10 Trò Chơi Kích Thích Trí Sáng Tạo ở Trẻ | Mầm Non Phú Mỹ
Có thể bạn quan tâm
1. Nhận thức màu sắc
- Dạy trẻ nhận thức về màu sắc là điều rất cần thiết đối với trẻ. Đầu tiên, bạn nên chị cho trẻ các đồ vật có các màu cơ bản như trắng, đen, xanh, đỏ,…sau đó yêu cầu trẻ tìm các đồ vật xung quanh mình có màu sắc tương tự như thế. Với cách này, trẻ sẽ nhanh chóng ghi nhớ các màu sắc trong đầu mình một cách dễ dàng. Khi trẻ đã quen với các màu sắc cơ bản, bạn có thể dạy trẻ các màu khác như xanh lá cây, xanh da trời, màu nhạt, màu đậm,… Để tạo hứng thú cho trẻ, bạn nên cho trẻ chơi các trò chơi bằng cách gọi tên một màu sắc, rồi yêu cầu trẻ chỉ ra cho bạn những đồ vật có màu đó.
2. Đoán đồ vật
- Đoán đồ vật là một trò chơi thú vị và phổ biến dành cho các em nhỏ. Khi chơi trò này, cha mẹ nên thay đổi nhiều loại đồ vật khác nhau để mang lại sự hứng thú cho trẻ. Theo đó, cha mẹ nên gợi ý cho trẻ thực kỹ từng chi tiết như hình dạng, màu sắc, tính chất…của đồ vật để trẻ có thể suy nghĩ và hình dung trong đầu để có thể gọi đúng tên đồ vật.
- Nếu trẻ trả lời đúng, bạn nên khen ngợi, khuyến khích trẻ để trẻ vui và có hứng thú với trò chơi. Nếu trẻ đoán sai tên đồ vật thì bạn nên đưa ra thêm nhiều gợi ý để trẻ tiếp tục suy nghĩ và đi tìm đồ vật đó. Khi tham gia trò chơi đón đồ vật, trẻ sẽ học hỏi được rất nhiều điều như nhận biết và phân biệt được nhiều đồ vật, học được nhiều từ mới, rèn luyện trí thông minh và nhanh nhạy hơn.
3. Đoán chữ cái
- Để giúp trẻ làm quen với chữ cái cũng như phát triển trí tuệ và sự sáng tạo của mình, cha mẹ nên cho trẻ tham gia trò chơi đoán chữ cái. Theo đó, cha mẹ nên cho trẻ một chữ cái rồi giấu nó đi và gợi ý để trẻ tìm ra chữ cái đó. Khi trẻ tìm ra, bạn nên yêu cầu trẻ đọc to chữ cái đó lên.
- Ngoài ra, cha mẹ có thể cho trẻ chơi trò đoán chữ cái bằng hình thức khác. Đầu tiên, bạn đọc to một từ lên, sau đó hỏi trẻ từ đó bắt đầu bằng chữ cái gì. Trẻ sẽ đọc lại từ đó và hình dung ra chữ cái đầu tiên để trả lời bạn. Theo các cách này, trẻ sẽ nhanh chóng nhận biết và thuộc các chữ cái hơn.
- Để kích thích trí sáng tạo ở trẻ, cha mẹ nên cho trẻ tham gia các trò chơi đoán chữ cái và con số.
4. Đếm số
- Bên cạnh việc dạy chữ cái cho trẻ, cha mẹ nên kết hợp cho trẻ chơi chờ điểm số để nhận biết các con số. Đây là cách hiệu quả để giúp trẻ rèn luyện trí sáng tạo và hứng thú với việc học toán hơn. Cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ chơi các trò chơi với các con số từ cấp độ dễ đến khó tùy theo từng độ tuổi của trẻ.
- Đầu tiên, bạn có thể dậy trẻ các trò chơi ở mức độ dễ như đếm ngón tay, bàn tay, đếm đồ vật, con vật,... Sau đó, bạn hãy cho trẻ chơi các trò chơi ghép số và làm quen với các phép tính đơn giản như cộng trừ. Lâu dần, bạn có thể đưa ra những bài toán phức tạp hơn và nâng dần các con số để kích thích trí tưởng tượng, phán đoán của trẻ.
Trẻ cùng bạn chơi trò chơi tìm số lượng tương ứng
5. Tìm điểm khác nhau
- Tìm điểm khác nhau là trò chơi thúc đẩy sự sáng tạo và kích thích trí tưởng tượng cho trẻ. Bạn có thể dậy trẻ tham gia trò chơi này bất kể khi nào và ở đâu. Khi bắt đầu dạy trẻ cách chơi, bạn có thể cho trẻ tìm điểm khác nhau ở các đồ vật dễ và đơn giản. Ví dụ khi đi siêu thị, nhìn thấy gian hàng bán trái cây ship đầy quả cảm nhưng có một quả táo bị lẫn trong đó. Bạn hãy yêu cầu trẻ tìm ra điểm là ở gian hàng đó. Chắc chắn trẻ sẽ dễ dàng tìm ra quả táo đỏ khác lạ kia.
- Khi trẻ đã quen, bạn có thể nâng mức độ khó của trò chơi lên. Theo đó, bạn nên chuẩn bị cho trẻ hai bức tranh đơn giản có những điểm giống nhau và khác nhau sau đó bạn hãy cùng trẻ tìm ra những điểm giống và khác nhau đó. Bạn có thể thách đố trẻ xem bạn và trẻ ai sẽ là người tìm ra nhiều điểm khác để tạo sự hứng thú cho trẻ. Đây là trò chơi rèn luyện cho trẻ khả năng quan sát nhanh nhạy và phát triển trí thông minh.
6. Phân chia đồ vật theo nhóm
- Phân chia đồ vật theo nhóm là trò chơi rất có sức hút đối với trẻ. Theo đó, bạn tìm ra khoảng 3 đến 4 các nhóm đồ vật khác nhau. Với một nhóm đồ vật, bạn có thể chọn từ 1 đến 3 cái.
Ví dụ 1 cái quả bóng, 2 chiếc bút chì, 3 cây thước,… Sau đó, bạn để lẫn lộn các đồ vật này lại với nhau rồi yêu cầu trẻ hãy chia các đồ vật này thành từng cụm hoặc nhóm.
- Để tạo sự hứng thú cho trò chơi và giúp trẻ nhanh nhạy hơn, bạn có thể đưa ra yêu cầu về thời gian để trẻ hoàn thành trò chơi. Khi trẻ bắt đầu chơi, bạn có thể bấm giờ đồng hồ để nhắc nhở trẻ hoàn thành trò chơi nhanh nhất có thể.
7. Vẽ tranh
- Vẽ tranh là trò chơi vừa giúp trẻ phát triển trí tượng tưởng, sáng tạo của mình vừa tập cho trẻ tính kiên nhẫn trong công việc và cuộc sống sau này. Ban đầu, bạn có thể mua cho trẻ các tập vở đã vẽ sẵn để bé tô màu và làm quen với các hình vẽ. Với những tập tô màu này, trẻ sẽ nhận thức được màu sắc, học cách nhận biết các đồ vật, cũng như rèn luyện khả năng linh hoạt của tay và mắt.
- Khi trẻ lớn hơn một chút, bạn hãy để trẻ tự tay mình vẽ các hình đơn giản như quả cam, quả táo, bông hoa,… và dần dần nâng cao tuỳ theo năng khiếu của từng trẻ. Thông qua trò chơi vẽ tranh, trẻ không chỉ được rèn luyện mắt tinh, tay linh hoạt mà còn nhận biết thế giới xung quanh mình từ đơn giản đến phức tạp.
- Vẽ tranh là trò chơi vừa giúp trẻ phát triển trí tượng tưởng, sáng tạo của mình vừa tập cho trẻ tính kiên nhẫn.
Trẻ cùng bạn vẽ tranh tại lớp
8. Xếp hình
- Xếp hình là trò chơi giúp trẻ tăng khả năng quan sát, tìm tòi và sáng tạo của mình. Đây là trò chơi phổ biến được rất nhiều em nhỏ yêu thích. Cha mẹ có thể mua cho trẻ các hình khối nhiều hình dáng, màu sắc, kích cỡ khác nhau. Khi làm quen với trò chơi, cha mẹ nên cho trẻ xếp các mẫu hình đơn giản, sau đó tăng dần độ khó của trò chơi. Ban đầu, bạn có thể vừa hướng dẫn vừa xếp hình để trẻ làm theo mình. Sau khi đã biết cách xếp hình, bạn hãy để trẻ tự tay sáng tạo các tác phẩm “độc đáo” của mình.
- Khi trẻ hoàn thành tác phẩm của mình, bạn nên khuyến khích, động viên để tạo sự hứng thú cho trẻ.
Trẻ cùng bạn chơi trò chơi ghép hình
9. Nặn đất sét
- Bạn nên chuẩn bị cho trẻ những khối hình đất sét nhiều màu sắc, dụng cụ cán đất, và dao cắt để trẻ sáng tạo tác phẩm của mình. Với đầy đủ bộ dụng cụ nặn đất sét này, bạn hãy cùng trẻ tạo nên những tác phẩm thật ngộ nghĩnh và đáng yêu.
- Trò chơi nặn đất sét không chỉ giúp trẻ kích thích trí tuệ của mình mà còn giúp cha mẹ phát hiện ra tài năng nghệ thuật tiềm ẩn của con mình.
- Nặn đất sét là trò chơi giúp kích thích trí sáng tạo cũng như phát triển cơ tay linh hoạt và khéo léo hơn.
10. Kể chuyện
- Trong số các trò chơi kích thích trí sáng tạo của trẻ, kể chuyện là trò chơi đặc biệt nhưng cũng không kém phần quan trọng. Không có những chữ cái, không có những con số nhưng thông qua các câu chuyện, trẻ sẽ học được rất nhiều thứ xung quanh cuộc sống của mình.
- Vào mỗi buổi tối, trước khi đi ngủ, bạn hãy dành vài phút để kể cho trẻ nghe những câu chuyện thật hay và hấp dẫn. Khi trẻ đã quen với các câu chuyện mà bạn kể, bạn nên khuyến khích trẻ kể lại các câu chuyện đó. Nếu trẻ không nhớ các chi tiết hay gặp khó khăn trong việc diễn đạt, bạn nên gợi ý để trẻ kể tiếp câu chuyện của mình. Đây là trò chơi không hề dễ, nhưng bằng cách trò chuyện với trẻ hàng ngày, kỹ năng diễn đạt của trẻ sẽ phát triển nhanh chóng.
Trẻ vui vẻ cùng nhau kể chuyện tại lớp
Từ khóa » Kể Tên Các Trò Chơi Rèn Luyện Trí Thông Minh
-
Muốn Trẻ Thông Minh Hơn? Đừng Bỏ Qua 10 Trò Chơi Trí Tuệ Cho Trẻ Em
-
Giúp Con Thông Minh Hơn Với 12 Trò Chơi Kích Thích Trí Não - Hello Bacsi
-
15 Trò Chơi Thông Minh Cho Trẻ Giúp Bé Phát Triển Toàn Diện - Unica
-
16+ Trò Chơi Giúp Bé Phát Triển Toàn Diện Trí Tuệ Ngay Từ Nhỏ
-
Top 12 Game Bổ ích Giúp Bạn Phát Triển Khả Năng Tư Duy Hay Nhất
-
Top 10 Trò Chơi Giúp Bé Phát Triển Trí Tuệ Vượt Bậc
-
Top 8 Game Trí Tuệ Cho Bé Thông Minh Hơn - 123tadi
-
Gợi ý 10 Trò Chơi Rèn Luyện Trí Thông Minh Cho Bé - OhStem
-
Những Trò Chơi Rèn Luyện Trí Thông Minh Mà Bố Mẹ Nên Chơi Cùng Con
-
[TỔNG HỢP] 6 Trò Chơi Dân Gian Phổ Biến Nhất Cho Trẻ
-
NHỮNG TRÒ CHƠI KÍCH THÍCH TRÍ THÔNG MINH CỦA TRẺ
-
Tổng Hợp 20+ Trò Chơi Thông Minh Cho Bé 4 Tuổi Phát Triển Toàn Diện
-
6 TRÒ CHƠI GIÚP BẠN CHƠI GAME PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ KHÔNG ...
-
7 Trò Chơi Phát Triển Trí Thông Minh Cho Trẻ - Giáo Dục - Zing News