Đồng tử của chúng ta, khu vực trong mắt cho phép ánh sáng đi vào nhãn cầu, không chỉ giúp chúng ta nhìn mà còn là tín hiệu cho thấy những gì đang diễn ra trong tâm trí.Sau đây là 10 nghiên cứu về tâm lý cho thấy đồng tử co giãn giúp bộc lộ những khía cạnh khác nhau trong suy nghĩ của chúng ta.1. Khi đầu óc hoạt độngNếu bạn hỏi tôi tên gọi của một tâm lý gia hay hút xì-gà, là người sáng lập nên phân tâm học, bạn sẽ chẳng quan sát thấy thay đổi gì trong kích cỡ đồng tử của tôi. Tôi sẽ dễ dàng đưa ra câu trả lời là Sigmund Freud.Tuy nhiên nếu bạn hỏi về luật chơi môn cricket và quan sát đồng tử của tôi, bạn sẽ thấy sự khác biệt.Nghiên cứu đã cho thấy não bộ của bạn càng hoạt động nhiều bao nhiêu thì đồng tử mắt của bạn càng giãn nở bấy nhiêu. Khi Hess và Polt (1964) cho người tham gia thực hiện các bài tập với độ khó tăng dần, đồng tử của các nghiệm thể cũng trở nên to hơn trước.2. Khi trí não quá tảiNếu bạn tiếp tục giải thích luật chơi cricket và quan sát thật kỹ mắt của tôi, bạn sẽ nhận ra thời điểm khi mà các thứ luật có vẻ vượt quá sức chịu đựng của tôi.Poock (1973) chứng minh rằng khi sử dụng quá tải 125% khả năng của não bộ, đồng tử sẽ bắt đầu co lại.3. Não bộ bị tổn thươngLý do nhiều bác sĩ chiếu đèn phin vào mắt bệnh nhân khi khám bệnh là để kiểm tra xem não bộ của họ có hoạt động bình thường hay không (đây cũng là cách đơn giản nhất để kiểm tra). Các bác sĩ sử dụng cu5mt ừ viết tắt PERRL: đồng tử (Pupils) cần phải cân bằng (Equal), tròn (Round) và phản ứng lại (Reactive) với ánh sáng (Light).Nếu não bộ của tôi có vấn đề, ví như tôi vừa bị chấn thương đầu chẳng hạn, bạn sẽ không thấy PERRL. 4. Tôi đang chú ý đến bạnĐồng tử giãn nở còn có thể là tín hiệu cho thấy tôi có đang chú ý đến những gì bạn nói hay không.White và Maltzman (1977) đã cho những người tham gia nghe một đoạn trích từ 3 cuốn sách: một cuốn sách khiêu dâm, một cuốn sách có cảnh chém giết và một cuốn sách bình thường.Đồng tử của người tham gia ban đầu giãn nở ở cả ba cuốn sách. Tuy nhiên, về sau, đồng tử chỉ tiếp tục giãn nở ở những cuốn sách khiêu dâm và chém giết mà thôi.Chúng ta có thể bị thu hút bởi bất kỳ thứ gì mới mẻ, vì vậy đồng tử sẽ giản nỡ lúc ban đầu, nhưng nó chỉ tiếp tục giãn nở nếu tôi cảm thấy thích thú với việc đó mà thôi.5. Bạn đang kích thích tôiỞ cả nam lẫn nữ, đồng tử sẽ giãn nở khi chúng ta bị kích thích về mặt giới tính (e.g.Bernick et al., 1971).Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng ý với thông tin này. Trong ví dụ trên, nghiệm thể được nghiên cứu bằng cách cho xem một số ảnh khỏa thân, vì thế nhiều người cho rằng họ chỉ đang “chú ý” vào đường nét khỏa thân chứ không phải do bị kích thích.6. Bạn ghê sợ tôiTrái với việc đồng tử mắt giãn nở khi bạn thích thú hay bị kích thích, đồng tử mắt sẽ co lại khi bạn ghê sợ.Hess (1972) cho người tham gia xem một loạt các bức hình trẻ em bị chấn thương. Ban đầu đồng tử của nghiệm thể sẽ giản ra do sốc nhưng sau đó co lại vì họ cố gắng thử tránh né việc phải nhìn những bức hình trên.7. Bạn là một người theo chủ nghĩa bảo thủ hay tự do Barlow (1969) cho những người tham gia xem hình của Lyndon Johnson, George Wallace và Martin Luther King, Jr.. Thông thường, đồng tử mắt của những người theo chủ nghĩa tự do sẽ giãn khi thấy hình của các chính trị gia tự do là Johnson và King nhưng sẽ co lại khi thấy hình của chính trị gia bảo thủ Wallace. Những người theo khuynh hướng bảo thủ sẽ có chiều hướng ngược lại.8. Đau đớnChapman et al. (1999) phóng một lượng điện nhỏ vào đầu ngón tay của những người tham gia nghiên cứu đồng thời đo đạc mức độ giãn nở đồng tử của họ. Ở mức cao nhất, đồng tử sẽ giãn tới 0.2mm.Tuy nhiên, đó chỉ là dòng điện an toàn. Bạn có thể hình dung đồng tử của chúng ta sẽ ra sao nếu chọc tay vào dòng điện thế cao?9. “Phê” thuốcMột số chất như cồn và opioid có thể khiến đồng tử mắt co lại. Các chất khác, như amphetamine, cocaine, LSD và mescaline có thể khiến đồng tử mắt giãn ra.Cảnh sát thưởng biết điều này và dựa vào đó để kiểm tra nghi phạm. Họ thường xem đồng tử mắt co dưới 3mm hay giãn trên 6,5mm (Richman et al. 2004).10. Nhân cáchYếu tố này không hoàn toàn liên hệ với đồng tử, tuy nhiên cũng đem lại một số thông tin khá thú vị cần đề cập.Nếu bạn nhìn kỹ vào phần tròng mắt có màu, bạn có thể có một tí manh mối về nhân cách của người đó. (Larsson et al., 2007).Nếu bạn nhìn kỹ, bạn có thể thấy các phần đánh số 1, điều này cho thấy đây là người nồng ấm, nhẹ nhàng. Các phần số 3 thể hiện những người bốc đồng.Có vẻ như gen Pax6 ảnh hưởng lên các phần não bộ gắn với các hành vi tiếp cận với người khác cũng tác động lên việc thiếu một số mô trong tròng mắt.Đồng tử co giãnNhư các bạn đã thấy, cùng một phản ứng của đồng tử có thể mang rất nhiều ý nghĩa khác nhau, dù nhìn chung đồng tử giãn mang các thông điệp tích cực và khi đồng tử co có thể hàm ý tiêu cực. Tuy nhiên, dấu hiệu trên thật sự có ý nghĩa như thế nào tùy thuộc vào hoàn cảnh.Một câu hỏi nhỏ khác, liệu chúng ta có thật sự phát hiện được những thay đổi nhỏ nhất trong kích cỡ đồng tử của người khác hay không?Theo một nghiên cứu xử dụng hình quét fMRI, thay đổi trong kích cỡ đồng tử có thể khá khó để nhận ra một cách có ý thức, tuy nhiên chúng ta có vẻ có thể nhận rat hay đổi này một cách vô thức (Demos et al., 2008).Như vậy việc nhận ra sữ thay đổi trong kích cỡ đồng tử, cùng với những tín hiệu ngôn từ và phi ngôn từ khác, có thể được xem như một bản năng quan trọng để chúng ta lựa chọn tiếp cận hay cao chạy xa bay khỏi một người nào đó.Như vậy, dù mắt có phải là cửa sổ tâm hồn hay không thì chắc hẳn đồng tử vẫn là cửa sổ của tâm trí chúng ta.Các bạn có thể tự do chia sẻ và sử dụng bài viết (cũng như bài dịch) này với mục đích phi thương mại với điều kiện ghi rõ nguồn là từ Psy Blog(và nguồn dịch là Hành lang Tâm lý). Việc sử dụng bài viết và bản dịch này trên mạng cần phải có đường dẫn về trang bài viết củaPsy Blog http://www.spring.org.uk/2011/12/what-the-eyes-reveal-10-messages-my-pupils-are-sending-you.php và đường dẫn bài dịch http://hanhlangtamly.blogspot.com/2015/11/10-tin-hieu-tu-dong-tu-mat.html.Những ngoại lệ khác với mục đích thương mại cần có phép bằng văn bản củaPsy Blogvà thông báo cho người dịch Posted by Hành Lang Tâm LýGửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest Labels: Khoa học Thực chứng, Tâm lý Hành vi, Tâm lý học thần kinh, Tâm lý Nhân cách, Tâm lý Nhận thức, Tâm lý Sức khỏe, Tâm lý Tội phạm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủ Đăng ký: Đăng Nhận xét (Atom) NHẤN VÀO LINK "BÀI ĐĂNG CŨ HƠN" Ở TRÊN ĐỂ XEM TIẾP CÁC BÀI ĐÃ ĐĂNG!!! é
Bài đã đăng
► 2018 (3)
► tháng 6 (1)
► tháng 1 (2)
► 2017 (37)
► tháng 12 (4)
► tháng 11 (4)
► tháng 10 (5)
► tháng 9 (3)
► tháng 8 (5)
► tháng 7 (4)
► tháng 6 (3)
► tháng 5 (3)
► tháng 4 (2)
► tháng 3 (1)
► tháng 2 (2)
► tháng 1 (1)
► 2016 (19)
► tháng 12 (1)
► tháng 11 (1)
► tháng 9 (1)
► tháng 7 (1)
► tháng 6 (1)
► tháng 5 (2)
► tháng 4 (1)
► tháng 3 (2)
► tháng 2 (4)
► tháng 1 (5)
▼ 2015 (119)
► tháng 12 (5)
▼ tháng 11 (7)
TUỔI TÁC CỦA MẸ KHI SANH CÓ THỂ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TRIỆ...
5 ĐIỀU KHIẾN BẠN HỐI TIẾC NHẤT VỀ SỰ NGHIỆP CỦA MÌNH
LÀM CÁCH NÀO GIÁO VIÊN ĐẶC BIỆT CÓ THỂ HỖ TRỢ TRẺ ...
TÂM TRÍ CỦA KẺ KHỦNG BỐ
DẬY SỚM ĐI HỌC LÀM GIẢM CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ VÀ HOẠ...
LIỆU CHÚNG TA CÓ KHẢ NĂNG THAY ĐỔI NHÂN CÁCH THEO ...
10 TÍN HIỆU TÂM LÝ TỪ ĐỒNG TỬ MẮT CỦA BẠN
► tháng 10 (7)
► tháng 9 (8)
► tháng 8 (8)
► tháng 7 (11)
► tháng 6 (10)
► tháng 5 (11)
► tháng 4 (11)
► tháng 3 (13)
► tháng 2 (14)
► tháng 1 (14)
► 2014 (107)
► tháng 12 (16)
► tháng 11 (15)
► tháng 10 (17)
► tháng 9 (20)
► tháng 8 (39)
Popular Posts
TÂM LÝ XÃ HỘI CĂN BẢN – PHẦN 1: QUY GÁN Tâm lý xã hội Một trong những mục tiêu của giáo là giúp thế hệ trẻ là trở thành những thành viên có đủ trách nhiệm xã hội, phản biệ...
HỌC THUYẾT PHÁT TRIỂN CỦA LEV VYGOTSKY (PHẦN 1) - MỘT VÀI SO SÁNH VỚI PIAGET Piaget vs Vygotsky Saul McLeod published 2007 updated 2014 Công trình nghiên cứu của Lev Vygotsky (1934) đã trở thành nền tảng cho...
HỌC THUYẾT PHÁT TRIỂN CỦA LEV VYGOTSKY (PHẦN 2) - HAI NGUYÊN TẮC CĂN BẢN: MKO VÀ ZPD Vygotsky và trẻ Saul McLeod published 2007 updated 2014 Để hiểu được những học thuyết của Vygotsky về sự phát triển nhận thức, ch...
HỌC THUYẾT PHÁT TRIỂN CỦA LEV VYGOTSKY (PHẦN 3) - VYGOTSKI VÀ NGÔN NGỮ Phần 1: MỘT VÀI SO SÁNH VỚI PIAGET http://hanhlangtamly.blogspot.com/2014/12/hoc-thuyet-phat-trien-cua-lev-vygotsky.html Phần 2: HA...
TẠI SAO SUPER MARIO LẠI CHẠY TỪ TRÁI SANG PHẢI? Quy ước chuyển động thị giác LANCASTER UNIVERSITY 15/03/2015 Theo một số nghiên cứu, có thể tồn tại một khuynh hướng căn bản...
TÂM LÝ HỌC VỀ BẠO HÀNH ĐỘNG VẬT Trẻ em và cách đối xử với động vật Càng ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy trẻ em có những hành vi bạo lực trên động vật có khả n...
KHẢ NĂNG LÃNH ĐẠO CỦA PHỤ NỮ VÀ ĐÀN ÔNG ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ NGANG NHAU Phụ nữ được đánh giá là những nhà lãnh đạo hiệu quả với tỷ lệ ngang bằng với đàn ông, và đôi khi còn cao hơn - một kết quả nói lên s...