100 Câu Hỏi Thi Tìm Hiểu Luật Cảnh Sát Biển Việt Nam 2021 (Có đáp ...

Cuộc thi Tìm hiểu Luật Cảnh sát biển Việt Nam năm 2021 diễn ra từ ngày 6/9 đến hết ngày 6/10/2021 với 3 đợt thi tuần và 1 vòng thi tháng. Với 10 câu hỏi thi tuần, 15 câu hỏi thi tháng

Thời gian làm bài thi tháng là 20 phút, còn thi tuần là 15 phút. Cuộc thi nhằm tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam cho cơ quan, tổ chức, Nhân dân, cán bộ, đảng viên và lực lượng vũ trang nhân dân trong cả nước. Vậy mời các bạn cùng tham khảo 100 câu hỏi thi Tìm hiểu Luật Cảnh sát biển Việt Nam 2021 trong bài viết dưới đây để bổ trợ kiến thức khi tham gia cuộc thi.

Ngân hàng câu hỏi thi Tìm hiểu Luật Cảnh sát biển Việt Nam 2021

Câu 1: Luật Cảnh sát biển Việt Nam được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua vào ngày, tháng, năm nào?

A. 18/11/2018.

B. 19/11/2018.

C. 20/11/2018.

Câu 2. Luật Cảnh sát biển Việt Nam được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa mấy thông qua?

A. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XIII.

B. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XIV.

C. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XV.

Câu 3. Luật Cảnh sát biển Việt Nam có hiệu lực từ ngày, tháng, năm nào?

A. Ngày 19/11/2018.

B. Ngày 01/01/2019.

C. Ngày 01/7/2019.

Câu 4. Luật Cảnh sát biển Việt Nam có số, ký hiệu là gì?

A. Luật số 33/2018/QH14.

B. Luật số 03/2018/QH13.

C. Luật số 63/2018/QH13.

Câu 5. Luật Cảnh sát biển Việt Nam được Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam công bố vào ngày, tháng, năm nào?

A. Ngày 02/12/2018.

B. Ngày 03/12/2018.

C. Ngày 04/12/2018.

Câu 6. Luật Cảnh sát biển Việt Nam được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XIV thông qua tại Kỳ họp lần thứ mấy?

A. Kỳ họp lần thứ 5.

B. Kỳ họp lần thứ 6.

C. Kỳ họp lần thứ 7.

Câu 7. Số, ký hiệu Lệnh công bố Luật Cảnh sát biển Việt Nam của Chủ tịch nước nước CHXHCN Việt Nam là gì?

A. Lệnh số 02/2018/L-CTN.

B. Lệnh số 12/2018/L-CTN.

C. Lệnh số 22/2018/L-CTN.

Câu 8. Luật Cảnh sát biển Việt Nam thay thế cho văn bản quy phạm pháp luật nào?

A. Luật Biển Việt Nam năm 2012.

B. Pháp lệnh lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam năm 1998.

C. Pháp lệnh lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam năm 2008.

Câu 9. Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam được Luật Cảnh sát biển Việt Nam quy định như thế nào?

A. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân và viên chức thuộc biên chế Cảnh sát biển Việt Nam.

B. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân và công chức, viên chức quốc phòng.

C. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và công chức, viên chức quốc phòng thuộc biên chế Cảnh sát biển Việt Nam.

Câu 10. Luật Cảnh sát biển Việt Nam giải thích cụm từ “bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trong vùng biển Việt Nam”như thế nào? (Mức độ: Trung bình)

A. Là hoạt động phát hiện, đấu tranh và xử lý cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của pháp luật trong vùng biển của nước CHXHCN Việt Nam.

B. Là hoạt động ngăn chặn, xử lý cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật quốc tế trong vùng biển của nước CHXHCN Việt Nam.

C. Là hoạt động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh và xử lý cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của pháp luật về chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trong vùng biển của nước CHXHCN Việt Nam.

Câu 11. Phạm vi điều chỉnh của Luật Cảnh sát biển Việt Nam được quy định như thế nào?

A. Quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam; chế độ, chính sách đối với Cảnh sát biển Việt Nam; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

B. Quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền điều tra, xử lý, trưng mua, trưng dụng tài sản của Cảnh sát biển Việt Nam; trách nhiệm phối hợp với Cảnh sát biển Việt Nam; chế độ, chính sách đối với Cảnh sát biển Việt Nam; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

C. Quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát biển Việt Nam;chế độ, chính sách đối với Cảnh sát biển Việt Nam; trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý nhà nước đối với Cảnh sát biển Việt Nam.

Câu 12. Vị trí của Cảnh sát biển Việt Nam được Luật Cảnh sát biển Việt Nam quy định như thế nào?

A. Là một trong các lực lượng vũ trang nhân dân của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự thống nhất quản lý nhà nước của Chính phủ.

B. Là lực lượng vũ trang nhân dân, lực lượng chuyên trách của Nhà nước, làm nòng cốt thực thi pháp luật và bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn trên biển.

C. Là thành phần của lực lượng Công an nhân dân, lực lượng chuyên trách của Nhà nước, là một trong những lực lượng nòng cốt thực thi pháp luật và bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn trên biển.

Câu 13. Luật Cảnh sát biển Việt Nam quy định Cảnh sát biển Việt Nam có bao nhiêu chức năng?

A. 02 chức năng.

B. 03 chức năng.

C. 04 chức năng.

Câu 14. Chức năng của Cảnh sát biển Việt Nam được Luật Cảnh sát biển Việt Nam quy định đầy đủ như thế nào?

A. Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng chuyên trách của Nhà nước thực hiện chức năng quản lý về an ninh, trật tự, an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật của Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà nước CHXHCN Việt Nam là thành viên trên biển.

B. Cảnh sát biển Việt Nam có chức năng tham mưu cho cấp có thẩm quyền hoặc đề xuất với Đảng, Nhà nước về chính sách, pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn trên biển; quản lý về an ninh, trật tự, an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam là thành viên.

C. Cảnh sát biển Việt Nam có chức năng tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất với Đảng, Nhà nước về chính sách, pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn trên biển; bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trong vùng biển Việt Nam; quản lý về an ninh, trật tự, an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế theo thẩm quyền.

Câu 15. Một trong những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam được Luật Cảnh sát biển Việt Nam quy định như thế nào?

A. Đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự thống nhất quản lý nhà nước của Chính phủ và sự chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

B. Đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống nhất quản lý nhà nước của Thủ tướng Chính phủ và sự chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

C. Đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự thống nhất quản lý nhà nước của Chính phủ và sự chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an.

Câu 16. Nguyên tắc nào dưới đây không được Luật Cảnh sát biển Việt Nam quy định là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam?

A. Đặt dưới sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước; chuyên sâu, tinh gọn, hiện đại và theo cấp hành chính từ trung ương đến cơ sở.

B. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam là thành viên.

C. Kết hợp nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia, quản lý an ninh, trật tự, an toàn trên biển với phát triển kinh tế biển.

Câu 17. Luật Cảnh sát biển Việt Nam quy định về xây dựng Cảnh sát biển Việt Nam như thế nào?

A. Nhà nước xây dựng Cảnh sát biển Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; ưu tiên nguồn lực phát triển Cảnh sát biển Việt Nam.

B. Nhà nước xây dựng Cảnh sát biển Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, một số thành phần tiến thẳng lên hiện đại; bảo đảm nhân lực cho hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam.

C. Nhà nước xây dựng Cảnh sát biển Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; ưu tiên nguồn lực phát triển Cảnh sát biển Việt Nam.

Câu 18. Trách nhiệm xây dựng Cảnh sát biển Việt Nam của cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam được Luật Cảnh sát biển Việt Nam quy định như thế nào? (Mức độ: Trung bình)

A. Cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam có trách nhiệm tham gia xây dựng Cảnh sát biển Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.

B. Cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam có trách nhiệm tham gia xây dựng Cảnh sát biển Việt Nam trong sạch, vững mạnh.

C. Cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam có trách nhiệm tham gia, ủng hộ vật chất, tài chính, tinh thần cho việc xây dựng Cảnh sát biển Việt Nam.

Câu 19. Luật Cảnh sát biển Việt Nam quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam như thế nào? (Mức độ: Trung bình)

A. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tham gia, phối hợp, cộng tác, hỗ trợ, giúp đỡ Cảnh sát biển Việt Nam phát triển kinh tế biển.

B. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi hoạt động trong vùng biển Việt Nam có trách nhiệm tham gia, phối hợp, cộng tác, hỗ trợ, giúp đỡ Cảnh sát biển Việt Nam thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.

C. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi hoạt động trong vùng biển Việt Nam có trách nhiệm thực hiện quyết định trưng mua, trưng dụng tài sản của Cảnh sát biển Việt Nam.

Câu 20. Trách nhiệm phối hợp trong thực hiện quyết định huy động nhân lực, tàu thuyền và phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự được Luật Cảnh sát biển Việt Nam quy định như thế nào?

A. Cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam có trách nhiệm phối hợp với Cảnh sát biển Việt Nam thực hiện quyết định huy động nhân lực, tàu thuyền và phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự của cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trong vùng biển Việt Nam.

B. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phối hợp với Cảnh sát biển Việt Nam thực hiện quyết định huy động nhân lực, tàu thuyền và phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự để phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật trên biển.

C. Cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện quyết định huy động nhân lực, tàu thuyền và phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự của Cảnh sát biển Việt Nam.

>> Tải file để tham khảo trọn bộ 100 câu hỏi thi Tìm hiểu Luật Cảnh sát biển Việt Nam 2021

Từ khóa » đáp án Cuộc Thi Tìm Hiểu Luật Cảnh Sát Biển Việt Nam