10 Sai Lầm Phổ Biến Khiến ấm Siêu Tốc Tốn điện, Nhanh Hỏng

Có những thói quen tưởng chừng vô hại khi sử dụng ấm siêu tốc nhưng thực tế lại là những nguyên nhân khiến cho ấm siêu tốc nhanh hỏng mà nhiều người vẫn hay mắc phải. Cùng điểm qua 10 sai lầm phổ biến khiến ấm siêu tốc tốn điện, nhanh hỏng để khắc phục nhé!

1Nấu nước liên tục

Việc đun nước liên tục được khá nhiều người thực hiện bởi vì nghĩ rằng việc đun nóng sẽ nhanh chóng hơn cho lần sau và tiết kiệm được nhiên liệu bởi ấm đang nóng sẵn.

Nấu nước sôi liên tục

Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng, dù bạn có đun nước bao nhiêu lần đi chăng nữa thì bình siêu tốc vẫn sử dụng bấy nhiêu điện năng để đun sôi nước, không có khả năng giảm điện năng tiêu thụ.

Hơn nữa, việc đun liên tục như vậy có thể khiến mâm nhiệt của bình vượt quá công suất cho phép nên dễ gây cháy, nổ và hỏng bình. 

2Cứ để nước đã đun trong ấm, khi cần dùng thì bật lên

Nhiều người lại có thói quen để nguyên trong bình, lúc cần dùng thì bật lên nấu lại, việc đun đi đun lại không ảnh hưởng tới chất lượng nước nhưng làm tăng hóa đơn tiền điện.

Bởi công suất của bình siêu tốc rất lớn (600 - 2.500 W). Vì vậy, việc đun đi đun lại nước gây tốn kém điện năng tiêu thụ không đáng có.

Cứ để nước đã đun sối trong ấm rồi đun lại dùng tiếp

Để nâng cao hiệu quả sử dụng cũng như tiết kiệm nhiều điện hơn, bạn nên sử dụng kèm một chiếc phích giữ nhiệt. Khi đun nước bằng ấm siêu tốc, nếu không dùng hết thì nên rót ngay vào phích để giữ nhiệt.

3Đun ấm trong phòng có máy lạnh, quạt

 Đun ấm siêu tốc trong phòng có máy lạnh có thể làm tổn thất lượng nhiệt của cả ấm đun siêu tốc và máy lạnh.

Đun ấm trong phòng có điều hòa, quạt

Ấm siêu tốc đun nước khi để trước các luồng gió của quạt, máy lạnh cũng sẽ khiến gia đình bạn tiêu tốn nhiều năng lượng điện hơn. Lúc này, không chỉ ấm siêu tốc bị tổn thất lượng nhiệt mà cả máy lạnh cũng bị tổn thất nhiệt.

4Không đổ đúng lượng nước quy định

Trên ấm đun siêu tốc có ghi rõ giới hạn nước tối thiểu và tối đa mà người dùng nên cho vào. Nếu vượt qua ngưỡng tối đa, khi đun sôi nước trong ấm có thể bị trào ra ngoài, ngược lại nếu không đạt ngưỡng tối thiểu, ấm sẽ dễ bị cháy.

Những lỗi sử dụng tàn phá ấm siêu tốc kinh khủng

5Không làm vệ sinh ấm siêu tốc

Tâm lý e ngại ấm siêu tốc bị hỏng khiến cho nhiều người không dám vệ sinh ấm thường xuyên. Nhưng điều này vô tình khiến ấm đun siêu tốc chóng hỏng, giảm hiệu suất, rút ngắn tuổi thọ.

Dùng giấm để vệ sinh ấm siêu tốc

Cách làm vệ sinh ấm siêu tốc cũng không quá khó, đầu tiên bạn pha giấm và nước theo tỉ lệ 1:1 rồi đổ hỗn hợp vào khoảng 1/2 đến 3/4 ấm. Sau đó, đun sôi hỗn hợp, sau khi đun sôi để khoảng 15 đến 20 phút rồi đổ hết nước, giấm trong ấm đi. Như vậy là ấm đun siêu tốc của bạn đã sạch mọi cặn bẩn.

6Đổ sạch nước trong ấm sau khi sôi

Sau khi nước sôi, hầu như mọi người đều có thói quen đổ hết nước trong ấm ra. Thói quen này nên được bỏ đi nếu bạn muốn tăng tuổi thọ ấm siêu tốc.

Đổ sạch nước ra khỏi bình sau khi sôi

Khi ấm nước sôi, mâm nhiệt vẫn tiếp tục sinh nhiệt dù công tắc điện đã tắt. Nếu không chừa lượng nước trong ấm, mâm nhiệt rất nhanh hỏng. Vì vậy, nên để khoảng 20 ml nước trong ấm, đợi cho đến khi nguội hẳn rồi mới trút cạn.

7Không đậy nắp hoặc đậy không kín khi đun nước

Việc đậy nắp hoặc đậy không kín khi đun nước vừa gây tốn điện lại mất nhiều thời gian đun sôi nước hơn. 

Những lỗi sử dụng tàn phá ấm siêu tốc kinh khủng

Bởi ấm đun nước siêu tốc được thiết kế rơ-le tự động ngắt nguồn điện chỉ khi nắp ấm đã đóng kín. Do vậy, nếu nước sôi mà không được ngắt điện sẽ gây ra nguy cơ cháy nổ, hỏng ấm là rất cao.

8Cắm chung ấm siêu tốc với thiết bị điện khác

Để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng, người dùng nên cắm nguồn điện của ấm siêu tốc vào một ổ riêng bởi loại ấm này có công suất khá cao.

Dùng ổ cắm riêng cho ấm siêu tốc

Ngoài ra, không nên cùng lúc vừa nấu nước, vừa nấu cơm điện, vừa bật bếp điện, bàn là, máy giặt,... bởi các thiết bị điện này đều có công suất cao, có thể gây quá tải, tự động ngắt nguồn điện, thậm chí là cháy nổ.

9Biến bình siêu tốc thành chiếc nồi đa năng

Lỗi này rất nhiều người dùng mắc phải, đặc biệt là các bạn sinh viên. Ấm siêu tốc chỉ có chức năng duy nhất là đun nước, nhưng có một số người dùng sử dụng chúng để nấu canh, luộc rau, luộc trứng, luộc thịt,… điều này khiến cặn rất dễ đóng vào thành ấm và ấm nhanh chóng bị hỏng, thậm chí gây chập điện rất nguy hiểm.

Biến bình siêu tốc thành ấm đa năng

Tốt hơn hết, bạn nên làm theo yêu cầu của nhà sản xuất, tuyệt đối không nên dùng bình siêu tốc để nấu ăn, nếu lỡ nấu rồi thì nên chùi rửa sạch sẽ cặn bám bên trong ấm.

10Để dư nước trong ấm và đáy ấm đóng cặn

Sau khi đun nước xong rất nhiều người mắc vào lỗi này. Bạn có biết khi để nước dư lại trong ấm khá lâu, ấm bị đóng cặn sẽ làm giảm khả năng trao đổi nhiệt, nước sẽ sôi chậm hơn, cặn bẩn bám dày khiến rơle đo nhiệt nhanh hỏng, ấm đun nước tự ngắt khi nước chưa sôi.

Vệ sinh để đáy ấm không bị đóng cặn

Vì vậy, bạn nên vệ sinh thường xuyên đáy ấm, tẩy các vết bẩn bám lâu ngày và không để nước quá lâu lại trong ấm. Nên dùng vải mềm lau bên trong bình để tránh làm trầy xước lớp men tráng, giúp kéo dài tuổi thọ bình.

Chú ý: Nếu ấm điện nhà bạn đã quá cũ, dây điện bị đứt gãy, đèn công tắc không hoạt động, nắp ấm đậy không kín, đáy ấm bị đóng váng, cặn dày đặc,... điều này không những ảnh hưởng đến vấn đề vệ sinh, sức khỏe mà còn nguy hiểm đến cả tính mạng của mình và người thân. Vì vậy, bạn nên thay ấm siêu tốc mới.

Xem thêm: 

  • Tư vấn chọn ấm siêu tốc nên mua hãng nào, loại nào tốt, an toàn, tiết kiệm điện?
  • Một số mẹo vệ sinh bình đun siêu tốc.
  • 8 điều cấm khi sử dụng ấm siêu tốc để đảm bảo an toàn, độ bền cho ấm

Trên đây là bài viết chỉ ra 12 sai lầm phổ biến khiến ấm siêu tốc tốn điện, nhanh hỏng. Mong rằng từ những thông tin trên, bạn có thể sử dụng ấm siêu tốc của mình một cách bền bỉ, an toàn hơn nhé!

Từ khóa » Cách Sử Dụng ấm Siêu Tốc Masuto