10 Quốc Gia Giàu Nhất Thế Giới 2014 - Tiền Phong
Có thể bạn quan tâm
10. Ấn Độ: 2 nghìn tỷ USD. Là nền kinh tế lớn thứ 10 thế giới nhưng có vẻ chưa tương xứng với dân số khổng lồ của Ấn Độ. Và đặc biệt, đất nước này vẫn có tỷ lệ dân cư sống dưới mức nghèo khổ ở mức 29.8%. Cho đến nay, mặc dù vẫn là một nền kinh tế mạnh, song Ấn Độ đã qua thời quá khứ huy hoàng và thịnh vượng xưa kia. Ảnh: Siliconindia
9. Nga: 2,1 nghìn tỷ USD. Người anh em của Ấn Độ, đất nước Nga đứng thứ 9 trong bảng xếp hạng này. Mặc dù vậy, theo xếp hạng của World Factsbook, nền kinh tế nước này chỉ đứng thứ 77. 11% dân số Nga sống trong tình cảnh bần cùng. GDP bình quân đầu người của nước này ở mức 18.000 USD. Năm 2013, Nga từng đứng trong top 5 các nền kinh tế mạnh nhất thế giới. Nền kinh tế ổn định của Nga là một mối đe dọa đối với phương Tây. Bản thân nước Nga cũng đủ khả năng tự bảo vệ mình trước bất cứ cuộc khủng hoảng kinh tế nào. Những số liệu gần đây cho thấy, nước Nga sở hữu đủ lượng dự trữ để giải quyết các khoản nợ trong năm tới. Ảnh: Siliconindia
8. Ý: 2,2 nghìn tỷ USD. Với 2.200 tỷ USD, Ý sở hữu một nền kinh tế mạnh. GDP bình quân đầu người của Ý phản ánh một nền kinh tế tiềm năng - 29.600 USD. Cũng giống như Ấn Độ hay Nga, tại Ý, 29,9% người dân đang sống dưới mức nghèo khổ. Ý được kỳ vọng trong tương lai sẽ trở thành một trong những quốc gia giàu có nhất thế giới - hiện tại nước này cũng đã là một cường quốc trong Liên minh châu Âu. Ảnh: Peter Schrank
7. Brazil: 2,2 nghìn tỷ USD. Năm 2014, nền kinh tế của Brazil đạt giá 2,2 nghìn tỷ USD, ngang bằng Ý, và cũng góp mặt trong bảng xếp hạng. Song, tình trạng đất nước này xung quanh kỳ World Cup vừa qua có rất nhiều vấn đề được quan tâm. GDP bình quân đầu người của Brazil ở mức thấp - 12.100 USD, trong khi 21,1% người dân sống dưới mức nghèo khổ. Nền kinh tế đang trên đà đi xuống, điều này được phản ảnh rõ qua năng suất thấp. Ảnh: forexecommodity.
6. Vương Quốc Anh: 2,8 nghìn tỷ USD. Nền kinh tế của Anh đang phải đối mặt với suy thoái, khi mà tình trạng thâm hụt tăng và tốc độ tăng trưởng GDP ở mức thấp. Tuy vậy, Anh vẫn đứng ở vị trí thứ 6 với 2,8 nghìn tỷ USD giá trị nền kinh tế năm 2014. Mặc dù đang trên đà đi xuống, GDP bình quân đầu người của nước này vẫn ở mức cao - 37.300 USD. 16,2% người dân Anh đang sống dưới mức nghèo khổ. Ảnh: Siliconindia
5. Pháp: 2,9 nghìn tỷ USD. Pháp sở hữu nền kinh tế có giá trị 2,9 nghìn tỷ USD và xếp thứ 39, với GDP bình quân đầu người ở mức 35.700 USD. Nước này sở hữu tỉ lệ nghèo thấp, với 7,9% người dân sống dưới mức nghèo khổ. Tự do kinh tế của Pháp hiện đang bị trì trệ, với hiệu suất tệ thứ 5 trong số các quốc gia phát triển. Ảnh: Myfrenchlife.
4. Đức: 3,9 nghìn tỷ USD. Đức sở hữu sức mua tương đương 3,9 nghìn tỷ USD. Con số này giúp cho Đức giữ vị trí quốc gia giàu có nhất châu Âu. Xét về GDP bình quân đầu người, Đức xếp thứ 29 với 39.500 USD. Mặc dù vậy, quốc gia này cũng cần nghĩ ra biện pháp khuyến khích tác động của thuyết thẩm thấu, khi mà 15,5% người dân đang sống dưới mức nghèo khổ. Ảnh: Timesofmalta.
3. Nhật Bản: 4,8 nghìn tỷ USD. Là một trong những nền kinh tế lớn nhất châu Á, nền kinh tế Nhật Bản xếp vị trí thứ ba trong danh sách các quốc gia giàu có nhất thế giới. GDP bình quân đầu người tại đây ở mức 37.100 USD, giúp Nhật Bản xếp vị trí thứ 3 về GDP. Ở thời điểm năm 2010, 16% dân cư Nhật Bản sống dưới mức nghèo khó. Nhật Bản đã đáp ứng được kỳ vọng của thế giới với khả năng vận hành một nền kinh tế ổn định. Ảnh: Washingtonpost.
2. Trung Quốc: 10 nghìn tỷ USD. Nền kinh tế Trung Quốc có giá trị 10 nghìn tỷ USD. Mặc dù vậy, xét trên khía cạnh GDP, quốc gia này chỉ sở hữu con số bình quân đầu người ở mức 9.800 USD. Chỉ có 6,1% dân số nước này sống dưới mức nghèo khổ, tuy nhiên phải đề cập thêm rằng, từ năm 2013, Trung Quốc đã đặt ra mức nghèo khổ mới ở con số 3.630 USD một người. Ảnh: People.
1. Hoa Kỳ: 17,5 nghìn tỷ USD. Không còn nghi ngờ gì nữa, nước Mỹ bỏ xa các cường quốc khác về quy mô của nền kinh tế. Với 17,5 nghìn tỷ USD, Mỹ tiếp tục là quốc gia thống trị nền kinh tế thế giới. GDP bình quân đầu người của Mỹ cao ở mức 52.800 USD - cao nhất trong số 10 cường quốc góp mặt ở danh sách này. Năm 2010, 15,1% người dân Mỹ sống dưới mức nghèo khổ, tuy rằng con số này không phải cao so với nhiều quốc gia khác. Ảnh: Siliconindia.
Từ khóa » Top 40 Nước Giàu Nhất Thế Giới
-
Danh Sách Quốc Gia Theo GDP (danh Nghĩa) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Danh Sách Quốc Gia Theo GDP (PPP) – Wikipedia Tiếng Việt
-
15 Quốc Gia Và Vùng Lãnh Thổ Giàu Và Nghèo Nhất Thế Giới Vào Năm ...
-
Các Nước Giàu Tài Nguyên đều Giữ Vị Trí Cao Trong Top 10 Quốc Gia ...
-
Bức Tranh Thu Nhập Bình Quân Theo đầu Người Thế Giới Năm 2021
-
Đất Nước Giàu Nhất Thế Giới: Chốn Thần Tiên Tí Hon ít Người Biết đến
-
Mỹ Không đứng đầu Top 10 Quốc Gia Giàu Nhất Thế Giới - Hànộimới
-
Các Quốc Gia Nào Có Nhiều Tỷ Phú USD Nhất Thế Giới Năm 2021?
-
Những Nơi Có Nhiều Tỷ Phú Nhất Thế Giới Năm 2022 - Mekong ASEAN
-
Xếp Hạng Những đất Nước Giàu Nhất Thế Giới Mới Nhất - Meey Land
-
Danh Sách Top 200 Doanh Nhân Giàu Nhất TTCK Việt Nam Năm 2022
-
Thế Giới Có Thêm Một Tỷ Phú Mới Mỗi Ngày Trong đại Dịch - VnExpress
-
Top 100 Người Giàu Nhất Thế Giới Hiện Nay - 2022 - Các Nước
-
Việt Nam Nằm Trong Số Các Nước Phát Triển Nhanh Nhất Thế Giới