10 TỪ KHÓ NHẤT TRONG TIẾNG ANH ‹ GO Blog - EF Education First
Có thể bạn quan tâm
Tiếng Anh không chỉ khó với người nước ngoài, đôi khi một số từ vựng khó có thể trở thành thử thách với cả những người bản xứ. Một số từ vựng khá khó hiểu, một số từ thì bị lạm dụng quá nhiều tới mức ý nghĩa ban đầu của chúng đã không còn nữa. Việc phát âm tiếng Anh cũng có thể là một vấn đề. Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến 10 từ thuộc hàng khó nhất trong tiếng Anh.
1. LITERALLY
Nếu bạn biết một người theo chủ nghĩa ngôn ngữ thuần tuý, hãy thận trọng. Việc lạm dụng từ này được biết là có thể làm người ta tăng huyết áp. ‘Literally’ có nghĩa là, ‘theo nghĩa đen”, hoặc “điều mà tôi đang nói không phải là tưởng tượng, mà nó đã thực sự xảy ra khi tôi đang nói về nó.” Vì vậy, việc sử dụng thường xuyên kiểu như “I literally died laughing,” (Tôi thực sự cười chết mất) hay “He was so embarrassed, his cheeks literally burned up” (Anh ấy xấu hổ tới nỗi má anh ta thực sự đang đỏ ửng lên) là không chính xác.
Tuy nhiên một điều thú vị là, tuy cách tiếp cận này không đúng, nhưng nó lại được sử dụng rộng rãi, vì thế từ điển Oxford English có một ghi chú về cách sử dụng thông tục của từ ‘literally’ theo nghĩa nhấn mạnh, giống các ví dụ kể trên. Tuy nhiên bạn không nên sử dụng nó theo cách này trong những tình huống đòi hỏi trang trọng hay những bài viết có tính học thuật và độ chính xác cao.
2. IRONIC
Đây là một từ thường gây nhầm lẫn cho hầu hết những người nói Tiếng Anh – kể cả người bản xứ. Thực sự chúng ta có thể thiết kế cả một khoá học về việc sử dụng từ này đúng cách đấy!
Irony thường được hiểu có nghĩa là sự trùng hợp hay một sự kiện đột xuất, nhưng đó không phải là toàn bộ ý nghĩa của từ. Trong bài hát nổi tiếng của Alanis Morissette, Ironic – có khoảng 10 ví dụ về irony với nhiều tầng ý nghĩa hơn là ý nghĩa phổ biến nhất của nó. Cách sử dụng đơn giản nhất là dùng nó với nghĩa diễn tả mặt đối lập với nghĩa đen của các từ này. Tuy nhiên, không giống như sarcasm – mỉa mai (cũng có nghĩa như vậy), irony không có chủ ý gây tổn thương. Nhưng chờ đã! Cũng có dramatic irony (sự châm biếm kịch tính), situational irony (châm biếm tình huống), historical irony (châm biếm mang tính lịch sử) và các kiểu khác. Ôi trời! Vậy bạn nên làm gì khi phải đối mặt với sự hoang mang như vậy? Một lựa chọn là …. cứ để kệ nó đi. Thực sự thì, irony không phải là loại từ thiết yếu cho các hội thoại hàng ngày, nên sẽ chẳng ai nghĩ xấu nếu như bạn không đả động gì nó khi trò chuyện đâu.
3. IRREGARDLESS (THAY VÌ REGARDLESS)
Bạn có thể đã nghe người ta sử dụng từ ‘irregardless’ khi họ có ý nói là ‘regardless’. ‘Regardless’ có nghĩa là “không xem xét tới” hay “bất chấp cái gì đó” (“He maxed out his credit card regardless of the consequences,” – Ông ta đã tiêu thẻ tín dụng quá đà bất kể hậu quả) và hoàn toàn chấp nhận được. Nhưng bất kể bạn nghĩ gì, ‘irregardless’ không phải là một từ đồng nghĩa! Bởi vì hai lần phủ định (tiền tố -ir có nghĩa là “không” và hậu tố -less có nghĩa là “không có”) nó có nghĩa là “không phải là không xét tới”, có nghĩa thực ra là đối lập với chủ định của người sử dụng. Thật là đau đầu! Vì vậy hãy ghi nhớ: Khi ‘irregardless’ xuất hiện trong từ điển, nó được liệt kê là một từ không chuẩn. Điều này có nghĩa là bất kể sự tồn tại về mặt kỹ thuật của nó, nó không nên được sử dụng bởi những người thích học và sử dụng Tiếng Anh một cách chuẩn xác.
4. WHOM
Ai mà biết được một từ nhỏ như vậy lại có thể quá khó hiểu! Trong Tiếng Anh, chúng ta sử dụng ‘who’ để ám chỉ chủ ngữ của câu và ‘whom’ để chỉ đối tượng của nó. Nhưng làm cách nào bạn có thể biết được bạn cần từ nào? Hãy thử tự trả lời câu hỏi với ‘him’ hoặc ‘he’. Nếu ‘him’ có thể là câu trả lời, ‘whom’ là từ bạn cần. (Một mẹo nhỏ là: cải hai từ đều kết thúc với chữ m.) Chẳng hạn: “Who/whom are you going to Brazil with?” (Bạn định đi Brazil cùng ai?) Bạn sẽ trả lời “With him,” hay “With he”? bạn sẽ chọn him – vì vậy whom là từ đúng ở đây!
5. COLONEL
Đây là một sự cẩu thả về phát âm đối với nhiều sinh viên! Khi bạn nhìn vào từ này, bạn có thể nghĩ rằng nó được phát âm co-lo-nel. Và ai có thể đổ lỗi cho bạn chứ? Tuy nhiên, nó không đơn giản như vậy, vì nó được phát âm là kernel (như một hạt ngô!). Nhưng sao ‘colonel’ cuối cùng lại đánh vần giống như vậy? Vâng, đó là một câu chuyện xưa cũ về từ đi mượn qua quá trình lịch sử. ‘Colonel’ xuất phát từ người Pháp, những người vốn đã mượn từ đó từ người Italy, sau khi họ đã thay đổi một chữ cái (coronel). Sau đó, người Anh đã tóm lấy từ đó cho mình, trước khi cuối cùng thì cả người Pháp và người Anh đã chuyển đổi lại cách đánh vần đi mượn ban đầu (và người Anh chuyển đổi thành một cách phát âm hoàn toàn mới). “Phù!”
6. NONPLUSSED
Cảm thấy một chút (hoang mang) sau chuyến đi ngắn qua lịch sử ngôn ngữ? Điều đó hoàn toàn có thể. Chúng ta đã đi tới từ khó thứ sáu, một từ khác mà một tiền tố láu cá lại chính là thủ phạm. Bởi vì tiền tố -non có nghĩa là “không”, nhiều người đã lạm dụng từ ‘nonplussed’ với nghĩa là ‘không bối rối’ hay ‘không quan tâm’. Trong thực tế, ‘nonplussed’ có nghĩa là “hoang mang” hoặc “không suy nghĩ được những điều cần phải nghĩ”. Thật không may, từ đó được sử dụng quá thường xuyên theo cả hai cách, ít nhất là trong Tiếng Anh viết, nó thường gây khó hiểu về chủ đích của người viết.
7. DISINTERESTED
Hãy tưởng tượng bạn đang ở trong tòa án. Bạn muốn một người thẩm phám như thế nào trong trường hợp của bạn? Một người thẩm phán disinterested (vô tư) hay một người uninterested (không quan tâm)? Tôi hy vọng bạn chọn người trước! Trong khi một thẩm phán lãnh đạm sẽ ngáp và nhìn lướt qua điện thoại của họ, thì một vị thẩm phán vô tư sẽ dường như biết lắng nghe hơn nhiều đối với mọi khía cạnh trong trường hợp của bạn và phán quyết một cách khách quan. Hãy nhớ rằng: Một ai đó disinterested thì không thiên vị và không đứng về phe nào cả, trong khi một người uninterested là người ngay từ đầu chẳng quan tâm đến điều gì đó.
8. ENORMITY
Từ này rất lớn! Nó nghe có vẻ đơn giản. ‘Enormity’ gần nghĩa với ‘enormous’ (khổng lồ) tới nỗi chúng phải là từ đồng nghĩa. Đúng không? Sai rồi! ‘Enormity’ có nghĩa là ‘cực kỳ độc ác’ theo kiểu gây xấu hổ, lịch sử trung cổ hay của kiểu nhà độc tài tàn nhẫn. Do vậy, cách diễn đạt đặc biệt thường được sử dụng “the enormity of the situation…” là không chính xác. (Trừ khi, trên thực tế, bạn đang thực sự nói về một hành động tội ác. Thứ mà chúng ta không hề mong muốn!)
9. LIEUTENANT
Một thuật ngữ quân sự để gây nhầm lẫn cho chúng ta! Từ này là một ví dụ về các cách phát âm khác nhau “xuyên Đại Tây Dương” hay là giữa Mỹ và Anh. Trong Tiếng Anh-Anh, từ này được phát âm là leftenant, trong khi ở Mỹ, bạn sẽ nghe thấy loo-tenant. Trong khi đó cả hai nơi đều giữ cùng một cách đánh vần – bạn biết đấy, chỉ để khiến cho nó thú vị! – cách phát âm của Mỹ ngày càng được nghe thấy thường xuyên hơn ở các quốc gia nói Tiếng Anh khác.
10. UNABASHED
Tiền tố đang đóng vai trò gì trong một từ xa lạ như “abash”? Vâng, trong khi “abash” tồn tại (nó có nghĩa là xấu hổ hay bối rối), nó đã không được sử dụng rộng rãi trong nhiều thế kỷ. Mặt khác, phiên bản tiêu cực, unabashed, lại được sử dụng ngày nay và có nghĩa là “không xấu hổ”. Vì vậy lần sau khi bạn đang thực hành Tiếng Anh, hãy nói với một unabashed enthusiam (sự nhiệt huyết không rụt rè)!
Từ khóa » Không Suy Nghĩ đến Tiếng Anh Là Gì
-
• Không Suy Nghĩ, Phép Tịnh Tiến Thành Tiếng Anh | Glosbe
-
Không Suy Nghĩ In English - Glosbe Dictionary
-
ANH KHÔNG SUY NGHĨ Tiếng Anh Là Gì - Trong Tiếng Anh Dịch
-
KHÔNG SUY NGHĨ NHƯ Tiếng Anh Là Gì - Trong Tiếng Anh Dịch - Tr-ex
-
9 Cách Giúp Bạn Bày Tỏ Quan Điểm Trong Tiếng Anh - EJOY English
-
Diễn đạt Tốt Hơn Với 13 Cụm Từ Chỉ Cảm Xúc Trong Tiếng Anh
-
Làm Thế Nào để Suy Nghĩ Bằng Tiếng Anh Trước Khi Nói - Phil English
-
Thay đổi Suy Nghĩ Và Thói Quen để Học Tiếng Anh Hiệu Quả Mỗi Ngày
-
23 Từ Lóng Thông Dụng Trong Tiếng Anh Giao Tiếp Hàng Ngày
-
Phép ẩn Dụ, Ví Von Khiến Ta Phải Suy Nghĩ - BBC News Tiếng Việt
-
Bệnh Tự Tử Và Suy Nghĩ Muốn Tự Tử - Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Rối Loạn ám ảnh Nghi Thức (OCD) - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Bệnh Alzheimer's Là Gì?