1001 Thắc Mắc: Loài động Vật Nào Bất Chấp Báo, Rắn độc?

Loài động vật 'không sợ trời không sợ đất'' trên chính là lửng mật (tên khoa học Mellivora capensis) - một loài động vật có vú thuộc họ chồn.

Đây là loài bản địa ở châu Phi, Tây Nam Á, và Ấn Độ. Nó chủ yếu ăn côn trùng, rắn rết, rùa, nhưng món khoái khẩu nhất của nó là mật ong, vì thế mới có cái tên lửng mật ong (honey badger).

Lửng mật khá thông minh, biết lần theo những con chim lấy mật để tìm ra vị trí tổ ong và ranh ma đến mức dám trộm con mồi của báo hoa mai (leopard) giấu trên cây cao.

Lửng trưởng thành có chiều cao đến vai 28cm, chiều dài cơ thể 50-77cm, phần đuôi dài 30cm. Con đực nặng từ 9-16kg, còn con cái nhỏ hơn, nặng từ 5-10kg.

Lửng mật có lớp da rất dày và chắc. Vũ khí tự vệ rất hiệu quả của nó là bộ móng vuốt dài và hàm răng sắc nhọn cực khỏe.

Hơn nữa, với bản tính hung dữ và liều lĩnh, lửng mật dám đối đối đầu với những loài thú săn mồi to xác hơn nó. Thuộc họ chồn nên lửng mật có thể phát ra mùi hôi cực kỳ khó chịu làm đối phương ngột ngạt, đó là một dạng phòng vệ xua đuổi kẻ thù.

Đặc biệt nhất, chúng có khả năng đề kháng nọc độc. Các nhà làm phim về thế giới động vật đã chứng kiến cảnh lửng mật bị rắn hổ lục và rắn lục phì (hai loại rắn có nọc độc nhất) cắn làm nó lịm đi, tưởng chết. Tuy nhiên, chỉ 2 giờ sau, lửng mật tỉnh dậy và vẫn khỏe mạnh.

“Chí Phèo" trong thế giới hoang dã

Lửng mật được xem là loài ít quan ngại nhất, vì phạm vi phân bố rộng rãi và sự thích nghi cao với nhiều môi trường. Nó chủ yếu ăn thịt những loài động vật khác chứ ít có loài nào ngoài tự nhiên đủ khả năng hạ gục lửng mật vì khả năng phòng thủ vô cùng tàn bạo.

Không dừng lại ở đó, món ăn khoái khẩu của chúng là những con rắn độc. Sở hữu bộ da dày, đặc biệt, có khả năng kháng độc cao, việc giết chết và xơi tái 1-2 con rắn không phải vấn đề quá lớn của loài lửng này.

Ngoài ra da của lửng mật khá dày, riêng vùng da xung quanh cổ dày đến tận 6mm. Cộng thêm lớp lông dày phủ kín toàn bộ cơ thể . Đầu nhỏ, phẳng thêm vào một cái mõm ngắn, mắt nhỏ ti hí, tai nhỏ ẩn dưới lớp lông dày. Tất cả những điều này giúp lửng mật tự do tung hoành trước các loài ong mật.

Hơn thế lửng mật còn có một đôi chân ngắn và cứng, với 5 móng vuốt sắt nhọn siêu khoẻ ở mỗi chân, những móng vuốt này ngắn ở phía chân sau và dài hơn ở chân trước. Riêng bộ răng của chúng cũng có dấu hiệu không bình thường, với một số răng đặc biệt nhỏ.

Chúng có thể chịu đựng được vết cắn của loài rắn cực độc như rắn hổ lục, khi bị cắn nó ngất xỉu nhưng chỉ sau khoảng 2 giờ nó tỉnh lại và cơ thể hoạt động trở lại bình thường như chưa từng có chuyện gì.

Bên cạnh đó, loài động vật đáng sợ này còn sẵn sàng trèo cây hoặc vách cao, chịu hàng chục phát đốt của ong chỉ để thỏa mãn cơn thèm mật. Có người từng nói, chúng chính là những kẻ điên nhất thế giới tự nhiên.

Hầu hết lửng mật thường sống một mình trong các hang tự đào. Chúng là những kẻ đào đất chuyên nghiệp, chỉ trong 10 phút ngắn ngủi đã có thể tạo nên một cái hang trong lòng đất. Những cái hang này thường chỉ dài khoảng từ 1-3m. Lửng mật kiếm ăn đơn độc, tuy nhiên chúng cũng có thể phối hợp kiếm ăn cùng nhau trong mùa sinh sản.

Lửng mật nổi tiếng bởi sức mạnh mãnh liệt và dẻo dai, khi tấn công con mồi nó tấn công một cách tàn nhẫn và không sợ hãi, hầu hết các loài động vật khi đã bị nó tấn công đều có rất ít cơ hội trốn thoát. Thậm chí đôi khi còn đẩy lùi những kẻ săn mồi lớn mạnh như sư tử. Lửng mật gần như là không biết mệt mỏi trong các cuộc chiến.

Bộ lông của lững mật cũng có phần ngược ngạo hơn so với các loài vật khác, thông thường màu đậm sẽ ở phía trên còn màu nhạt sẽ ở phía dưới cơ thể. Tuy nhiên bộ lông của lững mật hoàn toàn khác, màu trắng trên lưng còn màu đen ở dưới bụng, bộ lông đặc biệt này có thể được dùng để cảnh báo cho những kẻ săn mồi.

Đặc biệt nó rất thích ăn mật ong, nó thường hợp tác với loài chim honey guide, để tìm đến các tổ ong, khi một con chim honeyguide chỉ đường cho lửng mật thành công, lửng mật sẽ dành một phần nhỏ tổ ong cho chim, nhưng một số lửng mật khá tham ăn nên thường bị loài chim honey guide dẫn đến các loài thú săn mồi như sư tử để trừng phạt.

Video Lửng mật chiến đấu với 3 sư tử vẫn có thể toàn mạng:

Lửng mật có thân hình khá dài, nhưng đặc biệt dày và rộng ngang lưng. Da của nó lỏng lẻo đáng kể, và cho phép nó xoay và xoắn tự do bên trong nó. Đầu nhỏ và phẳng, có mõm ngắn. Đôi mắt nhỏ và đôi tai nhỏ hơn những đường vân trên da, một khả năng thích ứng khác để tránh thiệt hại trong khi giao chiến.

Lửng mật có đôi chân ngắn và cứng cáp, với năm ngón chân trên mỗi bàn chân. Bàn chân có móng vuốt rất khỏe, ngắn ở chân sau và dài đáng kể ở chân trước. Nó là một loài động vật một phần có đế được đệm dày và trần đến tận cổ chân trước. Đuôi ngắn và được bao phủ trong những sợi lông dài.

Chúng là loài chim duy nhất có thể bay lùi do cánh của chúng có thể hoạt động tự do theo chiều hướng của vai.
1001 thắc mắc: Loài chim nào có thể bay lùi? 12/05/2020
1001 thắc mắc: Sao được sinh ra thế nào, thọ bao nhiêu tuổi?
1001 thắc mắc: Sao được sinh ra thế nào, thọ bao nhiêu tuổi? 10/05/2020
Chuột chũi không lông sở hữu nhiều khả năng khiến con người kinh ngạc.
1001 thắc mắc: Loài chuột nào trông kinh dị mà lại miễn dịch với các chứng ung thư? 10/05/2020
1001 thắc mắc: Tim cá voi xanh ‘khủng’ thế nào, làm sao đo được nhịp tim của chúng?
1001 thắc mắc: Tim cá voi xanh ‘khủng’ thế nào, làm sao đo được nhịp tim của chúng? 09/05/2020
Cá sấu sông Nile giành “ngôi vị quán quân” với chiếc hàm khỏe nhất
1001 thắc mắc: Loài động vật nào có lực cắn kinh hoàng nhất thế giới? 08/05/2020 Đỗ Hợp (T/H)

Từ khóa » Da Lửng Mật Dày Bao Nhiêu