10 Thành Tựu Về Công Nghệ Tế Bào
Có thể bạn quan tâm
Ở bài viết này Cunghocvui gửi đến bạn những kiến thức sinh học về công nghệ tế bào là gì, những ứng dụng công nghệ tế bào trong công tác giống nói riêng và trong đời sống nói chung, đi liền với những ứng dụng công nghệ tế bào sẽ là thành tựu công nghệ tế bào nổi bật mà bạn cần phải biết.
Nội dung chính Show- 1) Khái niệm
- 2) Các bước tiến hành
- II) ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TẾ BÀO
- 1) Nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây tròng
- 2) Ứng dụng nuôi cấy tế bào và mô trong chọn giống cây trồng
- 3) Nhân bản vô tính ở động vật
- III) Bài tập
I) TÌM HIỂU CHUNG
1) Khái niệm
Là ngành kỹ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra cơ quan hoặc một cơ thể hoàn chỉnh.
2) Các bước tiến hành
- Bước 1: Lấy tế bào hoặc mô từ cơ thể mang đi nuôi cấy ở môi trường dinh dưỡng để tạo mô sẹo.
- Bước 2: Để kích thích mô sẹo phân hóa thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh người ta sử dụng đến hoocmoon sinh trưởng..
II) ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TẾ BÀO
Ứng dụng công nghệ tế bào trong công tác giống được sử dụng khá rộng rãi hiện nay.
1) Nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây tròng
(Mô hình các bước nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng)
- Sau khi thực hiện thì người ta có đưa ra được những ưu điểm sau:
- Tăng nhanh số lượng cây trồng
- Cây con mới được tạo ra trong thời gian ngắn
- Giúp bảo tồn và nhân nhanh những gen thực vật quý hiếm
- Thành tựu: Nhân giống khoai tây, phong lan, mía và dứa,..
♦ Lưu ý: Ở nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng không sử dụng các tế bào đã qua phân hóa ( hoặc già) vì phải trải qua khâu phản phân hóa tốn thời gian, hóa chất và kinh phí.
2) Ứng dụng nuôi cấy tế bào và mô trong chọn giống cây trồng
- Dòng tế bào xoma biến dị được phát hiện và chọn lọc giúp tế bào mới có năng suất và chất lượng tốt nhất, phù hợp với điều kiện của môi trường.
- Ví dụ:
- Giống lúa CR203 là dòng tế bào chịu nóng và khô hạn tốt lại cho năng suất cao.
- Tạo giống lúa DR2 có năng suất và độ thuần chủng cao, chịu được nóng và khô hạn tốt.
3) Nhân bản vô tính ở động vật
- Phương pháp mà nhân giống bằng cách chuyển nhân của một tế bào sinh dưỡng vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân rồi kích thích phát triển thành phôi tạo ra cơ thể mới (chứa bộ NST của cơ thể mẹ) được gọi là nhân bản vô tính ở động vật
- Những thành tựu công nghệ tế bào:
- Trên thế giới, thành tựu công nghệ tế bào nổi bật và đáng nghi nhớ nhất đó là nhân bản vô tính thành công ở cừu, chú cừu được nhân bản vô tính có tên là Cừu Đôli
(Cừu Đôli được ra đời nhờ nhân bản vô tính)
- Việt Nam đã nhân bản vô tính thành công trên cá trạch
III) Bài tập
Bài 1: Hãy điền từ thích hợp vào những chỗ trống sau đây
"Khi ứng dụng công nghệ tế bào trên đối tượng là thực vật (hoặc động vật), người ta đều phải____(1)___ khỏi cơ thể rồi nuôi cấy trong___(2)____thích hợp để tạo thành____(3)____(hay mô sẹo). Tiếp đến để kích thích mô sẹo phân hóa thành cơ quan (hay cơ thể hoàn chỉnh) thì người ta dùng__(4)_____.
Đáp án:
1. tách rời tế bào
2. cơ thể mới
3. mô non
4. hoocmon sinh trưởng
Bài 2: Trên thế giới có thành tựu công nghệ tế bào là nhân bản vô tính cho ra đời Cừu Đôli. Vậy hỏi ở Việt Nam có không? Và đã nhân giống vô tính thành công ở loài động vật nào?
Bài 3: Để có thể nhân giống vô tính ở cây trồng, người cấy ghép thường sử dụng mô giống ở bộ phận nào của cây?
Trên đây là bài viết mà Cunghocvui tổng hợp được về công nghệ tế bào là gì, một số ứng dụng của công nghệ tế bào trong công tác giống và những thành tựu công nghệ tế bào ở từng mục ứng dụng. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích được nhiều cho bạn trong quá trình học tập, chúc các bạn học tập tốt <3<>
- Công nghệ tế bào là ngành kỹ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế vào hoặc mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
- Gồm 2 công đoạn:
+ Tách tế bào hoặc mô từ cơ thể rồi mang nuôi cấy để tạo mô sẹo.
+ Dùng hoocmon sinh trưởng kích thích mô sẹo phân hóa thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
@70932@@70931@
Công nghệ tế bào được sử dụng khá rộng rãi trong nhân giống vô tính ở cây trồng và trong tạo giống cây trồng.
a. Nhân giống vô tính trong ống nghiệm (vi nhân giống) ở cây trồng
- Qui trình nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng:
+ Bước 1: Tách mô phân sinh (từ đỉnh sinh trưởng hoặc tế bào lá non).
+ Bước 2: Nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng đặc tạo mô sẹo.
+ Bước 3: Chuyển mô sẹo sang môi trường dinh dưỡng đặc + hoocmon sinh trưởng giúp kích thích phân hóa tạo cây con hoàn chỉnh.
+ Bước 4: Cây con nuôi cấy trong bầu, vườn có mái che.
+ Bước 5: Đưa ra trồng ngoài đồng ruộng.
- Ưu điểm:
+ Tăng nhanh số lượng cây trồng.
+ Rút ngắn thời gian tạo ra cây con mới.
+ Bảo tồn và nhân nhanh một số nguồn gen thực vật quý hiếm.
- Thành tựu: nhân giống ở cây khoai tây, phong lan, mía, dứa, …
*Lưu ý: Không sử dụng các tế bào đã qua phân hóa hoặc đã già vì khi tiến hành nuôi cấy chúng phải trải qua khâu phản phân hóa mới có khả năng phân bào và tái sinh thành cây hoàn chỉnh sẽ tốn thời gian, hóa chất và kinh phí.
Trong trường hợp cần thiết, người ta mới sử dụng tế bào đã phân hóa để duy trì các nguồn gen quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng.
@70933@
b. Ứng dụng nuôi cấy tế bào và mô trong chọn giống cây trồng
- Sử dụng công nghệ nuôi cấy tế bào và mô để phát hiện và chọn lọc dòng tế bào xoma biến dị.
- Một dòng tế bào xoma là tập hợp các tế bào được hình thành từ một tế bào xoma ban đầu qua nhiều lần nguyên phân.
- Ví dụ:
+ Từ tế bào phôi của giống lúa CR203 ta chọn được dòng tế bào chịu nóng và khô hạn, cho năng suất cao.
+ Dùng phương pháp nuôi cấy tế bào tạo ra giống lúa DR2 có năng suất và độ thuần chủng cao, chịu nóng và khô hạn tốt.
@193890@
c. Nhân bản vô tính ở động vật
- Trên thế giới, đã nhân bản vô tính thành công đối với cừu (cừu đôli), bò và một số động vật khác.
- Ở Việt Nam, nhân bản vô tính thành công trên cá trạch.
- Khái niệm: Nhân bản vô tính ở động vật là phương pháp nhân giống bằng cách chuyển nhân của một tế bào sinh dưỡng vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân rồi kích thích phát triển thành phôi tạo cơ thể mới. Cơ thể mới này chứa bộ NST của cơ thể mẹ cho nhân.
- Ý nghĩa: Tạo cơ quan nội tạng của động vật đã được chuyển gen người để chủ động cung cấp cơ quan thay thế cho các bệnh nhân bị hỏng cơ quan tương ứng.
@193966@
Chi tiết Tin Quốc tế Được viết: 13 Tháng 8 2009 Lượt xem: 24242
Tạo ra tế bào gốc từ tế bào da và những ứng dụng đột phá trong y học
Cuối năm 2007, sự thành công của các nhà khoa học Mỹ trong việc phục hồi các tế bào da ở người trưởng thành và đưa chúng trở lại dạng các tế bào gốc đã mang lại một bước đột phá cho ngành y học hiện đại. Điểm khác biệt là công nghệ tạo tế bào gốc này không hề liên quan đến việc tạo ra hoặc hủy hoại các bào thai, do đó, nó đã khiến giới khoa học đặc biệt quan tâm. Vào năm 2008, các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu và cải thiện công nghệ này, nhằm hiện thực hóa quá trình tạo ra tế bào gốc phục vụ cho việc điều trị các căn bệnh nan y ở con người.
Tạo tế bào gốc từ tế bào da. |
Sắp xếp gen để tạo ra những động vật nhân tạo
Bằng cách sắp xếp các gen theo ý muốn, trong một nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học cho biết, họ có thể tạo ra những bộ gen hoàn chỉnh của vi khuẩn bằng cách trộn các gen qui định các đặc điểm nhất định. Đây là cách mà các nhà khoa học tạo ra những con vi khuẩn, virut thuần chủng với các đặc tính theo ý muốn của con người. Thành tựu này đồng thời mở ra một bước tiến mới trong ngành sinh vật học và di truyền học, đó là triển vọng tạo ra những con vật "nhân tạo" với các đặc tính đã được sắp xếp sẵn, trong đó không ngoại trừ cả con người.
Thú mỏ vịt - một trong những loài động vật có hệ gen đơn giản. |
Công bố giải mã thành công gen của một số loài động vật
Cùng với việc tạo ra những động vật "nhân tạo" nhờ vào sự sắp xếp gen, các nhà khoa học còn công bố họ đã giải mã thành công hệ thống gen ở một số loài như một số sinh vật có hệ thống ADN đơn giản như các sinh vật có roi, loài thú mỏ vịt...
Khôi phục thành công những dòng gen của các loài động vật đã bị tuyệt chủng...
Các nhà khoa học cho biết, một trong những thành công tuyệt vời của công nghệ gen trong tương lai, đó là giúp khôi phục lại dòng gen của những động vật đã bị tuyệt chủng trên trái đất. Mới đây, các nhà khoa học đã thêm một mẩu nhỏ ADN của loài hổ Tasmanian đã bị tuyệt chủng vào bào thai của loài chuột, và kết quả là mẫu ADN này đã kích thích lên gen kiểm soát quá trình sản sinh các tế bào sụn ở những con chuột.
... Và tạo ra những con chuột siêu đẳng
Loài chuột siêu đẳng có mang mẫu gen của hổ Tasmania. |
Bằng cách sử dụng hai loại thuốc, một loại có tác dụng kích thích lên gen kiểm soát quá trình vận động và một loại tác động lên các prôtêin, các nhà khoa học cho biết, họ có thể làm tăng khả năng vận động và sức bền của những con chuột lên tới 75% và 45%.
Phát hiện các gen liên quan đến tuổi thọ
Nghiên cứu trên các loài sinh vật như vi khuẩn gây men và loài giun cho thấy: ở chúng có ít nhất 25 gen liên quan đến tuổi thọ. Trong khi đó ở con người, chỉ có 15 trong số 25 gen này. Đây được xem là một phát hiện quan trọng, nó giúp mở ra triển vọng trong việc tìm ra cách kéo dài tuổi thọ cho con người trong tương lai.
Phát hiện loại vi khuẩn mới và hệ gen đặc biệt
Tháng 8/2008, các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra một loại vi khuẩn khá thú vị có tên gọi là Candidatus Desulforudis audaxviator. Chúng được tìm thấy tồn tại trong các mỏ vàng nằm sâu trong lòng đất ở Nam Phi. Điều đặc biệt ở loại vi khuẩn này không chỉ ở khả năng thích nghi với môi trường sống khắc nghiệt sâu trong lòng đất, mà còn ở việc chúng có mang tất cả các loại gen qui định các đặc tính giúp cho chúng có thể thích nghi với cuộc sống độc lập.
Phát hiện một số bất cập của phương pháp cấy tế bào gốc
Nghiên cứu về tế bào gốc, các nhà khoa học đã phát triển thành công phương pháp chữa bệnh bằng tế bào gốc. Thành công đầu tiên đó là việc sử dụng tế bào gốc trong chữa trị chứng bệnh Parkinson và sau đó là nhiều căn bệnh nan y khác. Tuy nhiên, sau một vài năm ứng dụng, các nhà khoa học phát hiện ra rằng phương pháp cấy tế bào gốc không mang lại hiệu quả vĩnh viễn. Cụ thể là đối với chứng Parkinson, sau khi cấy một số tế bào thần kinh vào não của người bệnh khoảng 16 năm, các tế bào này bắt đầu cho thấy các dấu hiệu bị mắc bệnh.
Thanh Danh (Theo New science) - suckhoedoisong.vn
Từ khóa » Hình ảnh Về Công Nghệ Tế Bào
-
500403773 - Công Nghệ Tế Bào Hình ảnh - Lovepik
-
Đôi Nét Về ứng Dụng Công Nghệ Tế Bào Gốc Trong Y Khoa | Medlatec
-
Công Nghệ Tế Bào Trong Suốt Mở Cánh Cửa để Con Người 'tàng Hình'
-
Công Nghệ Tế Bào Trong Suốt Mở Cánh Cửa để Con Người 'tàng Hình'
-
Công Nghệ Hình ảnh Cho Phép Hình Dung Các Cấu Trúc Nano Bên ...
-
Phương Pháp Sử Dụng Hình ảnh Ba Chiều Mới Cho Các Mẫu Khối U ...
-
Bài Tập 3: Sưu Tầm Hình ảnh Và Thông Tin Trên Sách, Báo,... Về Các ...
-
Ứng Dụng Công Nghệ Tế Bào | SGK Sinh Lớp 9
-
Hình ảnh Tạo Giống Bằng Công Nghệ Gen - 123doc
-
Công Nghệ Tế Bào Gốc
-
Tế Bào Gốc Là Gì? Vai Trò Và Công Dụng Của Tế Bào Gốc Trong Y Học?
-
Ứng Dụng Công Nghệ Tế Bào Gốc Vào Sản Phẩm Chăm Sóc Tóc
-
HỘI NGHỊ QUỐC TẾ VỀ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG TẾ BÀO GỐC ...