10+ Thuốc Trừ Bọ Trĩ Sinh Học Và Hóa Học Hiệu Quả - .vn

Cần phải có những biện pháp phòng ngừa hoặc tiêu diệt khi bệnh còn mới xuất hiện thì mới đạt hiệu quả cao. Trong bài viết này, Fao sẽ chia sẻ với bạn đọc thuốc trị bọ trĩ trên một số cây cụ thể.

Bọ trĩ là gì?

Bọ trĩ là loài côn trùng chuyên chích hút, tấn công và gây hại cho cây trồng. Bọ trĩ rất nhỏ chỉ cỡ 1mm nhưng có thể nhìn bằng mắt thường. Chúng có thời gian sinh trưởng ngắn chỉ khoảng 2 tuần, bao gồm 5 giai đoạn chính từ Trứng, Ấu trùng, Tiền nhộng, Nhộng và Trưởng thành.

Bọ trĩ

Bọ trĩ có khả năng phát tán theo hướng gió. Thức ăn chủ yếu của chúng là chích hút nhựa từ chồi, lá, nụ và trái non. Những cây biij tấn công có lá bị xoăn, biến dạng và sức sống kém.

Khi cây mới ra chồi non thì lập tức bị teo tóp lại hoặc cháy đen, hoa teo nhỏ và biến dị, kích thước hoa chỉ bằng 1/10 hoặc 1/5 hoa bình thường.

Các lá trường thành bị tấn công xuất hiện quần đen màu nâu hồng loang lổ ở mặt dưới. Bọ trĩ tấn công khiến lá vàng và rụng, gây suy giảm khả năng quang hợp, khiến cây kiệt sức và chết dần.

Bọ trĩ sinh trưởng mạnh trong điều kiện nắng và nóng, ở những vườn trồng dày và nhiều tán dư rất dễ cho bọ trĩ phát triển và lây lan.

Hoa hồng bị bọ trĩ

Dậu hiệu bọ trĩ trên hồng leo:

Bọ trĩ thích chích hút nhựa trên lá non nên khi quan sát ta thấy lá non bị biến dạng xoăn lại, sức sống cây kém. Khi bị nặng chồi non nhú ra lập tức cháy đen.

Bọ trĩ gây biến dạng lá hoa hồng leo
Bọ trĩ gây biến dạng lá hoa hồng leo

Nhận biết trên hoa thì ta thấy bọ trĩ hút nhựa đầu cuống hoa, làm cho đầu teo tóp lại. Hoa khi nở bị biến dị, teo nhỏ, kích thước chỉ bằng 1/5 hoặc 1/10. Bọ trĩ tập trung ở đây nhiều nhất. 1 nụ đôi khi có 40-50 con bọ trĩ.

Bọ trĩ trên nụ hoa hồng
Bọ trĩ trên nụ hoa hồng

Mặt dưới lá trưởng thành xuất hiện những quầng đen loang lỗ màu nâu đồng.

Quầng đen xuất hiện trên lá hồng leo trưởng thành
Quầng đen xuất hiện trên lá hồng leo trưởng thành

Lá vàng, rụng lá, màu hoa không thắm sắc, không bền.

Bọ trĩ thay phiên chích hút nhựa trên cây, làm lá cây bị biến dạng ảnh hưởn đến khả năng quang hợp, cây kiệt sức dần và chết.

Do đó việc phòng ngừa và điều trị bọ trĩ là việc làm thường xuyên và luân phiên thay đổi thuốc điều trị để tránh tình trạng kháng thuốc.

Thuốc trừ bọ trĩ trên hoa hồng leo:

1. Thảo mộc trị sâu rầy

Thảo mộc trị sâu rầy

Thảo mộc trị sâu rầy là là một chiết xuất lên men của tỏi, gừng và ớt được sử dụng trong canh tác tự nhiên để xua đuổi các loại sâu, rầy, rệp và côn trùng tấn công phá hoại cây trồng.

Thành phần: Tỏi, gừng, ớt, rỉ đường và dung môi.

Cách dùng:

Pha 20 ml dung dịch với 2L nước phun lên lá để phòng ngừa 2 tuần/lần và 1 tuần/lần để điều trị.

Thảo mộc trị sâu rầy hiện có 3 dung tích cho bạn lựa chọn đó là 100 ml, 500 ml, 1000 ml. Mua càng nhiều giá càng ưu đãi.

2. Radiant

Radiant là thuốc đặc trị bọ trĩ sinh học được chiết xuất từ thiên nhiên qua quá trình lên men và bán tổng hợp hiện đại nhất dùng để phòng ngừa và điều trị bệnh bọ trĩ trên hoa hồng leo.

Radiant

Thành phần: Spinetoram 60g/L và dung môi + phụ gia vừa đủ 1 lít.

Cách dùng: Pha 2ml thuốc cho bình 2L phun lên lá 2 tuần/lần để phòng ngừa và 1 tuần/lần để điều trị.

3. Regent

Thuốc đặc trĩ kế tiếp phải kể đến Regent. Đây là loại thuốc trừ sâu phổ rộng diệt trừ nhiều loại sâu rầy gây hại như sâu cuốn lá, sâu đục thân, rầy nâu, bọ xít; bọ trĩ, rầy rệp, nhện long nhung…

Regent

Thành phần: Fipronil 800g/kg và phụ gia 200g/kg.

Cách dùng: Pha 0.2 gram thuốc cho 2L nước để phun trên lá 2 tuần 1 lần để phòng ngừa và 1 tuần/lần để điều trị.

4. Confidor

Cuối cùng trong danh sách thuốc trừ bọ trĩ thì không thể thiếu confidor. Confidor là thuốc trừ sâu dạng lỏng được đặc chế để trừ côn trùng hút chích gây hại cho cây trồng.

Thuốc có hiệu lực cao, hiệu quả kéo dài, tăng khả năng chịu đựng của cây trồng với các điều kiện ngoại cảnh bất lợi.

Confidor 20ml

Thành phần: Imidacloprid 100g/L và phụ gia 900g/L.

Cách dùng:

Pha 2ml thuốc cho bình 2L phun lên lá 2 tuần/1 lần để phòng ngừa và 1 tuần/lần để điều trị.

Confidor hiện có 2 dung tích cho bạn thoải mái lựa chọn đó là 20 ml và 100 ml.

Bọ trĩ hại lúa

Đặc điểm hình thái trên lúa:

Trứng hình bầu dục, khi mới đẻ có màu trong suốt, lúc sắp nở có màu vàng nhạt.

Sâu non mới nở thân có màu trong suốt, sau lần lột các thứ nhất có màu vàng nhạt. Cơ thể hình ống, râu dài không quá ½ cơ thể, đầu nhỏ hơn ngực.

Bọ trĩ hại lúa

Nhộng màu vàng sẫm, không di chuyển. Giai đoạn này phần phụ nhìn thấy rõ, cánh kéo dài tới đốt bụng thứ 4. Thường hoá nhộng ngay trong những lá đã cuốn lại.

Con trưởng thành mới vũ hoá có màu nâu sáng, sau có màu đen bóng, rất nhanh nhẹn, thường bò cong bụng trên mặt lá. Râu đầu hình chuỗi hạt 7 đốt, đốt gốc to hơn các đốt khác. Đầu hơi giống hình chữ nhật, mắt kép bé. Con đực có kích thước nhỏ hơn con cái.

Đặc điểm sinh học, sinh thái và gây hại trên lúa:

Vòng đời của bọ trĩ khoảng 11-16 ngày:

  • Giai đoạn trứng: 4-5 ngày.
  • Giai đoạn sâu non: 5-8 ngày.
  • Giai đoạn tiền nhộng và nhộng: 2-3 ngày.
  • Giai đoạn trưởng thành: 10-20 ngày.

Con cái trưởng thành đẻ khoảng 3-160 trứng, chúng đẻ trong 5-7 ngày, nhưng đẻ nhiều nhất là ngày thứ 2, 3, 4. Một năm phát sinh 8-10 lứa, trong đó lứa 1 và 2 phát sinh trên cỏ. Lứa 2-3 và lứa 6 là quan trọng nhất. Nhiệt độ thích hợp để bọ trĩ phát sinh phát triển từ 15-25oC.

Mưa làm giảm rõ rệt số lượng bọ trĩ, đặc biệt là trưởng thành. Quần thể bọ trĩ phát triển mạnh ở những năm hạn hán, con trưởng thành có khả năng kháng thuốc cao.

Bọ trĩ gây hại ở khắp các vùng trồng lúa trong nước và trên thế giới, lúa sạ bị hại nặng hơn lúa cây. Bọ trĩ trưởng thành và bọ trĩ non đều hút nhựa lá và hoa làm cây lúa sinh trưởng còi cọc, hoa lúa không thụ phấn được.

Lá lúa non bị hại có nhiều điểm trắng nhỏ, nhưng khi bị hại nặng thì chóp lá khô vàng và cuốn quăn lại, và dần dần khi cả lá. Bọ trĩ hại cả lúa nước và lúa cạn ngay sau khi lúa mới cấy được 1-2 tuần.

Thuốc đặc trị bọ trĩ trên lúa:

Vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch cỏ ở các bờ ruộng hoặc sơn bờ ruộng. Cấy, sạ lúa với mật độ vừa phải, không quá dày, giữ nước không để ruộng khô.

Dùng các loại thuốc thảo mộc để bảo vệ các thiên địch, trong trường hợp mật độ cao dùng thuốc hoá học vị độc, lưu dẫn, tiếp xúc như: Regent 800WG, Hopsan 75ND, Polytrin 440ND, Selecron 50EC, Actara 25WP phun khi bọ trĩ phát sinh rộ…

Bọ trĩ hại dưa hấu

Đặc điểm gây hại trên dưa hấu:

Bọ trưởng thành và bọ non cơ thể rất nhỏ, dài khoảng 1mm. Bọ trưởng thành màu vàng nhạt hay vàng đậm, cánh là những sợi tơ mảnh, cuối bụng thon. Bọ non không cánh, hình dạng giống trưởng thành, màu xanh vàng nhạt.

Bọ trĩ hại dưa hấu

Bọ trưởng thành và bọ non đều sống tập trung ở đọt non hay mặt dưới lá non. Bọ trưởng thành di chuyển nhanh, đẻ trứng trong mô mặt dưới lá.

Bọ trĩ hút nhựa làm đọt và lá non xoăn lại, có nhiều đốm nhỏ màu vàng nhạt. Mật độ cao làm cây cằn cỗi không phát triển được, đọt dưa chùn lại, lá vàng và khô, hoa rụng, không đậu trái hoặc trái không lớn.

Bọ trĩ gây hại nặng làm đọt non sượng, ngóc đầu lên cao, hiện tượng này nông dân gọi là dưa “đầu lân”. Bọ trĩ cũng là môi giới lan truyền bệnh khảm cho cây dưa.

Bọ trĩ phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết nóng và khô, có sức đề kháng thuốc cao và mau quen thuốc. Gặp điều kiện thích hợp, bọ trĩ phát triển rất nhanh, dễ gây thành dịch, ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và năng suất dưa hấu.

Vòng đời bọ trĩ tương đối ngắn, trung bình 15-18 ngày.

Thuốc diệt bọ trĩ hại dưa hấu:

Trước tiên để cần thực hiện các biện pháp sau: Đốt các tàn dư thực vật và chăm sóc cho cây dưa hấu sinh trưởng tốt để hạn chế tác hại của bọ trĩ.

Phun thuốc kỹ vào đọt non cây dưa vào lúc chiều mát, nên phun đồng loạt cả cánh đồng dưa:

  • Oncol 25WP: 20 g/bình 8 lít nước; Oncol 20EC: 25 ml/bình 8 lít
  • Mospilan 3 EC: 10 ml/bình 8 lít; Mospilan 20SP: 2,5 g/bình 16 lít
  • Lannate 40SP: 12-24 g/bình 8 lít

Bọ trĩ hại dưa leo

Đặc điểm gây hại dưa leo:

Thường tập trung gây hại nặng trên cây dưa ở giai đoạn cây con đến khi cây ra hoa kết trái non. Bọ trĩ tập trung gây hại các bộ phận non của cây, gây hại ở bộ phận gần gân lá, mặt dưới lá làm cho lá xoăn có mầu vàng.

Bọ trĩ hại dưa leo

Ở thân: Bọ trĩ tập trung ở búp non làm cho búp chậm phát triển sau đó khô và chết.

Trên hoa quả non: Bọ trĩ chích hút làm rụng hoa quả, bọ trĩ còn là môi giới truyền bệnh vi rút gây hiện tượng xoăn, chùn ngọn.

Phòng trừ bọ trĩ trên dưa leo:

Nên áp dụng các biện pháp phòng trừ bọ trĩ ngay từ ban đầu bằng cách chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt. Trong mùa khô nóng cần tưới nước đều đặn bằng bằng cách phun mưa để cho ruộng mưa ẩm và mát, hạn chế bọ trĩ phát triển.

Bọ trĩ thường gây hại nặng ở các vùng chuyên canh, vì vậy không nên trồng đồng loạt, tránh trồng gối vụ. Kiểm tra ruộng dưa thật kĩ để phát hiện sớm ấu trùng bọ trĩ.

Sử dụng các loại thuốc sau: o¬ncol 20ND, Bassa 50ND, Pegasus 500SC để phòng trừ.

Thuốc trị bọ trĩ hại dưa leo:

Bọ trĩ có khả năng kháng thuốc mạnh và mau quên thuốc, vì vậy cần dùng các loại thuốc có tác dụng tiếp xúc mạnh và thay đổi luân phiên các loại thuốc giữa các lần phun.

Các thuốc có hiệu quả cao như là Confidor, Bolitilim, Dragon,… nên phun thuốc cả cánh đồng dưa và cả bờ cỏ.

Bọ trĩ hại xoài

Bọ trĩ là dịch hại phổ biến trên xoài, đây là loại côn trùng rất nhỏ. Tuy nhiên, có thể thấy được bằng mắt thường, thân hình thon dài, miệng rất cứng, khỏe, phá hại bằng cách dùng miệng đục thủng vào bộ phận non của cây như lá non, chồi, bông, trái… rồi hút nhựa.

Bọ trĩ hại xoài

Trên lá, bọ trĩ chích hút ở mặt dưới lá làm lá phát triển không bình thường, cong queo, hai mép cúp xuống. Trên chồi, làm chồi không ra lá, trái. Trên bông, làm bông héo, khô rồi rụng hàng loạt.

Nếu xảy ra trên trái sẽ làm da trái gần cuống có màu xám đậm (da cám), trái biến dạng, nếu bọ trĩ xuất hiện với mật số cao và gây hại muộn thì da trái, cả trái non lẫn trái lớn đều bị sần sùi, giá trị thương phẩm giảm, không xuất khẩu được.

Thời tiết khô hanh, nắng nóng là điều kiện thuận lợi cho bọ trĩ phát triển, chính vì vậy ở miền Nam, bọ trĩ thường xuất hiện và gây hại vào các tháng nắng nóng (từ tháng 12-4 năm sau), thời điểm này lại trùng hợp với giai đoạn xoài đang tập trung ra hoa (tháng 12-1) hay đang ra chồi, lá, trái non (tháng 1-3), tức là các giai đoạn có ảnh hưởng quan trọng đến năng suất và phẩm chất trái.

Cần lưu ý là bọ trĩ có vòng đời tương đối ngắn khoảng 13-20 ngày, lại để trứng nhiều (25-30 trứng), do đó nếu không phát hiện sớm và phòng trừ đúng cách, thiệt hại sẽ nặng nề hơn.

Do đó, vào các thời điểm này cần thường xuyên thăm vườn, điều tra, nếu cây có các triệu chứng như vừa trình bày và mật số bọ trĩ cao (trên 3-5 con/chồi, lá hay trái) thì tiến hành phòng trừ ngay. Để biết mật số bọ trĩ cao hay thấp chúng ta có thể dùng tay rung hoa, chồi hay trái để bọ trĩ rơi trên tờ giấy trắng rồi quan sát và đếm bằng mắt thường hay bằng kính lúp.

Biện pháp phòng ngừa bọ trĩ hại xoài:

Dùng vòi phun áp lực cao, phun nước lên cây để làm giảm mật số bọ trĩ. Vào giai đoạn xoài đang ra lá non, chồi, hoa, trái non… nếu mật số bọ trĩ cao có thể luân phiên sử dụng các loại thuốc sau: Sairifos 585EC, dầu khoáng SK Enspray 99EC (có thể dung đơn hay phối với nhau), Comda 250EC và Comda Gold 5WG, Secsaigon 10 EC, Secsaigon 25EC, Sagometro 50 WG.

Cần chú ý để phòng trừ bọ trĩ an toàn, hiệu quả nên:

(1) Phun với nhiều nước.

(2) Phun kỹ mặt dưới lá nơi bọ trĩ ẩn nấp.

(3) Để tránh hiện tượng kháng thuốc nên luân phiên các loại thuốc hóa học có gốc khác nhau, có thể sử dụng thuốc liên tiếp 2-3 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 1 tuần.

(4) Chỉ dùng thuốc khi mật số bọ trĩ cao trên 3-5 con/chồi, lá, trái.

(5) Nếu xoài đang ra bông nên hạn chế phun thuốc, nếu thật cần thiết thì phun vào chiều mát.

7 Thuốc diệt bọ trĩ sinh học

Ngoài việc sử dụng thuốc mua, tự chế thuốc diệt bọ trĩ sinh học vừa giúp tiết kiệm chi phí vừa an toàn cho người sử dụng nên bạn có thể áp dụng tại nhà. Sau đây là 7 cách làm phổ biến giới thiệu đến bà con:

Cách làm 1: Ớt + tỏi + hành

Nguyên liệu:

  • ½ chén ớt (113 gram)
  • ½ chén tỏi (113 gram)
  • 500 ml nước ấm

Thuốc diệt bọ trĩ sinh học

Có thể thay thế tỏi bằng củ hành hoặc sử dụng cả 3 nguyên liệu này với lượng như nhau thì hiệu quả sử dụng gia tăng lên rất nhiều.

Cho tất cả các nguyên liệu vào máy xay sinh tố, sau đó trộn tất cả các nguyên liệu vào nhau và xay nhuyễn.

Thuốc diệt bọ trĩ sinh học 2

Cho hỗn hợp đã xay vào một chiếc bình nhựa hoặc thủy tinh trong 24 giờ. Nếu được bạn có thể cho dung dịch ra ngoài nắng.

Cho hỗn hợp ra ngoài nắng để ra chất cay
Cho hỗn hợp ra ngoài nắng để ra chất cay

Sau đó cho hỗn hợp qua chiếc rây lọc và cho vào bình xịt đã được tiệt trùng bằng nước ấm hoặc xà phòng lỏng để phun lên cây của bạn.

Cho hỗn hợp qua rây để lọc bỏ bã
Cho hỗn hợp qua rây để lọc bỏ bã

Bạn có thể dùng thuốc diệt bọ trĩ sinh học này để phòng ngừa bọ trĩ trên hoa hồng leo 2-3 lần/tuần.

Cho vào bình xịt phun đều 2 mặt lá
Cho vào bình xịt phun đều 2 mặt lá

Cách 2: Dầu thực vật và xà phòng

Nguyên liệu:

  • 1 muỗng canh xà phòng (15 ml)
  • 1 cốc dầu ăn thực vật (250 ml)

Thuốc diệt bọ trĩ sinh học 6

Một lưu ý bạn cần nhớ đó là nên tránh lựa chọn xà phòng chống vi khuẩn thơm, và các loại xà phòng đặc biệt khác vì chúng có thể gây hại cho cây trồng của bạn.

Cho tất cả các nguyên liệu vào một chiếc cốc khuấy đều để hai nguyên liệu này hòa hợp vào nhau và khi sử dụng bạn chỉ cần pha 15 ml với 250 ml nước lắc đều cho vào chai xịt phun kỹ ở 2 mặt lá.

Thuốc diệt bọ trĩ sinh học 7

Cách 3: Xà phòng

Thuốc diệt bọ trĩ sinh học bằng xà phòng rất đơn giản để thực hiện chỉ cần từ 2-3 muỗng cà phê xà phòng với khoảng 4 lít nước, lắc đều và phun đều trên 2 bề mặt lá.

Thuốc diệt bọ trĩ sinh học 8

Bạn nên lưu ý không nên chọn các loại xà phòng chống vi khuẩn, thơm và chuyên dụng khác. Nên chọn xà phòng loại nhẹ.

Khi phun lên bộ lá của hoa hồng leo bạn nên theo dõi xem lá có bị héo hay thay đổi màu sắc không? Nếu không có dấu hiệu lạ thì phương pháp này xem như an toàn với cây của bạn.

Thuốc diệt bọ trĩ sinh học 9

Che phủ đầu và dưới lá, tập trung vào những khu vực ngóc ngách. Thuốc này hoạt động bằng cách làm tê liệt côn trùng, khiến chúng không thể ăn được.

Cách 4: Thuốc lá

Thuốc lá cũng được xem là những nguyên liệu để chế thuốc diệt bọ trĩ sinh học hiệu quả. Để chế tạo ra loại thuốc này bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau đây:

  • 250 gram thuốc lá
  • 4 lít nước

Thuốc diệt bọ trĩ sinh học 10

Cho thuốc lá vào ngâm trong nước và lưu giữ hỗn hợp trong khoảng 24 giờ. Nếu được bạn có thể lưu giữ hỗn hợp dưới trời nắng.

Phơi nắng hỗn hợp để thuốc lá thấm vào nước
Phơi nắng hỗn hợp để thuốc lá thấm vào nước

Sau khoảng thời gian 24 giờ bạn kiểm tra dung dịch, nếu thấy nước có màu giống như màu của một loại trà nhẹ thì sử dụng tốt nhất. Nếu đậm hơn thì pha nước còn nếu nhạt hơn thì để thêm một khoảng thời gian nữa.

Khi dung dịch có màu đúng chuẩn thì bạn cho thêm khoảng 3 muỗng canh xà phòng (45 ml) lắc đều sau đó cho vào bình phun và phun đều trên 2 bề mặt lá.

Thuốc diệt bọ trĩ sinh học 12

Thuốc diệt bọ trĩ sinh học 13

Cách 5: Vỏ quả cam

Để áp dụng phương pháp thuốc diệt bọ trĩ sinh học bằng vỏ cam thì bạn cần chuẩn bị 1,5 thìa vỏ cam sắt nhuyễn. Nếu không có vỏ cam tươi bạn có thể thay thế bằng vỏ cam khô hoặc 15ml dầu cam.

Thuốc diệt bọ trĩ sinh học 14

Sau khi nguyên liệu đã chuẩn bị bạn cho vỏ cam vào một chiếc bình thủy tinh sau đó cho tiếp 500 ml nước sôi vào. Lưu trữ dung dịch trong khoảng 24 tiếng, nên lưu giữ ở nơi có nhiệt độ ấm.

Cho nước sôi vào cùng vỏ cam để chiết tinh dầu
Cho nước sôi vào cùng vỏ cam để chiết tinh dầu

Sau khi dung dịch ra lò lượt qua rây rồi bạn pha thêm với một ít xà phòng lỏng loại nhẹ. Cho vào bình xịt và phun đều trên 2 bề mặt lá. Dung dịch này có thể tiêu diệt luôn cả kiến và gián nữa đấy.

Thuốc diệt bọ trĩ sinh học 16

Thuốc diệt bọ trĩ sinh học 17

Cách 6: Hoa cúc

Hoa cúc được xem là nguyên liệu dùng chế tạo thuốc diệt bọ trĩ sinh học vì trong hoa cúc có chứa một chất có tên là pyrethrum, có khả năng gây tê liệt nhiều loại côn trùng trong vườn.

Thuốc diệt bọ trĩ sinh học 18

Để chế tạo dung dịch này bạn cần chuẩn bị khoảng 113 gram hoa cúc với 1 lít nước. Sau đó cho hỗn hợp này lên nồi và đun sôi. Khi đun sôi hoa cúc sẽ giúp giải phóng các chất pyrethrum vào nước.

Thuốc diệt bọ trĩ sinh học 20

Lọc dung dịch để loại bỏ xác sau đó cho vào bình xịt phun đều trên 2 bề mặt lá để phòng ngừa những tác hại cho cây trồng.

Thuốc diệt bọ trĩ sinh học 21

Thuốc diệt bọ trĩ sinh học 22

Cách 7: Dầu neem

Dầu neem là loại dầu được chiết xuất từ lá cây neem, một loại cây phân bổ rộng rãi ỡ Ấn Độ. Nhiều người cho rằng dầu neem, có nguồn gốc từ lá cây cay đắng, là một trong những loại thuốc trừ sâu tự nhiên hữu hiệu nhất hiện nay.

Thuốc diệt bọ trĩ sinh học 23

Để chế tạo ra thuốc diệt bọ trĩ sinh học bằng dầu neem bạn cân trộn 15 ml dầu neem với ½ muỗng cà phê xà phòng với 2 lít nước ấm.

Thuốc diệt bọ trĩ sinh học 24

Lắc đều hỗn hợp sau đó cho ra bình xịt và phun đều lên trên 2 bề mặt lá nơi bị bọ trĩ phá hoại nhiều nhất.

Nguồn: wikihow

Từ khóa » Bọ Trĩ Hại Dưa Chuột