100 Câu Nhận định Luật An Sinh Xã Hội Theo Chương (có đáp án)

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT AN SINH XÃ HỘI

1. Phương pháp điều chỉnh của luật an sinh xã hội là phương pháp mệnh lệnh và phương pháp tùy nghi

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn: Đúng

Pháp luật an sinh xã hội điều chỉnh nhóm qua hệ bảo hiểm xã hội, nhóm quan hệ ưu đãi xã hội và nhóm quan hệ cứu trợ xã hội do đó, phương pháp điều chỉnh sử dụng kết hợp hai phương pháp là phương pháp mệnh lệnh và phương pháp tùy nghi.

2. Pháp luật an sinh xã hội là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh chỉ trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội và cứu trợ xã hội.

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn:  Sai

Ngoài ra, pháp luật an sinh xã hội cũng điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực ưu đãi xã hội.

3. Pháp luật an sinh xã hội điều chỉnh nhóm quan hệ ưu đãi xã hội thể hiện trách nhiệm của nhà nước đối với những người đã đóng góp công sức, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì sự nghiệp xây dựng đất nước.

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn: Đúng

Nhóm quan hệ ưu đãi xã hội thể hiện thể hiện trách nhiệm của nhà nước đối với những người đã đóng góp công sức, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì sự nghiệp xây dựng đất nước. Chủ thể tham gia quan hệ là một bên nhà nước và một bên là những người có công với cách mạng hoặc thân nhân gia đình họ

4. Pháp luật an sinh xã hội điều chỉnh nhóm quan hệ cứu trợ xã hội thể hiện trách nhiệm cộng đồng, của xã hội đối với các thành viên khi họ gặp rủi ro và bất hạnh trong cuộc sống.

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn: Đúng

Nhóm quan hệ cứu trợ xã hội thể hiện trách nhiệm cộng đồng, của xã hội đối với các thành viên khi họ gặp rủi ro và bất hạnh trong cuộc sống nhằm giúp họ khắc phục các hậu quả để ổn định cuộc sống tạo điều kiện giúp họ hòa nhập vào cộng đồng.

5. Nguồn trợ cấp của cứu trợ xã hội chỉ từ sự hỗ trợ của nhà nước.

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn: Sai

Nguồn trợ cấp chủ yếu của cứu trợ xã hội chủ yếu là nhà nước, ngoài ra còn có sự đóng góp của cá nhân và tổ chức trong, ngoài nước.

6. Bảo hiểm xã hội là hệ thống trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội 

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn: Đúng

Bảo hiểm xã hội là tổng hợp các quan hệ kinh tế – xã hội hình thành trong lĩnh vực bảo đảm trợ cấp cho người lao động khi họ gặp rủi ro trong quá trình lao động khiến khả năng lao động bị suy giảm hoặc khi không còn khả năng lao động. Vì vậy, bảo hiểm xã hội là hệ thống trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội

7. Ưu đãi xã hội là quan hệ mang tính đặc thù trong hệ thống an sinh xã hội Việt Nam

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn: Đúng

Bởi vì ưu đãi xã hội là quan hệ xã hội hình thành trong lĩnh vực Nhà nước và cộng đồng xã hội thực hiện ưu đãi đối với người có công và thân nhân của người có công nhằm ghi nhớ công ơn của họ đối với đất nước.

8. Mọi thành viên trong xã hội đều có quyền hưởng an sinh xã hội.

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn: Đúng

Bởi vì xuất phát từ nhu cầu hưởng an sinh xã hội của các thành viên trong xã hội; xuất phát từ quyền hưởng an sinh xã hội là quyền con người; xuất phát từ chức năng xã hội của Nhà nước.

9. Mọi thành viên trong xã hội đều được hưởng quyền lợi về an sinh xã hội.

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn: Sai

Chỉ khi đủ điều kiện do pháp luật quy định thì mới được hưởng quyền lợi về an sinh xã hội.

10. Nhà nước thống nhất về quản lý an sinh xã hội

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn: Đúng

Bởi vì xuất phát từ chức năng xã hội của nhà nước; xuất phát từ mục đích của an sinh xã hội và xuất phát từ nguồn nhân lực và tài chính thực hiện an sinh xã hội.

11. Mọi thành viên trong xã hội đều có thể tham gia quan hệ pháp luật an sinh xã hội

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn: Đúng

Đây là một trong những đặc điểm của quan hệ pháp luật an sinh xã hội. Quan hệ pháp luật an sinh xã hội là những quan hệ hình thành trong lĩnh vực Nhà nước tổ chức, thực hiện các hình thức bảo vệ, trợ giúp cho các thành viên xã hội nhằm bảo đảm an toàn đời sống xã hội, được các quy phạm pháp luật an sinh xã hội điều chỉnh.

12. Chủ thể của quan hệ pháp luật bảo hiểm xã hội chỉ là bên tham gia bảo hiểm xã hội và bên hưởng bảo hiểm xã hội

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn: Sai.

Chủ thể của quan hệ pháp luật bảo hiểm xã hội là bên tham gia bảo hiểm xã hội, bên hưởng bảo hiểm xã hội và bên tham gia bảo hiểm xã hội.

13. Các quan hệ pháp luật an sinh xã hội chỉ bao gồm quan hệ pháp luật bảo hiểm xã hội và quan hệ pháp luật ưu đãi xã hội.

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn:  Sai.

Các quan hệ pháp luật an sinh xã hội bao gồm quan hệ pháp luật bảo hiểm xã hội, quan hệ pháp luật ưu đãi xã hội, quan hệ pháp luật bảo hiểm y tế và quan hệ pháp luật trợ giúp xã hội.

14. Trong quan hệ pháp luật an sinh xã hội, thông thường có một bên tham gia là nhà nước 

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn: Đúng

Đây là một trong những đặc điểm của pháp luật an sinh xã hội, khi mà quan hệ pháp luật an sinh xã hội là những quan hệ hình thành trong lĩnh vực Nhà nước tổ chức, thực hiện các hình thức bảo vệ, trợ giúp cho các thành viên xã hội nhằm bảo đảm an toàn đời sống xã hội, được các quy phạm pháp luật an sinh xã hội điều chỉnh.

15. Chủ thể quan hệ pháp luật ưu đãi xã hội là người ưu đãi và người được ưu đãi

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn: Đúng

Bởi vì quan hệ pháp luật ưu đãi xã hội là quan hệ xã hội hình thành trong việc Nhà nước ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng ở các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, được các quy phạm pháp luật điều chỉnh. Người hưởng ưu đãi là người có đóng góp đặc biệt cho đất nước.

CHƯƠNG II:  BẢO HIỂM XÃ HỘI

1. Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp toàn bộ thu nhập của người lao động chỉ khi bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản và tai nạn lao động trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn: Sai.

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Căn cứ vào Khoản 1 Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội.

2. Có hai loại hình bảo hiểm là bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiếm xã hội tự nguyện.

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn: Đúng

Căn cứ vào Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội quy định đối tượng điều chỉnh của Luật bảo hiểm xã hội, có hai loại hình bảo hiểm là bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện.

3. Đối tượng bảo hiểm xã hội là thu nhập của người lao động.

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn: Đúng.

Đây là một trong các đặc điểm của bảo hiểm xã hội, đối tượng bảo hiểm xã hội là thu nhập của người lao động.

4. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội chỉ gồm sự đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn: Sai

Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội gồm có sự đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và sự hỗ trợ vào quỹ bảo hiểm xã hội của nhà nước

5. Đối tượng được hưởng bảo hiểm xã hội chỉ là người lao động

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn: Sai

Đối tượng được hưởng bảo hiểm xã hội gồm có người lao động và thành viên gia đình người lao động khi đáp ứng đủ các điều kiện pháp luật quy định.

6. Mức hưởng bảo hiểm xã hội chỉ phụ thuộc vào mức đóng góp của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội và thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn Hướng dẫn: Sai

Mức hưởng bảo hiểm xã hội phụ thuộc vào mức đóng góp của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội, thời gian đóng bảo hiểm xã hội, mức lương của người lao động, điều kiện, khu vực làm việc, mức suy giảm khả năng lao động, độ tuổi của người lao động và sự kiện pháp lý kèm theo.

7. Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn: Đúng

Căn cứ vào Khoản 2 Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội 2014: “Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.”

8. Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia chỉ hưởng chế độ hưu trí.

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn: Sai

Căn cứ vào Khoản 3 Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội 2014: “Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.”

9. Qũy bảo hiểm xã hội chỉ hình thành từ 4 nguồn là người sử dụng lao động đóng, người lao động đóng, hỗ trợ của Nhà nước, các nguồn thu hợp pháp khác.

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn: Sai

Qũy bảo hiểm xã hội hình thành từ 5 nguồn là người sử dụng lao động đóng, người lao động đóng, hỗ trợ của Nhà nước, các nguồn thu hợp pháp khác và tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ.

Căn cứ vào Khoản 4 Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội 2014: “Quỹ bảo hiểm xã hội là quỹ tài chính độc lập với ngân sách nhà nước, được hình thành từ đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và có sự hỗ trợ của Nhà nước.”

Căn cứ vào điều 82 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

Điều 82. Các nguồn hình thành quỹ bảo hiểm xã hội

1. Người sử dụng lao động đóng theo quy định tại Điều 86 của Luật này.

2. Người lao động đóng theo quy định tại Điều 85 và Điều 87 của Luật này.

3. Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ.

4. Hỗ trợ của Nhà nước.

5. Các nguồn thu hợp pháp khác.”

10. Bảo hiểm xã hội vừa mang tính kinh tế vừa mang tính xã hội

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn: Đúng

Hai tính chất này không thể tách rời, chúng xen kẽ nhau. Biểu hiện của tính kinh tế là hỗ trợ thu nhập, cho quỹ dự phòng rủi ro nhằm hỗ trợ được cho những trường hợp cần thiết. Tính xã hội là trợ giúp cho những người khó khăn về mặt kinh tế.

11. Qũy bảo hiểm xã hội gồm có quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc và quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn: Sai

Qũy bảo hiểm xã hội ngoài gồm có quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc và quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện thì còn có quỹ bảo hiểm thất nghiệp

12. Chức năng của bảo hiểm xã hội chỉ là bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn Hướng dẫn: Sai

Chức năng của bảo hiểm xã hội là bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động; phân phối lại thu nhập; chia sẻ rủi ro giữa những người lao động

13. Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội.

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn: Đúng

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 5 Luật bảo hiểm xã hội 2014:  “Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội.”

14. Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn là một trong những đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện 

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn: Sai

Căn cứ Điểm i Khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

15. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn: Sai

Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Căn cứ vào Khoản 4 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014: “Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.”

16. Cán bộ, công chức, viên chức thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn: Đúng

Căn cứ vào Điểm c Khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì cán bộ, công chức, viên chức thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

17. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng.

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn: Đúng

Căn cứ vào Khoản 5 Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội 2014: “5. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.”

20. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ Ốm đau; Thai sản; Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và Hưu trí.

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn: Sai

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 4 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì còn có chế độ tử tuất:

“1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:

a) Ốm đau;

b) Thai sản;

c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

d) Hưu trí;

đ) Tử tuất.”

21. Bảo hiểm xã hội tự nguyện chỉ có các chế độ Hưu trí và Tử tuất.

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn Hướng dẫn: Đúng

Căn cứ vào Khoản 2 Điều 4 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

“2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:

a) Hưu trí;

b) Tử tuất.”

22. Đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc, người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn hằng tháng đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn:  Đúng

Căn cứ Khoản 1 Điều 85 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

Điều 85. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Người lao động quy định điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất.”

23. Đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc, cán bộ, công chức, viên chức thuộc đối tượng được áp dụng chế độ ốm đau của bảo hiểm xã hội

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn: Đúng

Căn cứ vào Điều 24 Luật bảo hiểm xã hội:

“Điều 24. Đối tượng áp dụng chế độ ốm đau

Đối tượng áp dụng chế độ ốm đau là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này.”

Cán bộ, công chức, viên chức thuộc điểm c khoản 1 Điều 2.

24.Đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc, phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 06 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền là một trong các điều kiện hưởng chế độ ốm đau.

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn:  Sai

Căn cứ vào Khoản 2 Điều 25 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì con dưới 07 tuổi:

“Điều 25. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau

2. Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.”

25. Đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi con ốm đau được tính theo ngày làm việc tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn: Sai

Căn cứ vào khoản 2 Điều 27 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi con ốm đau quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

“Điều 27. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau

2. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội thì thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau của mỗi người cha hoặc người mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi con ốm đau quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.”

26. Đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc, mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 30 ngày.

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn: Sai

Căn cứ Khoản 4 Điều 28 Luật bảo hiểm xã hội 2014: “Mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày.” thì thời gian chia là 24 ngày chứ không phải là 30 ngày.

27. Đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc, số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe chỉ do người sử dụng lao động quyết định.

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn: Sai

Căn cứ vào Khoản 2 điều 29 Luật bảo hiểm xã hội thì số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định.

28. Đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc, trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe thì không được hưởng chế độ ốm đau.

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn: Đúng

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 25 Luật bảo hiểm xã hội 2014: “Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.”

29. Đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc, công nhân quốc phòng không thuộc đối tượng hưởng chế độ ốm đau.

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn: Sai

Căn cứ Điều 24 Luật bảo hiểm xã hội thì công nhân quốc phòng thuộc đối tượng hưởng chế độ ốm đau của bảo hiểm xã hội. Thuộc điểm d khoản 1 Điều 2.

“Điều 24. Đối tượng áp dụng chế độ ốm đau

Đối tượng áp dụng chế độ ốm đau là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này.”

30. Đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng 35% mức lương cơ sở.

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn: Sai

Căn cứ khoản 3 điều 29 Luật bảo hiểm xã hội thì “Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.”

31.Đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc, viên chức là đối tượng được áp dụng chế độ thai sản.

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn: Đúng

Căn cứ vào Điều 30 và Điểm c Khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014. Theo đó, viên chức là đối tượng được áp dụng chế độ thai sản của bảo hiểm xã hội

“Điều 30. Đối tượng áp dụng chế độ thai sản

Đối tượng áp dụng chế độ thai sản là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này.”

“Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

c) Cán bộ, công chức, viên chức;”

32. Đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc, người hoạt động không chuyên trách ở xã thuộc đối tượng được áp dụng chế độ thai sản và chế độ ốm đau.

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn: Sai

Căn cứ vào Điều 24 và Điều 30 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì người lao động là người hoạt động không chuyên trách ở xã thì không nằm trong đối tượng áp dụng chế độ thai sản và chế độ ốm đau.

“Điều 24. Đối tượng áp dụng chế độ ốm đau

Đối tượng áp dụng chế độ ốm đau là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này.

Điều 30. Đối tượng áp dụng chế độ thai sản

Đối tượng áp dụng chế độ thai sản là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này.”

Người hoạt động không chuyên trách ở xã được quy định tại điểm i Khoản 1 Điều 2

33. Đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc, lao động nam có vợ sinh con được hưởng chế độ thai sản

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn: Sai

Lao động nam có vợ sinh con và đang thực hiện đóng bảo hiểm thì được hưởng chế độ thai sản. Căn cứ vào điểm e Khoản 1 Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội:

“Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.”

34. Đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc, lao động nữ sinh con và người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 08 tháng tuổi đều thuộc trường hợp được hưởng chế độ thai sản.

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn: Sai

Lao động nữ sinh con được hưởng chế độ thai sản nhưng người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng mới thuộc trường hợp được hưởng chế độ thai sản.

Căn cứ vào điểm b và d Khoản 1 Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

“Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

b) Lao động nữ sinh con;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;”

35. Đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc, bất kỳ lao động nữ nào đóng bảo hiểm xã hội khi sinh con đều được hưởng chế độ thai sản.

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn: Sai

Điều kiện để lao động nữ sinh con khi đóng bảo hiểm xã hội được hưởng chế độ ốm đau là thời gian đóng bảo hiểm, theo luật quy định là từ đủ 06 tháng trở lên. Căn cứ vào Khoản 2 Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

“Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.”

36. Đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi khám thai tính theo ngày làm việc kể cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn: Sai

Căn cứ vào Khoản 2 Điều 32 Luật bảo hiểm xã hội:

“Điều 32. Thời gian hưởng chế độ khi khám thai

2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.”

37.  Đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc, trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày trong mọi trường hợp.

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn:  Sai

Căn cứ Khoản 1 Điều 45 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì

trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.

“Điều 32. Thời gian hưởng chế độ khi khám thai

1. Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.”

38. Đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc, mọi lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. 

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn: Sai

Căn cứ Khoản 1 Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

“Điều 34. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con

1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.”

39. Đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định chi tiết chế độ thai sản, thủ tục hưởng chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ.

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn: Sai

Chính phủ là quy định chi tiết chế độ thai sản, thủ tục hưởng chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ. Căn cứ Khoản 3 Điều 35 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

“Điều 35. Chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ

3. Chính phủ quy định chi tiết chế độ thai sản, thủ tục hưởng chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ.”

40. Đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc, người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 05 tháng tuổi.

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn: Sai

Căn cứ Khoản 2 Điều 35 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

“Điều 35. Chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ

2. Người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.”

41. Đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc, thời gian hưởng chế độ thai sản khi thực hiện các biện pháp tránh thai không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn: Sai

Căn cứ vào Khoản 2 Điều 37 Luật bảo hiểm xã hội 2014: “Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.”

42.Đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc, Chính phủ quy định chi tiết về điều kiện, thời gian, mức hưởng của các đối tượng hưởng chế độ ốm đau.

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn: Sai

Căn cứ vào khoản 3 Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về điều kiện, thời gian, mức hưởng của các đối tượng hưởng chế độ ốm đau.

“Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản

3. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về điều kiện, thời gian, mức hưởng của các đối tượng quy định tại Điều 24 và khoản 1 Điều 31 của Luật này.”

Điều 24 quy định đối tượng áp dụng chế độ ốm đau.

43.Đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc, mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 35% mức lương cơ sở.

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn: Sai

Căn cứ Khoản 3 Điều 41 Luật bảo hiểm xã hội 2014: “Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.”

44.Đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc, người lao động bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc được hưởng chế độ tai nạn lao động

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn:  Sai

Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động được quy định tại điều 43 Luật bảo hiểm xã hội 2014, theo đó:

– Bị tai nạn một trong số các trường hợp luật quy định

– Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn trong các trường hợp trên.

Theo Điểm c Khoản 1 Điều 43 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì trường hợp trên phải : Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

Điều kiện thứ hai là suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên.

45.Đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc, người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh quy định tại danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp. 

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn: Đúng

Căn cứ vào Điều 44 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

Điều 44. Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp

Người lao động được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại;

2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh quy định tại khoản 1 Điều này.”

46. Đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc, người lao động được giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động khi bị tai nạn lao động nhiều lần.

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn: Đúng

Căn cứ vào Điểm b Khoản 2 Điều 45 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

“Điều 45. Giám định mức suy giảm khả năng lao động

2. Người lao động được giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

b) Bị tai nạn lao động nhiều lần;”

47. Đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc, mọi trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động đều được hưởng trợ cấp một lần.

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn:  Sai

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 47 Luật bảo hiểm xã hội 2014: “Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần.”

48. Đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc, người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp một lần.

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn: Sai

Căn cứ khoản 1 Điều 47 Luật bảo hiểm xã hội 2014: “Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.”

49. Đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc, Chính phủ quy định việc điều chỉnh lương hưu trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế phù hợp với ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội.

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn: Đúng

Căn cứ Điều 57 Luật bảo hiểm xã hội:

“Điều 57. Điều chỉnh lương hưu

Chính phủ quy định việc điều chỉnh lương hưu trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế phù hợp với ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội.”

50. Đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc, thời điểm tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần là thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan bảo hiểm xã hội.

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn:  Đúng

Căn cứ Khoản 4 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội 2014: “Thời điểm tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần là thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan bảo hiểm xã hội.”

51. Đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc, Chính phủ quy định chi tiết mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần.

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn: Đúng

Căn cứ Khoản 4 Điều 62 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

“Điều 62. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”

52.Đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc, mức trợ cấp một lần đối với người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng bằng 03 tháng trợ cấp đang hưởng.

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn: Đúng

Căn cứ Khoản 3 Điều 65 Luật Bảo hiểm xã hội:

“Mức trợ cấp một lần đối với người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng bằng 03 tháng trợ cấp đang hưởng.”

53. Đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc, người lao động bị suy giảm khả năng lao động theo từng trường hợp được hưởng trợ cấp một lần và trợ cấp hằng tháng.

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn: Đúng

Căn cứ khoản 1 Điều 46 và Khoản 1 Điều 47 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì người lao động bị suy giảm khả năng lao động theo từng trường hợp được hưởng trợ cấp một lần và trợ cấp hằng tháng, cụ thể

“Điều 46. Trợ cấp một lần

1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần.”

“Điều 47. Trợ cấp hằng tháng

1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.”

54.Đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định các chế độ bảo hiểm hưu trí.

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn: Sai

Các chế độ bảo hiểm hưu trí được Chính phủ quy định. Căn cứ vào Khoản 4 Điều 4 Luật bảo hiểm xã hội:

Điều 4. Các chế độ bảo hiểm xã hội

3. Bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định.

55. Đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc, người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn thuộc đối tượng áp dụng chế độ hưu trí.

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn: Đúng

Căn cứ vào Điều 53 và Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội, cụ thể:

“Điều 53. Đối tượng áp dụng chế độ hưu trí

Đối tượng áp dụng chế độ hưu trí là người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này.”

Tại điểm i Khoản 1 Điều 2 quy định: “Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn”

56. Đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc, chế độ hưu trí áp dụng cho tất cả các đối tượng người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn: Đúng

Căn cứ Điều 53 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

“Điều 53. Đối tượng áp dụng chế độ hưu trí

Đối tượng áp dụng chế độ hưu trí là người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này.”

57. Đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc, chế độ thai sản áp dụng cho tất cả các đối tượng người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn Hướng dẫn: Sai.

Căn cứ Điều 30 Luật bảo hiểm xã hội thì chỉ có các đối tượng theo luật quy định mới áp dụng chế độ thai sản của bảo hiểm xã hội.

“Điều 30. Đối tượng áp dụng chế độ thai sản

Đối tượng áp dụng chế độ thai sản là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này.”

Đó là:

“a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

c) Cán bộ, công chức, viên chức;

d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

đ)Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;”

58. Đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc, chế độ ốm đau và chế độ hưu trí áp dụng cho tất cả các đối tượng người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn: Chế độ ốm đau chỉ áp dụng cho các đối tượng được quy định tại Điều 24 Luật bảo hiểm xã hội”

“Điều 24. Đối tượng áp dụng chế độ ốm đau

Đối tượng áp dụng chế độ ốm đau là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này.”

Cụ thể:

“a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

c) Cán bộ, công chức, viên chức;

d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

đ)Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;”

Về chế độ hưu trí áp dụng cho tất cả các đối tượng người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Căn cứ vào điều 53 Luật bảo hiểm xã hội:

“Điều 53. Đối tượng áp dụng chế độ hưu trí

Đối tượng áp dụng chế độ hưu trí là người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này.”

59. Đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc, người lao động nam đủ 60 tuổi có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì được hưởng lương hưu.

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn: Sai

Căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

“Điều 54. Điều kiện hưởng lương hưu

1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;”

Khi đó, người lao động nam phải thuộc trong các trường hợp quy định tại điểm a,b,c,d,g,h và i Khoản 1 Điều 2 đủ 60 tuổi thì hưởng hưu trí, cụ thể là:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

c) Cán bộ, công chức, viên chức;

d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;”

60. Đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc, Bộ lao động thương binh và xã hội quy định mức lương hưu hàng tháng.

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn: Sai

Do Chính phủ quy định. Căn cứ vào Khoản 6 Điều 56 Luật bảo hiểm xã hội:

“Điều 56. Mức lương hưu hằng tháng

6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”

61. Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được áp dụng chế độ hưu trí khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Hướng dẫn: Đúng

Căn cứ: Điều 72 và Khoản 4 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

“Điều 72. Đối tượng áp dụng chế độ hưu trí

Đối tượng áp dụng chế độ hưu trí tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là người lao động quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này.”

Khoản 4 Điều 2:

“Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.”

62. Đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện, người lao động nam đủ 60 tuổi và đóng đủ 15 năm bảo hiểm thì được hưởng lương hưu.

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn: Sai

Căn cứ Khoản 1 Điều 73 Luật bảo hiểm xã hội 2014 theo đó thì đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện, người lao động nam đủ 60 tuổi và đóng đủ 20 năm bảo hiểm thì được hưởng lương hưu.

“Điều 73. Điều kiện hưởng lương hưu

1. Người lao động hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;

b) Đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.”

63. Chính phủ điều chỉnh lương hưu hằng tháng đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn: Đúng

Căn cứ Khoản 3 Điều 74 Luật bảo hiểm xã hội: “3. Việc điều chỉnh lương hưu được thực hiện theo quy định tại Điều 57 của Luật này.”

“Điều 57. Điều chỉnh lương hưu

Chính phủ quy định việc điều chỉnh lương hưu trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế phù hợp với ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội.”

Bên cạnh đó, Khoản 6 Điều 56 quy định Chính phủ quy định chi tiết mức lương hưu hằng tháng đối với đối tượng hưởng chế độ hưu trí của bảo hiểm xã hội bắt buộc.

64. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định thời điểm hưởng lương hưu đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn:  Đúng

Căn cứ vào Khoản 2 Điều 76 Luật bảo hiểm xã hội 2014.

“Điều 76. Thời điểm hưởng lương hưu

1. Thời điểm hưởng lương hưu của các đối tượng quy định tại Điều 72 của Luật này được tính từ tháng liền kề sau tháng người tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 73 của Luật này.

2. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết Điều này.”

65. Người lao động khi đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện ra nước ngoài để định cư được hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi có yêu cầu.

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn: Đúng

Căn cứ vào điểm b Khoản 1 Điều 77 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

“Điều 77. Bảo hiểm xã hội một lần

1. Người lao động quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

b) Ra nước ngoài để định cư;”

66. Đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện, người đang hưởng lương hưu khi chết thì người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng.

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn: Đúng

Căn cứ Điểm b Khoản 1 Điều 80 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

“Điều 80. Trợ cấp mai táng

1. Những người sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng:

b) Người đang hưởng lương hưu.”

67. Đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện, người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội, người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người đang hưởng lương hưu khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng.

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn: Sai

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 81 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần.

“Điều 81. Trợ cấp tuất

1. Người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội, người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người đang hưởng lương hưu khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần.”

68. Đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện, mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng bình quân các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian đóng.

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn: Đúng

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 79 Luật Bảo hiểm xã hội:

“Điều 79. Mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội

1. Mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng bình quân các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian đóng.”

69.Các quỹ thành phần của quỹ bảo hiểm xã hội chỉ bao gồm quỹ ốm đau và thai sản; quỹ hưu trí và tử tuất.

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn: Sai

Căn cứ vào Điều 83 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

“Điều 83. Các quỹ thành phần của quỹ bảo hiểm xã hội

1. Quỹ ốm đau và thai sản.

2. Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

3. Quỹ hưu trí và tử tuất.”

70. Chính phủ quy định chi tiết mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn: Đúng

Căn cứ vào Khoản 3 Điều 87 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

“Điều 87. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

3.Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”

CHƯƠNG III: ƯU ĐÃI XÃ HỘI

1. Đối tượng hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng bao gồm người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng.

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn:  Đúng

Căn cứ vào Điều 3 Pháp lệnh số: 02/2020/UBTVQH14 ưu đãi người có công với cách mạng. Theo đó, đối tượng hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng bao gồm người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng.

2. Thân nhân của người có công với cách mạng chỉ bao gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con (con đẻ, con nuôi). 

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn: Sai

Căn cứ Khoản 2 Điều 3 Pháp lệnh số: 02/2020/UBTVQH14 ưu đãi người có công với cách mạng:

“Thân nhân của người có công với cách mạng bao gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi liệt sĩ.”

3. Người có công nuôi liệt sĩ là người đã nuôi dưỡng khi liệt sĩ chưa đủ 18 tuổi và thời gian nuôi dưỡng từ 10 năm tr lên.

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn:  Đúng

Căn cứ vào Khoản 2 Điều 4 Pháp lệnh số: 02/2020/UBTVQH14 ưu đãi người có công với cách mạng

2. Người có công nuôi liệt sĩ là người đã nuôi dưỡng khi liệt sĩ chưa đủ 18 tuổi và thời gian nuôi dưỡng từ 10 năm tr lên.”

4. Miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật là một trong những chế độ ưu đãi xã hội dành cho người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng.

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn: Đúng

Căn cứ Điểm k Khoản 2 Điều 5 Pháp lệnh số: 02/2020/UBTVQH14 ưu đãi người có công với cách mạng

“Điều 5. Chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của , người có công với cách mạng

2. Các chế độ ưu đãi khác bao gồm:

k) Miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật.”

5. Khai báo gian dối để hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng là một trong những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực ưu đãi người có công với cách mạng.

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn: Đúng

Căn cứ khoản 1 Điều 7 Pháp lệnh số: 02/2020/UBTVQH14 ưu đãi người có công với cách mạng

“Điều 7. Những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực ưu đãi người có công với cách mạng

1. Khai báo gian dối, giả mạo giấy tờ để hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng.”

6. Trực tiếp làm nhim vụ đấu tranh chống tội phạm là một trong những trường hợp được công nhận liệt sĩ.

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn: Đúng

Căn cứ điểm i Khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh số: 02/2020/UBTVQH14 ưu đãi người có công với cách mạng.

“Điều 14. Điều kiện công nhận liệt sĩ

1. Người đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế hoặc vì lợi ích của Nhà nước, của Nhân dân thì được cơ quan có thm quyn xem xét công nhận là liệt sĩ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

i) Trực tiếp làm nhim vụ đấu tranh chống tội phạm”

7. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện công nhận liệt sĩ

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn: Đúng

Căn cứ Khoản 2 Điều 14 Pháp lệnh số: 02/2020/UBTVQH14 ưu đãi người có công với cách mạng

“Điều 14. Điều kiện công nhận liệt sĩ

2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”

8. Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hằng năm là một trong những chế độ ưu đãi đối với bà mẹ Việt Nam anh hùng.

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn: Đúng

Căn cứ Khoản 5 Điều 18 Pháp lệnh số: 02/2020/UBTVQH14 ưu đãi người có công với cách mạng:

“Điều 18. Chế độ ưu đãi đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng

5. Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hằng năm.”

9. Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân là người được Nhà nước tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” theo quy. định của pháp luật.

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn: Đúng

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 20 Pháp lệnh số: 02/2020/UBTVQH14 ưu đãi người có công với cách mạng: “1. Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân là người được Nhà nước tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” theo quy. định của pháp luật.”

10. Bảo hiểm y tế đối với cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi liệt sĩ, vợ hoặc chồng, con liệt sĩ là một trong những chế độ ưu đãi đối với thân nhân của liệt sĩ

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn: Đúng

Căn cứ vào Khoản 6 Điều 16 Pháp lệnh số: 02/2020/UBTVQH14 ưu đãi người có công với cách mạng

“Điều 16. Chế độ ưu đãi đối với thân nhân của liệt sĩ

6. Bảo hiểm y tế đối với cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi liệt sĩ, vợ hoặc chồng, con liệt sĩ.”

CHƯƠNG IV: CỨU TRỢ XÃ HỘI

1. Cứu trợ xã hội gồm cứu trợ xã hội thường xuyên và chế độ cứu trợ xã hội đột xuất

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn: Đúng

CTXH thường xuyên là sự giúp đỡ các điều kiện sinh sống một cách thường xuyên của xã hội cho các thành viên của mình, khi họ gặp phải rủi ro bất hạnh rơi vào tình cảnh rất khó khăn, cuộc sống thường nhật luôn bị đe doạ. CTXH thường xuyên mang tính cứu tế, cứu giúp nhiều hơn là trợ giúp.

CTXH đột xuất là sự giúp đỡ các điều kiện sinh sống củâ xã hội cho những thành viên khi họ gặp những rủi ro hoặc khó khăn bất ngờ như thiên tai đe doạ, hoả hoạn, tai nạn làm cuộc sống tạm thời bị đe doạ, nhằm giúp họ nhanh chóng khắc phục các hậu quả rủi ro, ổn định cuộc sống và hoà nhập trở lại với cộng đồng.

2. Đối tượng tham gia quan hệ cứu trợ xã hội bao gồm nhà nước, tổ chức và cá nhân trong nước.

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn:  Sai

Đối tượng tham gia quan hệ cứu trợ xã hội bao gồm nhà nước, tổ chức và cá nhân trong nước và ngoài nước. Không giống như chế độ bảo hiểm xã hội, những người tham gia hỗ trợ kinh phí vào việc đảm bảo cho quan hệ cứu trợ được thực hiện chủ yếu là sự đóng góp của nhà nước cùng sự ủng hộ, quyên góp của cộng đồng.

3. Đối tượng cứu trợ xã hội là mọi thành viên trong xã hội khi có các sự kiện pháp lý xảy ra do nguyên nhân khác quan, chủ quan.

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn: Đúng

Nếu như đối tượng hưởng bảo hiểm xã hội là những người lao động theo nghĩa rộng tham gia bảo hiểm xã hội thì đối tượng cứu trợ xã hội bao gồm người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi, người tàn tật,…

4. Mức hưởng trợ cấp xã hội phụ thuộc vào hoành cảnh thực tế của từng đối tượng, mức độ rủi ro mà không tính đến sự đóng góp của đối tượng được thụ hưởng.

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn: Đúng

Cứu trợ xã hội là hoạt động mang tính chất từ thiện giúp cho các đối tượng yếu thế trong xã hội lâm vào hoàn cảnh khó khăn hay gặp rủi ro, bất hạnh. Do đó, người được hưởng cứu trợ xã hội trên cơ sở trách nhiệm của cộng đồng mà không có bất cứ sự đóng góp nào miễn là thỏa mãn các điều kiện để thụ hưởng.

5. Pháp luật cứu trợ xã hội là tổng thể các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành quy định các đối tượng, điều kiện, chế độ trợ cấp cụ thể và trách nhiệm của nhà nước cộng đồng trong việc góp phần ổn định cuộc sống cho mọi thành viên trong xã hội.

Nội dung đang xemNội dung hướng dẫnHướng dẫn

Hướng dẫn: Sai

Pháp luật cứu trợ xã hội là tổng thể các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành quy định các đối tượng, điều kiện, chế độ trợ cấp cụ thể và trách nhiệm của nhà nước cộng đồng trong việc góp phần ổn định cuộc sống cho các thành viên trong xã hội gặp rủi ro, khó khăn và bất hạnh.

Từ khóa » đề Thi An Sinh Xã Hội Có đáp án