10 Phút Hướng Dẫn Đan Nét Nhanh Dành Cho Người Mới Bắt Đầu

  1. Ắt hẳn trong mỗi chúng ta từ những ngày đầu tập vẽ đều gặp rắc rối trong vấn đề đan nét. Đó là lý do PICS viết bài hướng dẫn đan nét dành riêng cho các bạn – những người mới bắt đầu.
    1. Chúng ta sẽ đến với câu hỏi đầu tiên. Vậy, đan nét là gì?
    2. Tại sao lại phải đan nét? Mình không tô như tô chì màu cho lẹ được à?
    3. Vậy thì đan nét như thế nào mới đúng? PICS có thể hướng dẫn đan nét không?
      1. Đan nét caro thoi:
      2. Đan nét caro vuông:
      3. Đan nét tự do:
      4. Yếu tố thứ nhất: Nét đan phải rõ
      5. Yếu tố thứ hai: Sự phân bố các nét thưa, nét khít hợp lý
      6. Yếu tố thứ ba: Tăng đậm đúng cách
    4. Trong quá trình dạy học, có bạn hỏi PICS: “Việc đan nét đòi hỏi phải chuốt chì liên tục cực quá, nếu em dùng bút chì bấm cho đỡ cực thì có được không?”
    5. Chúng ta đi đến vấn đề cuối cùng, đó là một số lưu ý khi đan nét.
      1. NÉT BỊ NGOẮC Ở ĐẦU HOẶC ĐUÔI
      2. ĐAN NÉT KHÔNG ĐỀU
      3. ĐAN NÉT MỘT CHIỀU
    6. Cuối cùng, các bạn thấy bài viết “Hướng Dẫn Đan Nét” của PICS thế nào?
    7. Liên hệ ngay với PICS qua các mạng xã hội khác nhé mọi người:
Ắt hẳn trong mỗi chúng ta từ những ngày đầu tập vẽ đều gặp rắc rối trong vấn đề đan nét. Đó là lý do PICS viết bài hướng dẫn đan nét dành riêng cho các bạn – những người mới bắt đầu.

Đan nét là gì? Tại sao lại phải đan nét?

Đan nét có quan trọng trong việc vẽ không? Đan nét như thế nào mới đúng?

… Và hàng tá câu hỏi liên quan khác sẽ được PICS giải đáp trong bài viết này!

Vì câu hỏi về đan nét thì nhiều mà trí nhớ của PICS thì có hạn, nên trong bài viết này PICS chỉ đề cập đến những câu hỏi thường gặp của các bạn thôi nhé! Nếu các bạn có thắc mắc gì, hãy comment vào phần “Bình Luận” bên dưới để PICS giải đáp trực tiếp cho các bạn nha.

Không để các bạn chờ lâu nữa, chúng ta bắt đầu thôi!!!

Tác giả bài viết hướng dẫn:

HỌA SỸ NGUYỄN HOÀNG LONG Họa sỹ Nguyễn Hoàng Long luôn muốn mang đến nguồn năng lượng, truyền lửa và lan tỏa đam mê cho tất cả mọi học viên đang theo học tại PICS.

HƯỚNG DẪN ĐAN NÉT DÀNH CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

Ms. Thiên Nữ Băng Nhi đang demo đan nét cho các bạn mới học tại PICS nè mọi người!

Chúng ta sẽ đến với câu hỏi đầu tiên. Vậy, đan nét là gì?

Đơn giản thôi các bạn! Chúng ta phải hiểu nét là gì trước đã.

Nét ở trong việc vẽ, có thể nói một cách đầy đủ là đường nét (đường cong, đường thẳng ấy). Đan nét tức là ta sẽ vẽ thật nhiều nét, chồng lên nhau để tạo thành độ đậm.

Tại sao lại phải đan nét? Mình không tô như tô chì màu cho lẹ được à?

Để tả bóng cho một đối tượng chúng ta nên đan nét chứ không nên tô vì lý do lớn nhất sau đây. Đan nét là kỹ thuật dùng nét để tạo ảo giác ba chiều lên một mặt phẳng hai chiều mà không cần tốn quá nhiều sức thay vì ráng sức tạo độ đậm cho đối tượng (cũng là một cách để tạo ảo giác ba chiều).

PICS phải nói rõ cho các bạn hiểu một điều là tô chì để tạo độ đậm, tả bóng cho đối tượng không phải là sai. Dù đây là một kỹ thuật rất phổ biến dùng trong việc vẽ nhưng hầu hết không phù hợp với các bạn học vẽ để đi thi và các bạn mới học. Tô chì tả bóng tạo độ đậm nếu không biết cách xử lý sẽ dễ làm bức vẽ bị bẹt khối, bị dơ bài. Tô chì nhiều không khiến kỹ năng vẽ của bạn “lên level” và cái quan trọng nhất là hầu hết điểm sẽ không cao do cái gu của người chấm bài đó các bạn.

MINH HỌA ĐAN NÉT TRANH CỦA HỌA SỸ ANDERS ZORN

(Tranh của họa sỹ Anders Zorn)

Một ví dụ về việc đan nét. Vẽ ít nhưng hiệu quả, cảm giác về chiều sâu rất mạnh.

MINH HỌA TÔ CHÌ VẼ QUẢ TÁO

(Hình minh họa bài vẽ quả táo này PICS lấy trên mạng)

Còn đây là ví dụ về việc tô chì. Tô sml nhưng nhìn vẫn cứ bẹt bẹt.

Dĩ nhiên không phải bất kỳ bức vẽ nào cũng phải đan nét toàn bộ 100%, mà các bạn nên luôn luôn tối ưu kết quả cuối cùng dựa vào tình huống mà các bạn gặp phải. Trong trường hợp học vẽ để đi thi thì chúng ta nên kết hợp cả hai kiểu vẽ mà PICS nói bên trên để đạt hiệu quả cao nhất cho bài thi của mình. Còn các bạn mới học cũng nên học đan nét trước để hiểu về khối và kỹ thuật tạo khối ba chiều trong một mặt phẳng bẹt chứ không-nên-nhảy-cóc!

Vậy thì đan nét như thế nào mới đúng? PICS có thể hướng dẫn đan nét không?

Chúng ta đang nói đến vấn đề quan trọng nhất trong bài viết rồi nè. Trước tiên chúng ta cần phải phân biệt được các loại đan nét đã. Để dễ hình dung các bạn hãy nhìn vào khung hình bên dưới nhé.

(Các bạn lưu ý, trong phạm vi bài viết này PICS chỉ nói đến việc hướng-dẫn-cách-đan-nét-căn-bản-là-như-thế-nào, chứ chưa đề cập đến việc đan nét tả bóng cho một đối tượng cụ thể nào hết à nha!)

Đan nét caro thoi:

MỘT LỚP BA LỚP TRÊN BA LỚP
ĐAN NÉT 1 LỚP ĐAN NÉT CARO THOI 3 LỚP 2 ĐAN NÉT CARO THOI HƠN 3 LỚP

Đan nét caro vuông:

MỘT LỚP BA LỚP TRÊN BA LỚP
ĐAN NÉT 1 LỚP ĐAN NÉT CARO VUÔNG 3 LỚP 2 ĐAN NÉT CARO VUÔNG TRÊN BA LỚP

Đan nét tự do:

MỘT LỚP BA LỚP TRÊN BA LỚP
ĐAN NÉT 1 LỚP ĐAN NÉT TỰ DO BA LỚP 1 ĐAN NÉT CARO TỰ DO TRÊN BA LỚP

Các kiểu đan nét căn bản.

Mỗi loại đan nét đều có ưu, nhược điểm khác nhau. Nhưng để đan nét đúng thì chúng ta cần phải đảm bảo được ba yếu tố sau đây:

  1. Nét đan phải rõ.
  2. Sự phân bố các nét thưa, nét khít hợp lý.
  3. Tăng đậm đúng cách.

Yếu tố thứ nhất: Nét đan phải rõ

Nét đan phải rõ thì dễ hiểu quá rồi hen! Để đan nét cho rõ các bạn phải luôn luôn gọt chì cho nhọn, đồng thời lúc vẽ nên xoay chì thường xuyên để kéo dài thời gian mòn chì ra, tránh trường hợp chì bị mòn nhanh quá khiến việc vẽ không được liên tục.

Để biết chì của mình có bị cùn hay không, các bạn hãy nhìn vào phần ngòi chì.

CHÌ CÙN CHÌ NHỌN
CHÌ CÙN CHÌ NHỌN

Ngay bên dưới là hình minh họa của việc đan nét dùng chì cùn – chì nhọn.

CHÌ CÙN CHÌ NHỌN
Dùng chì cùn đan nét hơi khó, nhìn như tô vậy. Dùng chì nhọn đan nét mượt mà ngay.
ĐAN NÉT BẰNG CHÌ CÙN ĐAN NÉT BẰNG CHÌ NHỌN 1

Yếu tố thứ hai: Sự phân bố các nét thưa, nét khít hợp lý

Nét khít – tức là khoảng cách các nét gần nhau hết sức có thể, nhưng đừng gần quá dễ dẫn đến trường hợp tô chì.

Nét thưa – ngược lại với nét khít, tức là khoảng cách các nét xa nhau, nhưng cũng đừng xa quá nhìn mảng đậm sẽ bị rỗ như một tấm lưới vậy, rất xấu.

Để có sự phân bố các nét thưa, nét khít hợp lý trong việc đan nét các bạn chỉ cần để ý sau mỗi lớp chì đan nét thưa dần ra là được. Chỉ đơn giản vậy thôi!

ẢNH BÌA HƯỚNG DẪN ĐAN NÉT

Khi các bạn càng đan nhiều lớp để tăng đậm, nếu cứ giữ khoảng cách các nét “khít khít” gần nhau hoài thì vùng đan nét đó khó mà thấy rõ được các nét.

Yếu tố thứ ba: Tăng đậm đúng cách

Muốn tăng đậm một vùng nào đó, cách nhanh nhất là các bạn phải đan thật nhiều lớp vào vùng ấy cho đến khi đủ độ đậm mình mong muốn là xong. Điều đó đúng nhưng chưa đủ!

Ví dụ như vùng đó muốn tăng đậm, các bạn cần phải đan 10 lớp chì. Nếu các bạn nhát tay, 10 lớp chì của các bạn đều vẽ nhạt nhòa như nhau thì có vẽ cả trăm lớp, độ đậm của vùng đó cũng vẫn không thể đậm lên được. Còn nếu như các bạn mạnh dạn hơn, sau mỗi lớp chì các bạn nhấn mạnh đầu chì vào mặt giấy một chút (hoặc có thể thay chì đậm hơn chẳng hạn) là các bạn đã tăng đậm thành công rồi đó!

3 LỚP 4 LỚP 5 LỚP
ĐAN NÉT TĂNG ĐẬM 1 ĐAN NÉT TĂNG ĐẬM 2 ĐAN NÉT TĂNG ĐẬM 3

Để tăng đậm một cách dễ dàng, sự mạnh dạn là yếu tố then chốt.

Trong quá trình dạy học, có bạn hỏi PICS: “Việc đan nét đòi hỏi phải chuốt chì liên tục cực quá, nếu em dùng bút chì bấm cho đỡ cực thì có được không?”

Các bạn đoán xem PICS sẽ trả lời như thế nào?

Câu trả lời của PICS là “KHÔNG” nhé các bạn! Tại sao lại như vậy?

Vì căn bản dùng bút chì bấm tuy có thể giúp các bạn đỡ phải chuốt chì liên tục thật, nhưng lại không giúp ích được gì cho các bạn khi vẽ đan nét những mảng lớn, trong khi bút chì gỗ lại giúp bạn làm tốt được điều đó một cách hoàn hảo. Do các bạn mới học rất hay mắc phải một lỗi rất trầm trọng đó là vẽ cục bộ, tức là vẽ xong hoàn thiện một chỗ rồi mới chuyển qua vẽ chỗ khác. Điều này cực kỳ có hại cho các bạn. Thêm nữa, nếu các bạn mắc lỗi đó lại sử dụng bút chì bấm để vẽ thì “căn bệnh” này sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn!

chì bấm pentel

Các bạn nhìn xem, phần ngòi chì bé thế kia, làm sao mà vẽ đan nét mảng lớn được? Nhưng không phải vì thế mà PICS nói các bạn không dùng bút chì bấm để vẽ.

Dùng bút chì bấm không sai, nhưng phải tùy thời điểm.

Chúng ta đi đến vấn đề cuối cùng, đó là một số lưu ý khi đan nét.

NÉT BỊ NGOẮC Ở ĐẦU HOẶC ĐUÔI

NÉT BỊ NGOẮC ĐẦU

Vấn đề này là do các bạn chưa quen với việc cầm bút chì để đan nét. Nào giờ cầm chì để viết nhiều quá thôi ấy mà!!!

Cách khắc phục:

Khi đan nét nhớ nhấc bút lên để đan từng nét một. Khi đan sử dụng sự chuyển động của cả cánh tay để đan nét chứ đừng chỉ dùng mỗi cổ tay không.

ĐAN NÉT KHÔNG ĐỀU

ĐAN NÉT KHÔNG ĐỀU

Vấn đề này PICS có ghi rõ trong hình, đó là do các bạn mới tập đan nét chưa kiểm soát được lực tay

Cách khắc phục:

Tập đan nét nhiều vào là hết :)))))

BỂ NÉT

BỂ NÉT

Vấn đề này ban nãy PICS có đề cập đến bên trên rồi. Nguyên nhân là do các bạn lười chuốt chì quá, để chì cùn đan nét dẫn đến nét không được thanh mảnh gọn gàng mà cứ to bè ra nhìn rất xấu.

Cách khắc phục:

Chuốt chì thường xuyên và khi đan nét để ý nhớ đừng để mu bàn tay tì vào bài vẽ nhiều quá là xong nhé các bạn.

ĐỪNG BỎ LỠ:

5 Phút Hướng Dẫn Gọt Bút Chì Dành Cho Người Mới Nối tiếp bài viết “10 Phút Hướng Dẫn Đan Nét” là bài “5 Phút Hướng Dẫn Gọt Bút Chì Vừa Nhanh Vừa Nhọn” mà PICS muốn dành cho các bạn mới

ĐAN NÉT MỘT CHIỀU

ĐAN NÉT 1 CHIỀU

Vấn đề này PICS cũng có ghi rõ trong hình. Đan nét một chiều không phải là sai, nhưng đây là một kỹ thuật khó, các bạn mới học không nên bắt chước làm theo.

Cách khắc phục:

Đừng “ham dzui” là ok :))))

Các bạn nhớ xem và lưu ý đừng để bị mắc phải các lỗi này nha.

Cuối cùng, các bạn thấy bài viết “Hướng Dẫn Đan Nét” của PICS thế nào?

Như các bạn thấy đấy, việc đan nét tuy tưởng chừng như là một kỹ thuật rất căn bản, nhưng nếu không được hướng dẫn và học một cách bài bản, các bạn sẽ bị “ăn hành” sml đúng nghĩa khi vẽ các bài khác khó hơn về sau.

Đối với PICS STUDIO, việc học “hành” bài bản là rất quan trọng, học phải đi đôi với “hành”! Vì PICS thực sự muốn giúp các bạn có niềm đam mê với mỹ thuật, dù là các bạn học vẽ với bất kỳ mục đích nào đi chăng nữa!

Hiện PICS đang chiêu sinh lớp “Mỹ Thuật Căn Bản” dành cho các bạn muốn học vẽ để phục vụ cho nhu cầu công việc hoặc giải trí sau những giờ làm căng thẳng, các bạn có thể xem chương trình học tại ĐÂY. Hoặc các bạn cũng có thể tham khảo thêm lớp “Học Vẽ Màu Nước” tại ĐÂY để trải nghiệm chất liệu màu nước tại PICS STUDIO nhé.

Đừng quên like và share bài viết để ủng hộ PICS nếu các bạn thấy nó hay và hữu ích nha!

Liên hệ ngay với PICS qua các mạng xã hội khác nhé mọi người:

Facebook Youtube Pinterest

? Để đăng ký học vẽ, vui lòng liên hệ: ? HOTLINE: 070 592 1147 (Ms. Nhi) hoặc 085 850 7273 (Mr.Long) để được tư vấn miễn phí. ? Địa chỉ: 4/12 đường số 2, khu phố 3, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức

[mailmunch-form id=”813938″]

Từ khóa » Cách Vẽ đâm Nhạt