10 Việc Cần Thực Hiện Khi điều Trị F0 Tại Nhà

TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
  • Home
  • Giới thiệu
    • Cơ cấu tổ chức
    • Hình ảnh hoạt động
  • Bảng giá dịch vụ
    • Bảng giá dịch vụ tiêm chủng
    • Bảng giá dịch vụ Xét nghiệm, Khám chữa bệnh
    • Bảng giá khám, tư vấn sức khoẻ
    • Bảng giá quầy thuốc
    • Bảng giá khám, tư vấn, điều trị phơi nhiễm HIV
    • Bảng giá thu phí hoạt động Kiểm dịch Y tế quốc tế
    • Bảng giá dịch vụ quan trắc môi trường lao động
    • Bảng giá khám bệnh nghề nghiệp
    • Bảng giá dịch vụ xét nghiệm mẫu nước
  • Hoạt động chuyên môn
    • Phòng, chống bệnh truyền nhiễm
    • Phòng, chống HIV/AIDS
    • Phòng, chống bệnh không lây nhiễm
    • Dinh dưỡng
    • Sức khỏe môi trường - Y tế trường học
    • Bệnh nghề nghiệp
    • Sức khỏe sinh sản
    • Truyền thông, giáo dục sức khỏe
    • Ký sinh trùng - Côn trùng
    • Kiểm dịch y tế quốc tế
    • Xét nghiệm - Chẩn đoán hình ảnh - Thăm dò chức năng
    • Phòng khám đa khoa
  • Truyền thông COVID-19
    • Áp phích truyền thông
    • Infographics truyền thông
    • File phát thanh truyền thông
    • Tờ rơi truyền thông
    • Hướng dẫn phòng chống dịch
  • Văn bản
    • Công văn
    • Quyết định
    • Thông tư
    • Nghị định
    • Thông báo
    • Kế hoạch
  • Báo cáo hoạt động
    • Tuyến Quận, huyện và các Bệnh viện
    • Báo cáo Khoa, phòng
Đã có hơn 80 ca tử vong vì bệnh dại, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo 5 biện pháp phòng bệnh Bệnh 'bí ẩn' tại Congo: Bộ y tế chủ động giám sát và đánh giá nguy cơ CDC tập huấn sử dụng Chat GPT: Đưa công nghệ AI vào hỗ trợ công việc Bệnh sởi – nguy cơ và cách phòng tránh Các biến chứng của bệnh Sởi và cách phòng tránh
  • Trang nhất
  • Hoạt động chuyên môn
  • Phòng, chống bệnh truyền nhiễm
6 2 banner2 1 10 việc cần thực hiện khi điều trị F0 tại nhà Thứ tư - 16/02/2022 08:57 1. Cách ly người nhiễm khỏi những người khác - Bố trí phòng ngủ và phòng vệ sinh riêng (nếu không có phòng vệ sinh riêng thì F0 không được sử dụng cùng thời điểm với những người khác) - Giữ khoảng cách tối thiểu 2m giữa F0 và những người khác. 2. Đảm bảo nhà ở thông thoáng - Luôn mở cửa sổ (nếu có); - Không sử dụng hệ thống điều hòa trung tâm; sử dụng quạt, máy lọc không khí. - Không để luồng khí thổi từ phòng F0 vào không gian chung. 3. Rửa tay thường xuyên - Rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước trong tối thiểu 30 giây hoặc dung dịch rửa tay có chứa cồn ở nồng độ tối thiểu 60% trong ít nhất 15 giây. - Thời điểm rửa tay: trước và sau khi nấu ăn, trước và sau khi ăn uống, sau khi ho, hắt hơi, xì mũi; sau khi chạm vào các vật dụng, bề mặt; sau khi đi vệ sinh; sau khi thu dọn rác. 4. Đeo khẩu trang - Người chăm sóc phải đeo khẩu trang khi ở cùng phòng hoặc không gian với F0 và những người khác. - F0 phải đeo khẩu trang thường xuyên, ngay cả khi đã được cách ly, để giảm nguy cơ lây truyền vi rút cho những người khác. - Người ở/cách ly cùng nhà phải đeo khẩu trang khi ở cùng phòng hoặc không gian với người khác. f0 tai nha 2 5. Vệ sinh hô hấp - Không khạc nhổ trong không gian chung. - Che miệng và mũi bằng khăn giấy khi ho, hắt hơi. - Vứt bỏ ngay khăn giấy đã sử dụng vào thùng rác kín. - Rửa tay bằng nước/xà phòng/dung dịch sát khuẩn sau khi ho, hắt hơi. 6. Vệ sinh dụng cụ ăn uống tránh lây nhiễm - Bố trí bộ đồ ăn riêng cho người nhiễm COVID-19; nên sử dụng dụng cụ có thể tái sử dụng để hạn chế rác thải lây nhiễm. - Đồ ăn thừa và dụng cụ ăn uống dùng một lần bỏ vào túi đựng rác trong phòng riêng. - Rửa bát đĩa bằng nước nóng (nên làm) và xà phòng. - F0 tự rửa dụng cụ ăn uống trong phòng riêng, nếu cần người chăm sóc hỗ trợ thì người chăm sóc mang găng tay khi dọn đồ ăn và rửa dụng cụ ăn uống. - Dụng cụ ăn uống của F0 sau khi rửa để ở vị trí riêng trong phòng của F0. 7. Xử lý đồ vải an toàn - Tốt nhất là F0 có thể tự giặt quần áo. - Nếu người chăm sóc xử lý đồ vải của F0 thì phải mang găng tay. - Trước khi giặt, phải ngâm đồ vải với xà phòng giặt trong tối thiểu 20 phút. - Giặt hoặc khử trùng túi giặt và giỏ đồ. - Giặt bằng máy hoặc bằng tay với nước ấm nhất có thể. - Sấy khô hoặc phơi khô hoàn toàn. - Tháo găng tay, rửa tay sau khi xử lý đồ vải của F0. - Giặt riêng đồ của F0 với đồ của người khác. - Không giũ đồ bẩn cần giặt để hạn chế nguy cơ phát tán vi rút. 8. Vệ sinh bề mặt môi trường sạch sẽ - Tốt nhất là F0 tự vệ sinh. - Làm sạch sàn nhà, tường và bề mặt sau đó lau bằng dung dịch khử khuẩn, lau lại bằng nước sạch. - Thường xuyên sử dụng cồn 70 độ để lau các bề mặt các thiết bị điện, điện tử như công tắc đèn, điện thoại…Bọc thiết bị điện tử bằng màng nilon và vệ sinh, khử trùng bên ngoài. - Nếu cần người chăm sóc hỗ trợ thì người chăm sóc mang găng tay trước khi vệ sinh. - Sử dụng dụng cụ riêng để vệ sinh cho khu vực của F0. - Thực hiện vệ sinh bề mặt ít nhất 2 lần/ngày. - Tháo găng tay, rửa tay sau khi vệ sinh bề mặt. 9. Thu gom và xử lý rác thải đúng cách - Đặt thùng rác có nắp kín và mở bằng chân, có lót túi nilon bên trong phòng của người nhiễm. Lót sẵn bao màu vàng hoặc bỏ vào bao màu vàng khi thu gom để phân biệt với rác thải khác. - Phân loại: Tất cả các chất thải rắn thải bỏ tại phòng cách ly đều được bỏ vào thùng và bao rác đã được chuẩn bị. - Thu gom: Xịt cồn 70 độ để khử khuẩn bên trong và bên ngoài túi và buộc chặt miệng túi và tiếp tục bỏ vào thùng đựng chất thải lây nhiễm có lót bao rác màu vàng có nắp đậy kín. Trong quá trình thu gom, thùng đựng chất thải phải đậy nắp kín, đảm bảo không bị rơi, rò rỉ chất thải ra ngoài. - Thu gom, xử lý rác thải hằng ngày hoặc khi thùng rác đầy. - Đeo găng tay khi xử lý chất thải, rác thải, bỏ găng tay ngay khi xử lý xong. - Rửa tay sau khi xử lý chất thải. 10. Sử dụng găng tay - Không sử dụng lại găng tay. Mỗi đôi găng tay chỉ sử dụng 1 lần rồi bỏ. - Không chặm vào vùng đầu, mặt, cổ khi đang đeo găng tay. Anh Thơ (Theo https://www.danang.gov.vn) Tags: chăm sóc, ăn uống, thường xuyên, sử dụng, nguy cơ, không khí, hô hấp, hệ thống, đảm bảo, trung tâm, khẩu trang, cách ly, dung dịch, ít nhất, khoảng cách, vệ sinh, bố trí, thời điểm, không gian, hắt hơi, ngay cả

Tổng số điểm của bài viết là: 26 trong 9 đánh giá

Xếp hạng: 2.9 - 9 phiếu bầu Click để đánh giá bài viết Tweet

Ý kiến bạn đọc

Sắp xếp theo bình luận mới Sắp xếp theo bình luận cũ Sắp xếp theo số lượt thích Bạn cần đăng nhập với tư cách là Thành viên chính thức để có thể bình luận

Những tin mới hơn

  • Tại sao cần tiêm Vaccin Covid-19 mũi tăng cường?

    (26/02/2022)
  • Trẻ em mắc COVID-19 mức độ nhẹ nên được điều trị chăm sóc tại nhà

    (28/02/2022)
  • Các F0 có nên uống rượu, bia?

    (01/03/2022)
  • Hướng dẫn xử lý chất thải bệnh nhân mắc COVID-19 cách ly tại nhà

    (04/03/2022)
  • Nhìn lại chiến dịch tiêm chủng vắc xin COVID-19 tại Đà Nẵng

    (04/03/2022)
  • Hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế xử trí ca mắc COVID-19; cách ly F1 là học sinh khi học trực tiếp

    (07/03/2022)
  • Nên ăn gì, kiêng gì trước và sau khi tiêm nhắc lại vaccine COVID-19?

    (07/03/2022)
  • Hướng dẫn chăm sóc trẻ em mắc COVID-19 tại nhà

    (08/03/2022)
  • Hút thuốc làm tăng nguy cơ trở nặng hoặc tử vong khi mắc COVID-19

    (10/03/2022)
  • Bộ Y tế Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 ở trẻ em

    (10/03/2022)

Những tin cũ hơn

  • Chăm sóc và điều trị cho trẻ mắc COVID-19 thế nào?

    (11/02/2022)
  • Đảm bảo an toàn cho trẻ khi đến trường trở lại

    (11/02/2022)
  • Mạng lưới Thầy thuốc đồng hành: Đồng hành cùng bệnh nhân F0

    (08/02/2022)
  • Bộ Y tế ban hành hướng dẫn mới nhất đánh giá cấp độ dịch COVID-19

    (28/01/2022)
  • Người ở 4 cấp độ dịch COVID-19 không phải cách ly y tế khi về quê đón Tết, trừ một số trường hợp

    (27/01/2022)
  • Mũi tiêm Vắc xin COVID-19 tăng cường- 5 điều cần biết

    (26/01/2022)
  • Quy định đi lại đối với vùng đỏ trong trạng thái "bình thường mới" như thế nào?

    (25/01/2022)
  • Hiệu quả mô hình điều trị, cách ly F0 tại nhà tại xã Hòa Phước

    (21/01/2022)
  • Quản lý người nhiễm Covid-19 tại các cơ sở y tế, cơ sở xét nghiệm

    (21/01/2022)
  • Đà Nẵng phân loại F0 điều trị tại nhà

    (18/01/2022)
Số ĐIỆN THOẠI
  • Liên hệ công việc 0236.3890.407
  • Đường dây nóng 0905.108.844 (Không TV tiêm chủng)
Tổng đài tư vấn
  • Tổng đài tư vấn: (Hoạt động trong giờ hành chính không tính Lễ, Tết) - Thứ 7, CN: Buổi sáng 1900.988.975
  • Tư vấn tiêm chủng 1900.988.975 ấn phím 1 hoặc phím 2
  • Tư vấn sức khỏe sinh sản 1900.988.975 ấn phím 3
  • Tư vấn điều trị các bệnh giun sán, viêm gan B, C. Tư vấn xử lý các loại côn trùng 0934.048.568
VIDEO truyền thông
  • Sau
  • Trước
Tài liệu truyền thông GDSK
    TRIỂN KHAI TIÊM CHỦNG VẮC XIN PHÒNG BỆNH UỐN VÁN- BẠCH HẦU TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG
  • TRIỂN KHAI TIÊM CHỦNG VẮC XIN PHÒNG BỆNH UỐN VÁN- BẠCH HẦU TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG
  • Để phòng bệnh uốn ván, bạch hầu cho trẻ 7 tuổi trên toàn quốc, ngày 13/6/2024 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT- BYT trong đó đưa lịch tiêm...
  • Những cách phòng bệnh sởi cần biết
  • INFOGRAPHICH: Khuyến cáo của BYT mới nhất về PC dịch bệnh sởi
  • 6 cách phòng chống dịch Cúm A(H5N1)
  • INFOGRAPHICH: GIỚI THIỆU THÔNG TƯ SỐ 32/2023/TT-BYT HƯỚNG DẪN LUẬT KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH 2023
© Bản quyền thuộc về TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG. Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây

Từ khóa » Có Nên Dùng Chung Nhà Vệ Sinh Với F0