10 Sai Lầm Khi Uống Nước Khiến Cơ Thể Gặp Nạn

   Hơn 70% cơ thể con người là nước – vì vậy việc duy trì và điều hòa lượng nước trong cơ thể sao cho hợp lý là rất quan trọng. Thời tiết vào hè nóng bức cũng là lúc chúng ta mất đi một lượng nước lớn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách bổ sung nước đúng cách và phù hợp. Cùng tham khảo 10 Sai lầm thường gặp để Tránh những hậu quả đáng tiếc nhé!

1. Chỉ uống nước khi khát   Khi bạn cảm thấy khát thì cũng có nghĩa là cơ thể đã mất đi 1% lượng nước cần thiết. Cơn khát đến cũng giống như hình ảnh nước tràn ly, tức là chỉ khi sự mất nước thật sự báo động thì cơ thể mới báo khát.

   Uống nước không chỉ để thỏa mãn cơn khát mà còn góp phần tham gia vào quá trình trao đổi chất, để cơ thể hô hấp dễ dàng hơn.   Thời gian dài thiếu nước sẽ làm gia tăng độ đặc của máu, dẫn đến các bệnh về tim, huyết quản. Ngoài ra, càng không chú ý uống nước, thói quen uống nước sẽ ngày càng ít, và điều này thì không có lợi cho sức khỏe một chút nào!

2. Uống quá nhiều nước trong ngày   Uống ít nước không tốt nhưng uống quá nhiều nước cũng chưa chắc đã có lợi. Viện Y học Mỹ khuyến cáo nam giới nên uống khoảng 3,7 lít nước mỗi ngày trong khi con số này ở phụ nữ là 2,7 lít tức, tương đương 8 cốc nước.  Tuy nhiên con số này không chỉ đến từ lượng nước uống trong ngày mà còn bao gồm nước từ tất cả các loại thực phẩm và đồ uống bạn nạp vào cơ thể.

   Đừng tự ép cơ thể phải nạp vào một lượng nước quá nhu cầu. Uống quá nhiều nước sẽ gây quá tải cho thận, kèm theo là các dưỡng chất và các nguyên tố vi lượng cũng theo nước tiểu mà ra ngoài.

   Do đó, bạn có thể áp dụng công thức sau để tính lượng nước lọc mình cần uống mỗi ngày: Chúng ta cần uống 0,4 lít/ 10 kg cân nặng/ 1 ngày.

  Nghĩa là một người nặng khoảng 45 kg thì cần uống mỗi ngày khoảng 1,8 lít, người nặng 50 kg cần khoảng 2 lít nước.

3. Bổ sung nước ào ạt trong một lần uống   Đây là tình trạng phổ biến khi chúng ta chơi thể thao vào ngày hè. Uống nước ào ạt một lúc có thể sẽ cản trở tiêu hóa khiến tim đập loạn lên, khó thở, ra mồ hôi lạnh, buồn nôn và nôn.

Trường hợp nhiễm độc nước đột ngột có thể gây hạ natri trong máu và hệ quả là đau đầu, lú lẫn, co giật và hôn mê.

   Vậy nên, khi uống nước nên uống từ từ, từng ngụm nhỏ, tránh uống liên tục cho thỏa cơn khát. Hiệp hội Y khoa quốc tế có khuyến cáo chúng ta không nên uống quá 900ml nước mỗi giờ.

4. Sử dụng đồ uống có ga thay thế cho nước lọc

  Các loại đồ uống có ga gần như không có tác dụng trong việc bổ sung lượng nước cho cơ thể. Trái lại, uống nước có ga làm giảm nhu cầu uống nước của cơ thể, khiến cơ thể càng thâm “khô quắt”, mất nước hơn.

  Thêm đó, loại thức uống này có khá nhiều hóa chất gây hại cho sức khỏe, chúng khiến bạn hồi hộp, tim đập nhanh hơn và cũng có thể khiến cơ thể bị đầy hơi, khó tiêu, khả năng hấp thụ dưỡng chất yếu đi.

   Do đó mỗi ngày nên uống đủ lượng nước lọc cần thiết, kết hợp ăn nhiều rau xanh, trái cây để đảm bảo cơ thể đủ nước chống chọi với thời tiết nắng nóng này nhé!

5. Không uống nước trước khi đi ngủ?   Nhiều người lo sợ việc uống nước trước khi đi ngủ sẽ khiến bạn ngủ không ngon giấc do bị “đánh thức” đi vào nhà vệ sinh vào lúc nửa đêm phải không nào? Tuy nhiên uống một lượng nước nhỏ không những không khiến bạn mất ngủ mà còn có tác dụng làm nhuận đường hô hấp, máu tuần hoàn tốt hơn từ đó khiến bạn ngủ ngon hơn nữa đấy.

  Mặt khác khi bạn ngủ cơ thể sẽ rất dễ bị mất nước khiến các hệ cơ quan hoạt động uể oải, thiếu nhịp nhàng về lâu dài có thể gây hại sức khỏe rất trầm trọng. Chính vì vậy, hãy uống một vài ngụm nước ấm trước khi đi ngủ để góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe của chính mình nhé.

6. Không uống nước khi ngủ dậy:

   Cơ thể bạn trải qua một đêm dài không được cung cấp nước trong khi hoạt động của các hệ cơ quan vẫn diễn ra bình thường. Chất thải trong cơ thể đang cần được rửa sạch. Uống nước ngay sau khi ngủ dậy không chỉ có tác dụng cung cấp nước mà còn giúp cơ thể bạn giải độc một cách hiệu quả.

7. Uống nhiều nước sau vận động:

   Uống nước ngay sau khi tập thể dục hoặc chơi thể thao sẽ tạo áp lực cho tim và ảnh hưởng đến các bộ phận  khác của cơ thể. Do đó, hãy nghỉ ngơi một chút rồi uống nước để bù đắp lượng nước đã mất qua mồ hôi.

8. Uống nước trong lúc ăn:

   Hệ tiêu hóa sẽ bị "đe dọa", nhất là hoạt động của dạ dày nếu bạn có thói quen uống nước trong lúc ăn. Vì theo các nhà khoa học, nước sẽ pha loãng các dịch vị được tiết ra để tiêu hóa thức ăn, đồng thời làm tăng lượng insulin trong cơ thể và tích tụ chất béo.

. Uống nước quá lạnh:

   Làm giảm hoạt động của các tuyến tiết dịch, dẫn đến tình trạng khô, rát họng, viêm họng. Ngoài ra còn làm các vi mạch máu trong dạ dày bị co thắt đột ngột, làm giảm chức năng tiêu hóa, dẫn đến các bệnh như đau bụng, tiêu chảy.

10. Không uống nước ngay khi ăn quá mặn:

   Ăn quá mặn có thể làm tăng huyết áp, sưng miệng, giảm cảm giác thèm ăn… Vì vậy sau khi ăn đồ ăn mặn điều cần làm trước tiên là phải uống nước lọc.

Theo SK&ĐS 

 Xem thêm: 9 Dấu hiệu của bệnh gan

TỔNG HỢP CÁC GÓI KIỂM TRA SỨC KHỎE

LỊCH KHÁM CÁC CHUYÊN KHOA

Được thành lập từ năm 1998, trong suốt quá trình hình thành và phát triển Phòng khám Binh Minh được sự quan tâm, cộng tác, giúp đỡ của nhiều Giáo sư, Tiến sĩ, Chuyên viên đầu ngành, Bác sĩ tại các bệnh viện lớn của trung ương và Hà Nội.

Phòng khám đã phát triển vượt bậc với nhiều chuyên khoa sâu như: Tim mạch, Thần kinh, Tiêu hoá, Gan mật, Nội tiết -Tiểu đường, Thận tiết niệu, Nam khoa, Phụ sản, Cơ xương khớp, Tai mũi họng...

 

Từ khóa » Các Bệnh Liên Quan đến Nước Uống