+101 Cây Bạch Mã Hoàng Tử Phong Thuỷ Cực đẹp Giá Rẻ

Cây Bạch Mã Hoàng Tử là một trong những loại cây cảnh trong nhà được nhiều người yêu thích hiện nay bởi vẽ đẹp mỹ miều và những may mắn mà loại cây này mang đến cho gia chủ trong phong thủy. Tuy vậy, không phải ai cũng biết cách tận dụng được những tác dụng về phong thủy của cây một cách tốt nhất cũng như chăm sóc cây đúng cách lâu dài.

Hôm nay, Công ty cây xanh HATA LANDSCAPE chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn tất cả những thắc mắc và vấn đề liên quan đến cây bạch mã hoàng tử trong bài viết này nhé.

1. Đặc điểm của cây Bạch Mã Hoàng Tử

1.1. Đặc điểm hình thái

Cây bạch mã hoàng tử là một loại cây bụi có thân cây và gân lá màu trắng, lá cây dài vươn thẳng xanh mướt, tán lá lớn.​ Cây có chiều cao trung bình từ 40 – 80 cm, tán rộng khoảng 30 – 35 cm, thân vươn thẳng. Cây bạch mã hoàng tử thích nghi tốt với bóng râm nên có thể trồng ở những nơi ít ánh sáng mà cây vẫn sinh trưởng tốt. Do vậy, cây thường được chọn làm cây cảnh văn phòng và trang trí trong nhà.

cay-bach-ma-hoang-tu

1.2. Đặc điểm sinh học

Là loài cây ưa bóng, cây bạch mã hoàng tử thích nghi tốt với những nơi có ánh sáng nhẹ, không có nhiều ánh nắng mặt trời như: không gian nội thất và văn phòng. Ở thời kỳ phát triển mạnh mẽ, cây có tốc độ sinh trưởng nhanh, nhu cầu nước của cây ở mức trung bình. Cũng như các loại cây để bàn khác, cây bạch mã hoàng tử có khả năng thanh lọc không khí nhờ khả năng hấp thụ tốt các chất độc hại trong môi trường.

Ngoài ra, cây bạch mã hoàng tử còn là một loại cây thủy sinh được ưa chuộng. Với bộ rễ trắng đẹp,cây là loại cây trồng trong nước rất được yêu thích. Cây bạch mã hoàng tử là loại cây lá lâu năm, chậm lớn, có thể sống trong môi trường đất và môi trường nước, dễ sống và ít tốn công sức chăm sóc.

cay-bach-ma-hoang-tu

1.3. Cây bạch mã hoàng tử có ra hoa không?

Cây bạch mã hoàng tử là một loại cây có hoa. Cây Bạch Mã Hoàng Tử là loại cây rất hiếm khi ra hoa. Hoa của cây sẽ tập trung thành cụm màu trắng ngả vàng hoặc xanh nhạt và được bao bọc bởi mo hoa trắng muốt. Theo quan niệm của người xưa, người nào trồng được cây Bạch Mã ra hoa thì đó là báo hiệu cho những điều tốt đẹp sắp đến trong cuộc sống của người đó. Ngoài ra, cây bạch mã hoàng tử còn có quả. Vào tháng 7, cây sẽ kết trái và cho quả có màu đỏ mọng. Tuy nhiên, trong quả của cây có tồn tại độc chất.

hoa bạch mã hoàng tử

1.4. Cây bạch mã hoàng tử có độc không?

Cây bạch mã hoàng tử có độc không? Câu trả lời là có. Trong quả của cây có tồn tại độc tính. Không những thế, Đại học Riverside, CA cho rằng: trong cây cây có thể chứa canxi oxalate, có khả năng cao gây kích ứng cho da, miệng, lưỡi và họng. Nếu nhà bạn có thú nuôi hoặc con nhỏ, nên hạn chế trồng loại cây này. Trong trường hợp trẻ nhỏ, hoặc thú cưng của bạn ăn nhầm, tiếp xúc với nhựa cây, mủ cây Bạch Mã, chất này sẽ gây khó chịu cho dạ dày, sưng và khó thở. Bạn cần đưa bé hoặc thú cưng đến trung tâm y tế để khám và chữa trị kịp thời nếu có dấu hiệu dị ứng với cây. Tuy nhiên, do độc tính nhẹ và tỷ lệnh bị trúng độc, dị ứng với cây rất thấp. Do vậy, vẫn có rất nhiều gia đình không có trẻ con hoặc thú cưng, chọn cây bạch mã hoàng tử làm cây phong thủy trồng trong nhà vì vẻ đẹp mĩ miều tựa như tên gọi của nó. Chỉ cần cẩn thận và lưu ý một chút, bạn có thể trồng cây này trong nhà hoặc văn phòng mà không phải lo dị ứng bởi độc tố của cây.

cây bạch mã hoàng tử

2. Công dụng của cây bạch mã hoàng tử

Cây Bạch Mã Hoàng Tử thường được nhiều người dùng để làm cây cảnh trang trang trí nội thất. Cây được bày trí ở rất nhiều nơi như: trong nhà ở, văn phòng, trên bàn làm việc, sảnh khách sạn,… Ngoài ra, cây Bạch Mã Hoàng Tử cũng thường được trồng ngoài vườn hoặc công viên để tạo cảnh quan sinh động, đẹp mắt nhờ vẻ đẹp hiếm có của nó. Theo công bố của Nasa, đây là 1 trong 10 loại cây có khả năng thanh lọc không khí tốt nhất. Cây có khả năng loại bỏ được các loại khí bụi nhỏ, các loại khí độc hại như Benzen, Formaldehyde,.. khó nhìn thấy bằng mắt thường trong không khí, cải thiện môi trường sống xung quanh.. Bên cạnh đó, cây Bạch Mã Hoàng Tử thường được dùng làm quà tặng cây cảnh có nhiều vào những dịp đặc biệt như: khai trương, tân gia, quà sinh nhật,… Những người kinh doanh thường thích đặt một chậu cây Bạch Mã tại nơi làm việc để tăng tài lộc và may mắn trong công việc. cây bạch mã hoàng tử

3. Có nên trồng cây bạch mã hoàng tử trong nhà?

Như đã trình bày ở trên, cây bạch mã là một loại cây có độc tính. Do đó, nếu nhà bạn có trẻ nhỏ hoặc nuôi thú cưng thì lời khuyên tốt nhất dành cho bạn là không nên trồng. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người trồng loại cây này vì những lý do sau:

  • Cây chỉ phát độc tính lên người khi có tiếp xúc trực tiếp lên mủ hoặc nhựa cây, quả cây. Nếu chỉ chạm lá thì không có vấn đề gì xảy ra.
  • Cây mang lại nhiều lợi ích thiết thực như: trang trí làm đẹp không gian, giúp hút chất độc, cải thiện chất lượng không khí và mang lại nhiều ý nghĩa phong thủy tốt đẹp cho gia chủ.
  • Thích hợp trồng ở văn phòng vì không có trẻ nhỏ, thú cưng. Giúp giữ độ ẩm, hấp thụ khí độc, nâng cao chất không khí trong văn phòng.
Do vậy, dù có độc nhưng cây vẫn được rất nhiều người ưa chuộng. Nhưng phải thật lưu ý khi trồng, tốt nhất bạn nên chọn những loại cây để bàn, đặt lên trên cao để trẻ nhỏ hoặc thú cưng không với tới nếu trồng trong nhà. Dặn dò các thành viên trong gia đình lưu ý và dạy bé không được tiếp xúc với cây. Ngoài ra, khi chăm sóc cây bạn cũng nên đeo bao tay để tránh dịch của cây tiếp xúc gây dị ứng, viêm da. cây bạch mã hoàng tử

4. Ý nghĩa phong thủy của cây bạch mã hoàng tử

Trước khi tìm hiểu cách áp dụng phong thủy vào cây, hãy cùng điểm qua những ý nghĩa và tác dụng phong thủy của cây bạch mã hoàng tử nhé:
  • Ngay từ cái tên, cây đã gợi đến hình ảnh của Bạch Mã, một loài ngựa hiếm và thường đi liền với những tướng quân giỏi, giúp họ giành được những chiến công hiển hách trên trận mạc. Do vậy, cây mang ý nghĩa giúp cho sự nghiệp của gia chủ thuận lợi, thăng tiến. Bên cạnh đó, cây mang vẻ sang trọng quý phái của một Hoàng Tử, có ý nghĩa biểu hiện cho sự may mắn, sung túc.
  • Dáng cây vươn thẳng hàm ý như sự vươn lên, tiến tới, đem lại thuận lợi trong công việc cũng như cuộc sống của gia chủ. Bạch Mã trồng trong nhà được tin rằng sẽ giúp sự nghiệp của người đồng hành phát triển nhanh chóng.
  • Cây bạch mã hoàng tử rất ít khi ra hoa. Do vậy, trong phong thủy, cây bạch mã hoàng tử ra hoa là dấu hiệu cho tài lộc, may mắn và những điều tốt đẹp sắp đến với gia chủ
ý nghĩa phong thủy của cây bạch mã hoàng tử

5. Cây bạch mã hoàng tử hợp với mệnh gì?

Là một cây trồng trong nhà có màu chủ đạo là màu trắng, do đó, cây bạch mã hoàng tử được xếp vào hành kim. Cũng chính vì cây thuộc hành kim nên sẽ hợp nhất với các mệnh: mệnh kim và mệnh thủy. Tùy theo mệnh của gia chủ, khi trồng loại cây này, trong nhà sẽ có những loại năng lượng khác nhau:

  • Nếu gia chủ là người mệnh Kim, họ sẽ hấp thu được nguồn năng lượng về hạnh phúc, về sự hài hòa trong cuộc sống hàng ngày. Nên gia chủ mệnh kim trồng cây bạch mã hoàng tử sẽ giúp bạn có cuộc sống gia đình hạnh phúc và gia tăng các mối quan hệ ngoài xã hội.
  • Trong ngũ hành thì Kim sinh Thủy. Vì vậy người mệnh thủy trồng cây bạch mã hoàng tử, cây sẽ thu hút nguồn năng lượng tốt, đem lại vô vàn điều may măn trong cuộc sống cho người trồng.
Tuy mệnh kim và mệnh thủy là 2 mệnh hợp nhất với bạch mã hoàng tử, nhưng cây cũng không khắc mệnh nào. Đặc biệt với công dụng của cây bạch mã hoàng tử rất tuyệt vời cả trong đời sống cũng như phong thủy, bất cứ người mệnh nào cũng có thể trồng nó để đem lại nhiều lợi ích cho gia đình. cây bạch mã hoàng tử hợp với mệnh gì

6. Cây bạch mã hoàng tử hợp với tuổi nào?

Như đã trình bày phía trên, cây bạch mã hoàng tử hợp với 2 mệnh là: mệnh kim và mệnh thủy. Do đó, cây này cũng hợp với các tuổi thuộc loại mệnh này, đó là:

  • Mệnh Thủy: Bính Tý (1936, 1996); Đinh Sửu (1937, 1997); Giáp Dần (1974 ); Ất Mão (1975);Nhâm Thìn (1952, 2012); 1953, 2013 (Quý Tỵ); 1966 (Bính Ngọ); Đinh Mùi (1967);Giáp Thân (1944, 2004);Ất Dậu (1945, 2005); Nhâm Tuất (1982, 1922); Quý Hợi (1983, 1923).
  • Mệnh Kim: Giáp Tý (1984, 1924); Ất Sửu (1985, 1925); Nhâm Dần (1962); Quý Mão (1963); Canh Thìn (1940, 2000); Tân Tỵ (1941, 2001);Giáp Ngọ (1954, 2014); Ất Mùi (1955, 2015); Nhâm Thân (1932, 1992); Quý Dậu (1933, 1993); Canh Tuất (1970); (1971) Tân Hợi.
Tuy nhiên, chúng tôi vẫn muốn nói rằng, loại cây này không xung khắc với bất cứ loại mệnh và tuổi nào. Do đó, bất cứ ai yêu thích đều có thể trồng để đem lại những lợi ích cho cuộc sống. cây bạch mã hoàng tử hợp với tuổi nào

7. Nên bày trí cây bạch mã phong thủy ở đâu trong nhà?

Để phát huy tốt nhất tác dụng của cây phong thủy, chúng ta còn cần phải chú ý đến vị trí đặt cây và hướng đặt cây trong nhà cho phù hợp. Và bạch mã hoàng tử cũng không phải ngoại lệ.

Vị trí đặt cây Bạch Mã Hoàng Tử

  • Cây có kích thước lớn:đối với cây có kích thước lớn, vị trí phù hợp nhất là dưới nền đất. Có thể đặt cây ở lối đi, trước sảnh công ty, trước cửa nhà hoặc góc và những nơi góc cạnh trong nhà cũng như văn phòng.

  • Cây có kích thước nhỏ: đối với cây có kích thước nhỏ, vị trí phù hợp nhất chính là trên bàn. Đó là thể là góc bàn làm việc, hoặc dọc theo bàn họp. Cây bạch mã hoàng tử để bàn là một trong những loại cây để bàn nằm trong danh sách yêu thích của rất nhiều người vì những điều tốt đẹp mà nó mang lại.

Việc đặt cây như vậy không chỉ giúp không gian trở nên mềm mại, mà còn hạn chế năng lượng tiêu cực, tạo điều kiện cho nguồn năng lượng tích cực lưu chuyển trong không gian.

Hướng đặt cây Bạch Mã Hoàng Tử

Cây bạch mã hoàng tử thuộc mệnh kim, hợp với hướng tây và tây bắc. Do vậy, bạn nên ưu tiên đặt cây ở 2 hướng này trong không gian để có thể thu hút nhiều năng lượng tích cực nhất có thể nhé.

Lưu ý: Tốt nhất, bạn nên đặt cây ở vị trí có ánh sáng tốt (không đặt dưới ánh nắng trực tiếp) để cây hấp thụ nguồn năng lượng tốt và truyền nguồn năng lượng đó đến cho không gian. Nếu đặt cây ở vị trí ít ánh sáng tự nhiên thì ít nhất 1 tuần bạn mang cây ra vị trí cạnh ban công để cây quang hợp phục hồi cũng như hấp thụ nguồn năng lượng mới.

nên bài trí cây bạch mã hoàng tử như thế nào

8. Cách chăm sóc cây bạch mã hoàng tử:

Mang nhiều lợi ích như vậy nhưng Bạch Mã lại cực kì dễ chăm sóc. Bạn có thể trồng cây trong môi trường đất tơi xốp hoặc trồng trong môi trường thủy canh. Thỉnh thoảng, bạn có thể đem cây ra phơi nắng để cây sinh trưởng tốt hơn. Trong trường hợp cây bị vàng lá, bạn cần phải dùng dao hoặc kéo chuyên dụng xử lý ngay. Vì cây bị vàng lá, mang lại những điều không may mắn, năng lượng không tích cực. Bạn chỉ cần cắt dọc chúng theo thân lá xuống gốc cây là đã hoàn thành. Cần cẩn thận tránh cắt phạm vào thân cây và các bộ phận khác. Lưu ý không nên cắt tỉa cành lá khi cây đang ra hoa. cách chăm sóc cây bạch mã hoàng tử Bạch Mã Hoàng Tử là loài cây có thể làm sống động văn phòng hoặc phòng khách của bạn mà còn siêu dễ trồng. Do đó hãy sỡ hữu ngay cho mình một chậu nhé. Bạn sẽ bất ngờ vì lợi ích mà Bạch Mã Mang lại đấy. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay cho HATA LANDSCAPE để được tư vấn và giải đáp hoàn toàn miễn phí nhé.

Công ty cây xanh HATA LANDSCAPE chuyên cung cấp các dịch vụ trồng cây xanh, thiết kế cảnh quanthi công cảnh quan chuyên nghiệp. Là nhà phân phối cây xanh được nhiều người tin tưởng và lựa chọn hàng đầu Việt Nam.

Từ khóa » Cây Bạch Mã Hoàng Tử Có ý Nghĩa Gì