11 Công Dụng Của Gừng Kỳ Diệu Tới Mức Ai Biết Rồi Cũng Muốn ăn ...
Có thể bạn quan tâm
Y học hiện đại phát hiện thêm nhiều tác dụng quý của gừng trong việc ngăn ngừa một số bệnh. Trong củ gừng vàng có trên 400 chất khác nhau, bao gồm tinh dầu, chất béo, các vitamin B1, B2, B6, C và nhiều chất khoáng như kali, canxi, sắt, kẽm… Hãy cùng benh.vn tìm hiểu những công dụng của gừng.
Mục lục
- 1 1. Gừng có công dụng chống nôn hiệu quả
- 2 2. Gừng phòng ngừa cảm mạo
- 3 3. Gừng chữa trúng hàn đi tả hoặc phong hàn gây tê thấp, ho suyễn, tay chân móp lạnh
- 4 4. Gừng chữa ho
- 5 5. Gừng chữa rối loạn tiêu hóa
- 6 6. Gừng chữa mất tiếng hoặc khan tiếng
- 7 7. Gừng giúp giảm đau, kháng viêm
- 8 7. Gừng ngăn chặn sự tạo thành cục máu đông
- 9 9. Gừng chữa bất lực sinh lý
- 10 10. Gừng chữa ung thư
- 11 11. Gừng giúp làm giảm cước chân, làm ấm cơ thể
- 12 Sau đây là một số điều cần lưu ý khi dùng gừng
1. Gừng có công dụng chống nôn hiệu quả
Nhai dập rồi ngậm 1-2 lát gừng tươi có tác dụng chống nôn do thai nghén, say tàu xe. Không chỉ vậy, gừng còn có tác dụng chống nôn ngay cả do tác dụng phụ của các loại thuốc hóa trị liệu chống ung thư. Ngoài ra, công dụng của gừng khi làm thuốc gây mê trong phẫu thuật rất hiệu quả mà an toàn.
Gừng chống nôn cho phụ nữ khi mang thai
2. Gừng phòng ngừa cảm mạo
Trong những ngày lạnh giá hãy ngậm 1 lát gừng tươi, thỉnh thoảng nhấm cho ra nước cay tránh được cảm lạnh. Làm đều đặn điều này trước khi ra đường hoặc trước khi tắm, khi làm việc ở môi trường lạnh giúp bạn không bị nhiễm lạnh. Đối với những người đã bị cảm, trà gừng có tác dụng giúp cơ thể toát mồ hôi, nhờ đó thải được các độc tố. Đây là cách làm dân gian nhưng đã chứng minh hiệu quả rõ rệt trong thời hiện đại.
3. Gừng chữa trúng hàn đi tả hoặc phong hàn gây tê thấp, ho suyễn, tay chân móp lạnh
Những chứng trúng hàn gây ra biểu hiện như đi tả, tê thấp đau nhức chân tay, chân tay bỗng lạnh toát, ho suyễn… Theo Đông Y, gừng có tính ấm giúp ôn nhuận và lưu thông khí huyết, chính vì vậy một trong những công dụng của gừng rất hay được dùng đó là trị trúng hàn, tê thấp. Tác dụng của gừng với bệnh cảm mạo phong hàn, hen suyễn hầu như ai cũng biết.
Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần sử dụng gừng khô tán nhỏ 5g, hòa với nước ấm hoặc nước cháo nóng mà uống.
4. Gừng chữa ho
Ho là triệu chứng của nhiều bệnh nhất là ho lâu ngày, lại kèm sốt về chiều, có thể là lao, cần phải đi khám. Tuy nhiên theo kinh nghiệm dân gian có thể dùng gừng qua các chứng ho sau đây:
- Ho vì nhiễm lạnh: có thể dùng nước sắc gừng với 2 vị thuốc vỏ cam quýt và ít vỏ quế để uống.
- Ho lâu không khỏi có thể dùng nước sắc gừng pha với mật ong; pha với nước mía hoặc có thể pha với nước sâm, nước đinh lăng…
- Ho khúc khắc, thỉnh thoảng ra máu có thể dùng bài thuốc: gừng 1 phần, tinh tre 2 phần, ngải cứu 2 phần sắc uống lâu dài cùng với bồi dưỡng cơ thể.
Gừng có công dụng trị nhiều chứng ho lâu ngày cả người lớn và trẻ em.
5. Gừng chữa rối loạn tiêu hóa
Gừng giúp hệ thống tiêu hóa làm việc tốt hơn nhờ khả năng kích thích tiết nước bọt, dịch mật, kích thích sự vận chuyển trong đường tiêu hóa. Kích thích sự sinh trưởng các loại vi khuẩn có ích trong hệ tiêu hóa, có tác dụng chống rối loạn tiêu hóa do kháng sinh. Gừng cũng làm giảm bài tiết dịch vị, ức chế sự co bóp dạ dày, ức chế sự phát triển của các loại vi trùng gây bệnh dạ dày.
6. Gừng chữa mất tiếng hoặc khan tiếng
Chứng mất tiếng, khản tiếng gây nhiều phiền toái cho công việc và cuộc sống. Nhiều người bỏ ra rất nhiều tiền để chữa chứng này vì lý do công việc. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, chỉ bằng bài thuốc rẻ tiền có gừng mà có thể dứt điểm được chứng khan tiếng, mất tiếng.
Cách làm rất đơn giản, chỉ cần củ cải trắng 2 củ, gừng sống 7 lát. Rửa sạch, giã nhuyễn vắt lấy nước cốt uống làm 2 hoặc 3 lần trong ngày. Sau 2-3 ngày, chứng mất tiếng, khản tiếng sẽ đỡ đi rõ rệt.
7. Gừng giúp giảm đau, kháng viêm
Mỗi tối đắp bã gừng, ngâm tay chân trong nước gừng loãng 15-20 phút có thể chữa được các chứng viêm khớp. Liệu pháp này có tác dụng giảm triệu chứng đau, sưng rất rõ rệt. Với những người khó ngủ hoặc mất ngủ, ngâm chân trong nước gừng giúp cho giấc ngủ ngon và sâu giấc hơn. Cách pha nước gừng như sau: giã nát gừng hòa vào nước ấm, cho thêm chút muối.
7. Gừng ngăn chặn sự tạo thành cục máu đông
Công dụng của gừng còn được biết đến trong bệnh đông máu. Gừng có khả năng ngăn chặn sự hình thành cục máu đông, Nhờ đó có thể ngăn ngừa chứng đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim (tác dụng này tương tự aspirin nhưng không gây viêm loét và xuất huyết dạ dày). Người bị bệnh tim mạch nên dùng gừng tươi hằng ngày vào sáng, trưa, tối, mỗi lần 1 lát mỏng (khoảng 2 g), sẽ không phải dùng Aspirin.
Ngăn cản sự tăng cholesterol trong máu, có tác dụng với các bệnh tăng mỡ máu, nhiễm mỡ gan, huyết áp cao.
9. Gừng chữa bất lực sinh lý
Ở một số nước phương Tây và Bắc Mỹ hiện nay, người ta có xu hướng dùng gừng thay cho viagra trong việc chữa bất lực sinh lý ở cả nam và nữ. Có thể nhấm dập 1 lát gừng tươi rồi ngậm trước khi lên giường. Tác dụng tăng cường sinh lý cho cả nam lẫn nữ có thể là do khả năng tăng cường thúc đẩy lưu thông khí huyết, tăng nồng độ testosteron trong cơ thể.
Ngoài ra, gừng còn có tác dụng phòng sỏi mật, phòng chống các bệnh ung thư, chống lão hóa, giảm sốt, điều hòa thân nhiệt, giúp ra mồ hôi, chống nhiễm độc gan do thuốc và hóa chất.
Gưng giúp cải thiện sinh lý ở cả nam và nữ.
10. Gừng chữa ung thư
Đây là 1 công dụng của gừng mới được khám phá Những nghiên cứu từ y học đã chứng minh gừng có tác dụng ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư. Hoạt chất 6-shogaol trong chất cay của gừng còn giúp tiêu diệt gốc tự do, chống Oxy hoá mạnh, từ đó giúp ngăn chặn các tế bào gốc Ung thư phát triển và lan rộng. Đây được xem là hướng mới trong điều trị tận gốc Ung thư. Tiêu diệt được tế bào gốc ung thư đồng nghĩa với việc bệnh nhân được cứu khỏi hẳn khối ung thư đó mà không lo tái phát.
11. Gừng giúp làm giảm cước chân, làm ấm cơ thể
Gừng hoà vào nước muối ấm có tác dụng làm ấm người, thông kinh lạc rất tốt. Bài thuốc dân gian này cũng được các cụ áp dụng để chữa bệnh cước chân tay vào mùa lạnh. Theo như nghiên cứu, những người thường xuyên ngâm chân với nước ấm muối gừng ít bị các bệnh hô hấp, cảm cúm hơn những người không có thói quen này
Sau đây là một số điều cần lưu ý khi dùng gừng
- Tránh dùng gừng với aspirin và coumarin (phải cách xa 4 giờ) vì có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.
- Không dùng gừng cho người chuẩn bị mổ và sau mổ, người đang chảy máu như băng huyết, ho ra máu, nôn ra máu, tiểu ra máu, tiêu ra máu, trĩ ra máu, chảy máu cam, chảy máu răng.
- Không dùng gừng cho người bị cảm nắng, vã mồ hôi, sốt cao không rét.
- Không dùng gừng liều cao, nhiều ngày cho người tiểu đường, bệnh tim, phụ nữ có thai.
Từ khóa » Tác Dụng Của Gừng Muối
-
Nước Gừng Ngâm Chân Có Tác Dụng Gì? | Vinmec
-
24 Công Dụng Của Gừng Có Thể Bạn Chưa Biết Hết | Đời Sống
-
Những Công Dụng Tuyệt Vời Của Việc Ngâm Chân Bằng Nước Muối ...
-
Các Tác Dụng Của Gừng Chữa được Nhiều Loại Bệnh Không Phải Ai ...
-
Gừng Dùng Thế Nào Là Tốt Nhất, đọc Ngay Mà Tránh Khi ăn Kẻo 'rước ...
-
Tổng Hợp 10 Tác Dụng Của Rượu Gừng đối Với Sức Khỏe
-
Thần Dược' Gừng Chữa Bách Bệnh
-
Tác Dụng Bất Ngờ Khi Ngâm Chân Với Muối Và Gừng
-
Ngâm Chân Bằng Nước Muối Gừng Chữa Bách Bệnh
-
10 BỆNH ĐƯỢC CHỮA KHỎI KHI NGÂM CHÂN NƯỚC MUỐI GỪNG
-
Cách Làm Muối Rang Gừng Chữa Viêm Đau Khớp Tại Nhà
-
Củ Gừng Tươi Có Tác Dụng Gì Và Cách Sử Dụng Như Thế Nào? | Medlatec
-
Tại Sao Nên Ngâm Chân? Hướng Dẫn Cách Pha Nước Ngâm Chân
-
Những Lợi ích Sức Khỏe Bất Ngờ Của Việc Tắm Nước ấm Với Gừng