11 Biến Chứng Chạy Thận Nhân Tạo Lâu Dài Bạn Phải Biết

Khi chạy thận nhân tạo, người bệnh sẽ cần đến sự trợ giúp của máy lọc thận. Quy trình lọc máu sẽ được máu lọc làm việc thay thế cho thận. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này cũng tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Người bệnh cần lưu ý các biến chứng chạy thận nhân tạo lâu dài để ngăn ngừa rủi ro về sức khỏe cho mình.

biến chứng chạy thận nhân tạo lâu dài

Tổng quan về phương pháp lọc máu, chạy thận 

Thận khỏe mạnh có thể lọc được khoảng 120 – 150 lít máu mỗi ngày, giúp loại bỏ chất thải trong máu qua đường nước tiểu. Khi thận không hoạt động hiệu quả sẽ làm tích tụ chất thải trong máu. Tình trạng này có khả năng dẫn đến hôn mê, thậm chí là tử vong.

Chạy thận nhân tạo là phương pháp hỗ trợ thực hiện quá trình lọc máu cho người bệnh suy thận. Bác sĩ sẽ sử dụng máy để lọc máu bên ngoài cơ thể của người bệnh. Máu được hút ra từ mạch máu, di chuyển qua hệ thống lọc thận nhân tạo rồi trở lại cơ thể người bệnh. (1)

Người suy thận mạn phải thường xuyên chạy thận nhân tạo lâu dài. Đây không phải là phương pháp chữa trị mà chỉ giúp kéo dài sự sống cho người bệnh.

banner tâm anh quận 7 content

chạy thận nhân tạo

Các biến chứng chạy thận nhân tạo lâu dài

1. Tụt huyết áp

Tình trạng tụt huyết áp liên quan tới giảm thể tích máu nhanh chóng hay quá mức như thời gian chạy thận ngắn, tăng cân nhiều lần giữa 2 lần chạy thận, trọng lượng khô thấp hơn trọng lượng khô thực tế, tích số cân nặng không chính xác. Tụt huyết áp trong chạy thận nhân tạo chủ yếu là do việc giảm thể tích máu do rút dịch mà đáp ứng huyết động bù trừ không đủ.

Phần lớn người bệnh chạy thận khi bị tụt huyết áp sẽ bị chóng mặt và choáng váng. Tuy nhiên, một số trường hợp không có triệu chứng cho đến khi huyết áp giảm xuống mức thấp. Vì thế, người chạy thận cần được theo dõi huyết áp đều đặn trong suốt quá trình. Bác sĩ có thể đo huyết áp mỗi giờ hay nửa giờ tùy theo từng trường hợp. (2)

2. Chuột rút

Tình trạng chuột rút thường xuất hiện ở giai đoạn đầu của chạy thận hơn là giai đoạn về sau. Nguyên nhân gây ra tình trạng này hiện vẫn chưa rõ. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị chuột rút ở người chạy thận như:

  • Tụt huyết áp giảm thể tích
  • Tốc độ siêu lọc cao, giữa 2 lần chạy thận cân nặng tăng cao.
  • Nồng độ natri của dịch lọc thấp.

Các yếu tố trên tạo cơ hội thuận lợi cho co mạch, làm giảm tưới máu cơ, gây rối loạn thư giãn cơ. Tình trạng chuột rút khi chạy thận thường xảy ra nhất, có liên quan đến tụt huyết áp. Một số trường hợp dù huyết áp đã phục hồi nhưng tình trạng chuột rút vẫn kéo dài dai dẳng. Ngoài ra, việc hạ Mg, K, Ca trong máu cũng là nguyên nhân gây ra chuột rút. Khi chuột rút và hạ huyết áp xảy ra cùng lúc thường được xử trí bằng việc truyền dung dịch NaCl 0,9%.

Biến chứng khi chạy thận nhân tạo này thường kéo dài dai dẳng, gây căng cơ, khó chịu cho người bệnh. Bạn có thể thường xuyên xoa bóp để giảm cảm giác khó chịu khi bị chuột rút. Ngoài ra, việc phòng ngừa tụt huyết áp có thể giúp loại bỏ được tình trạng chuột rút. Người bệnh cũng có thể thực hiện những bài tập cơ dành cho nhóm cơ bị chuột rút.

3. Ngứa

Ngứa là tình trạng thường gặp ở người bệnh chạy thận. Tình trạng ngứa chỉ xuất hiện khi chạy thận, đặc biệt nếu có kèm những triệu chứng dị ứng nhẹ khác. Đây có thể là triệu chứng của dị ứng mức độ nhẹ với màng lọc hay thành phần của dây chạy thận. Trường hợp thường gặp nhất là ngứa mạn tính. Ngoài ra, người bệnh không nên bỏ qua nguyên nhân tiềm tàng của tình trạng ngứa như viêm gan siêu vi hay do thuốc.

Bác sĩ thường điều trị tình trạng ngứa bằng antihistamine hay có thể châm cứu. Để chữa trị lâu dài, người bệnh sẽ được chỉ định dùng chất làm ẩm toàn thân và kem bôi trơn da hoặc có thể trị liệu bằng tia cực tím, nhất là tia UVB. Tình trạng ngứa thường xuất hiện ở người bệnh có nồng độ canxi cao, tích số Ca x P cao và/hoặc nồng độ PTH tăng lên đáng kể. Vì thế, người bệnh cần giảm nồng độ photpho, canxi, PTH đến giới hạn dưới của bình thường.

4. Các vấn đề về giấc ngủ

Những người bệnh chạy thận nhân tạo thường gặp những rối loạn giấc ngủ như mất ngủ, khó ngủ do hội chứng ngưng thở khi ngủ, hội chứng chân không nghỉ. Khi gặp biến chứng chạy thận nhân tạo lâu dài này, người bệnh cần trao đổi ngay với bác sĩ để có biện pháp can thiệp kịp thời, ngăn ngừa tình trạng suy nhược cơ thể.

rối loạn giấc ngủ

5. Thiếu máu

Không có đủ tế bào hồng cầu trong máu là biến chứng thường gặp của người bệnh suy thận, chạy thận nhân tạo. Khi đó, thận sẽ giảm sản xuất hormone erythropoietin. Đây là loại hormone do thận sản xuất, có tác dụng hỗ trợ tạo ra hồng cầu.

Hạn chế trong chế độ ăn uống, kém hấp thụ sắt hoặc việc loại bỏ sắt và các vitamin bằng cách chạy thận nhân tạo có thể làm gia tăng nguy cơ thiếu máu. Ngoài ra, mất máu từ chạy thận nhân tạo hay lấy mẫu máu định kỳ nhiều lần cũng có khả năng gây thiếu máu ở người bệnh chạy thận.

>> Xem thêm: Điều trị thiếu máu ở bệnh suy thận mạn bằng Erythropoietin

6. Các bệnh xương khớp

Khi thận bị tổn thương sẽ làm giảm hấp thu và chuyển hóa vitamin D thành canxi, dẫn tới loãng xương. Ngoài ra, một biến chứng người bệnh suy thận thường gặp là cường cận giáp thứ phát (hormone PTH tăng cao) sẽ huy động canxi từ xương vào máu. Tình trạng này càng làm trầm trọng các bệnh lý về xương.

7. Bất thường điện giải (hạ/tăng kali trong máu)

Chạy thận nhân tạo không chỉ loại bỏ chất độc và chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể mà còn có nhiều chất điện giải cơ thể cần để hoạt động. Với phần lớn người bệnh, điều này sẽ không đáng lo ngại khi bạn tuân thủ chế độ ăn uống phù hợp.

Tuy nhiên, nếu mắc bệnh đái tháo đường hoặc đang dùng thuốc ức chế men chuyển, ức chế thụ thể angiotensin, ngay cả khi người bệnh tuân thủ chế độ ăn uống phù hợp cũng không đủ để ngăn ngừa tình trạng hạ kali trong máu.

8. Nhiễm trùng

Nguyên nhân gây nhiễm trùng có thể là do catheter sử dụng lâu ngày, vệ sinh máy kém, nguồn nước không đảm bảo vệ sinh hoặc người bệnh dị ứng với hóa chất tiệt trùng màng lọc. Với trường hợp này, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh dùng kháng sinh khi có nghi ngờ nhiễm trùng. Ngoài ra, trong quá trình chạy thận nhân tạo cần đảm bảo vô trùng khi thao tác kỹ thuật, giữ vệ sinh nơi đặt catheter, không để catheter lâu ngày, vệ sinh vị trí lấy máu (cầu nối động tĩnh mạch hay mảnh gaft), vệ sinh màng lọc với nhiều nước.

9. Quá tải chất lỏng

Tình trạng quá tải chất lỏng xảy ra khi thận không còn đủ khả năng loại bỏ chất lỏng ra khỏi cơ thể. Nếu người bệnh uống nhiều nước hơn có thể trữ lại quá nhiều chất lỏng, gây ra các biến chứng đe dọa tính mạng như suy tim, tích tụ dịch, sưng phổi (phù phổi).

10. Hội chứng mất quân bình

Biến chứng này thường xảy ra ở những đối tượng có chỉ số BUN (lượng nitơ có trong ure) cao, người lớn tuổi, đã từng tổn thương não, nhiễm toan chuyển hóa nặng. Người bệnh xuất hiện sẽ xuất hiện các triệu chứng như nhức đầu, buồn nôn, huyết áp cao, động kinh, hôn mê, thậm chí là tử vong. Ở những thể biến chứng nặng, bác sĩ sẽ chỉ định ngưng lọc máu, chống động kinh, giữ thông đường thở, thở máy.

11. Mệt mỏi

Cảm giác mệt mỏi, kiệt sức là biến chứng thường gặp do sự kết hợp của việc mất chức năng thận bình thường, những phản ứng xảy ra khi lọc máu, chế độ ăn kiêng liên quan tới chạy thận, căng thẳng tâm lý của người bệnh. Khi xuất hiện tình trạng này, người bệnh chạy thận nhân tạo cần thăm khám dinh dưỡng để lên kế hoạch ăn uống phù hợp.

>> Có thể bạn quan tâm: Tầm quan trọng của chế độ ăn cho bệnh nhân suy thận

Một vài lưu ý hoặc biện pháp để giảm sự xuất hiện của biến chứng

Để làm giảm nguy cơ xuất hiện biến chứng khi chạy thận, người bệnh cần lưu ý:

  • Tuân thủ điều trị theo các chuyên khoa: Thận và bệnh lý nguyên nhân.
  • Tránh các thuốc độc cho thận, cần thay đổi liều dùng phù hợp theo mức độ suy thận.
  • Phối hợp chế độ điều trị và chế độ dinh dưỡng, vận động (tổng năng lượng 1600kcal – 2000kcal/ngày).
  • Chế độ ăn nhạt: Người bệnh thận nên hạn chế nêm nếm gia vị, chỉ dùng ít hơn 2 – 3g muối ăn/ngày tùy theo mức độ phù và tăng huyết áp.
  • Khi bị phù, người bệnh cần hạn chế lượng nước nạp vào.
  • Điều trị tăng kali trong máu.
  • Theo dõi cân nặng mỗi ngày nhằm ngăn ngừa tình trạng tăng cân quá nhiều giữa 2 lần chạy thận.
  • Chủng ngừa cúm, viêm gan siêu vi A, viêm gan siêu vi B, viêm phổi do phế cầu…
  • Rửa tay sau khi tiếp xúc với người khác hay người bệnh, giúp tránh nguy cơ nhiễm bệnh hay nhiễm trùng.
  • Bỏ thói quen hút thuốc lá.
  • Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày.
  • Kiểm soát tốt tình trạng huyết áp và đường huyết.
  • Nếu dùng thuốc huyết áp, người bệnh không nên uống trước buổi chạy thận nhân tạo.

biện pháp giảm biến chứng

Trung tâm Tiết niệu Thận học, hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ các chuyên gia đầu ngành, Nội khoa và Ngoại khoa, giỏi chuyên môn, tận tâm. Giám đốc Trung tâm – Thầy thuốc ưu tú PGS.TS.BS Vũ Lê Chuyên, Phó giám đốc – Thầy thuốc ưu tú BS.CKII Tạ Phương Dung là những cây đại thụ trong ngành Tiết niệu Thận học Việt Nam. Các chuyên gia, bác sĩ của Trung tâm luôn tự tin làm chủ những kỹ thuật mới nhất, phát hiện sớm và điều trị hiệu quả các bệnh lý về thận và đường tiết niệu, giúp người bệnh rút ngắn thời gian nằm viện, hạn chế nguy cơ tái phát, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại hàng đầu trong nước và khu vực; Phòng mổ đạt tiêu chuẩn quốc tế; Cùng với khu nội trú và dịch vụ cao cấp 5 sao…  Trung tâm Tiết niệu Thận học nổi bật với các dịch vụ thăm khám, tầm soát và điều trị tất cả các bệnh lý đường tiết niệu. Từ các thường gặp cho đến các cuộc đại phẫu thuật kỹ thuật cao. Có thể kể đến phẫu thuật nội soi sỏi thận, ghép thận, cắt bướu bảo tồn nhu mô thận; cắt thận tận gốc; cắt tuyến tiền liệt tận gốc; cắt toàn bộ bàng quang tạo hình bàng quang bằng ruột non; cắt tuyến thượng thận; tạo hình các dị tật đường tiết niệu…

Để đặt lịch khám và điều trị suy thận với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Tiết niệu Thận học, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách có thể đặt hẹn trực tuyến qua các cách sau đây:

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
    • 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
    • Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TPHCM:
    • 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TPHCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Quận 8:
    • 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TPHCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
    • 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TPHCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
  • Website: https://tamanhhospital.vn

Chạy thận nhân tạo là phương pháp hỗ trợ quá trình lọc máu cho người bệnh suy thận, giúp kéo dài sự sống. Người bệnh có khả năng xuất hiện một số biến chứng chạy thận nhân tạo lâu dài như mệt mỏi, tụt huyết áp, chuột rút, thiếu máu, ngứa…, gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Vì thế, khi nhân thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường, người bệnh nên thông báo ngay với bác sĩ để có biện pháp can thiệp kịp thời, ngăn ngừa những rủi ro nguy hiểm cho sức khỏe.

Từ khóa » Người Phát Minh Ra Thận Nhân Tạo