108 Anh Hùng Lương Sơn Bạc, Chỉ 5 Nhân Vật Này Có Thật Trong Lịch Sử

Hô bảo Nghĩa Tống Giang

Trong Thủy Hử của Thi Nại Am, Tống Giang là nhân vật chính số một, được khắc họa trong nhiều chương hồi, sự kiện nhất. “Hô Bảo Nghĩa” là đại đầu lĩnh “Bến nước”, đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình hình thành, phát triển và sụp đổ của nghĩa quân Lương Sơn Bạc. Sau khi được triều đình chiêu an, Tống Giang lãnh đạo nghĩa quân đi đánh giặc Liêu, dẹp Điền Hổ, Vương Khánh và bình Phương Lạp. Sau khi về triều nhậm chức, Tống Giang bị tứ đại gian thần (Sái Kinh, Đồng Quán, Cao Cầu, Dương Tiễn) lừa cho uống rượu độc mà chết.

img

Hô Bảo Nghĩa Tống Giang, thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa nông dân ở Sơn Đông năm 1120.

Tống Giang ấy cũng là nhân vật có thật có lịch trong lịch sử Trung Quốc. Tên Tống Giang được đề cập tới ở Tống sử với chi tiết “Vào tháng 2/1122 – tức năm Tuyên Hóa thứ 3 thời Tống Huy Tông, Tống Giang giao tranh với tri phủ Hải Châu – Trương Thúc Dạ, trúng kế vừa thiệt quân lại mất nhiều tướng tài. Tống Giang cùng quân khởi nghĩa cố thủ ở Lương Sơn không ra. Trương Thúc Dạ vừa thúc quân đánh vừa phủ dụ chiêu hàng. Bị vây khốn, quân lương dần cạn kiệt Tống Giang chấp thuận quy phục triều đình và sau đó được giao chức Sở Châu an phủ sứ”.

Theo nhà sử học đồng thời là chuyên gia nghiên cứu Thủy Hử hàng đầu Trung Quốc – ông Khổng Đức Vũ, cuộc khởi nghĩa nông dân năm 1120 do Tống-Giang-có-thật cầm đầu chỉ bao gồm 30 thủ lĩnh và chưa đầy 1 vạn nông dân, quy mô kém xa so với mô tả trong tiểu thuyết Thủy Hử. Ghi chép khác của sử gia họ Khổng còn cho thấy Tống Giang sau khi nhận chiêu an triều đình, cũng tham gia đội quân chinh phạt Phương Lạp của đại tướng quân Thiệt Khả Tổn – danh tướng triều Tống Huy Tông. Nhưng việc Tống Giang sống chết ra sao sau cuộc chiến với Phương Lạp thì không có tư liệu nào đề cập tới.

Hành giả Võ Tòng

Võ Tòng, đầu lĩnh thứ 14 Lương Sơn Bạc, được sao Thiên thương Tinh chiếu mạng, là một trong những nhân vật giàu màu sắc và được yêu thích nhất của Thủy Hử. Trong danh tác của Thị Nại Am, Võ Tòng gắn liền với những điển tích nổi tiếng như “Võ Tòng đả hổ đồi Cảnh Dương”, “Võ Tòng sát tẩu”, “Thảm sát toàn gia Trương Đô Úy”…. Kết thúc trận chiến với Phương Lạp, Võ Tòng xuất gia tại chùa Lục Hòa ở Hàng Châu, thọ tới 80 tuổi. Võ Tòng cũng là cái tên được khai thác nhiều trong các tác phẩm văn học nghệ thuật khác của Trung Quốc, đáng chú ý nhất là Kim Binh Mai.

img

Hành giả Võ Tòng thủ lĩnh thứ 30 quân khởi nghĩa ở Lương Sơn Bạc.

Do ảnh hưởng của Thủy Hử, trong một thời gian dài Võ Tòng được xem là nhân vật hoàn toàn do Thi Nại Am hư cấu. Nhưng về sau, nhiều bằng chứng lịch sử quan trọng đã cho thấy, Võ Tòng là người có thật. Võ Tòng ấy cũng là một trong những đầu lĩnh của cuộc khởi nghĩa Lương Sơn tại Sơn Đông năm 1120 do Tống Giang cầm đầu.

Biệt hiệu “Võ hành giả” của Võ Tòng được ghi chép trong sách sử Đại Tống Tuyên Hòa di sự cuối Nam Tống: “Trong số 30 thủ lĩnh Lương Sơn Bạc, người thứ 30 chính là Võ Tòng”. Sách Thúc viên tạp ký có đoạn chép: “Triều đình treo thưởng cho ai bắt được Võ Tòng 10 triệu quan tiền, số tiền này chỉ nhỏ hơn mức thưởng cho ai bắt được Tống Giang”

Đại đao Quan Thắng

Quan Thắng, đầu lĩnh thú 5 Lương Sơn Bạc, sao Thiên Dũng Tinh chiếu mạng, có thể coi là đại tướng toàn mỹ nhất Thủy Hử. Thắng, hậu duệ của Võ Thánh Quan Vũ, là người trí dũng song toàn, lại Nhân-Nghĩa có tiếng. Quan Thắng lập nhiều chiến công trong trận đánh Liêu, Điền Hổ, Vương Khánh, Phương Lạp. Khi về kinh, Quan Thắng được trao chức Tổng quản Binh mã phủ Đại Danh. Thủy Hử viết “trong một lần Quan Thắng đi thao luyện quân mã trở về, lúc say rượu, sẩy chân ngã ngựa, lâm bệnh rồi mất”.

img

Đại đao Quan Thắng, võ tướng trấn thủ thành Tế Nam chống giặc Kim.

Lịch sử cuối thời Bắc Tống, Trung Quốc cũng có một Quan Thắng, nhưng người này không có liên quan đến nghĩa quân Lương Sơn mà là một tướng trấn thủ thành Tế Nam, thuộc vùng Sơn Đông. Kim Sử chép: “Trong giai đoạn đầu của “Sự kiện Tĩnh Khang”, lúc quân Kim tiến đánh Tế Nam, tri phủ Lưu Dự được người Kim dụ khuyên hàng. Lưu Dự thuận theo, bèn lừa viên tướng trấn thủ kiên quyết kháng Kim là Quan Thắng vào trong phủ sát hại, rồi sau đó mới dâng thành đầu hàng”. Lưu Dự chính là hoàng đế duy nhất của nhà Tề (Lưu Tề, 1130-1137).

Thanh Diện Thú Dương Chí

Thủy Hử của Thi Nại Am khắc họa Dương Chí, biệt danh “Thanh Diện Thú”, là hậu duệ của Ngũ hầu Dương Lệnh Công nổi tiếng, dòng dõi năm đời Dương gia tướng, lưu lạc ở Quan Tây. Thời trẻ, Dương Chí thi võ cử, rồi làm đến chức Điện Tư Chế sứ quân, thuộc hàng cao thủ đại nội. Sau khi gia nhập Lương Sơn Bạc, Dương Chí xếp hạng đầu lĩnh thứ 17, được sao Thiên Ân Tinh chiếu mạng.

img

Thanh diện thú Dương Chí, thành viên của cuộc khởi nghĩa Tống Giang, sau làm tướng tiên phong chống Kim.

Ở cuộc chiến với Phương Lạp, trong trận đánh thành Tô Châu, Dương Chí bị Phương Thiên Định chặt mất chân trái. Từ đó Dương Chí phải khiêng trên cáng ở chiến trường, sau đó sức khỏe suy kiệt mà mất ngay khi nghĩa quân Lương Sơn dẹp xong Phương Lạp.

Theo những ghi chép đáng tin cậy của sách sử, Dương Chí chính là 1 trong những đầu lĩnh của cuộc khởi nghĩa Tống Giang tại Sơn Đông năm 1120. Khi cuộc khởi nghĩa này bị Trương Thúc Dạ dẹp yên, Dương Chí nhận chiêu an và được cắt cử làm tướng tiên phong trong cuộc chiến chống giặc Kim giai đoạn 1126-1127. Chuyện Dương Chí sống chết ra sao, dù vậy, không có ghi chép sau đó.

Lãng tử Yến Thanh

Trong Thủy hử, Yến Thanh ngoại hiệu “Lãng Tử”, là đầu lĩnh thứ 36 Lương Sơn Bạc, được sao Thiên Xảo Tinh chiếu mệnh. Yến Thanh sinh tại phủ Đại Danh Bắc Kinh, mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Năm 13 tuổi, Thanh được Lư Tuấn Nghĩa đem về làm gia nhân trong nhà, nhưng quan hệ giữa 2 người không khác gì cha-con nuôi là mấy.

img

Lãng tử Yến Thanh, thành viên của cuộc khởi nghĩa Tống Giang năm 1120, sau là võ sư có tiếng Hà Bắc.

Yến Thanh nhận được sự ưu ái lớn trong danh tác của Thi Nại Am, từ ngoại hình tuấn tú, tính cách hảo sảng Nhân Nghĩa, đến bản lĩnh võ thuật, cũng như biệt tài trong nghề đàn hát vạn người mê. Sau khi dẹp yên khởi nghĩa Phương Lạp, Yến Thanh để lại một bức thư từ biệt huynh đệ Lương Sơn, âm thầm ra đi.

Còn trong chính sử, Yến Thanh chính là một trong 30 thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa nông dân khởi đi từ Sơn Đông, do Tống Giang lãnh đạo năm 1120. Sau khi Tống Giang và một số thủ lĩnh khác đầu hàng Trương Thúc Dạ rồi được triều đình sắp đặt chức quan, Yến Thanh bỏ đi phiêu bạt giang hồ. Sau Yến Thanh về sống ở Hà Bắc, mở lò võ, truyền dạy môn Yến Thanh Quyền – chính là Mê Tung Quyền danh chấn Trung Hoa sau này.

Từ khóa » Hình ảnh 108 Vị Anh Hùng Lương Sơn Bạc