100 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Về Oxit - Axit - Bazơ - Muối
Có thể bạn quan tâm
Câu hỏi trắc nghiệm Oxit - Axit - Bazơ - Muối
- A. Trắc nghiệm Hóa 9 chương 1: Các hợp chất vô cơ
- B. Đáp án 100 câu hỏi trắc nghiệm về Oxit - Axit - Bazơ - Muối
100 Câu hỏi trắc nghiệm về Oxit - Axit - Bazơ - Muối được Vndoc biên soạn, tổng hợp gửi tới bạn đọc, là nội dung câu hỏi liên quan đến Oxit - Axit - Bazơ - Muối . Hy vọng giúp ích cho các bạn trong quá trình ôn tập lại phần kiến thức môn Hóa học về oxit, axit, bazo và muối, VnDoc.com đã sưu tầm và cung cấp tới các em 100 câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến các chất này.
- Bộ 7 đề thi giữa kì 1 môn hóa lớp 9 năm 2021 - 2022 Có đáp án
- 100 câu Trắc nghiệm hóa 9 học kì 1 chọn lọc
- Chuỗi phản ứng Hóa học vô cơ lớp 9
- Cách nhận biết các chất hóa học lớp 8 và 9
- Bài tập hóa học lớp 9 chương 1: Các hợp chất vô cơ
- Phương pháp giải bài tập hỗn hợp sắt và oxit sắt
- 100 đề thi học sinh giỏi hóa lớp 9
A. Trắc nghiệm Hóa 9 chương 1: Các hợp chất vô cơ
Câu 1. Cho 2,24 lít khí CO2 tác dụng vừa đủ với dung dịch bari hiđroxit tạo bari cacbonat và nước. Khối lượng bari cacbonat tạo ra là:A. 9,85 gam.
B. 19,7 gam.
C. 39,4 gam.
D. 29,55 gam.
Câu 2. Sục khí SO2 vào cốc đựng nước cất, cho quỳ tím vào dung dịch thu được, quỳ tím sẽ:
A. chuyển màu đỏ.
B. chuyển màu xanh.
C. chuyển màu vàng.
D. mất màu.
Câu 3. Dãy các chất nào sau đây tan trong nước?
A. Al2O3, CaO, P2O5, CuO, CO2B. CuO, CaO, P2O5, CO, CO2C. Na2O, CaO, P2O5, SO3, SO2D. Fe2O3, BaO, SO2, SO3, SO2
Câu 4. Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ dưới đây:
Dung dịch sau thí nghiệm chuyển từ không màu sang màu:
A. tím.
B. đỏ.
C. hồng.
D. xanh.
Câu 5. Cho m gam bột sắt vào dung dịch axit sunfuric loãng dư, phản ứng hoàn toàn tạo ra 6,72 lít khí hiđro (đktc). Giá trị của m là:
A. 16,8.
B. 8,4
C. 11,2
D. 15,6
Câu 6. Ngâm một đinh sắt sạch trong dung dịch đồng (II) sunfat có màu xanh. Hiện tượng xảy ra là:
A. Chỉ có màu xanh của dung dịch ban đầu nhạt dần.
B. Chỉ một phần đinh sắt bị hoà tan.
C. Kim loại đồng màu đỏ bám ngoài đinh sắt, đinh sắt không bị hoà tan.
D. Một phần đinh sắt bị hoà tan, kim loại đồng màu đỏ bám ngoài đinh sắt, màu xanh của dung dịch ban đầu nhạt dần.
Câu 7. Oxit nào sau đây tác dụng với CO2 tạo muối cacbonat?
A. BaO
B. Fe2O3
C. Al2O3
D. CuO
Câu 8. Oxit nào sau đây là oxit bazơ?
A. P2O5
B. SO2
C. CaO
D. CO
Câu 9. Muối nào sau đây không điều chế từ oxit bazơ và dung dịch axit?
A. CaSO4
B. Mg(NO3)2
C. MgCO3
D. MgSO4
Câu 10. Bazơ nào sau đây không tan trong nước?
A. Kali hiđroxit
B. Đồng (II) hiđroxit
C. Bari hiđroxit
D. Natri hiđroxit
Câu 11. Cho 8 gam đồng (II) oxit phản ứng với dung dịch axit clohiđric lấy dư, sau khi phản ứng hoàn toàn dung dịch thu được có chứa m gam muối đồng (II) clorua. Giá trị của m là:
A. 27.
B. 15,3.
C. 20,75.
D. 13,5.
Câu 12. Oxit nào sau đây là oxit lưỡng tính?
A. BaO
B. Al2O3
C. SO3
D. MgO
Câu 13. Khí CO thường được dùng làm chất đốt trong công nghiệp. Một loại khí CO có lẫn tạp chất CO2, SO2. Hoá chất rẻ tiền nào sau đây có thể loại bỏ những tạp chất trên ra khỏi CO?
A. H2O cất.
B. dung dịch HCl.
C. dung dịch nước vôi trong
D. dung dịch xút.
Câu 14. Cặp chất nào sau đây khi phản ứng chỉ tạo muối và nước?
A. Dung dịch natri hiđroxit và dung dịch sắt (II) clorua.
B. Dung dịch natri cacbonat và dung dịch bari clorua.
C. Dung dịch natri cacbonat và dung dịch axit clohiđric.
D. Dung dịch natri hiđroxit và dung dịch natri hiđrocacbonat.
Câu 15. Dung dịch nào sau đây có pH > 7?
A. Dung dịch natri clorua
B. Dung dịch canxi clorua.
C. Dung dịch axit sunfuric
D. Dung dịch nước vôi trong.
Câu 16. Phản ứng giữa cặp chất nào sau đây không xảy ra?
A. Dung dịch bari hiđroxit và dung dịch axit clohiđric
B. Dung dịch đồng (II) sunfat và dung dịch natri hiđroxit
C. Dung dịch natri cacbonat và dung dịch kali clorua
D. Dung dịch bari clorua và dung dịch natri sunfat
Câu 17. Phản ứng giữa cặp chất nào sau đây tạo ra sản phẩm có chất khí?
A. Dung dịch natri hiđroxit và dung dịch axit sunfuric
B. Dung dịch natri cacbonat và dung dịch bari hiđroxit
C. Dung dịch bari clorua và dung dịch natri sunfat
D. Dung dịch natri sunfit và dung dịch axit clohiđric
Câu 18. Phản ứng giữa axit sunfuric và kali hiđroxit là phản ứng
A. thế.
B. trung hoà.
C. phân huỷ.
D. hoá hợp.
Câu 19. Dung dịch đồng (II) clorua tác dụng được với dung dịch:
A. axit clohiđric.
B. natri sunfat.
C. bari nitrat.
D. kali hiđroxit.
Câu 20. Oxit nào sau đây không được điều chế bằng phản ứng phân huỷ?
A. Na2O
B. CO2
C. SO2
D. CaO
Câu 21. Cho các chất sau: đồng (II) hiđroxit, natri hiđroxit, bari hiđroxit, kali hiđroxit. Chất bị nhiệt phân huỷ tạo thành oxit là:
A. bari hiđroxit.
B. đồng (II) hiđroxit.
C. kali hiđroxit.
D. natri hiđroxit.
Câu 22. Cho hai dung dịch natri sunfat và natri cacbonat đều trong suốt không màu. Thuốc thử dùng phân biệt hai dung dịch trên là:
A.dung dịch natri hiđroxit.
B. dung dịch natri clorua.
C. dung dịch axit clohiđric.
D. dung dịch bari clorua.
Câu 23. Quỳ tím chuyển đỏ khi cho vào dung dịch:
A.nước vôi trong.
B. axit sunfuric.
C. natri hiđroxit.
D. kali hiđroxit.
Câu 24. Oxit nào sau đây là oxit trung tính?
A. CaO
B. CO2
C. SO2
D. CO
Câu 25. Cho các chất: CuO, BaCl2, Mg, MgO. Chất tác dụng được với dung dịch axit clohiđric tạo dung dịch màu xanh là:
A. CuO.
B. MgO.
C. Mg.
D. BaCl2
Câu 26. CaO có tên gọi thông thường là:
A. vôi bột.
B. vôi tôi.
C. vôi sống.
D. sữa vôi.
Câu 27. Axit tương ứng với lưu huỳnh (IV) oxit có công thức là:
A.H2SO3
B. H2CO3
C. H2SO4
D. H3PO4
Câu 28. Cho hai dung dịch axit clohiđric và axit sunfuric loãng. Thuốc thử dùng để phân biệt hai dung dịch trên là:
A. dung dịch natri hiđroxit.
B. sắt (II) hiđroxit.
C. dung dịch bari clorua.
D. dung dịch natri cacbonat.
Câu 29. Oxit nào sau đây là oxit axit?
A. SO2
B. Na2O
C. Al2O3
D. CO
Câu 30. Cho vài giọt dung dịch natri hiđroxit vào ống nghiệm chứa 1 ml dung dịch sắt (III) clorua. Hiện tượng xảy ra là:
A. có kết tủa trắng xanh sau chuyển màu nâu đỏ.
B. có kết tủa trắng xanh tạo ra.
C. có kết tủa xanh đậm.
D. có kết tủa nâu đỏ tạo ra.
Câu 31. Trong công nghiệp, vôi sống được điều chế bằng cách nhiệt phân:
A. CaCl2
B. CaSO4
C. Ca(OH)2
D. CaCO3
Câu 32. Oxit nào sau đây làm vẩn đục dung dịch nước vôi trong dư?
A. CO2
B. NO
C. CuO
D. CO
Câu 33. Khí sunfurơ được tạo ra từ cặp chất nào sau đây?
A. Muối natri sunfit và axit cacbonic
B. Muối natri sunfit và dung dịch axit clohiđric
C. Muối natri sunfat và dung dịch axit clohiđric
D. Muối natri sunfat và muối đồng(II) clorua
Câu 34. Chất nào sau đây tác dụng với nước tạo dung dịch làm phenolphtalein chuyển màu hồng?
A. Na2O
B. Al2O3
C. SO3
D. CuO
Câu 35. Chất nào sau đây không bị nhiệt phân?
A. CaCl2
B. NaHCO3
C. Mg(OH)2
D. CaCO3
Câu 36. Phản ứng giữa cặp chất nào sau đây không xảy ra?
A. Đồng và dung dịch axit clohiđric
B. Đồng (II) oxit và dung dịch axit clohiđric
C. Đồng (II) hiđroxit và dung dịch axit clohiđric
D. Đồng (II) nitrat và và natri hiđroxit
Câu 37. Thuốc thử dùng phân biệt hai dung dịch natri hiđroxit và canxi hiđroxit là:
A. dung dịch axit clohiđric.
B. dung dịch bari clorua.
C. dung dịch natri clorua.
D. dung dịch natri cacbonat.
Câu 38. Oxit nào sau đây tác dụng với nước tạo dung dịch axit?
A. K2O
B. CO
C. CaO
D. P2O5
Câu 39. Dãy các chất nào sau đây tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng?
A. Fe2O3, CuO, Al2O3, MgO
B. Fe2O3, CuO, Al2O3, CO
C. P2O5, CuO, Al2O3, MgO
D. P2O5, CuO, SO3, MgO
Câu 40. Cho các chất: Mg, MgO, MgCO3, MgCl2. Chất tác dụng với dung dịch axit clohiđric tạo chất khí có thể làm vẩn đục dung dịch nước vôi trong là:
A. MgCO3
B. MgO
C. MgCl2
D. Mg
Câu 41. Để tách riêng Fe2O3 ra khỏi hỗn hợp BaO và Fe2O3 ta dùng:
A. Nước.
B. Giấy quì tím.
C. Dung dịch HCl.
D. dung dịch NaOH.
Câu 42. Hấp thụ hoàn toàn 11,2 lít khí CO2 (đktc) bằng một dung dịch chứa 20 g NaOH. Muối được tạo thành là:
A. Na2CO3.
B. NaHCO3.
C. Hỗn hợp Na2CO3 và NaHCO3.
D. Na(HCO3)2.
Câu 43. Hoà tan 6,2 g natri oxit vào 193,8 g nước thì được dung dịch A. Nồng độ phần trăm của dung dịch A là:
A. 4%.
B. 6%.
C. 4,5%
D. 10%
Câu 44. Hoà tan 23,5 g kali oxit vào nước được 0,5 lít dung dịch A. Nồng độ mol của dung dịch A là:
A. 0,25M.
B. 0,5M
C. 1M.
D. 2M.
Câu 45. Sản phẩm của phản ứng phân hủy canxicacbonat bởi nhiệt là :
A. CaO và CO
B. CaO và CO2
C. CaO và SO2
D. CaO và P2O5
Câu 46. Hòa tan hết 12,4 gam Natrioxit vào nước thu được 500ml dung dịch A. Nồng độ mol của dung dịch A là :
A. 0,8M
B. 0,6M
C. 0,4M
D. 0,2M
Câu 47. Hòa tan hết 5,6 gam CaO vào dung dịch HCl 14,6% . Khối lượng dung dịch HCl đã dùng là :
A. 50 gam
B. 40 gam
C. 60 gam
D. 73 gam
Câu 48. Cặp chất tác dụng với nhau sẽ tạo ra khí lưu huỳnh đioxit là:
A. CaCO3 và HCl
B. Na2SO3 và H2SO4
C. CuCl2 và KOH
D. K2CO3 và HNO3
Câu 49. Oxit của một nguyên tố hóa trị (II) chứa 28,57% oxi về khối lượng. Nguyên tố đó là:
A. Ca
B. Mg
C. Fe
D. Cu
Câu 50. Hòa tan 2,4 gam oxit của một kim loại hóa trị II vào 21,9 gam dung dịch HCl 10% thì vừa đủ. Oxit đó là:
A. CuO
B. CaO
C. MgO
D. FeO
Câu 51. Oxit nào sau đây khi tác dụng với nước tạo ra dung dịch có pH > 7?
A. CO2
B. SO2
C. CaO
D. P2O5
Câu 52. Để thu được 5,6 tấn vôi sống với hiệu suất phản ứng đạt 95% thì lượng CaCO3 cần dùng là :
A. 9,5 tấn
B. 10,5 tấn
C. 10 tấn
D. 9,0 tấn
Câu 53. Để nhận biết 3 khí không màu: SO2, O2, H2 đựng trong 3 lọ mất nhãn ta dùng:
A . Giấy quỳ tím ẩm
B . Giấy quỳ tím ẩm và dùng que đóm cháy dở còn tàn đỏ
C . Than hồng trên que đóm
D . Dẫn các khí vào nước vôi trong
Câu 54. Chất nào sau đây góp phần nhiều nhất vào sự hình thành mưa axit ?
A . CO2
B. SO2
C. N2
D. O3
Câu 55. Nếu hàm lượng của sắt là 70% thì đó là chất nào trong số các chất sau :
A. Fe2O3
B. FeO
C. Fe3O4
D. FeS
Câu 56. Khử 16 gam Fe2O3 bằng CO dư , sản phẩm khí thu được cho đi vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là :
A. 10 g
B. 20 g
C. 30 g
D. 40 g
Câu 57. Hòa tan hết 11,7g hỗn hợp gồm CaO và CaCO3 vào 100 ml dung dịch HCl 3M . Khối lượng muối thu được là :
A. 16,65 g
B. 15,56 g
C. 166,5 g
D. 155,6g
Câu 58. Trong hơi thở, Chất khí làm đục nước vôi trong là:
A. SO2
B. CO2
C. NO2
D. SO3
Câu 59. Dãy các chất tác dụng với lưu huỳnh đioxit là:
A. Na2O, CO2, NaOH, Ca(OH)2
B. CaO, K2O, KOH, Ca(OH)2
C. HCl, Na2O, Fe2O3, Fe(OH)3
D. Na2O, CuO, SO3, CO2
Câu 60. Chất làm quỳ tím ẩm chuyển sang màu đỏ là:
A. MgO
B. CaO
C. SO2
D. K2O
Câu 61. Dãy các chất tác dụng đuợc với nước tạo ra dung dịch bazơ là:
A. MgO, K2O, CuO , Na2O
B. CaO, Fe2O3, K2O, BaO
C. CaO, K2O, BaO, Na2O
D. Li2O, K2O, CuO, Na2O
Câu 62. Dung dịch được tạo thành từ lưu huỳnh đioxit với nước có:
A. pH = 7
B. pH > 7
C. pH< 7
D. pH = 8
Câu 63. Cho các oxit: Na2O, CO, CaO, P2O5, SO2. Có bao nhiêu cặp chất tác dụng được với nhau?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 64. Dãy oxit tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng là:
A. MgO, Fe2O3, SO2, CuO.
B. Fe2O3, MgO, P2O5, K2O .
C. MgO, Fe2O3, CuO, K2O.
D. MgO, Fe2O3, SO2, P2O5.
Câu 65. Dãy các chất không tác dụng được với dung dịch HCl là:
A. Al, Fe, Pb.
B. Al2O3, Fe2O3, Na2O.
C. Al(OH)3, Fe(OH)3, Cu(OH)2.
D. BaCl2, Na2SO4, CuSO4.
Câu 66. CuO tác dụng với dung dịch H2SO4 tạo thành:
A. Dung dịch không màu.
B. Dung dịch có màu lục nhạt.
C. Dung dịch có màu xanh lam.
D. Dung dịch có màu vàng nâu.
Câu 67. Cặp chất tác dụng với nhau tạo thành muối và nước:
A Magie và dung dịch axit sunfuric
B. Magie oxit và dung dịch axit sunfuric
C. Magie nitrat và natri hidroxit
D. Magie clorua và natri clorua
Câu 68. Cặp chất tác dụng với nhau tạo thành sản phẩm có chất khí:
A. Bari oxit và axit sunfuric loãng
B. Bari hiđroxit và axit sunfuric loãng
C. Bari cacbonat và axit sunfuric loãng
D. Bari clorua và axit sunfuric loãng
Câu 69. Kẽm tác dụng với dung dịch axit clohiđric sinh ra:
A. Dung dịch có màu xanh lam và chất khí màu nâu.
B. Dung dịch không màu và chất khí có mùi hắc.
C. Dung dịch có màu vàng nâu và chất khí không màu
D. Dung dịch không màu và chất khí cháy được trong không khí.
Câu 70. Chất phản ứng được với dung dịch HCl tạo ra một chất khí có mùi hắc, nặng hơn không khí và làm đục nước vôi trong:
A.Zn B. Na2SO3 C. FeS D. Na2CO3
Câu 71. Nhóm chất tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng sinh ra chất kết tủa màu trắng:
A. ZnO, BaCl2
B. CuO, BaCl2
C. BaCl2, Ba(NO3)2
D. Ba(OH)2, ZnO
Câu 72. Dãy các chất tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng tạo thành sản phẩm có chất khí:
A. BaO, Fe, CaCO3
B. Al, MgO, KOH
C. Na2SO3, CaCO3, Zn
D. Zn, Fe2O3, Na2SO3
Câu 73. Có 4 ống nghiệm đựng các dung dịch: Ba(NO3)2, KOH, HCl, (NH4) 2CO3. Dùng thêm hóa chất nào sau đây để nhận biết được chúng ?
A. Quỳ tím
B. Dung dịch phenolphtalein
C. CO2
D. Dung dịch NaOH
Câu 74. Thuốc thử dùng để nhận biết 3 dung dịch: HCl, HNO3, H2SO4 đựng trong 3 lọ khác nhau đã mất nhãn. Các thuốc thử dùng để nhận biết được chúng là:
A. Dung dịch AgNO3và giấy quì tím.
B. Dung dịch BaCl2và dung dịch AgNO3
C. Dùng quì tím và dung dịch NaOH
D. Dung dịch BaCl2và dung dịch phenolphtalein.
B. Đáp án 100 câu hỏi trắc nghiệm về Oxit - Axit - Bazơ - Muối
1 B | 2 A | 3 C | 4 C | 5 A | 6 D | 7 A | 8 C | 9 C | 10 B |
11 D | 12 B | 13 C | 14 D | 15 D | 16 C | 17 D | 18 B | 19 D | 20 A |
21 B | 22 C | 23 B | 24 D | 25 A | 26 C | 27 A | 28 C | 29 A | 30 D |
31 D | 32 A | 33 B | 34 A | 35 A | 36 A | 37 D | 38 D | 39 A | 40 A |
41 A | 42 B | 43 A | 44 C | 45 B | 46 A | 47 A | 48 B | 49 A | 50 A |
51 C | 52 B | 53 B | 54 B | 55 A | 56 C | 57 A | 58 B | 59 B | 60 C |
61 C | 62 C | 63 C | 64 C | 65 D | 66 C | 67 B | 68 C | 69 D | 70 B |
71 C | 72 C | 73 A | 74 B | 75 B | 76 B | 77 C | 78 D | 79 C | 80 B |
81 B | 82 C | 83 C | 84 C | 85 C | 86 B | 87 B | 88 D | 89 D | 90 A |
91 B | 92 B | 93 B | 94 D | 95 A | 96 A | 97 B | 98 A | 99 D | 100 D |
..................................................
Để tải toàn bộ câu hỏi trắc nghiệm về oxit - axit - bazo - muối mời các bạn ấn link TẢI VỀ bên dưới
.........................
Để có thể hoàn thành 100 câu hỏi trắc nghiệm về oxit - axit - bazo - muối các bạn học sinh cần phải nắm chắc kiến thức bài học về tính chất ứng dụng chính của các hợp chất vô cơ đã được học mời các bạn tham khảo nội dung tài liệu tại: Tóm tắt lý thuyết hóa học 9
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn 100 câu hỏi trắc nghiệm hóa học có đáp án. Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 9, Giải SBT Vật Lí 9, Chuyên đề Sinh học 9, Chuyên đề Hóa học 9. Tài liệu học tập lớp 9 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Luyện thi lớp 9 lên lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.
Từ khóa » Bài Tập Axit Bazo Lớp 9
-
Bài Tập Axit Tác Dụng Với Bazơ Chọn Lọc, Có đáp án - Hóa Học Lớp 9
-
Bài Tập Axit, Bazo, Muối Tác Dụng Với Muối Chọn Lọc, Có đáp án
-
Bài Tập Axit Tác Dụng Với Bazơ Và Cách Giải - Hóa 9 Chuyên đề
-
MỘT Số Bài Tập NÂNG CAO OXIT – AXIT – BAZO Hoá Lớp 9 - 123doc
-
Bài Tập Axit Tác Dụng Với Bazơ Và Cách Giải - Haylamdo
-
Bài Tập Axit, Bazo, Muối Tác Dụng Với Muối Chọn Lọc, Có ... - Haylamdo
-
Phương Pháp Giải Một Số Dạng Bài Tập Về Tính Chất Hóa Học Của Bazo
-
Một Số Bài Tập Về Axit Bazo Muối Lớp 9, Chuyên Đề 6
-
Bài Tập Axit Tác Dụng Với Bazơ
-
26 Bài Tập Axit - Bazo - Muối (Có đáp án)
-
Cac Dang Bai Tap Hoa Lop 9 Hay - SlideShare
-
Các Dạng Bài Tập Hóa Học Lớp 9 Chọn Lọc, Có Lời Giải - ThiênBảo Edu
-
Một Số Dạng Bài Tập Axit Lớp 9, Các Dạng Bài Tập Hóa Học Lớp 9