10 Tác Dụng Có Lợi Cho Sức Khỏe Của Hoa Cúc Tím (Echinacea ... - Nasol
Có thể bạn quan tâm
Hoa cúc tím(Echinacea Purpurea) là cây bản địa vùng Bắc Mỹ. Được sử dụng làm thuốc trong nhiều bộ tộc địa phương trong từ hơn 400 năm trước. Công dụng đầu tiên mà con người sử dụng là để trị rắn cắn, tiến sĩ Meyer đã điều trị thành công 613 trường hợp bị rắn chuông cắn với hỗn hợp các thảo mộc địa phương (Hoa cúc tím, hoa bia và cây ngải). Nhưng những thập kỷ sau này nó trở thành cây thuốc phổ biến được biến đến để điều trị cảm lạnh hay cảm cúm, viêm đường hô hấp trên…
Thành phần
Thành phần hóa học ở các bộ phận khác nhau trên cây cúc tím cũng khác nhau đáng kể. Ở rễ tập trung nhiều các thành phần dễ bay hơi, yinh dầu, trong khi phần trên mặt đất chứa nhiều polysaccharides, flavonoid, inulin, vitamin C.
10 tác dụng có lợi cho sức khỏe của Hoa cúc tím (Echinacea Purpurea)
1. Kết hợp điều trị ung thư
Nghiên cứu tác dụng của hoa cúc tím với bệnh ung thư não của viện Y học quốc gia Hoa kỳ (NIH) cho thấy “các hoạt chất có trong cây cúc tím có giá trị cao trong hoạt động chống lại khối u phát triển.
Có thể sử dụng Hoa cúc tím như một phương pháp điều trị ung thư tự nhiên khác đang được khuyến khích hiện nay là “sử dụng kết hợp với phương pháp điều trị truyền thống”.
2. Tăng cường hệ thống miễn dịch
Theo các nhà khoa học của bộ nông nghiệp hoa kỳ, hệ thống miễn dịch được tăng cường phụ thuộc vào liều lượng sử dụng Hoa cúc tím. Với 10 mg hoa cúc tím trên một kg trọng lượng cơ thể, uống hàng ngày dạng trà, trong khoảng thời gian 10 ngày, có hiệu quả như một chất kích thích hệ thống miễn dịch hoạt động.
Ngoài ra, tạp chí y khoa Hindawi đã công bố tài liệu cho thấy rằng Hoa cúc tím có hiệu quả điều trị cảm lạnh do Virus. Tuy nhiên, kết quả quan trọng nhất Hoa cúc tím liên quan đến hệ thống miễn dịch là những tác động chống lại các ổ nhiễm trùng.
3. Hiệu quả điều trị cảm lạnh
Chuyên đề nghiên cứu “Hoa cúc tím chữa cảm lạnh như thế nào?” được tạp chí bệnh học Lancet Infectious, Đại học Connecticut đưa ra dựa trên phân tích đánh giá 14 nghiên cứu trước đó với những kết luận: Hoa cúc tím làm giảm nguy cơ bị cảm lạnh thông thường 58%, giảm thời gian cảm lạnh thông thường gần một ngày rưỡi. Hoa cúc tím thực sự là vị thuốc phòng chống cảm lạnh hiệu quả. Chính những phát hiện này đã dẫn đến nhu cần sử dụng chiết xuất của nó tăng đột biến tại Mỹ. Nơi người dân chi trả điều trị cảm lạnh mỗi năm lên đến 1.5 tỷ USD thăm khám bác sỹ và 2 tỷ USD cho các phương pháp và thuốc điều trị.
4. Giảm đau
Hoa cúc tím được sử dụng trong bộ tộc người Great Plains ở Ấn độ như một thuốc giảm đau. Đây được coi là thuốc giảm đau tự nhiên đặc biệt hiệu quả trong các trường hợp : đau ruột, đau đầu, đau liên quan đến bệnh lậu, rắn cắn, đau họng, viêm Amidan, đau răng.
Các sử dụng để giảm đau là uống hãm với nước nóng như trà hàng ngày hoặc bôi, đắp lên khu vực bị ảnh hưởng.
5. Tác dụng nhuận tràng
Giống như nhiều loại thảo dược, hoa cúc tím có lợi trên trên các bệnh nhân bị bệnh đường tiêu hóa. Hoa cúc tím được sử dụng như một thuốc nhuận tràng tự nhiên, tạo cảm giác dịu nhẹ ở những bệnh nhân táo bón.
Uống trà hoa cúc tím cho thấy rõ những lợi ích nayg, một tách trà mỗi ngày giúp làm dịu đường ruột, với 2-3 ly có thể kích thích tăng nhu động, ngăn ngừa táo bón. Nhưng bạn cũng nên lưu ý tránh lạm dụng hoặc dùng quá liều có thể gây tác dụng ngược lại.
6. Chống viêm
Viêm nhiễm là nguồn gốc của nhiều bệnh tật phát sinh. Sử dụng Hoa cúc tím thường xuyên có hiệu quả đảo ngược hoặc giảm bớt các loại viêm khác nhau. Viên y tế quốc gia Hoa kỳ có nghiên cứu báo cáo rằng Hoa cúc tím có tác dụng giảm viêm ở viêm màng bồ đào, viêm mắt. Đây cùng là cơ sở để các nhà khoa học tìm hiểu và nghiên cứu lợi ích của nó trên các thể viêm mạn tính khác như viêm khớp dạng thấp.
7. Cải thiện sức khỏe cho da
Hoa cúc tím có tác dụng tốt trên da, nó được sử dụng nhiều ở những bộ tộc người Mỹ bản địa để điều trị: bệnh chàm da, viêm da, vẩy nến, nhiễm trùng da, tái tạo da giúp nhanh liền sẹp trên các vết thương.
8. Giúp cải thiện sức khỏe tâm thần
Một loài hoa cúc tím khác như Echinacea angustifolia được cho là có lợi trên các bệnh nhân bị ADD/ ADHD ở cả người lớn và trẻ em, phù hợp cải thiện các rối loạn cảm xúc như: lo lắng, phiền muộn, ám ảnh. Với 20mg mỗi ngày, chúng có thể giúp cải thiện và giảm bớt tình trạng lo âu rõ rệt.
9. Hỗ trợ điều trị các bệnh đường hô hấp trên
Hoa cúc tím được chúng minh có tác dụng tăng cường miễn dịch, chống viêm. Vì vậy nó được sử dụng trong điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp trên: viêm xoang cấp tính, cúm, bệnh hen suyễn, cảm lạnh thông thường, viêm họng, viêm amidan, bạch hầu, ho gà…
Trong một nghiên cứu lâm sàng trên những người bị hen suyễn, hoa cúc tím có hoạt động tương tự như các thuốc tổng hợp điều trị hen suyễn. Hoa cúc tím ức chế tiết các ytokine liên quan đến hen suyễn trong các tế bào biểu mô phế quản, tác dụng giãn phế quản và chống viêm đáng kể.
10. Ngăn ngừa nhiễm trùng
Sử dụng hoa cúc tím là phương thuốc mới trong phòng ngừa chống lại sự phát triển các ổ nhiễm trùng. Sử dụng hoa cúc tím đường uống kết hợp với bôi tại chỗ có tác dụng giảm nhiễm trùng âm đạo tái phát 16% so với chỉ sử dụng thuốc đơn thuần.
Hoa cúc tím cũng được biết đến với tác dụng hỗ trợ giảm: herpes sinh dục, viêm lợi, thương hàn, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm nấm âm đạo
Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH Dược Phẩm Nasol Quốc Tế
Hotline: 0387 368 760
Email: info@nasol.com.vn Web: nasol.com.vn
Từ khóa » Tác Dụng Cây Hoa Cúc Dại
-
Cây Cúc Dại (xuyến Chi) - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Cây Cúc Dại: Công Dụng, Liều Lượng & Lưu ý Trước Khi Dùng
-
Cây Cúc Dại - Hello Bacsi
-
Hoa Cúc: Những Lợi ích Chữa Bệnh Bất Ngờ - Hello Bacsi
-
Hoa Cúc Dại Có Tác Dụng Gì? Trà Hoa Cúc Dại Chữa Bệnh Gì?
-
Hoa Cúc Dại: Ý Nghĩa, Cách Trồng Và Chăm Sóc Cho Hoa đẹp
-
Công Dụng Cây Cúc Dại
-
Công Dụng Của Cây Cúc Áo Mọc Dại Ven đường
-
Hoa Cúc Dại - Vị Thuốc Chữa Bệnh Nấm Da đầu Thần Kì
-
Cây Cúc Dại Có Tác Dụng Gì? Liều Dùng Và Lưu ý Trước Khi Sử Dụng
-
Cây Hoa Cúc Dại - Đặc điểm, ý Nghĩa, Cách Trồng Và Chăm Sóc
-
Echinacea (Hoa Cúc Tím): Là Gì? Lợi ích, Tác Dụng Phụ Và Liều Dùng
-
Lợi ích Từ Trà Hoa Cúc Dại Mà Không Phải Ai Cũng Biết | - Novaco