11 Bước Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Online Hiệu Quả Và Chi Tiết

Việc lập kế hoạch kinh doanh online là điều không dễ dàng. Nó yêu cầu một sự hiểu biết và phân tích kỹ càng về các yếu tố trong và ngoài doanh nghiệp, từ nguồn lực, tài chính, sản phẩm cho đến khách hàng, đối thủ cạnh tranh, thị trường,… Do đó, nhà quản lý phải nghiên cứu kỹ và dành nhiều thời gian để xây dựng một kế hoạch hoàn chỉnh.

SimERP sẽ giới thiệu cho bạn cách lập kế hoạch kinh doanh online hiệu quả và chi tiết với 11 bước dưới đây!

Mục lục

  • Nghiên cứu thị trường
  • Nghiên cứu sản phẩm
  • Đặt mục tiêu rõ ràng và hợp lý
  • Định vị thương hiệu khi lập kế hoạch kinh doanh online
  • Xây dựng thông điệp kinh doanh
  • Kế hoạch mua hàng
  • Kế hoạch nhân sự
  • Kế hoạch tài chính – yếu tố quan trọng trong kế hoạch kinh doanh online
  • Lập kế hoạch Marketing online
    • SEO website
    • Tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing)
    • Quảng cáo Facebook (Facebook Ad)
  • Quản lý và kiểm tra kế hoạch kinh doanh online
  • Đánh giá và điều chỉnh kế hoạch kinh doanh online

Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường

Để có thể thiết lập kế hoạch kinh doanh online hiệu quả, doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng, cẩn thận để tìm được ra hướng đi phù hợp nhất với mình. Hãy thu thập các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp liên quan đến thị trường mà bạn nhắm đến. Các thông tin này chủ yếu gồm có: thị trường ngành, đối thủ cạnh tranh, sản phẩm thay thế, khách hàng tiềm năng, nhà cung cấp,….

Sau khi thu thập dữ liệu, doanh nghiệp nên đưa ra phương hướng phân tích để làm rõ các vấn đề sau:

  • Mô hình của thị trường trong giai đoạn ngắn hạn và dài hạn?
  • Xu hướng của thị trường và ngành hàng là gì?
  • Đâu là đối thủ cạnh tranh của bạn? Điểm mạnh, điểm yếu của họ? Chiến lược kinh doanh online của họ là gì?
  • Đặc điểm và chân dung khách hàng tiềm năng?
  • Khách hàng có thói quen tiêu dùng là gì? Có sự thay đổi nào thói quen mua hàng hay không?
  • Phân loại tệp khách hàng như thế nào?
  • Nên lấy nguồn cung sản phẩm ở đâu? Nhập hàng như thế nào?

>>> Đọc thêm: Cách Phân Tích, Nghiên cứu và Xác định khách hàng mục tiêu

Nghiên cứu sản phẩm

Đây là bước cực kỳ quan trọng để làm rõ hơn về sản phẩm mà bạn đang kinh doanh. Sau khi hiểu về thị trường, khách hàng và đối thủ, bạn sẽ cần nghiên cứu thêm để cải thiện sản phẩm của mình. Tốt nhất bạn nên thử nghiệm và thu thập ý kiến khách hàng để cải tiến. Lúc đó, doanh nghiệp cần phân tích các vấn đề sau:

  • Sản phẩm của bạn phục vụ nhu cầu gì? Giá trị đem lại như thế nào?
  • Đối thủ có cách giải quyết ra sao với những nhu cầu từ khách hàng?
  • Có cách nào để sản phẩm của bạn tối ưu và đáp ứng khách hàng tốt hơn so với đối thủ hay không?
  • Khách hàng mong muốn gì khi sử dụng sản phẩm?

Đặt mục tiêu rõ ràng và hợp lý

Đặt mục tiêu rõ ràng và hợp lý

Nếu muốn xây dựng một kế hoạch cụ thể, hiệu quả, bạn cần phải xác định rõ ràng mục tiêu của mình càng cụ thể càng rõ ràng càng dễ kiểm soát. Bạn có thể sử dụng mô hình SMART với các tiêu chí sau để đặt ra mục tiêu tốt hơn. Một mục tiêu cần có các đặc điểm như:

  • S – Specific: Mang tính cụ thể. Các tiêu chuẩn các được làm rõ, chia nhỏ thì càng dễ hiểu và đạt được.
  • M – Measurable: Dễ dàng đo lường. Bạn nên đặt các mục tiêu được số hóa, giúp bạn quản lý chúng dễ dàng hơn.
  • A – Achievable: Có thể đạt được trong khả năng và nguồn lực đang có. Nhà quản lý phải hiểu kỹ về nguồn lực và khả năng của công ty.
  • R – Realistic: phải có tính thực tế và nằm trong tầm kiểm soát của mình. Qua đó, các mục tiêu được đặt ra tránh bị viển vông.
  • T – Time bound: Có thời hạn thực hiện. Nhà quản lý phải đặt ra thời gian bắt đầu và kết thúc các mục tiêu.

>>> Đọc thêm: Mục tiêu bán hàng là gì? 5 Bí kíp xây dựng mục tiêu hiệu quả

Định vị thương hiệu khi lập kế hoạch kinh doanh online

Nhiều nhà quản lý quên mất rằng việc định vị thương hiệu của mình trong kinh doanh đóng vai trò cực kỳ quan trọng dẫn đến thành công của doanh nghiệp. Trong thị trường, có rất nhiều bên cung cấp sản phẩm, dịch vụ online. Vậy làm thế nào để bạn làm nổi bật thương hiệu của mình? Ngoài sản phẩm, doanh nghiệp nên quan tâm đến việc thể hiện đặc điểm thương hiệu các kênh bán hàng online như website, sàn thương mại điện tử, Facebook,… Điều này sẽ khiến khách hàng chú ý và nhớ tới bạn lâu hơn.

Xây dựng thông điệp kinh doanh

Mỗi người khi kinh doanh đều xác định mục tiêu, sứ mệnh và triết lý kinh doanh cho mình. Các doanh nghiệp nên tham khảo và học khỏi các triết lý, thông điệp kinh doanh từ những doanh nghiệp khác. Một thông điệp nhất quán sẽ giúp việc kinh doanh của bạn được phát triển bền vững. Nó sẽ là kim chỉ nam cho chiến lược kinh doanh của bạn. Hơn nữa, khách hàng cũng hiểu hơn về đặc điểm nhãn hàng và dễ ghi nhớ đến bạn hơn.

Ví dụ như BigC có thông điệp “Giá rẻ cho mọi nhà”. Vậy với hãng, giá bán được đặt làm ưu tiên hàng đầu và mọi sản phẩm đều phải có mức giá rẻ, phù hợp với túi tiền của mọi người. Khách hàng khi đọc thông điệp của BigC cũng hiểu được điều đó, ghi nhớ đến hãng như một nhà bán lẻ các sản phẩm với mức giá phải chăng.

Kế hoạch mua hàng

Kế hoạch mua hàng cho kế hoạch kinh doanh online

Một trong những vấn đề mà các đơn vị kinh doanh cần quan tâm đó chính là mua hàng. Sản phẩm phải đảm bảo có chất lượng tốt, nhưng giá thành phải chăng. Doanh nghiệp nên lên kế hoạch tìm nguồn hàng uy tín và tham khảo các thông tin trên mạng để xây dựng cho mình một danh sách đối tác mua hàng phù hợp. Ngoài ra, doanh nghiệp cần lường trước những rủi ro và trường hợp có thể xảy ra như hàng bị lỗi, sản phẩm không hợp với thị trường. Hay thậm chí, còn có một vài bên cung cấp sử dụng mánh khóe lừa đảo để khiến bạn chuyển tiền theo phương án của họ và thậm chí lừa mất tiền.

Lời khuyên là nên lựa chọn cách thanh toán đáng tin cậy, an toàn để khi có dấu hiệu lừa đảo, bạn có thể thu lại số tiền của mình. Hãy mua hàng với số lượng ít trước để kiểm tra thị trường và chất lượng hàng hóa. Người mua cũng nên giữ lại hàng mẫu để kiểm tra chất lượng cho đợt hàng sau và khiếu nại nếu hàng không đạt tiêu chuẩn.

Kế hoạch nhân sự

Nhân sự đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện kế hoạch kinh doanh bởi họ chính là những người thực hiện hóa kế hoạch, quyết định xem liệu chúng có thành công hay không. Do đó, bạn cần chú ý hơn tới việc xây dựng kế hoạch nhân sự sao cho phù hợp.

Đối với những đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ, nhân sự thường không có quá nhiều và lượng công việc vừa phải, đơn giản. Chủ cửa hàng sẽ xác định xem ai là người thực hiện và đặt ra yêu cầu với họ theo tuần, tháng.

Tuy nhiên, đối với những doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh lớn, có nhiều chuỗi cửa hàng, kế hoạch nhân sự cần được lập kỹ càng hơn. Nhà quản lý cần xác định đâu là bộ phận đảm nhiệm công việc và ai là người quản lý công việc đó. Khi thực hiện, bạn sẽ yêu cầu quản lý bộ phận giải trình và báo cáo. Ngoài ra, phương pháp làm việc và báo cáo, giải trình cũng sẽ được quy định cụ thể.

Kế hoạch tài chính – yếu tố quan trọng trong kế hoạch kinh doanh online

Tài chính là yếu tố cực kỳ quan trọng trong kế hoạch kinh doanh. Bạn không thể thực hiện hóa kế hoạch của mình nếu như không có nguồn vốn đổ vào. Do đó, để tránh những trường hợp tăng chi phí, dẫn đến rủi ro trong tài chính, doanh nghiệp cần xây dựng một bản kế hoạch rõ ràng, chi tiết và cụ thể.

Có nhiều chi phí mà bạn phải cân nhắc như chi phí mua hàng, chi phí vận hành kênh online, lương cho nhân viên, chi phí chạy quảng cáo,….Kế hoạch càng dài, càng đặt mục tiêu cao thì tài chính càng lớn. Nếu lượng vốn sẵn có không đủ, bạn cần chuẩn bị một bản kế hoạch riêng cho việc đi vay mượn. Nhà quản lý nên phân chia các khoản phải chi thật chi tiết và rõ ràng.

Lập kế hoạch Marketing online

Lập kế hoạch Marketing online cho kế hoạch kinh doanh online

Marketing online sẽ trở thành phương thức tiếp cận chính khi bạn kinh doanh online. Doanh nghiệp nên tìm hiểu hết các công cụ quảng cáo như Remarketing Facebook Ads, SEO website, Affiliate Marketing (tiếp thị liên kết). Hơn nữa, với từng công cụ khác nhau, bạn sẽ phải hiểu các chỉ tiêu liên quan.

Dù sử dụng công cụ nào, bạn cũng nên lập kế hoạch marketing dựa trên 3 bước: nghiên cứu và phân loại khách hàng, nghiên cứu thói quen mua hàng, định vị thương hiệu. Dưới đây là các công cụ doanh nghiệp dùng để marketing cho sản phẩm, dịch vụ.

SEO website

Website sẽ là kênh chính mà doanh nghiệp vừa bán hàng, vừa thể hiện các thông tin về mình. Việc tối ưu SEO sẽ đảm bảo website luôn đứng top trong kết quả tìm kiếm của Google. Từ đó, gia tăng khả năng khách hàng truy cập vào trang web của bạn. Ví dụ: bạn đang sở hữu một website về kinh doanh đồ gia dụng. Nếu các bài viết trong trang web được tối ưu SEO với từ khóa chính là “chảo chống dính tốt nhất” thì khi khách hàng tìm kiếm từ khóa đó trên Google, họ sẽ thấy được bài viết của bạn ngay trong trang đầu tiên ở vị trí cao. Cơ hội tiếp cận khách hàng sẽ tăng nhiều hơn so với việc các bài viết đứng ở các trang sau.

Ví dụ về SEO website

Khi SEO website, bài viết không chỉ là một yếu tố duy nhất. Bạn phải đảm bảo tốc độ tải trang luôn nhanh, tránh việc khách hàng thoát khỏi website sớm khi chờ truy cập quá lâu. Bố cục, cấu trúc trang web cũng cần logic, hợp lý. Như thế, khách hàng sẽ ở lại trang lâu hơn.

Tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing)

Đây là một dạng Marketing khá hiệu quả hiện nay. Tiếp thị liên kết là việc một website, influencer, nhà sản xuất nội dung,… quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp họ hợp tác cùng trên nền tảng của họ. Ví dụ, bạn thuê một blogger nổi tiếng quảng bá sản phẩm của bạn. Họ sẽ viết bài giới thiệu, đưa link sản phẩm vào những bài viết. Với mỗi đơn thành công, họ sẽ được nhận lại một khoản hoa hồng bằng một lượng phần trăm so với sản phẩm.

Thay vì phải thuê một nhà quảng cáo, KOL quảng bá sản phẩm mà trong khi chưa biết liệu có hiệu quả hay không, với tiếp thị liên kết, bạn chỉ cần trả phí hoa hồng khi đơn hàng được thực hiện thành công. Do đó, phương thức này sẽ giúp bạn hạn chế việc tăng chi phí.

Quảng cáo Facebook (Facebook Ad)

Phương pháp này được khá nhiều người bán hàng online sử dụng bởi đem lại kết quả tốt, tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng. Lưu ý khi chạy quảng cáo đó là bạn cần phân tích và xác định rõ đối tượng mà bạn muốn tiếp cận, dựa trên các đặc điểm như: độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, sở thích, địa điểm. Ngoài ra, doanh nghiệp cần phải trau chuốt các nội dung bài viết, hình ảnh và chú ý tới thời gian chạy quảng cáo…

Quản lý và kiểm tra kế hoạch kinh doanh online

Việc thực hiện kế hoạch kinh doanh đôi khi sẽ xảy ra những vấn đề phát sinh không lường trước được. Bởi vậy, bạn cần phải quản lý toàn bộ hoạt động và kiểm tra xem liệu các công việc có thực hiện như đã đề ra hay không. Từ đó, phát hiện các vấn đề nhanh chóng và đưa ra các giải pháp xử lý kịp thời. Tuy nhiên, việc quản lý không hề dễ dàng, đặc biệt là với những cửa hàng, doanh nghiệp có nhiều khách hàng, mặt hàng, thậm chí là sở hữu các cơ sở khác nhau. Để kiểm soát hoạt động kinh doanh hiệu quả nhất, bạn cần một phần mềm chuyên quản lý tổng quan như SimERP.

Với SimERP, doanh nghiệp có thể kiểm tra, giám sát và theo dõi các mảng từ bán hàng, quan hệ khách hàng (CRM), cho đến nhân sự và dự án một cách hiệu quả. Hiện nay, gói SimCRM của hãng hỗ trợ quản lý kinh doanh, khách hàng đang cho phép dùng thử 30 ngày hoàn toàn miễn phí. Hãy đăng ký ngay tại đây để được trải nghiệm miễn phí phần mềm này!

Đăng ký dùng thử miễn phí SimCRM

Đánh giá và điều chỉnh kế hoạch kinh doanh online

Mỗi dự án, kế hoạch đều cần có sự đánh giá cụ thể kỹ càng về tính hiệu quả của nó. Cửa hàng, doanh nghiệp cần phân tích và đánh giá lại ưu nhược điểm của kế hoạch sau khi thực hiện và tìm ra phương án giải quyết cho kỳ tiếp theo. Hơn nữa, với những kế hoạch có thời gian thực hiện dài, từ vài tháng trở lên, doanh nghiệp cần điều chỉnh từng tháng sao cho phù hợp với tình hình thực tế, tránh xảy ra rủi ro ngoài ý muốn.

Kết luận

Việc lập kế hoạch kinh doanh online là điều mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện. Tuy nhiên, để có thể xây dựng một kế hoạch phù hợp, hiệu quả không phải là điều dễ dàng. Mong rằng với bài viết trên, bạn đã biết cách lập kế hoạch kinh doanh online chi tiết cho chính doanh nghiệp, cửa hàng của mình.

share: No Comments

Từ khóa » Kế Hoạch Bán Hàng Trực Tuyến