11 Cách Tẩy Tế Bào Chết Cho Môi Tại Nhà đơn Giản, Hiệu Quả

Bạn có biết môi rất dễ bị xỉn màu, bong tróc nếu không được chăm sóc thường xuyên? Dù bạn dùng son đắt tiền đến đâu nhưng nếu môi không ở trạng thái tốt nhất, hiệu quả lên màu cũng bị ảnh hưởng. Muốn hạn chế tình trạng này, hãy chăm sóc môi thường xuyên hơn với 11 cách tẩy tế bào chết môi bằng nguyên liệu tự nhiên sau.

Vì sao cần tẩy tế bào chết môi?

Giống như da mặt, các tế bào môi cũng dễ bị thoái hóa do các ảnh hưởng từ môi trường, sản phẩm trang điểm. Cứ định kỳ từ 30 - 45 ngày, lớp da cũ sẽ tự động bong ra để nhường chỗ cho các tế bào mới được tái tạo. Vì thế, việc chăm sóc và tẩy tế bào chết cho môi cũng quan trọng như việc chăm sóc da khoẻ.

  • Hỗ trợ làm sạch các tế bào da cũ một cách nhẹ nhàng giúp đôi môi mịn màng và tươi tắn hơn, tránh tình trạng thâm xỉn
  • Giữ ẩm tốt cho môi, hạn chế tình trạng môi khô, nứt nẻ, đặc biệt vào mùa đông
  • Giúp cho các màu son lên chuẩn, bám lâu, mướt mịn trên môi
  • Tạo môi trường cho môi dễ hấp thụ các dưỡng chất của son dưỡng và các loại mặt nạ chuyên dụng

vì sao phải tẩy tế bào chết môi?

Nhờ vào tẩy tế bào chết, môi trở nên mềm mịn và căng bóng hơn

Để tiện lợi và nhanh chóng, bạn có thể sử dụng những sản phẩm tẩy tế bào chết môi chất lượng đến từ các thương hiệu nổi tiếng. Hoặc đơn giản và tiết kiệm hơn, bạn có thể tự làm mặt nạ tẩy tế bào chết từ các nguyên liệu có sẵn trong gian bếp.

11 cách tẩy tế bào chết cho môi tại nhà dễ làm

1. Cách tẩy tế bào chết môi bằng đường đen + dầu dừa + mật ong

Đường đen là nguyên liệu làm đẹp quen thuộc. Hạt đường nhuyễn mịn, kết hợp với dầu dừa, mật ong tạo cảm giác dịu nhẹ, không gây đau rát mà còn cấp ẩm giúp môi mềm mịn.

Nguyên liệu

  • 3 thìa cà phê đường đen
  • 1 thìa cà phê dầu dừa
  • 1 thìa cà phê mật ong

Cách thực hiện

  • Trộn đều dầu dừa và mật ong
  • Cho tiếp đường đen vào để tạo thành hỗn hợp hơi sệt
  • Thoa đều hỗn hợp trên lên môi, massage từ 3 - 5 phút
  • Rửa lại bằng nước ấm rồi dùng bông mịn lau khô
  • Sử dụng 1 - 2 lần mỗi tuần

Tẩy tế bào chết môi bằng đường đen

Đường đen giúp tẩy tế bào chết hiệu quả mà không gây đau rát

2. Cách tẩy tế bào chết cho môi bằng vaseline + đường + muối

Những đôi môi khô ráp, bong tróc nghiêm trọng khi chuyển mùa rất khó được “làm dịu” bởi các cách tẩy tế bào chết thông thường. Lúc này, ta cần tận dụng vaseline - sản phẩm cấp ẩm “quốc dân” để làm dịu cảm giác khô nẻ đau đớn trên môi. Công thức tẩy tế bào chết môi này bạn có thể áp dụng rất hiệu quả vào mùa lạnh.

Nguyên liệu:

  • 1,5 thìa cà phê vaseline
  • 2 thìa cà phê đường
  • 2 thìa cà phê muối

Cách thực hiện:

  • Trộn đều đường và muối
  • Cho vaseline vào khuấy đều để tạo thành hỗn hợp hơi đục
  • Thoa đều hỗn hợp lên môi và mát xa nhẹ nhàng
  • Làm sạch nhẹ nhàng bằng bông gòn thấm nước ấm
  • Dùng 3 lần/tuần nếu môi đang quá khô

Tẩy tế bào chết môi bằng vaseline

Vaseline là “thần dược” cho những đôi môi bong tróc nặng

3. Tẩy tế bào chết cho môi bằng mật ong + yến mạch

Mật ong là lựa chọn hàng đầu trong các liệu trình chăm sóc da và môi. Bởi nó có tính kháng viêm rất tốt, hỗ trợ phục hồi các vết thương hở do nứt nẻ trên môi. Yến mạch cũng là một nguyên liệu giúp tẩy tế bào chết dịu nhẹ và hiệu quả. Công thức này cũng phù hợp để làm sạch cặn son định kỳ, giúp màu son lên chuẩn hơn.

Nguyên liệu:

  • 1 muỗng canh bột yến mạch
  • ½ muỗng canh mật ong

Cách thực hiện:

  • Trộn đều bột yến mạch với mật ong
  • Thoa đều hỗn hợp lên môi, mát xa thư giãn vài phút
  • Dùng bông sạch thấm nước lau khô
  • Sử dụng định kỳ 1 - 2 lần/tuần

Tẩy tế bào chết môi bằng mật ong và yến mạch

Mật ong là nguyên liệu làm đẹp da dụng cho cả da và môi

4. Cách tẩy tế bào chết cho môi bằng kem đánh răng + baking soda

Hỗn hợp tẩy tế bào chết môi này giúp “đánh bay” các vết thâm cứng đầu xung quanh viền môi, trả lại đôi môi hồng hào. Tuy nhiên, vì cả hai nguyên liệu đều có công dụng tẩy trắng tức thì nên không phù hợp với các đôi môi đang bị tổn thương nặng hay có vết thương hở vì sẽ gây đau rát. Bạn nhớ chỉ sử dụng khi môi ở trạng thái cân bằng và dùng cho mục đích khử thâm môi thôi nhé.

Nguyên liệu:

  • 1 thìa nhỏ kem đánh răng
  • 1 thìa nhỏ baking soda có tỉ lệ tương đương

Cách thực hiện:

  • Trộn kem đánh răng vào baking soda
  • Dùng bàn chải đánh răng thoa hỗn hợp lên môi, mát xa kĩ khu vực bị thâm từ 2-4 phút
  • Làm sạch môi bằng nước lạnh và lau khô
  • Sử dụng tối đa 1 lần/tuần

Tẩy tế bào chết môi bằng kem đánh răng

Chỉ nên giới hạn tẩy tế bào chết môi bằng kem đánh răng 1 lần/tuần

5. Tẩy tế bào chết cho môi bằng dầu dừa + dâu tây

Dầu dừa tinh khiết hỗ trợ cấp ẩm, tái tạo tế bào nhanh chóng. Trong khi đó, dâu tây chứa hàm lượng các chất chống oxy hóa cao. Hạt dâu tây cũng có tác dụng như một loại “scrub” tự nhiên, hỗ trợ rất tốt trong việc tẩy các lớp da sần sùi và hỗ trợ làm đều màu da. Công thức này rất lành tính, có thể sử dụng cho mọi tình trạng môi.

Nguyên liệu:

  • 1 thìa canh dầu dừa
  • 2 quả dâu tây

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch và nghiền nát 2 quả dâu tây (bỏ cuống, giữ hạt)
  • Trộn dầu dừa vào hỗn hợp dâu
  • Mát xa nhẹ nhàng hỗn hợp lên môi từ 3-5 phút
  • Rửa môi lại bằng nước sạch
  • Có thể dùng từ 2-3 lần mỗi tuần

Tẩy tế bào chết môi bằng dâu tây

Dâu tây sẽ nhanh chóng giúp bạn loại bỏ lớp da môi cũ sần sùi

6. Tẩy tế bào chết bằng đường và dầu oliu

Các hạt đường có khả năng lấy đi lớp tế bào chết trên môi nhẹ nhàng, không gây đau rát. Bên cạnh đó, dầu oliu sẽ giúp dưỡng ẩm và cung cấp dưỡng chất nuôi dưỡng môi luôn mềm mọng.

Nguyên liệu

  • 1 muỗng cà phê đường
  • 1 vài giọt dầu oliu

Cách thực hiện

  • Trộn đều đường với dầu oliu
  • Thoa đều hỗn hợp lên môi, massage nhẹ nhàng trong 30 giây
  • Rửa lại với nước ấm và thoa thêm một chút dầu oliu để dưỡng môi

7. Tẩy tế bào chết cho môi bằng cà phê và mật ong

Bã cà phê là nguyên liệu tẩy tế bào chết vật lý quen thuộc có chứa chất chống oxy hoá mạnh mẽ. Kết hợp với khả năng nuôi dưỡng của mật ong, công thức này sẽ giúp bạn nhanh chóng có đôi môi mềm mại, tươi tắn.

Nguyên liệu

  • 1 - 2 muỗng bã cà phê
  • 1 muỗng mật ong
  • Dầu oliu

Cách thực hiện

  • Trộn bã cà phê và mật ong theo tỷ lệ 1:1
  • Cho thêm một chút dầu dưỡng như dầu oliu, dầu jojoba hay dầu dừa vào và trộn đều
  • Massage hỗn hợp nhẹ nhàng lên môi khoảng 1 - 3 phút và rửa sạch bằng nước ấm

8. Tẩy tế bào chết môi bằng cánh hoa hồng + sữa

Cánh hoa hồng là nguyên liệu đặc biệt giúp dưỡng ẩm và làm hồng môi hiệu quả. Trong khi đó, sữa tươi có chứa acid lactic giúp tẩy tế bào chết môi nhẹ nhàng, đồng thời còn có khả năng khoá ẩm. Hỗn hợp cánh hoa hồng và sữa tươi sẽ là biện pháp làm sạch da chết an toàn, dịu nhẹ.

Nguyên liệu

  • 1 vài cánh hoa hồng đã được nghiền nhỏ hoặc xay mịn
  • 1 - 2 muỗng sữa

Cách thực hiện

  • Trộn đều sữa và cánh hoa hồng đã xay mịn
  • Thoa đều hỗn hợp lên môi, massage nhẹ nhàng trong 30 giây
  • Rửa lại với nước ấm và dùng son dưỡng môi

9. Tẩy tế bào chết môi bằng bột baking soda và mật ong

Tẩy tế bào chết môi bằng baking soda

Kết hợp tẩy tế bào chết cho môi từ baking soda và chanh là lựa chọn tuyệt vời - Ảnh: Shutterstock

Baking soda (bột nở) được tin chọn là nguyên liệu vô cùng hiệu quả trong việc sát khuẩn và loại bỏ tế bào chết. Trong khi đó, mật ong lại giúp dưỡng ẩm và làm đều màu môi. Sử dụng đều đặn hỗn hợp này giúp môi giảm tình trạng nứt nẻ và bong tróc.

Nguyên liệu:

  • Bột baking soda
  • Mật ong
  • Bàn chải lông mềm

Thực hiện

  • Bước 1: Vệ sinh môi sạch bằng nước và lau khô
  • Bước 2: Trộn hỗn hợp bột baking soda với mật ong (theo tỷ lệ 1 thìa baking soda: 2 thìa mật ong)
  • Bước 3: Thoa hỗn hợp lên môi và để từ 3 - 5 phút; sau đó dùng bàn chải lông mềm mát xa trên môi theo chuyển động tròn
  • Bước 4: Rửa sạch môi với nước ấm và thoa son dưỡng môi để giúp môi mềm mại hơn

10. Làm mềm môi bằng bột yến mạch và sữa tươi

Bột yến mạch rất hữu hiệu trong việc loại bỏ hoá chất và tế bào chết trên da. Khi kết hợp cùng sữa tươi, hỗn hợp này giúp các lớp da chết tự động bong ra và trả lại bạn đôi môi rạng rỡ. Cùng với đó là khả năng nuôi dưỡng các tế bào da trên môi từ sâu bên trong. Nếu bạn nào có môi bị thâm, thiếu sức sống thì càng nên để tâm đến cách tẩy da chết môi này.

Nguyên liệu:

  • Bột yến mạch
  • Sữa tươi không đường
  • Tăm bông

Thực hiện

  • Bước 1: Vệ sinh môi thật sạch bằng nước
  • Bước 2: Trộn 1 thìa bột yến mạch với 3 thìa sữa tươi để có hỗn hợp sền sệt
  • Bước 3: Dùng tăm bông thoa hỗn hợp vừa thu được lên môi và massage từ 3 - 5 phút theo chuyển động tròn
  • Bước 4: Rửa sạch hỗn hợp bằng nước ấm và thoa kem dưỡng lên môi

11. Loại bỏ da chết môi bằng nước cốt chanh và dầu thầu dầu

Đây lại là một cách làm đẹp môi khá mới với nhiều người. Dầu thầu dầu và nước cốt chanh đều có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, chống nấm vô cùng tốt. Sử dụng hỗn hợp này trên môi giúp lớp da chết được dọn dẹp sạch sẽ nhưng không bị mất đi độ ẩm tự nhiên.

Nguyên liệu:

  • Dầu thầu dầu
  • Nước cốt chanh
  • Khăn mềm

Thực hiện

  • Bước 1: Vệ sinh môi sạch bằng nước
  • Bước 2: Trộn 2 nguyên liệu trên và thoa hỗn hợp thu được lên môi trong khoảng 1 giờ
  • Bước 3: Massage nhẹ hỗn hợp này trên môi bằng khăn mềm theo chuyển động tròn
  • Bước 4: Rửa sạch môi bằng nước ấm và thoa kem dưỡng môi để giúp môi mềm mại hơn

Một số lưu ý khi tẩy tế bào chết môi tại nhà

Tẩy tế bào chết môi là điều cần thiết, tuy nhiên vẫn có không ít trường hợp gây “tác dụng ngược” khiến môi bị tổn thương nặng hơn. Để tẩy tế bào chết môi hiệu quả mà vẫn an toàn, ta có một số lưu ý sau:

  • Khi thao tác cần nhẹ nhàng, tránh massage mạnh dẫn đến làm trầy xước môi. Đặc biệt, nếu dùng bàn chải, nên chọn loại có lông càng mềm càng tốt.

  • Tần suất tẩy tế bào chết môi nên giới hạn 2 - 3 lần mỗi tuần. Việc lạm dụng quá nhiều lần trong tuần không chỉ không làm tăng hiệu quả làm sạch/ dưỡng môi mà còn dễ khiến môi bị tổn thương hơn.

  • Đừng nhầm lẫn đôi môi khô với đôi môi có tế bào chết. Việc tẩy da chết trên môi khô sẽ khiến môi bạn ngày càng khô và nứt nẻ hơn. Nếu là trường hợp khô môi, đầu tiên bạn cần dưỡng ẩm và cấp nước đầy đủ cho môi trước khi nghĩ đến việc tẩy tế bào.

  • Nên ưu tiên tẩy da chết cho môi vào ban đêm để hạn chế tối đa các tác động xấu từ môi trường như nắng, khói bụi,... Lúc này lớp da môi còn khá nhạy cảm.

  • Luôn dùng son dưỡng sau khi loại bỏ lớp da chết. Điều này giúp môi nhanh chóng hồi phục và tươi tắn hơn.

  • Bỏ thói quen liếm môi mà thay vào đó là sử dụng son dưỡng. Cách này giúp môi không bị khô mà lúc nào cũng căng mọng.

Chăm sóc môi sau khi tẩy tế bào chết

Khi lớp da cũ mới được “dọn dẹp”, phần còn lại là lớp da non vẫn còn khá nhạy cảm. Thế nên, bạn cần chăm sóc chúng nhẹ nhàng và đúng cách như sau:

Dùng kem dưỡng ẩm hoặc son dưỡng

Sau khi bị tác động bởi lực cơ học trong lúc tẩy tế bào chết, da môi dễ bị khô căng. Một lớp son dưỡng giàu Vitamin E hoặc các loại kem dưỡng ẩm chứa dầu oliu sẽ làm dịu tức thì cảm giác khó chịu, đồng thời ngăn ngừa tình trạng sần sùi tái diễn. Bạn nhớ chọn loại son dưỡng không mùi, không màu để nâng cao hiệu quả phục hồi.

Chú ý chống nắng

Một thỏi son dưỡng tốt có độ SPF không bao giờ là thừa nếu bạn muốn bảo vệ đôi môi không bị thâm đen ngay sau khi tẩy tế bào chết. Nếu không có sẵn một sản phẩm chuyên dụng, che phủ đôi môi bằng khẩu trang ít nhất 3 ngày cũng là biện pháp hữu hiệu để đôi môi phục hồi tốt hơn.

Dưỡng da và chống nắng cho môi

Đừng quên dưỡng ẩm và chống nắng để môi thêm rạng ngời, khỏe mạnh bạn nhé

Ngoài các cách tẩy tế bào chết cho môi tại nhà mà Beauty Box giới thiệu, bạn có thể kết hợp thêm một số thành phần dưỡng da môi khác như bơ tươi, sữa chua, tinh bột nghệ, gừng, bột đậu đỏ. Những nguyên liệu này không chỉ giúp loại bỏ phần da chết mà còn tăng cường độ ẩm cho môi thêm mịn mướt.

Xem thêm

7 công thức làm son dưỡng môi vừa thơm vừa hiệu quả

Những điều cần biết khi tẩy tế bào chết da mặt tại nhà

Top các sản phẩm tẩy tế bào chết cho da tốt

Nguồn tham khảo:

DIY Recipes and Ready-Made Ways to Exfoliate Your Lips - https://www.healthline.com/health/beauty-skin-care/exfoliate-lips

How to Exfoliate Lips - https://www.wikihow.com/Exfoliate-Lips

Từ khóa » Cách Tẩy Da Chết Bằng Chanh Và Kem đánh Răng