11 Bệnh Hại Cây Trồng Thường Gặp Và Cách Phòng Chống
Có thể bạn quan tâm
Trong quá trình sinh trưởng phát triển, cây cảnh không thể tránh khỏi sự xâm nhiễm của bệnh, các loại bệnh hại cây trồng ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng, làm giảm giá trị làm cảnh của cây. Các loại bệnh bao gồm: Bệnh không truyền nhiễm (hay bệnh sinh lý) và bệnh truyền nhiễm (hay bệnh ký sinh).
Bệnh không truyền nhiễm là bệnh không lây lan và do nhiều nguyên nhân gây ra như: nhiệt độ, độ ẩm, đất đai, phân bón không thích hợp. Muốn phòng trừ những bệnh hại cây trồng này chỉ cần nâng cao điều kiện sinh trưởng, cải thiện các biện pháp trồng.
Bệnh truyền nhiễm là những bệnh lây lan do các sinh vật gây ra như nấm, vi khuẩn, virus, tuyến trùng… Những sinh vật đó có thể sinh sản và lây lan. Trong điều kiện thuận lợi, chúng có thể lây lan nhanh, tác hại nghiêm trọng. Sự phát sinh bệnh truyền nhiễm cũng do môi trường không sạch, cỏ đại nhiều, bệnh lây nhanh. Chỉ có cải thiện điều kiện môi trường, cải tiến kỹ thuật trồng cây mới làm cho cây khỏe, nâng cao tính chống chịu bệnh, giảm bớt nguồn lây bệnh. Trong bài viết này, Quang Cảnh Xanh sẽ chia sẻ thông tin về một số bệnh hại cây trồng thường gặp và cách phòng chống.
1. Bệnh phấn trắng
Bệnh phấn trắng hường xảy ra nhiều trong mùa mưa phùn. Ở giai đoạn đầu, trên lá xuất hiện những đốm màu trắng, sau đó lan rộng dần ra toàn bộ lá, cuối cùng chuyển thành màu xám. Để phòng chống bệnh có thể thông qua việc cải thiện điều kiện chiếu sáng, thoát nước, đặt cây ở chỗ thoáng gió, hoặc rắc bột lưu huỳnh. Ngoài ra, để phòng chống bệnh cũng có thể phun xịt dung dịch natri bicacbonat 0.1% ~ 0.2%.
2. Bệnh thán thư
Bệnh có thể gây hại các bộ phận cây như lá, hoa quả, chồi và cành non. Dấu hiệu bệnh: thường xuất hiện những đốm màu nâu, vết bệnh phát triển lớn lên và liên kết nhau làm khô cháy các mảng lá khiến lá cây bị vàng úa, đọt và chồi non bị xoắn lại, hoa bị khô đen, trái non bị thối và rụng, cây sinh trưởng kém.
Để phòng và trị bệnh hại cây trồng này, bạn cần vệ sinh vườn cây trồng, cắt tỉa các tán lá ở gần gốc thân tạo độ thông thoáng, giúp cây nhận được nhiều ánh sáng và hạn chế sự phát triển của bệnh. Tưới đủ nước cho cây, vào mùa mưa thì chú ý làm đất vun gốc tránh để đất quá ẩm ướt. Chú ý bón đầy đủ phân và cân đối NPK. Khi xuất hiện bệnh có thể dùng luân phiên một trong những loại thuốc như: Propineb (Antracol 70WP), Thiophanate-Methyl (Topsin-M 70WP), Benomyl, Bordeaux, Zineb (Vi Ben-C 50WP, Copper-B 75WP), Carbendazim, Difenocanazole, Tebuconazole.
3. Bệnh mốc xám
Bệnh mốc xám có tên gọi khoa học là Botrytis cinerea Persoon, có thể gây hại cho lá, cành, hoa. Bộ phận bị bệnh sẽ thối rửa và biến thành màu nâu. Trong điều kiện ẩm ướt, bộ phận bị bệnh xuất hiện lớp mốc màu xám. Thân cây bị bệnh có thể bị thối gãy, trường hợp nghiêm trọng cây có thể bị chết khô. Khi cây mắc bệnh, cần phải hạ nhiệt độ kịp thời, đặt cây ở nơi thoáng gió. Cây trồng nhiều năm, bón phân nitơ quá nhiều, trồng quá dày, thiếu ánh sáng, không thoát nước bệnh sẽ rất nặng. Ta thường gặp bệnh này trên cây hoa hồng, cây hoa sữa.
Kỹ thuật phòng trừ: cần khử trùng đất trước lúc trồng. Phun thuốc: Zineb 0.2% hoặc Daconil 0.2%, 10 ngày phun 1 lần, phun 2 ~ 3 lần.
4. Bệnh loét cây
Ở lá non, triệu chứng bệnh ban đầu là những chấm nhỏ có đường kính trên dưới 1mm, màu trong vàng, thường thấy ở mặt dưới của lá, sau đó vết bệnh mở rộng và phá vỡ biểu bì mặt dưới lá, màu trắng nhạt hoặc nâu nhạt. Lá bệnh không biến đổi hình dạng nhưng dễ rụng, cây con bị bệnh nặng thường hay rụng lá.
Vết bệnh ở quả cũng tương tự như ở lá: Vết bệnh xù xì màu nâu hơn, mép ngoài có gờ nổi lên, ở giữa vết bệnh mô chết rạn nứt. Toàn bộ chiều dày của vỏ quả có thể bị loét, nhưng vết loét không ăn sâu vào ruột quả. Bệnh nặng có thể làm cho quả biến dạng, ít nước, khô sớm, dễ rụng.
Nếu bón phân quá nhiều, cành lá mọc vượt, dễ khiến cây mắc bệnh này. Có thể phun xịt dung dịch sunfat sắt II hoặc nước Boóc-đô để phòng trị.
5. Bệnh héo rũ trắng gốc
Bệnh do nấm Sclerotium rolfsii gây ra, sinh trưởng mạnh trong điều kiện nhiệt độ 20 – 35ºC, nhiệt độ thích hợp nhất 28ºC – 30ºC, sợi nấm có tốc độ sinh trưởng rất nhanh.
Trên vết bệnh ở gốc thân có phủ một lớp sợi nấm màu trắng, mịn và dày, đâm tia lan rộng cả trên mặt đất quanh gốc cây bệnh. Trên đám nấm mốc trắng có xuất hiện nhiều hạch nấm hình cầu kích thước khoảng 1 mm, lúc đầu màu trắng sau chuyển sang màu nâu đến nâu đậm trông giống như các hạt rau cải.
Cây có thể bị chết trong trường hợp bệnh nặng. Nhiệt độ không khí quá cao, không khí quá ẩm, đất trồng úng nước, dễ khiến cho cây mắc bệnh này. Có thể dùng vôi bột để phòng trị bệnh. Bình thường cần phải khống chế tốt việc tưới nước, để cho đất trồng ở trong trạng thái lúc khô lúc ướt.
6. Bệnh đốm đen
Lá bị bệnh thời kỳ đầu có những đốm bệnh hình tròn, phía trên có mốc màu đen nhạt, thời kỳ sau, các đốm bệnh dần lan rộng vào kết hợp với nhau. Khi thời tiết nắng nóng, bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng. Vườn trồng dày, thiếu ánh sáng là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển. Vi khuẩn tồn tại trên lá và trái bệnh, theo mưa gió xâm nhập qua vết xây xát hoặc vết chích của côn trùng.
Vào thời kỳ cây mới mắc bệnh, nên kịp thời ngắt các lá bị bệnh để tập trung thiêu hủy. Cũng có thể tiến hành phun xịt thuốc bột hòa nước Zineb 65% pha loãng 800 ~ 1000 lần hoặc thuốc bột hòa nuớc Thiophanate-Methyl 70% pha loãng 800 lần để phòng trị.
7. Bệnh đốm lá
Loại bệnh hại cây trồng này chủ yếu gây hại cho lá, khi mới bắt đầu trên lá sẽ xuất hiện những đốm màu, ban đầu nhỏ dần dần to ra, nhiều hơn và dày khắp lá, ó tạo nên các đốm tròn đủ các màu sắc khác nhau như màu tím, màu đỏ, màu nâu, màu đen, màu xám,… và có viền mép rõ ràng. Trên đốm có các chấm nhỏ đen.
Bệnh đốm lá gây ảnh hưởng đến quá trình diệp lục của lá, ảnh hưởng tới sự sinh trường và phát triển của cây. Để trừ đốm lá, bạn có thể phun xịt thuốc bột hòa nước Zineb 65% pha loãng 600 – 800 lần hoặc thuốc bột hòa nước Chlorothalonil 75% pha loãng 500 để phòng trị.
8. Bệnh thối cổ rễ
Bệnh thối cổ rễ phát sinh trên cây con là chính. Ban đầu vết bệnh chỉ là những chấm nhỏ xuất hiện trên rễ, cổ rễ hoặc phần gốc sát với mặt đất, sau đó phát triển lan rộng dần ra xung quanh. Nếu gặp điều kiện thời tiết thuận lợi như trời mưa nhiều hoặc do tưới nhiều lại gặp cây xum xuê, rậm rạp, bít bùng tạo cho ẩm độ trong tán cầv cao, ẩm ướt,… thì chỗ vết bệnh (cổ rễ, rễ già, gốc thân,…) sẽ bị hư thối mục, chuyển dần sang màu thâm đen, úng nước hoặc hơi khô (nếu đất trồng bị khô thiếu nước). Làm cho cây ngã ngang. Khi nhổ cây lên sẽ bị đứt gốc, chỗ đứt bị thối nham nhở. Bộ lá vẫn còn xanh nhưng toàn thân đã bị héo rũ. Bệnh này rất dễ lây lan. Bình thường cần phải khống chế lượng nước tưới, đặt cây ở nơi thoáng gió.
9. Bệnh gỉ sắt
Sau khi mắc bệnh, phiến lá và cuống hoa sẽ xuất hiện các đốm sùi lên. Sau khi lớp biểu bì bị nứt, thì các bào tử dạng phấn màu vàng nâu sẽ bắn ra ngoài. Có thể sử dụng thuốc bột hòa nước Zineb 65% pha loãng 500 ~ 600 lần hoặc xịt thuốc nột hòa nước Thiophanate-Methyl 70% pha loãng 1000 lần để phun xịt.
10. Bệnh bồ hóng
Khi môi trường có nhiệt độ cao, độ ẩm lớn và không thoáng gió, ruồi trắng trưởng thành tiết ra “chất dịch ngọt” là nguyên nhân gây bệnh. Khi cây bị mắc bệnh thì trên mặt lá sẽ xuất hiện chi chít những chấm đen, sau đó phát triển thành những đốm màu đen, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự quang hợp của cây. Cần phải cải thiện kịp thời môi trường sinh trưởng của cây, đồng thời phải phòng trị ruồi trắng. Nên phòng trừ tốt rệp sáp, tạo vườn cây thông thoáng bằng cắt tỉa sau thu hoạch. Phun thuốc trừ nấm gốc đồng, hạn chế phun phân qua lá cho cây.
11. Bệnh tuyến trùng
Đây là bệnh do tuyến trùng gây nên, tuyến trùng có kích thước rất nhỏ, cần phải dùng kính hiển vi mới nhìn thấy rõ. Thông thường, con cái trưởng thành có dạng hình quả lê, con đực có dạng hình giun. Tuyến trùng thích sống trong môi trường ẩm ướt. Tuyến trùng thích sống trong môi trường ẩm ướt. Tuyến trùng sống ký sinh trên lá, sẽ khiến cho lá bị khô héo, cây sinh trưởng chậm. Ký sinh trên mầm hoa, khiến cho mầm hoa bị khô, không thể trở thành nụ. Phần gốc rễ là nơi gặp nhiều nhóm tuyến trùng ký sinh nhất. Tuyến trùng phá hại rễ cây trồng bằng nhiều cách khác nhau. Có loài chỉ phá hoại phần biểu bì của rễ. Có loài đục sâu vào trong rễ sống ký sinh trong rễ khiến rễ phản ứng lại tạo nên những khối u sưng có hình dạng bất định làm biến dạng rễ, làm giảm khả năng cây hấp thụ nước và dinh dưỡng làm cho cây trồng bị suy yếu. Tác hại gây ra do tuyến trùng thường tương đối nhẹ, xảy ra chậm chạp. Tuy nhiên, khi mật độ tuyến trùng phát triển nhiều, bộ rễ bị hư hại nặng, cây trồng có thể bị chết. Những thương tổn do tuyến trùng gây ra là cơ hội cho các loại nấm bệnh xâm nhiễm gây thối rễ.
Trong trường hợp không muốn sử dụng thuốc trừ sâu bệnh, bạn có thể tham khảo bải viết 15 cách chế thuốc trừ sâu hữu cơ cho cây cảnh để có thể tự chế thuốc trừ sâu tại nhà.
Mục lục
- 1. Bệnh phấn trắng
- 2. Bệnh thán thư
- 3. Bệnh mốc xám
- 4. Bệnh loét cây
- 5. Bệnh héo rũ trắng gốc
- 6. Bệnh đốm đen
- 7. Bệnh đốm lá
- 8. Bệnh thối cổ rễ
- 9. Bệnh gỉ sắt
- 10. Bệnh bồ hóng
- 11. Bệnh tuyến trùng
Từ khóa » Các Loại Sâu Bệnh Hại Cây Trồng Thường Gặp
-
CÁC LOẠI SÂU BỆNH HẠI Ở CÂY TRỒNG, RAU CỦ & BIỆN PHÁP ...
-
Top 6 Sâu Bệnh Hại ở Cây Trồng Thường Gặp Trong Canh Tác
-
Các Loại SÂU BỆNH Hại Cây Trồng, Sâu Rau ăn Lá. Cách Phòng Trừ
-
Một Số Loại Sâu Bệnh Hại Cây Trồng Thường Gặp Trong Nhà
-
Sâu Bệnh Hại Trên Cây ăn Quả & Cách Phòng Trừ - AgriDrone
-
Các Loại Sâu Bệnh Hại Cây Trồng Thường Gặp Và Cách Phòng ...
-
Nhận Biết Một Số Loại Sâu Bệnh Hại Cây Trồng - Vườn Sạch 7kg
-
Các Loại Sâu Bệnh Hại ở Cây Trồng, Rau Củ & Biện Pháp Phòng Diệt ...
-
Các Loại Sâu Bệnh Gây Hại Cây Trồng - AZ Farming
-
Cách Phòng Và Trị Sâu Bệnh Hại Cây Trồng Nông Nghiệp - .vn
-
MỘT SỐ LOẠI BỆNH HẠI CÂY TRỒNG THƯỜNG GẶP VÀ BIỆN ...
-
Chủ động Phòng Trừ Sâu Bệnh Hại Cây Trồng Vụ Đông Xuân
-
[PDF] 11 Các Bệnh Phổ Biến Trên Một Số Cây Trồng Quan Trọng