10 Thuốc Trị Nổi Mề Đay Tốt Nhất - Giảm Nhanh Mẩn Ngứa
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN
Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội
Đặt lịch
Sử dụng thuốc trị nổi mề đay giúp người bệnh giảm nhanh triệu chứng ngứa ngáy khó chịu. Hiện nay trên thị trường có nhiều dạng thuốc bôi da, thuốc uống, bạn đọc nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Đồng thời tuân thủ hướng dẫn về liều lượng, thời gian sử dụng thuốc để đảm bảo đạt hiệu quả tốt và an toàn cho sức khỏe.
TOP 10 thuốc trị nổi mề đay tốt nhất hiện nay
Mề đay là một trong những bệnh lý da liễu mà ai cũng có thể mắc phải. Trên da xuất hiện những nốt mẩn ngứa, màu đỏ hoặc trắng nhạt, phân biệt rõ ràng với những vùng da không bị ảnh hưởng xung quanh.
Nguyên nhân gây bệnh phổ biến là do hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu, khi tiếp xúc với dị nguyên dẫn đến tình trạng kích ứng. Những yếu tố nguy cơ làm bùng phát mề đay là phấn hoa, lông động vật, thời tiết thay đổi, khói bụi hoặc môi trường ẩm mốc,… Bên cạnh đó, tác dụng phụ thuốc trị bệnh, di truyền, côn trùng cắn cũng là nguyên nhân gây mề đay thường gặp.
Bệnh gây ra những triệu chứng khó chịu ngoài da như ngứa ngáy dữ dội, nhất là vào ban đêm hoặc khi nhiệt độ môi trường xuống thấp. Tuy không nguy hiểm tính mạng nhưng bệnh mề đay kéo dài có thể ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sức khỏe của người bệnh.
Do đó, khi mắc phải mề đay, nhiều người mong muốn tìm kiếm được một loại thuốc nhanh chóng cải thiện tình trạng da liễu này. Dưới đây là một số thuốc trị nổi mề đay tốt, hiện nay được bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo sử dụng, bạn đọc có thể tham khảo:
1. Thuốc bôi trị nổi mề đay Phenergan
Phenergan là một dạng thuốc bôi ngoài da, điều trị tại chỗ tình trạng ngứa ngáy do nổi mề đay. Bên cạnh dạng kem bôi, thuốc còn có dạng viên nén, siro, tiêm hoặc viên đặt trực tràng. Thuốc được chỉ định điều trị những vấn đề ngoài da, bên cạnh đó còn hỗ trợ một vài bệnh lý về hô hấp,…
Với dạng kem bôi da, người bị nổi mề đay được khuyến cáo dùng để giảm nhanh tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn da bởi côn trùng cắn. Đồng thời, cải thiện cả tình trạng ban đỏ, ngứa dị ứng, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc,…
Thuốc Phenergan không phù hợp sử dụng nếu người bệnh có cơ địa mẫn cảm với promethazine, người có vết thương hở, tổn thương có hiện tượng rỉ dịch, người bị rối loạn chuyển hóa hoặc tăng hấp thụ.
Liều lượng và cách sử dụng:
- Sử dụng với dạng kem bôi da trị mề đay tại chỗ. Dùng mỗi ngày 3-4 lần/ngày. Lưu ý vệ sinh vùng da mề đay sạch sẽ trước khi thoa kem.
- Không tiếp xúc với tia cực tím và nắng mặt trời khi đang sử dụng kem bôi Phenergan. Trường hợp trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hơn 2 tuổi nên thận trọng trước khi dùng, tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ về liều dùng phù hợp. Không để kem dính vào mắt hoặc nuốt kem.
Tác dụng phụ: Với dạng kem bôi ngoài da, khi tiếp xúc với da bạn có thể gặp một số dấu hiệu quá mẫn, đồng thời làm tăng độ nhạy cảm của da với ánh sáng.
Giá bán tham khảo: 15.000 VNĐ tuýp 10g.
Tham khảo thêm: Nổi mề đay liên tục là bị gì? Cách xử lý nhanh
2. Thuốc trị mề đay Hydroxyzine
Hydroxyzine được sử dụng điều trị tình trạng ngứa ngáy do dị ứng gây ra, thuộc nhóm thuốc kháng histamin. Bác sĩ có thể kê đơn cho bệnh nhân bị ngứa mề đay sử dụng loại thuốc này để giảm nhanh triệu chứng khó chịu.
Thành phần chính có trong thuốc là Hydroxyzine Hydrochloride cùng với một lượng tá dược vừa đủ khác. Công dụng giúp ngăn chặn quá trình sản sinh histamin, xoa dịu cơn ngứa ngáy mề đay trên cơ thể.
Không dùng Hydroxyzine đối với trường hợp bệnh nhân bị dị ứng với thành phần của thuốc hoặc những dạng thuốc ức chế thần kinh khác. Không dùng cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
Liều dùng và cách sử dụng:
- Sử dụng dạng tiêm, uống theo chỉ định của bác sĩ.
- Người lớn dùng 25-100mg/ lần, có thể dùng lặp lại trong 4-6 giờ/ lần. Sử dụng không quá 600mg trong ngày.
- Trẻ em dùng 0.6mg/kg/lần, lặp lại một liều cách 6 giờ trong trường hợp cần thiết.
Tác dụng phụ: Người bệnh khi dùng thuốc Hydroxyzine có thể gặp phải tình trạng đau đầu, buồn ngủ, chóng mặt, hoa mắt. Một số trường hợp ít gặp hơn, người bệnh bị buồn nôn, khô miệng, đau họng, đau xương khớp.
Giá bán tham khảo: 70.000 VNĐ – 80.000 VNĐ hộp 10 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.
3. Thuốc trị nổi mề đay nhẹ Cetirizin
Thuốc Cetirizin là một trong những loại thuốc hỗ trợ điều trị bệnh mề đay hoặc vấn đề da liễu phổ biến. Bác sĩ thường chỉ định thuốc cho bệnh nhân gặp dị ứng da, nổi mẩn hoặc cũng có thể dùng khi người bệnh bị viêm mũi dị ứng,…
Thành phần có trong thuốc bao gồm một số hoạt chất chính như: Cetirizin Hydrocloria 10mg, cùng với những tá dược dầu thầu dầu, talc, tinh bột sắn, titan oxyd,…Hiện nay, thuốc được bào chế với các dạng là viên nén hoặc dung dịch. Công dụng điều trị bệnh mề đay mãn tính, viêm kết mạc hoặc những triệu chứng do viêm mũi dị ứng gây ra.
Chống chỉ định đối với bệnh nhân dị ứng với thành phần Cetirizin, không dùng cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Bên cạnh đó, trường hợp bệnh nhân bị suy thận nên thông báo với bác sĩ để được chỉ định liều dùng phù hợp.
Liều dùng và cách sử dụng:
- Tùy theo chỉ định của bác sĩ mà bạn sử dụng dạng viên uống hay dung dịch.
- Thông thường, thuốc có thể sử dụng cho trẻ em lớn hơn 6 tuổi, tham khảo ý kiến bác sĩ về liều dùng cần thiết. Trường hợp người trưởng thành uống mỗi ngày không quá 10mg, chia thành 2 lần uống trong ngày.
Tác dụng phụ: Người bệnh sẽ gặp phải những phản ứng phụ như buồn ngủ, ngủ gật, mệt mỏi, nhức đầu,…
Giá bán tham khảo: 60.000 VNĐ hộp 10 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.
4. Điều trị mề đay với thuốc Eumovate
Thuốc Eumovate cũng là một sự lựa chọn để điều trị chứng nổi mề đay. Nhiều người đang quan tâm đến sản phẩm này. Thực tế, đây là loại thuốc có công dụng chống viêm, cải thiện tình trạng ngứa, sưng tấy da do bệnh da liễu gây ra, trong đó có mề đay.
Thành phần chính là clobetasone butyrate 0.05%. Mang lại hiệu quả đối với bệnh nhân bị viêm da cơ địa, hăm da, viêm da tiếp xúc hoạt phát ban do côn trùng cắn,…hoặc các bệnh da liễu khác. Sử dụng theo liều dùng của bác sĩ, không tự ý mua và dùng thuốc tại nhà để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
Chống chỉ định Eumovate với phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú.
Liều dùng và cách sử dụng: Sử dụng trị mề đay với dạng kem thoa da mỗi ngày 2 lần. Lưu ý khu vực da tay, chân nên sử dụng số lượng vừa đủ, nếu mề đay ở lưng, bụng nên dùng với liều lớn hơn.
Giá bán tham khảo: 20.000 VNĐ – 25.000 VNĐ tuýp 15g.
Tham khảo thêm: Cách trị ngứa, nổi mề đay cho bà bầu bằng lá khế
5. Thuốc trị mề đay Dexclorpheniramin
Dexclorpheniramin là thuốc thuộc nhóm kháng histamin. Thành phần chính là Dexclorpheniramin Maleate giúp điều trị triệu chứng mề đay nhanh và hiệu quả. Bên cạnh đó, thuốc còn có công dụng đối với những bệnh lý da liễu khác như dị ứng, phát ban,… xoa dịu các triệu chứng ngoài da.
Hiện nay, thuốc được sản xuất theo dạng viên nén với liều 2mg và 6mg. Trường hợp bệnh mề đay, thuốc sẽ giúp cải thiện triệu chứng ngoài da kèm theo những dấu hiệu khác như ho, hắt hơi, sổ mũi do bệnh gây ra.
Không dùng Dexclorpheniramin nếu bạn bị quá mẫn với thành phần của thuốc, không sử dụng khi phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú nếu chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
Liều dùng và cách sử dụng:
- Uống trực tiếp thuốc, liều dùng ở mỗi người sẽ được bác sĩ hướng dẫn cụ thể.
- Viên 2mg: Dùng cho trẻ em từ 6-12 tuổi mỗi ngày 2 lần, mỗi lần chỉ sử dụng ½ viên thuốc. Người lớn và trẻ trên 12 tuổi uống mỗi lần 1 viên, ngày đều đặn 3 lần.
- Viên 6mg: Dùng cho trẻ trên 15 và người lớn, không dùng cho trẻ nhỏ. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên, chia theo hai buổi sáng và tối.
Tác dụng phụ: Người dùng có thể gặp một số tác dụng phụ như buồn ngủ, khô miệng, táo bón, mệt mỏi,…
Trường hợp bị mẫn cảm với thuốc có thể bị phát ban, khó thở, tiểu cầu giảm, nguy hiểm hơn có thể bị sốc phản vệ.
Giá bán tham khảo: 170.000 VNĐ hộp 10 vỉ.
6. Thuốc trị nổi mề đay Clorpheniramin
Clorpheniramin là một trong những thuốc trị nổi mề đay, dị ứng được sử dụng phổ biến. Bác sĩ thường kê toa cho người bệnh sử dụng nhằm điều trị triệu chứng mề đay, cùng như các vấn đề khác như viêm mũi dị ứng hoặc viêm da tiếp xúc.
Thành phần chính là Clorpheniramin, thuốc thuộc nhóm kháng histamin H1. Nhà sản xuất cung cấp thông tin, thuốc có công dụng kháng histamin và tạo ra tế bào da mới, cải thiện tình trạng làn da đang bị nổi mề đay mẩn ngứa.
Chống chỉ định thuốc đối với người đang bị tắc cổ bàng quang, người mắc phì đại tuyến tiền liệt, hen mãn tính, loét dạ dày. Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú nên thận trọng, tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Liều dùng và cách sử dụng:
- Trẻ em 6-12 tuổi uống mỗi lần nửa viên, ngày uống 3-4 lần.
- Trẻ em trên 12 tuổi và người lớn uống 1 viên mỗi lần, ngày uống 3-4 lần. Không sử dụng quá 6 viên trong ngày.
Tác dụng phụ: Người bệnh có thể gặp phải những phản ứng phụ sau khi sử dụng thuốc như bí tiểu, khô miệng, chóng mặt, hoa mắt, buồn ngủ,…Những triệu chứng nặng hơn khi sử dụng quá liều là khó thở, suy hô hấp. Thuốc có tác dụng an thần, gây giảm tập trung nên người sử dụng không nên lái xe hoặc vận hành máy móc sau khi uống thuốc.
Giá bán tham khảo: 35.000 VNĐ – 40.000 VNĐ hộp 10 vỉ.
Tham khảo thêm: Hiểu hơn về bệnh mề đay mãn tính vô căn và cách chữa trị
7. Giảm ngứa mề đay với Diphenhydramine
Giảm ngứa nổi mề đay với thuốc Diphenhydramine được nhiều người tin dùng. Đây là một trong những dạng thuốc trị dị ứng được bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân da liễu sử dụng, trong đó có người mắc bệnh mề đay, mẩn ngứa.
Tương tự như các dạng thuốc đã được đề cập đến bên trên, thuốc Diphenhydramine nằm trong nhóm thuốc kháng histamin, ức chế hoạt động sản sinh histamin quá mức của cơ thể, cải thiện ngứa ngáy, dị ứng da. Một số trường hợp khác, Diphenhydramine còn được dùng cho bệnh nhân bị hắt hơi, sổ mũi,…
Chống chỉ định Diphenhydramine tùy tiện cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú. Trước khi dùng nên hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo hiệu quả điều trị và an toàn sức khỏe.
Liều dùng và cách sử dụng:
- Trẻ dưới 6 tuổi uống mỗi lần từ 6,25-12,5mg, khi cần thiết được chỉ định lập lại sau 4-6 giờ. Không dùng hơn 150mg thuốc trong một ngày.
- Trẻ trên 6 tuổi uống từ 12,5-25mg một lần, uống lặp lại 4-6 giờ nếu cần thiết. Không uống nhiều hơn 150mg/ ngày.
- Người lớn uống 25-50mg mỗi lần uống, lặp lại khi cần thiết sau 4-6 giờ. Không uống nhiều hơn 300mg/ ngày.
Tác dụng phụ: Thuốc gây ức chế hệ thần kinh trung ương, khiến người bệnh bị ngủ gật, cảm thấy đau đầu, buồn nôn và mệt mỏi. Trường hợp không phổ biến, người bệnh có thể bị co thắt phế quản, suy hô hấp. Nhanh chóng đưa bệnh nhân đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ, xử lý.
Giá bán tham khảo: Đang cập nhật.
8. Thuốc trị mề đay Loratadin
Loratadin là thuốc trị mề đay thuộc nhóm kháng histamin phổ biến. Ngoài mề đay, thuốc còn dùng điều trị những tình trạng dị ứng hoặc bệnh da liễu khác theo chỉ định của bác sĩ. Thuốc có tác dụng khá nhanh chóng, kéo dài giúp phòng tránh tình trạng mề đay tái phát hiệu quả.
Các thành phần chính được nhà sản xuất cung cấp như Loratadin, ethanol, maize starch, magnesi,…Mang lại công dụng giảm ngứa, cải thiện các triệu chứng do bệnh mề đay dị ứng gây ra. Khi cần thiết, bác sĩ cũng kê đơn thuốc cho bệnh nhân đang điều trị viêm kết mạc dị ứng, viêm mũi dị ứng.
Chống chỉ định với trường hợp phụ nữ đang mang thai và đang cho con bú.
Liều dùng và cách sử dụng:
- Sử dụng thuốc theo đường uống.
- Trẻ em 2-12 tuổi uống mỗi ngày 5-10mg.
- Người lớn và trẻ lớn hơn 12 tuổi uống mỗi ngày 1 viên 10mg.
Tác dụng phụ: Người bệnh khi điều trị mề đay bằng Loratadin có thể gặp phải phản ứng phụ như khô mũi, miệng, thường xuyên hắt hơi, đau nhức đầu.
Giá bán tham khảo: 12.000 VNĐ hộp 2 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.
9. Thuốc trị mề đay Fexofenadine
Fexofenadine được dùng điều trị tình trạng nổi mề đay theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, một số trường hợp, thuốc còn sử dụng cho người đang bị dị ứng, phát ban hoặc viêm chảy nước mũi.
Thành phần chính có trong thuốc như Fexofenadine, titan dioxyd, tinh bột ngô, lactose monohydrate,…và một số tá dược vừa đủ. Công dụng giảm triệu chứng mề đay mãn tính, xoa dịu cơn ngứa ngáy khó chịu. Đồng thời, điều trị cả chứng hắt hơi, ngứa họng và nghẹt mũi kèm theo.
Chống chỉ định sử dụng thuốc Fexofenadine với trẻ em dưới 12 tuổi, người quá mẫn với bất cứ thành phần nào có trong thuốc. Phụ nữ mang thai, đang cho con bú không nên tự ý sử dụng, nên hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia trước khi dùng.
Liều dùng và cách sử dụng:
- Trẻ trên 12 tuổi và người lớn dùng 2 lần mỗi ngày, mỗi lần uống 1 viên 60mg.
- Trường hợp bệnh nhân suy thận sử dụng ngày 1 lần, lần 1 viên 60mg.
Tác dụng phụ: Hệ thống thần kinh của người bệnh sẽ chịu tác động trong thời gian sử dụng thuốc, gây cảm giác buồn nôn, muốn ngủ, khó tiêu, khiến cơ thể mệt mỏi.
Giá bán tham khảo: 190.000 VNĐ hộp 10 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.
Tham khảo thêm: Những biến chứng của bệnh mề đay nên cảnh giác
10. Thuốc trị nổi mề đay Methylprednisolon
Methylprednisolon cũng là một trong những loại thuốc trị nổi mề đay được bác sĩ chỉ định sử dụng. Thuốc thuộc nhóm corticosteroid, tác dụng hỗ trợ cải thiện tình trạng dị ứng, viêm, ức chế phản ứng miễn dịch của cơ thể.
Thành phần chính là Methylprednisolon cùng với bột ngô, sucrose, parafin lỏng, lactose và một vài tá dược vừa đủ khác. Các hoạt chất trong thuốc giúp xoa dịu triệu chứng mề đay, viêm da tiếp xúc như tình trạng bong tróc da, ngứa ngáy. Ngoài ra, Methylprednisolon còn được chỉ định cho trường hợp bệnh hô hấp, huyết học hoặc mắt.
Không sử dụng thuốc trong trường hợp bệnh nhân đang nấm toàn thân hoặc mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc. Thận trọng khi dùng với đối tượng bị đau dạ dày, tâm thần hoặc gặp vấn đề về tiêu hóa.
Liều dùng và cách sử dụng:
- Sử dụng theo đường uống với liều lượng được bác sĩ chỉ định.
- Trẻ em uống 10-30mg/kg/ngày, chia thành 3 lần uống.
- Người lớn uống 60/120mg/ngày, uống cách nhau 6 tiếng đồng hồ.
Tác dụng phụ: Người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ trong quá trình sử dụng thuốc như đau khớp, rối loạn tiêu hóa, mất ngủ, kích động thần kinh, đặc biệt là tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Giá bán tham khảo: 130.00 VND hộp 3 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.
LƯU Ý: Những loại thuốc trị nổi mề đay được bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân tùy vào trường hợp cụ thể mà liều dùng và loại thuốc sẽ được hướng dẫn sử dụng. Người bệnh không nên tự ý dùng thuốc, thay đổi phác đồ. Việc lạm dụng thuốc trong thời gian dài hoặc sử dụng sai cách có thể khiến tình trạng mề đay nghiêm trọng hơn. Một số tác dụng phụ từ thuốc có thể gặp phải như suy gan, thận, rối loạn tiêu hóa, kháng thuốc, nhờn thuốc.
Bên cạnh đó, thuốc Tây có thể kháng histamin giảm nhanh tình trạng ngứa nhưng lại dễ tái phát mề đay ngay sau khi thuốc hết tác dụng. Vì vậy, người bệnh thường rơi vào vòng luẩn quẩn uống thuốc và tái phát mề đay nhiều lần.
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc trị nổi mề đay
Thuốc trị nổi mề đay mang lại hiệu quả nhanh, giúp xoa dịu triệu chứng do bệnh gây ra. Trong quá trình sử dụng, bạn đọc nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Thuốc trị mề đay trên thực tế chỉ giúp ngăn những phản ứng thái quá của hệ miễn dịch. Bên cạnh công dụng nhanh thì thuốc có khả năng gây tác dụng cao, do đó người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
- Thông báo với bác sĩ về tiểu sử dị ứng của cơ thể, trường hợp bị quá mẫn với thành phần thuốc, bác sĩ sẽ thay đổi loại phù hợp nhất, đảm bảo an toàn sử dụng.
- Chọn mua thuốc ở địa chỉ uy tín, chất lượng, không tự ý mua ở những nơi bán hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc sản phẩm.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng, không tùy tiện thay đổi thuốc, liều dùng nếu chưa được bác sĩ chỉ định. Đặc biệt là không tự ý kết hợp nhiều dạng thuốc với nhau, việc này có thể gây ra những tương tác không mong muốn, nguy hại cho sức khỏe.
- Kết hợp dùng thuốc trị nổi mề đay và thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống. Bổ sung cho cơ thể những thực phẩm dinh dưỡng, tránh những loại có nguy cơ gây dị ứng cao. Hạn chế uống rượu, bia, không hút thuốc lá hoặc sử dụng chất kích thích.
- Tập thể dục, vận động rèn luyện cơ thể giúp tăng hệ miễn dịch, sức đề kháng cho cơ thể, chống lại tác nhân gây hại từ bên ngoài xâm nhập.
Thuốc trị nổi mề đay hiện nay trên thị trường được bán với đa dạng mẫu mã. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi mua và sử dụng. Tránh dùng thuốc không phù hợp khiến tình trạng mề đay không cải thiện mà còn tăng nguy cơ gây bệnh nghiêm trọng hơn.
Có thể bạn quan tâm
- 15 Cách Trị Nổi Mề Đay Tại Nhà Không Dùng Thuốc Bằng Dân Gian
- 10 Thuốc Trị Nổi Mề Đay Tốt Nhất – Giảm Nhanh Mẩn Ngứa
Từ khóa » Nổi Mề đay Uống Thuốc Gì
-
Nổi Mề đay Mẩn Ngứa Là Gì, Nguyên Nhân Do đâu? - Foros - Tema
-
Góc Giải đáp: Nổi Mề đay Tự Khỏi Không Và Cách điều Trị Bệnh
-
Top 8 Thuốc Trị Nổi Mề Đay Hiệu Quả Được Bác Sĩ Khuyên Dùng
-
Top Các Loại Thuốc Trị Nổi Mề đay Hiệu Quả Nhanh Phổ Biến Nhất [2022]
-
11 + Loại Thuốc Trị Nổi Mề Đay Hiệu Quả Tốt Được Tin Dùng
-
Review Thuốc Trị Mề đay – 13 Loại Thuốc Giảm Ngay Mẩn Ngứa, Khó ...
-
Gợi ý 14 Loại Thuốc Trị Nổi Mề đay Hiệu Quả Nhất
-
7 Cách Trị Nổi Nề Đay Mẩn Ngứa Tại Nhà GIẢM NGỨA CẤP TỐC
-
Chẩn đoán Và điều Trị Mày đay | Vinmec
-
Nổi Mề Đay: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Hình Ảnh Và Điều Trị
-
10 Cách Trị Nổi Mề Đay Tại Nhà Giảm Nhanh Ngứa, Đánh Bay Mẩn ...
-
Nổi Mề đay Uống Thuốc Gì để Hết Ngứa Ngáy Khó Chịu?
-
Gợi ý Cho Mẹ Cách Trị Nổi Mề đay Tại Nhà Cho Trẻ Nhanh Chóng
-
Nổi Mề Đay Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Chữa Chi Tiết Từ A – Z