101 Những Loại Trái Cây Bà Bầu Không Nên ăn Trong Quá Trình Thai Kỳ

Khi mang thai, mẹ bầu cần ăn nhiều loại thực phẩm để có đầy đủ dinh dưỡng cho thai nhi, đặc biệt là hoa quả. Tuy nhiên, cũng có nhiều những loại trái cây bầu bầu không nên ăn trong quá trình thai kỳ và phải lưu ý khi sử dụng. Hãy cùng Doppelherz tìm hiểu xem đó là những loại quả nào nhé.

Bà bầu có nên ăn đào không?

Dân gian vẫn truyền tai nhau rằng tuyệt đối không ăn đào, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ vì sinh con sẽ bị nhiều lông hay câm điếc. Quan niệm này là hoàn toàn sai.

Trong quả đào có chứa rất nhiều chất xơ, vitamin C, axit folic, kali,… có lợi cho cả bà bầu và thai nhi. Ăn đào sẽ giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi khi mang thai, tốt cho hệ tiêu hóa, từ đó ngăn ngừa nguy cơ bị táo bón thai kỳ. Không chỉ vậy, đào còn giải độc tự nhiên, thanh lọc cơ thể và có lợi cho hệ tim mạch hơn nhiều loại trái cây khác.

Bà bầu có nên ăn đào không?
Bà bầu có nên ăn đào không?

Mặc dù không phải là tuyệt đối không được ăn đào trong giai đoạn thai kỳ nhưng mẹ bầu cũng cần sử dụng đúng cách. Quả đào có tính nóng, dễ gây một số vấn đề về chảy máu hoặc bị nhiệt cho cơ thể; những sợi lông nhỏ trên vỏ đào sẽ khiến cổ họng bị ngứa hoặc nặng hơn là bị dị ứng. 

Do đó, chị em chỉ nên ăn 2-3 quả mỗi tuần, lựa chọn đào sạch, tươi, có nguồn gốc rõ ràng và khi ăn cần gọt vỏ.

Xem thêm: Dinh dưỡng cần thiết trong 3 tháng đầu để mẹ và bé khỏe mạnh

Dứa có cần được sử dụng nhiều trong giai đoạn thai kỳ?

Quả dứa cũng là một trong những loại trái cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất, có một số lợi ích nhất định đối với bà bầu. Hàm lượng vitamin C và collagen cao trong dứa không những giúp làm chậm quá trình lão hóa làn da cho mẹ bầu mà còn góp phần phát triển xương, sụn, gân của trẻ từ trong bụng mẹ.

Trái thơm là nguồn bổ sung vitamin nhóm B dồi dào. Vitamin B1, B6 giúp tăng sức đề kháng, tiếp thêm năng lượng và giảm những cơn ốm nghén cho các bà bầu. Bên cạnh đó, loại quả này còn bổ sung mangan, đồng, sắt và axit folic giúp sản sinh hồng cầu, phát triển tim mạch và hệ xương của thai nhi, ngăn ngừa dị tật bẩm sinh.

Bà bầu có nên ăn dứa trong giai đoạn thai kỳ không?
Bà bầu có nên ăn dứa trong giai đoạn thai kỳ không?

Cũng như nhiều loại thực phẩm khác, dứa nếu ăn quá nhiều sẽ gây ra hậu quả không mong muốn do enzyme bromelain gây ra. Cụ thể là triệu chứng trào ngược dạ dày, ợ nóng, tiêu chảy, thừa cân, sưng hoặc ngứa miệng,… nghiêm trọng hơn là gây co thắt tử cung dẫn đến nguy cơ sảy thai.

Chị em cần lưu ý nên hạn chế ăn dứa trong 3 tháng đầu thai kỳ, đặc biệt là dứa xanh để tránh rủi ro và an toàn hơn khi mang thai. 

Ổi là trái cây bà bầu không nên ăn nhiều khi mang thai

Ổi hẳn là đã đặc biệt quen thuộc với người Việt Nam. Loại quả này thậm chí còn có hàm lượng vitamin A và C nhiều hơn cả cam, chanh, cùng với đó là nhiều khoáng chất khác như axit ascorbic, mangan, canxi, photpho,… có lợi cho sức khỏe và được khuyến khích cho chị em thai kỳ sử dụng.

Bà bầu biết ăn ổi đúng cách sẽ đạt được hiệu quả trong việc kiểm soát nồng độ cholesterol trong máu để giữ cho hệ tim mạch luôn khỏe mạnh, huyết áp được ổn định. Quả ổi còn giúp tinh thần các mẹ bầu được thư giãn, xua tan căng thẳng, mệt mỏi, làm giãn các cơ nhờ có magie. 

Với các vitamin E, C, isoflavonoids, polyphenols là những chất chống oxy hóa tốt, ổi sẽ ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng cho cơ thể phụ nữ mang thai. Trong giai đoạn thai kỳ, thiếu máu, táo bón, tiểu đường là những căn bệnh phổ biến luôn khiến chị em phải đau đầu và căng thẳng. Ổi chính là một trong những loại hoa quả khắc phục được các tình trạng trên.

Ổi là trái cây bà bầu không nên ăn nhiều khi mang thai
Ổi là trái cây bà bầu không nên ăn nhiều khi mang thai

Ổi được xếp vào nhóm những loại trái cây bà bầu không nên ăn. Dù đem lại nhiều lợi ích và các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng mẹ bầu nên ăn ổi nhưng nếu mức độ vượt mức cho phép sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đối với bà bầu. Vì lượng chất xơ cao trong ổi nên khi ăn nhiều ổi một lúc sẽ dễ bị tiêu chảy. Đồng thời, việc lựa chọn mua ổi không rõ nguồn gốc, xuất xứ có nguy cơ bị ngộ độc do các chất bảo quản gây ra. Bởi vậy, chị em cần tìm hiểu kĩ lượng trước khi mua, chọn những quả tươi và có độ chín nhất định, đôi khi có thể chế biến thành nước ép hay salad để thay đổi khẩu vị nhưng ăn ở dạng quả tươi vẫn là cách đem lại hiệu quả cao nhất.

Xem thêm: Thực đơn hàng ngày cho bà bầu không tăng cân

Bà bầu có nên ăn nhiều đu đủ?

Bà bầu ăn đu đủ chín được không? Đây là câu hỏi của rất nhiều phụ nữ mang thai. Chị em không cần phải lo lắng về vấn đề này bởi vì trái ngược hẳn với đu đủ xanh, đu đủ chín có giá trị dinh dưỡng khá cao và có tác dụng tích cực cho các mẹ bầu.

Cơ thể phụ nữ mang thai thường trong tình trạng thiếu nước mà trong đu đủ có tới 70% là nước giúp bổ sung lại lượng thiếu hụt này. Hơn nữa, đu đủ còn có nhiều vitamin và khoáng chất tiêu biểu là vitamin A, các vitamin nhóm B, vitamin C, E, canxi, kali, photpho tăng cường sức đề kháng, tốt cho hệ xương của cả mẹ bầu lẫn thai nhi, hạn chế tình trạng loãng xương ở các bà bầu.

Có khoảng 70-80% phụ nữ trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ mắc triệu chứng buồn nôn, dạ dày khó chịu. Đu đủ với hương vị ngọt dịu và mùi thơm dễ chịu sẽ giúp làm giảm đi những cơn ốm nghén đó và bổ sung dinh dưỡng cũng như năng lượng cần thiết cho bà bầu.

Bà bầu ăn đu đủ chín được không?
Bà bầu ăn đu đủ chín được không?

Một số lưu ý cho bà bầu ăn đu đủ chín: ăn nhiều đu đủ sẽ có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ, gia tăng khả năng bị vàng da nên chỉ cần ăn với lượng vừa đủ. Ngoài ra, trong hạt đu đủ cũng chứa nhiều chất ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, khi chế biến phải bỏ sạch hạt đi để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Ăn nho trong quá trình thai kỳ

Quả nho vẫn luôn chiếm được sự yêu thích của mọi người bởi nó không chỉ thơm ngon mà còn có hàm lượng dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích với sức khỏe, đặc biệt là với phụ nữ mang thai.

Nho có các vitamin A, B1, vitamin C, E, K cùng nhiều chất dinh dưỡng khác như canxi, sắt, magie, kali, DHA, axit folic,… đóng vai trò thiết yếu và quan trọng đối với sự hình thành và phát triển hệ thần kinh, não bộ cũng như hệ xương và răng của thai nhi. Trong các loại nho, đặc biệt là nho đỏ có rất nhiều sắt giúp sản sinh hồng cầu, ngăn ngừa thiếu máu cho phụ nữ khi đang trong quá trình mang thai.

Ăn nho trong quá trình thai kỳ
Ăn nho trong quá trình thai kỳ

Được biết đến là một trong những hoa quả chứa nhiều đường glucose nhất, nho sẽ giúp mẹ bầu dễ dàng trao đổi chất hơn vì loại đường này tan được trực tiếp trong máu. Quả nho còn hỗ trợ hệ miễn dịch và tiêu hóa hoạt động tốt hơn, tăng cường chức năng của thận, đồng thời làm giảm đi tình trạng bị chuột rút, tê bì tay chân ở phụ nữ mang bầu. Do đó, bà bầu nên ăn nho nhiều hơn trong thai kỳ nhưng ở mức độ cho phép

Măng cụt có nên được dùng nhiều trong thai kỳ?

“Bà bầu ăn măng cụt được không?” Câu trả lời là hoàn toàn được, hơn nữa mẹ bầu còn nên ăn măng cụt đều đặn vì nó có tác dụng cực kì tốt đối với thai nhi. 

Trong măng cụt có chứa nhiều axit folic và mangan giúp ngăn ngừa hiện tượng dị tật bẩm sinh, đặc biệt là ống thần kinh, não bộ và xương sống của thai nhi, hạn chế suy dinh dưỡng bào thai và hỗ trợ quá trình hình thành xương, sụn cho bé phát triển khỏe mạnh.

Măng cụt còn giàu vitamin A, C cùng các dưỡng chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa tình trạng lão hóa da, rạn da cho bà bầu một cách đáng kể, đồng thời giữ cho da có độ ẩm, độ đàn hồi nhất định. Ăn măng cụt sẽ tăng cường sức đề kháng cho bà bầu, từ đó ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng ảnh hưởng xấu đến bé trong giai đoạn thai kỳ.

Bên cạnh những lợi ích kể trên, măng cụt cũng có ảnh hưởng không tốt đối với bà bầu và nằm trong những loại trái cây bà bầu không nên ăn. Nếu ăn nhiều loại quả này, chị em dễ có nguy cơ nhiễm axit lactic. Các mẹ bầu chỉ nên ăn 2-3 quả măng cụt mỗi ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Dưa hấu và chuối gây tiểu đường cho mẹ bầu

Bà bầu bị tiểu đường có nên ăn chuối không? Hẳn đây là băn khoăn của nhiều chị em khi đang mang thai. 

Chuối chứa vitamin A, vitamin B1, vitamin C hàm lượng cao nên có tác dụng tốt với phụ nữ thai kỳ ở một mức độ nhất định. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những loại trái cây bà bầu không nên ăn. Trong chuối chứa lượng đường khá cao, nhất là chuối chín do tinh bột bị chuyển hóa thành các đường đơn trong quá trình chuối chín.

Mẹ bầu cũng cần tránh xa chuối xanh vì có chứa các chất khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém hơn, dẫn đến táo bón. Để yên tâm nhất thì mẹ bầu nên ăn chuối chín vừa tới vì lượng đường lúc chuối ương là ở mức thấp nhất nhưng cũng chỉ nên ăn không quá 2 quả/ngày.

Bà bầu có nên ăn dưa hấu và chuối không?
Bà bầu có nên ăn dưa hấu và chuối không?

Đặc biệt, bà bầu không nên ăn dưa hấu và chuối cùng lúc. Cũng như chuối, dưa hấu chứa nhiều vitamin và khoáng chất nhưng không phải ai ăn cũng tốt. Lượng đường trong dưa hấu chiếm tới 15%, hơn nữa cả chuối và dưa hấu đều chứa nhiều kali. Vì thế mà phụ nữ có thai – những người có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ cao cần lưu ý không ăn chuối cùng với dưa hấu. Hậu quả của việc này ngoài việc mắc bệnh tiểu đường ra còn có khả năng suy thận, rối loạn nhịp tim.

Mận khiến mẹ bầu phát ban

Mận là loại quả có vị chua chua ngọt ngọt hợp khẩu vị của nhiều người trong đó có các chị em trong giai đoạn thai kỳ, được coi là vị cứu tinh của những cơn ốm nghén, thèm chua. Quả mận có nhiều vitamin A, C caroten, kali, sắt, photpho,…

giúp bổ sung dưỡng chất và giải độc cho cơ thể mẹ bầu, ngăn ngừa táo bón.

Lượng magie cao trong mận giúp các cơ được thư giãn có tác dụng làm giảm khả năng trẻ bị sinh non. Ăn mận với mức vừa phải còn tăng cường hệ miễn dịch, phát triển hệ xương cho bé, duy trì ổn định mức đường huyết và huyết áp cho mẹ bầu. 

Tuy nhiên, mận được xếp vào hàng những loại quả có tính nóng cao nên bà bầu ăn mận dễ bị phát ban do nóng hay bị nổi mụn, dị ứng. Điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Hơn nữa, quả mận còn có oxalat – một chất làm tăng nguy cơ sỏi thận nên chị em cần hạn chế ăn nhiều mận trong thai kỳ.

Trái cây đông lạnh có dùng cho mẹ bầu?

Mỗi loại trái cây sẽ có các chất và dinh dưỡng riêng nhưng nhìn chung đa số chúng đều chứa chất xơ, các vitamin C, E, axit folic, sắt, magie, photpho cùng nhiều chất khác giúp ngăn ngừa tình trạng sinh non, dị tật bẩm sinh hay có cân nặng thấp khi mới sinh ở trẻ. Đối với mẹ bầu, hoa quả là nguồn lợi dồi dào giúp cơ thể bổ sung nước, chống thiếu máu, táo bón thai kỳ và bệnh trĩ, giải tỏa stress, khiến tinh thần thư giãn, thoải mái hơn.

Những loại quả tốt cho bà bầu được chuyên gia khuyến khích dùng có thể kể đến như: kiwi, việt quất, nho, cam, lựu, dâu tây,… Tuy nhiên, khi chúng bị đông lạnh lại là vấn đề khá nghiêm trọng. Thực phẩm để lạnh nói chung và trái cây đông lạnh nói riêng có thể gây đau bụng hay tiêu chảy cho mẹ bầu. Trong quá trình bị đông lạnh, các loại quả này sẽ mất đi hương vị tươi ngon vốn có và tiêu hao lượng lớn dinh dưỡng ban đầu, thậm chí là bị biến chất gây ngộ độc khi ăn.

Mẹ bầu có nên ăn trái cây đông lạnh
Mẹ bầu có nên ăn trái cây đông lạnh

Do đó, bà bầu không nên ăn trái cây đông lạnh mà cần đưa vào thực đơn hàng ngày những loại hoa quả tươi mới, có nguồn gốc rõ ràng, đã được rửa sạch sẽ và tốt nhất không cho vào tủ lạnh nếu không thực sự cần, đặc biệt là ngăn đông lạnh.

Những lưu ý sử dụng trái cây hiệu quả cho thai kỳ

Trái cây là một trong những thực phẩm không thể thiếu đối với phụ nữ mang thai bởi chúng có rất nhiều vitamin và dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ bầu. Khi ăn trái cây, mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Rửa sạch hoa quả trước khi sử dụng: Cũng như các loại thực phẩm khác, hoa quả cũng chứa nhiều chất hóa học độc hại, các vi khuẩn, vi trùng gây bệnh mà một khi nhiễm phải sẽ có hại cho cả mẹ bầu và thai nhi.
  • Không ăn quá nhiều trái cây: Cái gì nhiều quá cũng không tốt và việc ăn hoa quả cũng vậy. Trong hoa quả có chứa hàm lượng chất xơ và đường cao mà nếu ăn vượt mức cho phép sẽ gây tiêu chảy, tiểu đường thai kỳ. Nhiều loại trái cây còn có thể khiến bạn bị ngộ độc, khó thở, co thắt tử cung làm xảy ra tình trạng sinh non.
  • Súc miệng sau khi ăn hoa quả: Có thể bạn chưa biết rằng hoa quả hầu hết đều có carbohydrate lên men và axit ăn mòn răng. Bởi vậy, nếu ăn trái cây xong mà không vệ sinh răng miệng thì sẽ gây ra hậu quả là răng bị bào mòn, không còn chắc khỏe như trước nữa. Vì thế, sau khi ăn khoảng 20-30 phút, chị em nên đánh răng luôn hoặc súc miệng để bảo vệ hàm răng của mình.
  • Ăn trái cây trước bữa ăn: Phụ nữ khi mang thai nên ăn trái cây trước bữa chính từ 1 đến 2 tiếng. Hoa quả nếu ăn ngay sau bữa chính dễ khiến bà bầu bị táo bón, đầy hơi vì hệ tiêu hóa trong giai đoạn này hoạt động kém hiệu quả. 
  • Không ăn trái cây đông lạnh: Thực phẩm đã qua đông lạnh sẽ khiến cho bà bầu vốn khi mang thai đã nhạy cảm, dạ dày yếu dễ bị tiêu chảy và ngộ độc. Chị em nên mua hoa quả tươi về dùng ngay, còn trong trường hợp bắt buộc phải bảo quản lạnh thì phải bỏ ra ngoài cho đến khi hết lạnh.

Qua những thông tin về một số loại trái cây nên ăn và không nên ăn nói trên cũng như những lưu ý khi sử dụng trái cây, mong rằng chị em sẽ có được các kiến thức cần thiết trong cẩm nang mang bầu để trải qua thai kỳ cùng bé một cách mạnh khỏe và an toàn.

Xem thêm: Lựa chọn vitamin tổng hợp cho bà bầu loại nào tốt?

Từ khóa » Các Loại Trái Cây Không Tốt Cho Bà Bầu