn tính, vì vậy hãy quan sát kỹ sở thích của mèo. Có thể bạn sẽ không thích đặt hộp vệ sinh cho mèo trong phòng ngủ của mình nhưng đôi lúc cũng cần phải hy sinh cho những người bạn cùng phòng.

Hãy để mèo lan tỏa mùi của mình

Mèo làm rất nhiều điều để an ủi bản thân, trong đó, lưu lại mùi hương của chúng ở khắp nơi bằng cách cọ xát khuôn mặt lên mọi thứ và đặt chân lên mọi nơi cũng là một cách. Hãy cho phép mèo để lại mùi ở những nơi chúng quan tâm và cho phép tiếp cận những nơi đó vào lúc căng thẳng. Cột cào cấu là một lựa chọn tốt, lý tưởng nhất là nên đặt trong các phòng yêu thích của mèo. Mèo sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi lưu lại thông điệp của mình ở khắp mọi nơi. Tương tự như vậy, nếu vận chuyển mèo trong lồng xách tay hoặc đưa chúng đến một nơi xa lạ thì hãy mang theo một vật có mùi hương của mèo từ một “địa điểm và khoảng thời gian hạnh phúc”, giúp mang lại sự quen thuộc khi đang phải đối mặt với tình huống căng thẳng.

Sử dụng tinh dầu giúp bình tĩnh

Ngoài mùi của cá nhân mèo thì cũng có những mùi hương tự nhiên khác rất hữu ích để lấy lại bình tĩnh tương tự như với con người, đặc biệt là các loại tinh dầu. Johnson khuyến cáo mùi từ cây kim ngân hoa và hoa oải hương có tác dụng xoa dịu tâm trạng mèo. Tại phòng khám thú y, khi một con mèo hung dữ được mang đến, chúng tôi sẽ cho một vài giọt dầu hoa oải hương lên khăn giấy và mùi tinh dầu sẽ tỏa ra khắp phòng. Chỉ cần sử dụng một lượng nhỏ trong không khí vào mỗi lúc và bảo quản an toàn, đảm bảo ngoài tầm với của động vật, vì chúng có thể gây nguy hiểm cho mèo nếu tiếp xúc trực tiếp.

Mở nhạc êm dịu hoặc tiếng ồn trắng

Giống như mùi hương, mèo rất nhạy cảm với tiếng ồn. Đặc biệt là nếu nỗi sợ hãi hoặc căng thẳng của con mèo xuất phát từ tiếng ồn lớn (công trình xây dựng, em bé khóc, giao thông). Vào những lúc đó, cung cấp âm thanh thay thế là một giải pháp tuyệt vời. Chưa có nhiều nghiên cứu về âm nhạc hoặc âm thanh liên quan đến việc khiến cho mèo trở nên bình tĩnh, nhưng có thể thử âm nhạc cổ điển nhẹ nhàng hoặc “tiếng ồn trắng” dễ chịu và quan sát cách con mèo phản ứng. Ít nhất, những loại này có thể tạo âm thanh đệm, làm giảm tác động của tiếng ồn ‘đáng sợ’. Hãy mở nhạc hoặc tiếng ồn trắng tại một căn phòng ấm cúng hoặc “thiên đường của mèo” sẽ làm tăng cảm giác bình tĩnh. Bạn thậm chí có thể thử một số loại nhạc dành riêng cho mèo.

Hãy thử chữa trị chứng lo âu bằng chất bổ sung hoặc dược phẩm

Nếu con đường đi đến trái tim của con mèo nhà bạn là thông qua dạ dày thì bạn có thể cho ăn theo chế độ được thiết kế giảm căng thẳng. Những sản phẩm này có chứa L-theanine, là một thành phần được tìm thấy trong trà xanh tự nhiên, giúp xoa dịu những nỗi lo. Bổ sung thảo dược cũng là một lựa chọn nên cân nhắc nhưng trao đổi với bác sĩ thú y trước khi thực hiện. Nếu con mèo nhà bạn vẫn u sầu mà các phương pháp thông thường không hiệu quả thì nên tham khảo ý kiến ​​chuyên môn về điều này. Có thể bác sĩ thú y sẽ khuyên bạn nên bổ sung hoặc thậm chí sử dụng các loại dược phẩm chống lo âu cho mèo. Trong một số trường hợp, thuốc chống lo âu ngắn hạn hoặc dài hạn có thể rất hữu ích.

Chơi đùa thường xuyên để xoa dịu căng thẳng mãn tính

Chơi đùa không phải là một lựa chọn tốt cho mèo khi đang ở trạng thái cáu gắt nghiêm trọng nhưng nó có thể là một công cụ hữu hiệu để đối phó với những cơn căng thẳng mãn tính hoặc dai dẳng ở mèo. Các hoạt động giải trí tại những nơi khiến mèo sợ hãi trước đây sẽ giúp xoa dịu căng thẳng và có thể làm tăng sự tự tin ở mèo. Mèo sợ những căn phòng rộng lớn hoặc môi trường xa lạ có thể thích nghi tốt hơn với những khu vực này nhờ vào quá trình chơi đùa, chẳng hạn như tương tác với đồ chơi thú vị. Ngoài ra, cần phải tạo cơ hội cho các hoạt động như vậy hằng ngày, chứ không phải thỉnh thoảng để mang lại hiệu quả giữ bình tĩnh tốt nhất.

Xác định căn nguyên của vấn đề và tìm giải pháp

Mặc dù tất cả các chiến lược nói trên đều hữu ích để đối phó với nỗi sợ hãi, lo lắng và căng thẳng của mèo nhưng bạn cần phải tìm hiểu kỹ hơn, đặc biệt là khi mèo đang bị căng thẳng trầm trọng. Các biện pháp nói trên không đủ mạnh để điều trị triệu chứng như trước đây. Biết được nguyên nhân gây sợ hãi sẽ giúp bạn xây dựng kế hoạch giúp mèo cảm thấy an toàn. Quan sát quá trình tương tác giữa các vật nuôi trong nhà để giải quyết vấn đề và để nhận biết được các yếu tố môi trường gây căng thẳng. Thường xuyên mang mèo đến bác sĩ thú y cũng không kém phần quan trọng và thậm chí nếu có thể thì bạn cũng nên đưa chúng đến chuyên gia hành vi mèo đã được cấp chứng nhận. Nếu không có vấn đề gì với nhu cầu thiết yếu của chúng thì có thể mèo nhà bạn bị căng thẳng mãn tính.

Từ khóa » Khi Mèo Sợ Hãi