1001 Thắc Mắc: Loài Dơi Hút Máu Nào được Coi Là Ma Cà Rồng Chính ...
Có thể bạn quan tâm
Đó là dơi bóng ma (spectral bat) và dơi cánh lông ma cà rồng giả (woolly false vampire bat). Có tên gọi dài ngoằng như vầy là để phân biệt với 1 số loài dơi khác chuyên hút máu động vật (chúng mới là những con ma cà rồng "chính hiệu")!
Cả dơi bóng ma lẫn dơi cánh lông đều chỉ sinh sống ở Trung và Nam Mỹ. Bạn có thể thấy dơi bóng ma bao phủ từ Mexico đến Bolivia và Brazil. Trong khi đó, dơi cánh lông còn bay xa hơn tới một phần của Paraguay và Argentina.
Dơi dơi cánh lông ma cà rồng hay rơi quỷ là loài động vật cần hút máu hàng ngày hoặc hai ngày một lần để tồn tại. Chúng có những dây thần kinh giúp định vị chính xác mạch máu của con vật để hút máu. Dơi quỷ thường sống theo bầy đàn trong những nơi ít ánh sáng như hang hốc, các góc tối trong nhà, thân cây rỗng..., với số lượng lên tới hàng nghìn con.
Dơi quỷ được cho là loài duy nhất có tập tính nhận con nuôi. Theo đó, khi dơi con sinh ra nhưng mẹ bị chết, nó sẽ được dơi quỷ khác nhận làm con nuôi, chăm sóc tới khi trưởng thành. Hiện có 3 loài dơi hút máu còn tồn tại gồm loại thông thường, chân lông và cánh trắng. Do thường xuyên hút máu để tồn tại, dơi quỷ còn có biệt danh "Dơi ma cà rồng". Chúng được cho là hình ảnh hiện thân của ma cà rồng trong các bộ phim điện ảnh. Theo các nhà khoa học, khoảng 5% số lượng dơi quỷ mang trong mình virus bệnh dại. Nó hoàn toàn có thể lây nhiễm căn bệnh này cho con người nếu bị chúng hút máu. Dơi quỷ có cơ quan cảm nhận sức nóng đặc biệt giúp chúng có thể phân biệt được các vùng da có chứa mạch máu nóng và các vùng da đầy lông khó chịu. Khi phát hiện con vật đang ngủ, dơi quỷ sử dụng răng sắc như lưỡi dao cạo để chọc vào da của con vật hoặc con người và hút máu.Cách thức săn mồi đáng sợ của loài dơi
Hai nhà động vật học Rodrigo Medellin và Ivar Vleut đã cất công đến di tích cổ của người Maya để khám phá thêm về loài dơi cánh lông (woolly false vampire bat) được mệnh danh là dơi ma cà rồng.
Họ thấy chúng có răng nanh to, nhọn. Hai tai dài như tai thỏ và gần như trong suốt, rất khó nhìn thấy trong màn đêm. Mặt chúng nhăn nheo. Còn mõm thì như mõm sói. Sải cánh của chúng có thể rộng tới 90 cm, và là loài lớn nhất trong số họ hàng nhà dơi ở thế giới hiện đại.
Nhưng thứ kỳ dị nhất vẫn là chiếc mũi - nó giống như một phần thịt thừa, có hình chiếc lá chếch lên trên. Bộ phận này giúp dơi định vị bằng cách phát và lắng nghe những tiếng vang dội trong không gian.
Ngón cái của nó cong vút và rất sắc bén – dùng để khóa mồi. Những đặc điểm này khiến chúng có thể săn bướm, chim, chuột,... rất hiệu quả.
Dơi bắt đầu chuyến săn bằng cách rình mồi, lắng nghe tiếng bước chân của chuột hay tiếng vỗ cánh của 1 con dơi khác nhỏ hơn.
Sau đó, dơi ăn thịt sà xuống con mồi trong tư thế cánh đang mở ra một nửa. Kế đến, khóa mồi bằng móng vuốt.
Đồng thời, cắn một cú chí mạng vào lưng hay cổ con vật nhỏ để kết liễu nó. Dù không phải cắn đứt đầu nhưng cách thức "hạ sát" nhanh gọn này khá ghê rợn.
Phát hiện những con dơi hút cả máu người để sống ở Brazil
Các nhà nghiên cứu đã tìm ra một loài dơi chân lông ở Đông Bắc Brazil hút máu người vào ban đêm. Loài dơi chân lông kể trên là Diphylla ecaudate.
Trong 15 mẫu phân của loài dơi này, bên cạnh ADN của chim được tìm thấy, các nhà khoa học còn tìm ra được 3 mẫu phân có chứa cả ADN của chim và của người – đó chính là bằng chứng cho thấy có những con dơi đã sử dụng cả máu người để sinh sống.
Nghiên cứu chũng chỉ ra việc phá rừng bừa bãi đã khiến những con mồi ưa thích của loài dơi này dời đi rất nhiều. Đó có lẽ là nguyên nhân khiến cho loài dơi chân lông kia đói ăn và phải tím tới một nguồn máu thay thế khác. Một vấn đề nan giải nữa: Liệu con người có bị ảnh hưởng từ những con dơi hút máu này không?
Câu trả lời là rất có thể. Trong quá khứ, đã có những loài dơi mang trong mình virus hanta gây ra hội chứng phổi, lây qua người chủ yếu bởi những loài gặm nhấm và bệnh này có khả năng gây tử vong. Một con dơi bé tí thì liệu hút được bao nhiêu máu? Không phải lo về điều đó, ta nên lo về những dịch bệnh mà vết cắn kia có thể mang lại.
Từ khóa » Con Dơi Có Hút Máu Không
-
Dơi Cũng Biết Tự 'cách Ly' Khi Mắc Bệnh - Báo Tuổi Trẻ
-
Bí Mật Về Loài Dơi Quỷ Chuyên Hút Máu Người Và động Vật
-
LOÀI DƠI HÚT MÁU NHƯ THẾ NÀO?
-
Cách Dơi Quỷ Hút Máu 30 Phút Con Mồi Không Biết - VnExpress
-
Vì Sao Dơi Sợ Nước, Dơi Quỷ Hút Máu Có Tồn Tại ở Việt Nam Không?
-
Vì Sao Dơi Sợ Nước, ở Việt Nam Có Dơi Hút Máu Không? - Infonet
-
Bạn Biết Gì Về Dơi Quỷ Chuyên Hút Máu Người Và động Vật - Zing
-
Khiếp đảm Về Loài Dơi Quỷ... - VTV2 Chất Lượng Cuộc Sống - Facebook
-
Video: Dơi “ma Cà Rồng” Peru Hút Máu Cực Nguy Hiểm
-
Những điều Chưa Biết Về Loài Dơi - Báo Thái Bình điện Tử
-
Phát Hiện Những Con Dơi Hút Cả Máu Người để Sống ở Brazil - WIKI
-
Phát Hiện "ma Cà Rồng" 100.000 Tuổi, Hóa đá Trong Hang Quái Thú
-
Sự Thật Bất Ngờ Về Dơi Hút Máu - Tạp Chí Doanh Nghiệp Việt Nam