10 Thực Phẩm Giảm Nghén Hiệu Quả Khi Mang Thai - Procare
Có thể bạn quan tâm
Theo thống kê, có tới 80% thai phụ bị ốm nghén trong khoảng 3 tháng đầu thai kỳ, với các triệu chứng như buồn nôn, nôn ói, chóng mặt, choáng váng… Không chỉ gây khó chịu, mệt mỏi, ốm nghén còn khiến mẹ bầu “mất ăn mất ngủ” vì sợ không dung nạp đủ chất dinh dưỡng cho bé yêu. Procarevn sẽ giúp các mẹ bầu giải tỏa băn khoăn ốm nghén nên ăn gì bằng những gợi ý xây dựng chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ khoa học, lành mạnh, cân bằng dưỡng chất.
Mục lục
- Tình trạng ốm nghén khi mang thai
- Mẹ bầu ốm nghén nên ăn gì?
- 1, Thực phẩm giàu tinh bột, ít chất béo
- 2, Thực phẩm có vị mặn
- 3, Gừng tươi
- 4, Bạc hà
- 5, Lá tía tô
- 6, Củ cải
- 7, Bí đao
- 8, Vỏ quất, quýt, cam
- 9, Chanh tươi
- 10, Quả me
- Lưu ý khi xây dựng thực đơn cho bà bầu ốm nghén
Tình trạng ốm nghén khi mang thai
Theo số liệu thống kê, có khoảng 70% thai phụ bị ốm nghén, triệu chứng này thường xuất hiện vào tuần thứ 5 hoặc 6 của thai kỳ và sẽ chấm dứt khi bước sang tam cá nguyệt thứ hai. Tuy nhiên, đây là triệu chứng hết sức bình thường khi mang thai chứ không phải bệnh lý nên mẹ bầu không nên quá lo lắng. Chỉ khi triệu chứng ốm nghén trở nên trầm trọng khiến cơ thể mẹ bầu mệt mỏi, nôn ói không ngừng, mất nước, sụt cân nghiêm trọng… thì cần đến gặp bác sĩ sớm để được chẩn đoán và có hướng khắc phục kịp thời.
PGS.TS.BS Lê Bạch Mai cho biết, một vấn đề nan giải mà các mẹ bầu bị ốm nghén, đặc biệt ốm nghén nặng thường phải đối mặt đó là sự thiếu hụt dinh dưỡng thai kỳ. Trong khi đây là giai đoạn thai phụ cần nạp vào cơ thể nhiều dưỡng chất để nuôi dưỡng thai nhi khỏe mạnh. Do đó, làm sao vừa giảm bớt cơn ốm nghén hiệu quả, vừa có được chế độ ăn uống đủ dưỡng chất là việc mẹ bầu nên lưu tâm.
Mẹ bầu ốm nghén nên ăn gì?
1, Thực phẩm giàu tinh bột, ít chất béo
Thực phẩm giàu hàm lượng carbohydrate, ít chất béo dễ tiêu hóa và được khuyến khích cho phụ nữ bị ốm nghén do có khả năng giảm nghén. Ví dụ về các loại thực phẩm này gồm bánh mì, bánh nướng xốp, ngũ cốc nóng hoặc lạnh, bánh quy giòn, bánh ngô và các lọai bột ngũ cốc khác… Những thực phẩm này cung cấp một lượng phong phú các chất dinh dưỡng, chẳng hạn như folate có khả năng hấp thụ lượng axit dư thừa trong dạ dày, do đó có thể giảm các triệu chứng buồn nôn.
2, Thực phẩm có vị mặn
Thức ăn mặn, chẳng hạn như bánh có muối, bỏng ngô, bánh quy và khoai tây chiên nướng cung cấp carbohydrates và natri, có thể giảm buồn nôn ở một số phụ nữ mang thai. Để ngăn ngừa buồn nôn, các chuyên gia cho thấy, bà bầu có thể ăn một ít bánh quy giòn hoặc thức ăn tiêu hóa dễ dàng đầu tiên vào buổi sáng- thời điểm cơ thể thường nghén nặng nhất. Sau đó, bà bầu có thể tiêu thụ một lượng nhỏ các loại thực phẩm như vậy trong suốt cả ngày.
Bánh quy nên chọn loại làm từ giống ngũ cốc nguyên hạt. Bên cạnh đó, bỏng ngô – bản thân nó đã là một dạng ngũ cốc nguyên hạt. Ngô rang được khuyên dùng cho phụ nữ có thai hơn ngô rang bơ và những loại đồ ăn vừa mặn vừa giàu chất béo khác. Hạn chế khoai tây chiên lại quá mặn vì nó có thể làm cơn buồn nôn nặng hơn.
3, Gừng tươi
Gừng là một gia vị có nguồn gốc thực vật nổi tiếng trong điều trị cảm lạnh thông thường, các triệu chứng giống như cúm, nhức đầu, đau trong chu kỳ kinh nguyệt và buồn nôn. Theo Trung tâm y tế Đại học Maryland, lượng gừng tiêu thụ hàng ngày (tối đa 4 ngày liên tiếp) có thể giúp bà bầu giảm buồn nôn và nôn mửa liên quan đến thai kỳ. Gừng có vị cay, tính ấm, có công dụng tiêu trừ đàm, chữa chứng nôn mửa, làm giảm co thắt cơ dạ dày và tăng hoạt động nhu động ruột từ đó giảm hẳn tình trạng buồn nôn. Thực tế khi mẹ bầu bị ốm nghén, có cảm giác buồn nôn, sử dụng gừng ở dạng ăn tươi, pha với nước ấm hay ngậm kẹo có tinh chất gừng đều có tác dụng rất tốt trong việc giảm hẳn cảm giác buồn nôn và giúp mẹ bầu ăn uống ngon hơn, tiêu hóa tốt hơn.
Cách tốt nhất, hiệu quả nhất, bổ dưỡng nhất bà bầu có thể áp dụng là lấy nước mía tươi trộn nước ép gừng tươi và uống ngày 3-4 ly, không những giúp bạn hết cảm giác buồn nôn mà còn khiến mẹ bầu ăn ngon miệng hơn rất nhiều đấy.
Thực phẩm và đồ uống có chứa gừng, như kẹo gừng, bánh quy gừng, bánh mỳ gừng, các loại thực phẩm ướp với gừng vị nhẹ hơn có thể giúp phụ nữ đỡ ốm nghén trong thời gian dài hơn. Trong trường hợp hiếm, dùng quá mức củ gừng nguyên chất hay chiết xuất đã được chứng minh là gây ra tác dụng phụ, chẳng hạn như chứng ợ nóng, tiêu chảy hoặc khó tiêu, ảnh hưởng đến thành mạch máu.
4, Bạc hà
Lá bạc hà rất phổ biến, dễ mua (ở những chỗ bán rau thơm trong chợ), thậm chí dễ trồng. Bà bầu có thể trồng chúng trong chậu nhỏ, ngay trên sân thượng của mình. Bạc hà có tác dụng rất tuyệt để giảm đi cảm giác buồn nôn do nghén. Không chỉ thế, uống vài tách trà nấu từ lá bạc hà hoặc thêm bạc hà vào các món ăn trong ngày là cách hiệu quả giúp bà bầu tránh bị ho, cảm lạnh. Nó cũng giúp chữa đau họng, giảm tình trạng ho khan, thông mũi tự nhiên. Ngay cả khi bị ợ nóng hoặc khó chịu dạ dày, bà bầu cũng chỉ cần đun sôi ít lá bạc hà tươi, hít hà chúng, sau đó uống nước bạc hà là dễ chịu hẳn. Bà bầu có thể uống trà bạc hà theo cách này hoặc ăn kẹo bạc hà để khắc phục chứng ốm ngén của mình.
5, Lá tía tô
Lá tía tô: Có vị cay, tính ấm, có công dụng an thai, loại trừ đàm trong cơ thể, hạn chế tình trạng buồn nôn. Bà bầu có thể dùng lá tía tô dưới dạng hãm uống thay trà hoặc chế biến thành các món ăn trong bữa ăn hàng ngày hay kết hợp với sắn dây hoặc vỏ quất, sa nhân sắc nước uống thì hiệu quả càng rõ rệt.
6, Củ cải
Củ cải có vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, hóa đàm, giải trừ buồn nôn. Bà bầu có thể ép lấy nước củ cải uống hoặc chế biến thành các món ăn trong bữa ăn hàng ngày. Để có tác dụng hiệu quả hơn, bà bầu nên giã nát hoặc ép lấy nước củ cải sắc với mật ong uống hàng ngày từng ít một.
7, Bí đao
Bí đao với vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, bài trừ đàm và hạn chế tình trạng buồn nôn rất tốt. Bà bầu có thể ép lấy nước uống, phơi khô hãm thành trà uống thay nước mỗi ngày. Hoặc cũng có thể chế biến thành các món ăn hấp dẫn trong bữa ăn hàng ngày cũng rất thơm ngon và bổ dưỡng.
8, Vỏ quất, quýt, cam
Vỏ quất, vỏ quýt, vỏ cam (hay còn gọi là trần bì): Có tác dụng chống nôn rất tốt. Bà bầu có thể ngửi mùi của vỏ quất, vỏ quýt, vỏ cam tươi để hạn chế cảm giác buồn nôn. Cách tốt nhất, bà bầu nên thái vụn các loại vỏ trên và hãm với nước sôi uống thay trà hàng ngày, rất hiệu quả.
9, Chanh tươi
Chanh có tác dụng an thai, chống nôn rất tốt. Bà bầu có thể uống nước chanh hàng ngày với một ít muối, đường hoặc mật ong tùy theo sở thích. Đây cũng là thực phẩm có tác dụng giải nhiệt, giải độc cơ thể cực kỳ hiệu quả nữa. Ngoài ra, nước ép chanh táo cũng là thức uống trị nghén vô cùng tuyệt vời. Nước chanh giúp hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa tốt hơn, táo có vị ngọt, giúp tăng cường sự thèm ăn, giảm nôn ói và bổ sung kali, vitamin. Uống nước ép chanh táo thường xuyên còn có tác dụng giảm được chứng sưng phù trong thai kỳ. Ngoài ra, táo còn có chứa các axit hữu cơ rất có lợi cho dạ dày và nhiều xenlulose có công dụng phòng chống, điều trị táo bón hiệu quả. Các chị em hãy rót một cốc nước ấm rồi thả vào đó vài lát chanh tươi cũng có tác dụng ngăn ngừa buồn nôn hiệu quả. Ngay cả khi đang buồn nôn, bà bầu cũng có thể ngửi mùi chanh tươi. Những lát chanh tươi có thể giúp bà bầu cảm thấy dễ chịu trong thời kỳ thai nghén.
Chanh tươi trộn đường hay mật ong: Bà bầu hãy lấy 500g chanh tươi gọt bỏ vỏ, cắt miếng rồi trộn cùng đường hay mật ong và ngâm trong 1 ngày. Sau đó, cho lên bếp đun nhỏ lửa cho tới khi mật ong và chanh quyện vào như si rô thì để nguội. Nếu hỗn hợp còn chua, có thể thêm ít đường trắng nữa vào. Cho vào lọ thuỷ tinh sạch. Đậy nắp và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Khi bạn buồn nôn, ăn 1-2 thìa sẽ rất hiệu quả.
10, Quả me
Me là vị thuốc giúp giải nhiệt, chữa nôn nghén, tăng cường sức đề kháng, chống mệt mỏi. Trái me có hạt được bao bọc bỏi lớp thịt vị chua, ngọt giàu vitamin C, B làm tăng sức đề kháng. Trong trái me có khoảng 14% tartaric axit và một số nhỏ malic axit giúp kích thích vị giác, cải thiện tình trạng kém ăn, mệt mỏi do buồn nôn, giảm khẩu vị do mang thai. Ngoài ra, trái me góp phần bù nước, điện giải, cung cấp vitamin, khoáng chất, vị chua mặn giúp thanh nhiệt, tăng cường tiêu hóa.
Để giảm bớt cảm giác khó chịu thời kỳ đầu mang thai, bà bầu hãy làm theo phương pháp này: Chuẩn bị 30g me và 10g đường trắng. Cạo vỏ me, bỏ vào nấu cùng 300ml nước. Đun sôi cạn trên lửa nhỏ cho tới khi còn 200ml nước. Lọc lấy nước, vớt bỏ xác mẹ. Đổ đường vào, khuấy đều, chia 3 lần uống trong ngày. Có thể uống 3 ngày liên tục.
Lưu ý khi xây dựng thực đơn cho bà bầu ốm nghén
Theo khuyến cáo từ chuyên gia dinh dưỡng, chế độ ăn uống cần xây dựng đúng cách sẽ có tác dụng giúp mẹ bầu giảm triệu chứng ốm nghén, buồn nôn/nôn khó chịu. Dưới đây là một số điều cần lưu ý khi xây dựng thực đơn hàng ngày cho bà bầu:
- Thay vì ba bữa chính mẹ bầu nên chia thành những bữa ăn nhỏ (tối thiểu 6 bữa/ngày) bởi nếu ăn quá nhiều vào 1 bữa sẽ khiến cho mẹ bầu dễ bị nôn ói, ngược lại ăn quá ít lại khiến dạ dày khó chịu vì không được lấp đầy.
- Nên bổ sung nhiều nước cho cơ thể: Việc bổ sung đủ nước không chỉ giúp cơ thể tránh tình trạng mất nước mà còn giúp giảm thiểu triệu chứng ốm nghén.
- Loại bỏ những thực phẩm khiến tình trạng nghén trở nên trầm trọng ra khỏi chế độ ăn hàng ngày.
Bên cạnh những thực phẩm giảm ốm nghén, mẹ đừng quên bổ sung thuốc vitamin cho bà bầu, nhóm thuốc này có chứa hỗn hợp các Vitamin và khoáng chất thiết yếu giúp phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Bổ sung đủ dưỡng chất sẽ giúp mẹ cải thiện tình trạng ốm nghén, không bị hoa mắt, chóng mặt, giảm triệu chứng xấu về tim, đảm bảo chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, đồng thời còn giúp đẹp da, làn da trở nên mịn màng và khỏe khoắn.
Đối với thai nhi, cung cấp đủ dưỡng chất sẽ giúp cho thai nhi được phát triển một cách toàn diện và khỏe mạnh ngay từ trong bụng mẹ: phát triển đầy đủ và cân đối các tế bào, cơ quan, hệ thống não, thần kinh, thị giác và sự hình thành xương khớp và đặc biệt là hệ thống miễn dịch tốt cho sự chào đời khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài.
Tóm lại, nghén là triệu chứng thường gặp khi mang thai, chị em nào cũng trải qua ở các mức độ khác nhau. Bầu nghén nên ăn gì là nỗi lo lắng của hầu hết thai phụ. Tuy nhiên may mắn là có rất nhiều loại thực phẩm có thể giúp chị em vượt qua giai đoạn nghén nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
Trên đây là một số lời khuyên nhằm đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho bà bầu khi ốm nghén mà chị em chúng mình cần phải nắm vững để có thể tự bảo vệ sức khỏe cho mình, đây cũng là tiền đề để cho các bé một sức đề kháng mạnh mẽ, một trí óc thông minh và một sức khỏe căng tràn sau khi chào đời.
Từ khóa » Những Thực Phẩm Giúp Bà Bầu Bớt Nghén
-
Nghén Nặng Quá, ăn Gì Cho đỡ? | Vinmec
-
Nghén Nên ăn Gì Mẹ Bầu đỡ Buồn Nôn Mà Bé Vẫn đủ Dinh Dưỡng?
-
Mẹ Bầu Nên ăn Gì để đỡ Nghén Mà Vẫn đủ Dinh Dưỡng Cho Bé
-
Mẹ Bầu Không Nên ăn Gì Khi Bị ốm Nghén? - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Mẹ Bầu ốm Nghén Nên ăn Gì? - VnExpress Sức Khỏe
-
Bà Bầu Nghén Nặng Nên ăn Gì để đủ Dinh Dưỡng, đảm Bảo Sức Khỏe?
-
Mẹ Bầu ốm Nghén Nên ăn Gì để Con Phát Triển Khỏe Mạnh? - Monkey
-
Bị Nghén Nên ăn Gì: 5 Loại Trái Cây "đuổi Ngay" ốm Nghén - MarryBaby
-
Mẹ ốm Nghén Nên ăn Gì để Giúp Thai Nhi Phát Triển Khỏe Mạnh?
-
7 Thực Phẩm Giúp Giảm ốm Nghén Ngay Tại Nhà
-
15 Thực Phẩm Giúp Bà Bầu Chống ốm Nghén Hiệu Quả
-
DINH DƯỠNG CHO BÀ BẦU GIẢM NGHÉN, GIÚP THAI NHI KHỎE
-
Bà Bầu ốm Nghén Nên ăn Gì Và Không Nên ăn Gì? - Avisure Mama
-
CẨM NANG CHĂM SÓC MẸ BẦU THAI NGHÉN TOÀN DIỆN